Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo nhiều loại hình với những đặc tính ưu việt khác nhau, trong đó phải kể đến công ty cổ phần. Đây là loại hình doanh nghiệp rất phù hợp với những nhà kinh doanh có vốn đầu tư ít nhưng muốn mở rộng kinh doanh trong tương lai nên xuất hiện khá phổ biến hiện nay
9 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống môn Luật thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề:
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo nhiều loại hình với những đặc tính ưu việt khác nhau, trong đó phải kể đến công ty cổ phần. Đây là loại hình doanh nghiệp rất phù hợp với những nhà kinh doanh có vốn đầu tư ít nhưng muốn mở rộng kinh doanh trong tương lai nên xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Chính vì lẽ đó, nhóm chúng em xin chọn đề số 02 để làm sáng tỏ hơn một số vấn đề pháp lí liên quan đến công ty cổ phần.
Đề bài 02 như sau:
Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội có ngàng nghề kinh doanh chính là chế tạo thiết bị và thi công xây lắp các công trình công nghiệp.
Hãy phân tích để thấy rõ:
Lilama Hà Nội có thể kinh doanh bia tươi theo cách thức sau đây hay không? Vì sao?
Cùng góp vốn với Habeco để thành lập Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội.
Thành lập chi nhánh tại tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia tươi.
Hãy phân tích điều kiện và thủ tục pháp lý cần thiết để Lilama có thể thực hiện được các dự định trên.
Giả sử Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội được thành lập, anh, chị hãy cho biết các sáng lập viên của công ty này có thể thực hiện được các dự định sau không? Nếu có thì bằng cách nào?a. Dự định chỉ phát hành cổ phần ưu đãi.b. Dự định Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là đại diện theo pháp luật của cty.c. Dự định tổ chức đại hội đại biểu cổ đông để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội cổ đông
II. Giải quyết vấn đề:
1. a) Lilama Hà Nội có thể cùng góp vốn với Habeco để thành lập Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội không? Vì sao?
Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định của Chính phủ số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của luật doanh nghiệp: “Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.
Theo dữ kiện bài ra, Lilama Hà Nội là Công ty cổ phần (có tư cách pháp nhân) và không thuộc trường hợp “tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam” (được quy định tại khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp 2005).
Mặt khác, ngành, nghề mà Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội muốn hoạt động kinh doanh là sản xuất và kinh doanh bia tươi - không thuộc các ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh (được quy định tại điều 4 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ban hành ngày 05-9-2007 của Chính Phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp)
Do đó, Lilama Hà Nội hoàn toàn có quyền tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội.
Tuy nhiên, Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định: “Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;”
Theo đó, để thành lập công ty cổ phần thì phải có ít nhất là 3 thành viên. Chính vì vậy, trong trường hợp này, nếu Lilama Hà Nội chỉ góp vốn với Habeco thì không đủ điều kiện pháp lý để thành lập Công ty cổ phần Bia tươi Hà Nội.
b) Lilama Hà Nội có thể thành lập chi nhánh tại tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia tươi không? Vì sao?
Hiện nay công ty Cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến và việc thành lập chi nhánh là rất quan trong đối với sự nghiệp phát triển của công ty. Theo khoản 2 Điều 77 Luật DN năm 2005 thì pháp luật thừa nhận công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân vì nó đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để trở thành pháp nhân (quy định tại Điều 84 Luật Dân sự năm 2005). Như vậy với tư cách pháp nhân thì công ty Cổ phần có quyền được thành lập chi nhánh (theo Điều 92 BLDS).
Theo đó, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả các chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. (khoản 2 Điều 37 LDN năm 2005)
Vậy, từ các quy định trên ta có thể khẳng định: công ty Cổ phần Lilama Hà Nội có thể kinh doanh bia tươi theo cách thức thành lập chi nhánh tại tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia tươi.
2. a) Điều kiện và thủ tục pháp lý cần thiết để Lilama cùng góp vốn với Habeco để thành lập Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội:
Như đã trình bày ở trên, căn cứ Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005, nếu Lilama Hà Nội chỉ góp vốn với Habeco thì không đủ điều kiện pháp lý để thành lập Công ty cổ phần Bia tươi Hà Nội. Nói cách khác, Lilama Hà Nội có thể kinh doanh bia tươi theo cách thức góp vốn với Habeco để thành lập Công ty Cổ phần bia tươi Hà Nội với điều kiện tìm thêm ít nhất là một thành viên nữa.
Trong trường hợp Lilama Hà Nội và Habeco đã tìm thêm được thành viên nữa cùng góp vốn thành lập công ty cổ phần bia tươi Hà Nội. Thủ tục pháp lý cần thiết để các thành viên góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội bao gồm:
1- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu) 2- Dự thảo điều lệ công ty cổ phần (Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội) được tất cả các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức và người đại diện theo pháp luật ký từng trang điều lệ công ty cổ phần. 3- Danh sách cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội (cụ thể là Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội, Công ty Cổ phần Habeco và các cổ đông sáng lập khác) và các giấy tờ kèm theo sau đây: - Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật. Cụ thể là:
* Nếu cổ đông sáng lập là cá nhân:
- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: + Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực của các thành viên Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi là thành viên của công ty cổ phần phải cung cấp: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định (một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận đăng ký công dân; Giấy xác nhận có gốc Việt Nam; Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật). - Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam khi là thành viên của công ty cổ phần phải cung cấp: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. * Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức: Giấy tờ gồm: - Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 3.1 của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định ủy quyền tương ứng. * Nếu người nộp hồ sơ không phải là cổ đông sáng lập của công ty: - Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo khoản còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước. - Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ; - Thời hạn hẹn cấp Giấy CN ĐKKD là 10 ngày làm việc * Ghi chú: - Đối với khi là thành viên của công ty cổ phần kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty cổ phần phải có thêm:
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (danh sách ngành nghề cần có vốn pháp định ở phần phụ lục);
+ Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn khi thành lập công ty cổ phần;
+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Tuy nhiên, căn cứ vào danh mục ngành nghề cần có vốn pháp định (ở phần phụ lục), Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội không cần nằm trong trường hợp này.
- Đối với công ty cổ phần kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ (danh sách ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề ở phần phụ lục).
Ở đây, Công ty Cổ phần Bia tươi Hà Nội kinh doanh và sản xuất bia tươi – không thuộc danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề (ở phần phụ lục) nên không cần những giấy tờ này.
- Đối với số vốn được góp bằng tiền: Phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các cổ đông sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các cổ đông sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đối với số vốn góp bằng tài sản: Phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ.
b) Điều kiện và thủ tục pháp lý cần thiết để Lilama Thành lập chi nhánh tại tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia tươi:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Lilama Hà Nội, có ngành nghề kinh doanh chính là chế tạo thiết bị và thi công xây lắp các công trình công nghiệp, có thể thành lập chi nhánh tại tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia tươi. Thủ tục thành lập chi nhánh tại tỉnh Hà nam của công ty Cổ phần Lilama Hà Nội bao gồm:
A. Thủ tục bổ sung nghành nghề kinh doanh ( theo luật doanh nghiệp năm 2005 ) :
Do công ty Lilama có nghành nghề kinh doanh chính là chế tạo thiết bị và thi công xây lắp các công trình công nghiệp vì vậy khi muốn mở chi nhánh để sản xuất và kinh doanh bia tươi thì công ty Lilama cần làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh là sản xuất và kinh doanh bia tươi theo luật định.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh đối với trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh và sản xuất bia tươi của công ty Lilama được qui định tại Điều 25 Nghị Định số 88/2006/NĐ- CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ về đăng kí kinh doanh. Cụ thể là:
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định bổ sung ngành, nghề sản xuất và kinh doanh bia tươi, công ty phải gửi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh do người đại diện theo pháp luật ký (theo mẫu qui định). Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty Cổ phần Lilama Hà Nội;
b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung (kinh doanh và sản xuất bia tươi);
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần Lilama Hà Nội.
Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền (danh mục ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định trước khi đăng kí kinh doanh ở phần phụ lục).
Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh yêu cầu có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ (danh sách ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề ở phần phụ lục).
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông của công ty về việc bổ sung ngành, nghề sản xuất và kinh doanh bia tươi. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
2. Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
B. Thủ tục đăng kí thành lập chi nhánh tại tỉnh Nam:
Căn cứ Ðiều 24 Nghị định 88/2006/NÐ-CP ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Đăng ký kinh doanh: Quy định về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; để thành lập chi nhánh sản xuất và kinh doanh bia tươi tại tỉnh Hà Nam, công ty cổ phần Lilama Hà Nội cần có các thủ tục pháp lí sau:
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập chi nhánh sản xuất và kinh doanh bia tươi tại tỉnh Hà Nam, công ty Cổ phần Lilama Hà Nội phải gửi thông báo lập chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh. Cụ thể ở đây là Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (Công ty cổ phần Lilama Hà Nội, trụ sở chính đặt tại Hà Nội);
b) Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp (chế tạo thiết bị và thi công xây lắp các công trình công nghiệp);
c) Tên chi nhánh dự định thành lập. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ "Chi nhánh" đối với đăng ký thành lập chi nhánh (Chi nhánh công ty cổ phần Lilama Hà Nội);
d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh (tỉnh Hà Nam);
đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh (sản xuất và kinh doanh bia tươi);
e) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần Lilama Hà Nội.
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty Cổ phần Lilama Hà Nội;
- Bản sao Điều lệ công ty Cổ phần Lilama Hà Nội;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị của công ty Cổ phần Lilama Hà Nội về việc thành lập chi nhánh sản xuất và kinh doanh bia tươi tại tỉnh Hà Nam;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh sản xuất và kinh doanh bia hơi tại tỉnh Hà Nam;
Nếu chi nhánh được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp không phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, bản sao Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký hoạt động. Ở đây, công ty cổ phần Lilama Hà Nội, có trụ sở chính ở Hà Nội, muốn lập chi nhánh tại tỉnh Hà Nam nên phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của công ty, bản sao Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng kí hoạt động.
2. Thông báo địa điểm kinh doanh:
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty Cổ phần Lilama Hà Nội, tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);
b) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên công ty đồng thời kèm theo hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh;
c) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
d) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh Công ty cổ phần Lilama Hà Nội phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính (Phòng Đăng kí kinh doanh thành phố Hà Nội) để bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
C. Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất bia :
Để được cấp giấy phép này công ty Lilama cần có đủ các điều kiện theo điều 8 nghị định số 40/2008/NĐ – CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu. Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất bia bao gồm:
Đơn xin cấp giấy phép sản xuất bia (Theo mẫu).
Biên bản kiểm tra kho hàng đáp ứng điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Đề án sản xuất – kinh doanh:
Mô tả khu vực sản xuất.
Mô hình sản xuất bia.
Nguồn nguyên liệu sản xuất
Danh sách đơn vị cung cấp nguyên liệu.
Danh sách nhân lực lao động tại công ty.
Các điều kiện bảo quản.
Sơ đồ thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Biên bản kiểm tra nồng độ bia.
Sơ đồ kho bãi, khu nghỉ ngơi.
Bản sao danh sách khách hàng thường xuyên.
Hợp đồng nguyên tắc với khách hàng thường xuyên.
Bản sao chứng chỉ của các chức danh quản lý.
Bản sao giấy phép an toàn vệ sinh dịch tễ.
Khi thực hiện đầy đủ các thủ tục được nêu ở trên, Lilama Hà Nội có thể thành lập chi nhánh tại Tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia tươi.