1.công ty trách nhiệm hữu hạn A có 4 thành viên kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.do tình hình kinh doanh và thị trường co snhiuf biến động .hội đồng thành viên công ty quyết định tổ chức lại cty.anh/chị hãy cho biết các khả năng tổ chức của cty A?cách tổ chức lại ?địa vị pháp lí của cty A sau khi tổ chức lại?quyền và nghĩa vụ của cty A và các cty mới sau khi tổ chức lại (ko cần nêu thủ tục tổ chức lại dn)
2.cty TNHH Toàn thắng có vốn điều lệ 100tr đồng do thành viên góp vốn là các ông A,B,C,D,E.số vốn góp của từng ông như sau "ô.A góp:35tr,ô.B góp:25tr,ô.C góp :20tr,ô.D góp 15tr,ô.E góp 5tr
hỏi có trường hợp nào chỉ 2 trong số 5 ông có thể quyết định bán chiếc ô tô có trị giá 50tr của cty bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp lân thứ nhất ko?nếu ko giải thích tại sao?nếu có thf neu từng trường hợp
8 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 5823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống luật kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phản hồi: tìm bài tập tình huống luật kinh tế (VnEcon.com) 11873 lượt đọc và 26 phản hồi
1.công ty trách nhiệm hữu hạn A có 4 thành viên kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.do tình hình kinh doanh và thị trường co snhiuf biến động .hội đồng thành viên công ty quyết định tổ chức lại cty.anh/chị hãy cho biết các khả năng tổ chức của cty A?cách tổ chức lại ?địa vị pháp lí của cty A sau khi tổ chức lại?quyền và nghĩa vụ của cty A và các cty mới sau khi tổ chức lại (ko cần nêu thủ tục tổ chức lại dn)2.cty TNHH Toàn thắng có vốn điều lệ 100tr đồng do thành viên góp vốn là các ông A,B,C,D,E.số vốn góp của từng ông như sau "ô.A góp:35tr,ô.B góp:25tr,ô.C góp :20tr,ô.D góp 15tr,ô.E góp 5trhỏi có trường hợp nào chỉ 2 trong số 5 ông có thể quyết định bán chiếc ô tô có trị giá 50tr của cty bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp lân thứ nhất ko?nếu ko giải thích tại sao?nếu có thf neu từng trường hợp
Cập nhật bởi nhat_anh, 03-06-2009 lúc 05:51 PM. Lý do: Nút edit dùng để chỉnh sửa/bổ sung nội dung cho bài viết
nhat_anh
Thăm nhà, xem giới thiệu
Gởi nhắn tin tới nhat_anh
Tìm bài viết khác của nhat_anh
06-06-2009, 08:15 PM
#4
viettuan174
Thành viên cấp 1
Tham gia từ: Wed Feb 2009
Đến từ: ĐHDL Văn Lang
Bài Viết: 15
Cảm ơn: 8
Được cảm ơn 2 lần.Có 2 bài viết hay.
Bạn bè: 0
Phản hồi: tìm bài tập tình huống luật kinh tế (VnEcon.com) 11873 lượt đọc và 26 phản hồi
Tình huống 1Thân, Tý, Thìn cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Đại Phát. Ngày 15/4/2003, công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Vốn điều lệ đăng ký là 1tỷ đồng, trong đó: Thân góp 400 triệu, Tý và Thìn mỗi người góp 300 triệu.Các thành viên nhất trí cử Thân làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tý làm Tổng giám đốc, còn Thìn làm Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng của công ty.Sau một năm đi vào hoạt động, công ty làm ăn không có lãi. Cho rằng Tý không có năng lực điều hành công ty nên với tư cách là Chủ tịch HĐTV và cũng là người góp nhiều vốn nhất trong công ty, Thân đã ra quyết định cách chức Tổng giám đốc của Tý và bổ nhiệm Thìn là Tổng giám đốc mới.Tý không đồng ý với các quyết định nói trên và vẫn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa công ty để ký kết 1 số hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay 300 triệu của Ngân hàng, trong khi đó giá trị tài sản còn lại của công ty chỉ khoảng 500 triệu. Tý đã đem số tiền đó để sử dụng vào mục đích riêng của mình.Trước tình hình như vậy, Thân đã ra quyết định khai trừ Tý ra khỏi công ty và khởi kiện Tý ra Toà yêu cầu Tý bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty. Ngân hàng kiện công ty Đại Phát để đòi lại số tiền vay và lãi phát sinh.Những vấn đề đặt ra:1. Bộ máy quản lý, điều hành công ty TNHH? 2. Nhận xét về các quyết định của Thân trong trường hợp trên?3. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH?4. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng vay tiền nói trên?Tình huống 2Tùng, Cúc, Trúc, Mai cùng góp vốn thành lập công ty TNHH An Dương. Công ty đã ĐKKD vào tháng 2/2001. Tùng cam kết góp vào công ty 200 triệu, nhưng sau này trên thực tế Tùng chỉ góp 100 triệu. Cúc góp vốn bằng một chiếc ô tô được định giá là 300 triệu, mặc dù giá trị thực tế của xe tại thời điểm định giá chỉ là 200 triệu. Trúc góp vốn bằng một ngôi nhà được định giá 400 triệu. Mai góp 100 triệu bằng tiền cho công ty thuê ngôi nhà cũ của mình để làm kho chứa hàng trong 2 năm. Nhà và xe đã được Cúc và Trúc làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho công ty. Các thành viên đã thoả thuận phân công Trúc làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc công ty.Do không có kinh nghiệm kinh doanh, công ty An Dương đã bị thua lỗ nặng nề. Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty đã nợ gần 1 tỷ đồng.Với lý do có nhu cầu sử dụng nhà ở, Trúc đã đề nghị rút ngôi nhà ra khỏi công ty và góp thế 400 triệu đồng tiền mặt. Các thành viên khác đồng ý. Song khi làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan này đã không chấp thuận. Trúc nhờ Luật sư tư vấn và Luật sư đã khuyên Trúc và công ty An Dương nên ký một hợp đồng mua bán nhà.Hợp đồng mua bán nhà giữa Trúc và công ty An Dương đã được giao kết vào ngày 21/11/2003 với giá 400 triệu. Sau đó, các thành viên mới biết là giá của ngôi nhà đó trên thị trường lúc bấy giờ đã là 600 triệu đồng nên đã không đồng ý với hợp đồng mua bán nhà trên. Khi các chủ nợ yêu cầu công ty thanh toán nợ, tài sản của công ty chỉ còn khoảng 700 triệu, gồm cả 400 triệu bán nhà cho Trúc.Những vấn đề đặt ra:1. Việc góp vốn của các thành viên công ty An Dương như trên có hợp pháp không?2. Trúc có thể rút nhà và góp vốn thay thế bằng tiền mặt nếu các thành viên khác không phản đối hay không?3. Hợp đồng mua bán nhà giữa Thọ và công ty có giá trị pháp lý không? Thủ tục ký kết các loại hợp đồng này như thế nào?4. Việc thanh toán các khoản nợ của công ty như thế nào? Các thành viên công ty có phải bỏ thêm tài sản để trả nợ thay cho công ty không?Tình huống 3Doanh nghiệp Nam Thắng là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ. Công ty Hoàng Ngân là 1 công ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của ông Hoàng và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% vốn điều lệ, bà Ngân góp 30% vốn điều lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội.Nay, cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để thành lập một doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế.Những vấn đề đặt ra:1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình doanh nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp?2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và ông Lê Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể làm như vậy được không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì?Tình huống 4Ông Peter Vũ là một nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt. Ông định cư tại Mỹ từ năm 1975. Sau một lần về thăm Việt Nam, trước tình cảm nồng hậu của mọi người và chứng kiến tận mắt sự đổi thay của đất nước, ông đã quyết định đầu tư tại Việt Nam.Hiện nay, ông đang có 3 hướng đầu tư sau đây:1. Góp vốn cùng em trai đang ở Việt Nam để thành lập doanh nghiệp.2. Góp vốn với 1 công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy xây dựng.3. Hợp tác với 1 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới.Hãy tư vấn cho ông Peter Vũ ưu, nhược điểm của những hướng đầu tư trên, các loại hình doanh nghiệp có thể thành lập và tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong từng trường hợp?Tình huống 5:Công ty TNHH Vạn Lộc kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn. Ngày 16/3/2005, đại diện công ty đến Phòng ĐKKD tỉnh NA để đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới là dịch vụ karaoke và vũ trường. 10 ngày sau, Phòng ĐKKD thông báo hồ sơ ĐKKD của công ty chưa hợp lệ, còn thiếu giấy phép của UBND tỉnh. Vì theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, tạm thời hạn chế việc cấp ĐKKD hoạt động vũ trường và karaoke trên địa bàn tỉnh trong khi chờ kiện toàn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nhạy cảm này.- Bình luận của bạn đối với thông báo trên của Phòng ĐKKD. - Theo bạn, hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp cần có những giấy tờ gì? Cho biết hiện nay việc kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường phải có giấy phép hoạt động karaoke của Bộ Văn hoá - thông tin. Tình huống 6:Hội nhà văn có quỹ tài chính 300 triệu và muốn đầu tư số tiền này để thành lập một doanh nghiệp phát triển tài năng văn học. Theo bạn, họ có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà hội có thể thành lập là loại hình nào?Tình huống 7:Công ty TNHH HB - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh QN và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài HS muốn liên kết với nhau để thành lập một doanh nghiệp sản xuất mía đường.- Hai doanh nghiệp này có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn thành lập là gì? Hoạt động theo Luật nào? Hãy tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp.- Có gì khác nếu công ty HB là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài? Tình huống 8:Công ty cổ phần Yên Minh nộp hồ sơ ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh TB, nơi công ty đặt trụ sở chính. 15 ngày sau, Phòng ĐKKD tỉnh trả lời yêu cầu ĐKKD của công ty không được chấp nhận vì ngành nghề công ty đăng ký không có trong Danh mục các ngành, nghề kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT-BKH&ĐT-TCTK của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê.Hãy bình luận quyết định của Phòng ĐKKD!Tình huống 9:Công ty cổ phần Nhà Mới có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông là Nga, Trung, Pháp, Đức, mỗi người hiện đang sở hữu 25% tổng số cổ phần của công ty (giả sử công ty chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông). Các cổ đông nhất trí bầu Trung làm Tổng giám đốc. Với danh nghĩa Tổng giám đốc công ty, Trung đã ký hợp đồng mua bàn ghế của doanh nghiệp tư nhân PK chuyên kinh doanh đồ gỗ cao cấp để trang bị cho công ty, trị giá 600 triệu. Các thành viên tỏ ý nghi ngờ về tính minh bạch của hợp đồng này khi biết chủ doanh nghiệp PK chính là con gái của Trung.Bạn có bình luận gì về tính hợp pháp của hợp đồng trên?Tình huống 10:Công ty cổ phần Sao Mai là công ty cổ phần nhà nước có trụ sở đóng tại UBND tỉnh QN. Ngày 14/11/2004, Hội đồng quản trị công ty đã họp và quyết định cách chức Tổng giám đốc của ông Luân (trước đây là cán bộ của Sở Tài chính UBND tỉnh QN, nay đã về hưu) với lý do không có năng lực điều hành hoạt động kinh doanh. Ông Luân phản đối quyết định này của HĐQT và đã khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh QN. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Luân, Chủ tịch UBND tỉnh QN đã có chỉ thị yêu cầu công ty không thi hành quyết định của HĐQT và đề nghị Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra công ty để làm rõ vụ việc.Bạn có nhận xét gì đối với khiếu nại của ông Luân và cách giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh QN?BÀI TẬP MÔN HỌC LUẬT KINH TẾTÌNH HUỐNG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂNGiả sử năm tháng 9 năm 2006 ông Nguyễn Văn N gửi Hồ sơ đăng ký kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh TN để thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh TN đã từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho ông N với lý do: Địa điểm kinh doanh gần một số cơ quan quan trọng của Trung ương và theo Điều 2 - Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ thì đây là ngành nghề kinh doanh phải có “ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự” do công an cấp tỉnh cấp mà ông N chưa có giấy này. Cán bộ Phòng yêu cầu ông phải thay đổi địa điểm và bổ sung vào Hồ sơ đăng ký kinh doanh Giấy xác nhận này thì mới tiến hành đăng kýý kinh doanh. Ông N đến hỏi bạn tư vấn. Quan điểm của bạn đối với yêu cầu trên của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh?Nêu rõ căn cứ pháp lý.TÌNH HUỐNG: GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TYTuấn, Thành, Hưng và Hoàng quyết định thành lập công ty TNHH Thành Hưng, ngành nghề kinh doanh mua bán máy tính và dịch vụ tin học với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Công ty TNHH Thành Hưng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong tháng 7 năm 2006.Trong bản cam kết góp vốn, Tuấn góp 200 triệu bằng tiền mặt, Thành góp vốn bằng ngôi nhà của mình để làm văn phòng giao dịch, được các thành viên thỏa thuận định giá là 1 tỷ mặc dù hiện tại có giá khoảng 500 triệu vì theo quy hoạch đến cuối năm 2005 sẽ có một con đường lớn mở trước nhà. Hưng góp 400 triệu bằng tiền mặt nhưng lúc đầu góp 300 triệu, phần còn lại khi nào công ty cần thì góp đủ. Hoàng góp bằng giấy xác nhận nợ của công ty Trần Anh có số nợ là 500 triệu với thời hạn trả nợ là 31/12/2006, được các thành viên định giá là 400 triệu.Đến ngày31/12/2006 công ty Trần Anh chỉ trả đựợc 300 triệu, phần còn lại không đòi được. Mặc cuối năm 2006 con đường đã là xong nhưng do thị trường bất động sản đang “đóng băng” do đó giá ngôi nhà của Thành không có gì biến động về giá. Đến cuối năm 2006 công ty chưa lần nào yêu cầu Hưng góp phần vốn còn thiếu.Tháng 3 năm 2007, công ty có lãi ròng 400 triệu đồng. Hội đồng thành viên họp để chia lợi nhuận. Các thành viên công ty không không thống nhất được với nhau. Họ cho rằng việc chia phải tính theo số vốn thực tế đã góp nên đã xảy ra tranh chấp giữa các thành viên.Với tư cách là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc này bạn hãy cho biết:1. Việc góp vốn bằng Giấy xác nhận nợ có hợp pháp hay không?2. Vấn đề định giá tài sản này như thế nào? Việc định giá tài sản cao hơn giá thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Những vấn đề đặt ra khi không đòi được nợ?3. Trong trường hợp mới góp một phần vốn theo cam kết thì có được chia lợi nhuận theo phần vốn cam kết góp hay không? Tại sao?TÌNH HUỐNG: TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆPMột số sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Với trình độ chuyên môn của mình và số tiền 300 triệu đồng chủ yếu là vay của cha mẹ và anh em ruột thịt, họ dự định hợp tác thành lập một cơ sở kinh doanh của chính mình.a. Trường hợp 1: Họ dự định thành lập một cơ sở kinh doanh các mặt hàng sứ và thuỷ tinh xây dựng .b. Trường hợp 2: Họ dự định thành lập một trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng công trình.Những sinh viên này muốn bạn tư vấn làm các thủ tục cần thiết để cơ sở kinh doanh của họ có thể được thành lập và tiến hành kinh doanh một cách hợp pháp. Bạn có thể giúp đỡ họ được không ?Nêu rõ căn cứ pháp lý của các lời khuyên của mình ?TÌNH HUỐNG 3Công ty TNHH Xây dựng Đông Á có ký một hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng với doanh nghiệp TN Bội Dao do bà Trương Bội Dao đứng tên đăng ký kinh doanh. Theo hợp đồng Công ty Đông Á nhận xây dựng mới công trình trụ sở làm việc của doanh nghiệp Bội Dao theo phương thức chìa khoá trao tay. Tổng trị giá của hợp đồng là 1,5 tỷ đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết một nhóm thành viên của Công ty Đông Á tỏ ý nghi ngờ về tính vô tư của bản hợp đồng này khi họ được biết: Bà Trương Bội Dao là vợ của một thành viên nắm 10% vốn điều lệ của Công ty Đông Á. Nhóm thành viên này muốn xin ý kiến tư vấn của bạn?Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình?