Bài tập tình huống phân tích nguyên nhân và quy trình xử lý điểm nóng chính trị - Xã hội ở tỉnh Đắc Lắc

I. Phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu thuẫn 1. Nguyên nhân khách quan Do lực lượng phản đéng trong nước cấu kết với bên ngoài đòi thành lập "Nhà nước Đêga độc lập". Tây Nguyên nói chung và Đắc Lắc nói riêng có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng về an ninh. Sau khi giải quyết cơ bản vấn đề Fulro (năm 1992), tình hình an ninh chính trị vùng Tây Nguyên cơ bản ổn định, kinh tế tăng trưởng, đời sống đồng bào các DTTS được cải thiện một bước, Mỹ và các thế lực thù địch đã gia tăng hoạt động thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ đối với ta nói chung và đối với Tây Nguyên nói riêng. Chúng nuôi dưỡng phục hồi Fulro, đẩy mạnh các hoạt động chống phá ta, kích động tư tưởng ly khai, tự trị trong đồng bào dân tộc, cho nên tình hình Tây Nguyên - Đắc Lắc có những diễn biến phức tạp. Các cuộc bạo loạn đều nằm trong ý đồ của Mỹ, trong đó bọn Fulro là nòng cốt.

pdf17 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 10356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống phân tích nguyên nhân và quy trình xử lý điểm nóng chính trị - Xã hội ở tỉnh Đắc Lắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐẮC LẮC Sau khi nghiên cứu tài liệu về điểm nóng chính trị xã hội ở tỉnh Đắc Lắc chúng ta thấy có những nguyên nhân sau: I. Phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu thuẫn 1. Nguyên nhân khách quan Do lực lượng phản đéng trong nước cấu kết với bên ngoài đòi thành lập "Nhà nước Đêga độc lập". Tây Nguyên nói chung và Đắc Lắc nói riêng có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng về an ninh. Sau khi giải quyết cơ bản vấn đề Fulro (năm 1992), tình hình an ninh chính trị vùng Tây Nguyên cơ bản ổn định, kinh tế tăng trưởng, đời sống đồng bào các DTTS được cải thiện một bước, Mỹ và các thế lực thù địch đã gia tăng hoạt động thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ đối với ta nói chung và đối với Tây Nguyên nói riêng. Chúng nuôi dưỡng phục hồi Fulro, đẩy mạnh các hoạt động chống phá ta, kích động tư tưởng ly khai, tự trị trong đồng bào dân tộc, cho nên tình hình Tây Nguyên - Đắc Lắc có những diễn biến phức tạp. Các cuộc bạo loạn đều nằm trong ý đồ của Mỹ, trong đó bọn Fulro là nòng cốt. Mặt khác Tây Nguyên có vị trí chiến lược về quân sự, có người còn vì nó là mái nhà của Đông Dương, ai chiếm được Tây Nguyên là làm chủ được Đông Dương. Do đó Mỹ và lực lượng phản động chọn Tây Nguyên để hoạt động, bước đầu chúng hoạt động tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, tập hợp lực lượng, hình thành và phát triển tổ chức phản động. Sau khi Fulro tan rã, số lực lượng sang Mỹ định cư cùng với số cầm đầu Fulro lưu vong được các nhóm cố vấn người Mỹ hỗ trợ cho ra đời một số tổ chức người Thượng như: "Hội người Thượng Đêga" (MDA), "Hội những người miền núi" (MFI), "Hội bảo vệ nhân quyền người Thượng Đêga" (MHRO). Ngoài việc lập văn phòng cho các tổ chức này ở Bắc Calrolina và Nam Calrolina, Mỹ còn hỗ trợ cho lập văn phòng đại diện ở Đan Mạch, Pháp, hỗ trợ cho Ksorkơk tham gia "Đảng cấp tiến xuyên quốc gia" (TRP) có trụ sở tại Ý. Ta cũng phát hiện tin lành Anh tài trợ kinh phí liên lạc cho hội này hoạt động. Mục đích hoạt động của các tổ chức này là tập hợp cộng đồng người Thượng trong và ngoài nước đấu tranh cho Tây Nguyên - Đắc Lắc tự trị, tiến tới thành lập "Nhà nước Đêga". Mỹ chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá nước ta, khi thiết lập quan hệ ngoại quốc giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ (năm 1995), Mỹ đặt vấn đề thành lập văn phòng phát triển người Thượng trong Tổng lãnh sự quân Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến trưởng đại diện là Kayreibold (giám đốc điều hành), "dự án trợ giúp người Thượng ở Mỹ" có quan hệ mật thiết với số cầm đầu các tổ chức Fulro và người Thượng lưu vong ở Mỹ. Mỹ còn có ý định đặt vấn đề với Chính phủ Việt Nam cho phép các tổ chức người Thượng ở Mỹ lập văn phòng đại diện ở Tây Nguyên và ban hành quy chế riêng cho người DTTS. Mỹ đặt vấn đề cho phép các tổ chức NGO được hoạt động giúp để người Thượng trên Tây Nguyên và tự do phát triển đạo, nhất là Tin Lành mà Mỹ coi là đạo của Mỹ. Từ 1999, sau khi tổ chức "Nhà nước Đêga độc lập" (Tổ chức Fulro) hình thành ở Mỹ, đặt ra mục tiêu "giải phóng Tây Nguyên". Ksorkơk và các đối tượng cầm đầu tổ chức tham gia hoạt động tuyên truyền cho cái gọi là "Nhà nước Đêga độc lập", vào Tây Nguyên với những nội dung và bằng nhiều hình thức, thủ đoạn thâm độc, nguy hiểm. Chúng tập trung tuyên truyền xuyên tạc hoặc lợi dụng những sơ hở thiếu sót, tồn tại của ta trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và địa phương để kích động vấn đề dân tộc, hoạt động chống đối, tuyên truyền chia rẽ đoàn kÕt dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, kích động quần chúng khiếu kiện, đòi giải quyết yêu sách ngoài chủ trương, chính sách của Đảng và khả năng thực tế của chính quyền địa phương, từ đó làm mất niềm tin vào Đảng và chế độ phá hoại chủ trương chính sách của Đảng về Nhà nước, vô hiệu hóa pháp luật và hệ thống chính quyền cơ sở, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Cao hơn nữa, chúng tuyên truyền, lôi kéo đồng bào dân tộc tham gia tổ chức Fulro đấu tranh đòi ly khai tự trị, lập "nhà nước tự trị" của người dân tộc Tây Nguyên. Những luận điệu và phương thức, thủ đoạn tuyên truyền của chúng đã làm cho đồng bào DTTS ngộ nhận về chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gây ra sù chia rẽ, phân biệt đối xử giữa các dân tộc, tôn giáo đang sinh sống bình thường trong khối đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; làm cho hệ thống chính trị cơ sở một phần bị vô hiệu hóa, tê liệt, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng ở địa phương, gây mất ổn định về chính trị và xã hội. Nguy hiểm nhất là, những luận điệu tuyên truyền đó đã khơi dậy tư tưởng ly khai, tự trị trong một bộ phận đồng bào dân tộc, làm cho một số quần chúng nghe và làm theo lời xúi giục, kích động quần chúng đi đấu tranh với chính quyền bằng hình thức gây rối, biểu tình. Cùng với hoạt động tuyên truyền, kích động chia rẽ dân tộc, bọn Fulro lưu vong đã tích cực chỉ đạo móc nối, lôi kéo, phát triển tổ chức phản động ở các tỉnh Tây Nguyên. Đối tượng chúng lôi kéo chủ yếu là số đối tượng Fulro, cơ sở Fulro cũ, số ngụy quân, ngụy quyền hoặc những đối tượng giữ chức vụ trong các tổ chức phản động cũ, số có tư tưởng bất mãn, số có ân huệ với Pháp, Mỹ trước đây... chưa chịu cải tạo, số theo đạo Tin Lành, nhất là cốt cán Tin Lành. Thông qua số này để khống chế, lôi kéo quần chúng, thành lập Hội thánh "Tin Lành Đêga" như một công cụ để tập hợp lực lượng cho tổ chức Fulro. Ngoài ra là số nhân sĩ trí thức cũ, số có uy tín trong dân tộc hoặc số người thường xuyên có quan hệ thư tín, tiền hàng với nước ngoài. Tại Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 10 năm của Bộ Chính trị và Quyết định 168 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng (họp tại Buôn Ma Thuột ngày 2, 3-11- 2002) kết luận "vấn đề Đêga thực chất là Fulro phục hồi" do Mỹ chỉ đạo với thủ đoạn "bình mới, rượu cũ". Chúng thực hiện hoạt động tuyên truyền, lôi kéo, phát triển đạo "Tin Lành Đêga". Từ khi các nhóm phản động Người Thượng được thành lập, các tên cầm đầu các tổ chức người Thượng lưu vong đã tích cực soạn thảo, tán phát tài liệu từ bên ngoài vào trong nước với nhiều phương thức khác nhau, nhất là trong điều kiện viễn thông phát triển để tác động vào Tây Nguyên. Cũng trong thời điểm này đã có hàng chục tổ chức NGO dưới danh nghĩa hoạt động của các quỹ xóa đói giảm nghèo, dự án cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, từ thiện, nhân đạo... để xâm nhập vào vùng Tây Nguyên, tuyên truyền phát triển đạo. Đáng chú ý, ta phát hiện những tổ chức này ở vùng biên giới Campuchia móc nối với người Thượng để phát triển đạo Tin Lành. Đầu năm 2000 Mục sư Bđasu Bông - nhân danh tổ chức "Tin Lành Đêga" ở Mỹ - gửi quyết định về "bổ nhiệm" 2 ban lãnh đạo Hội thánh "Tin Lành Đêga" ở Tây Nguyên, số đối tượng "Đêga" bên trong bắt đầu hoạt động tuyên truyền, lôi kéo chức sắc, tín đồ Tin Lành tách ra lập "Tin Lành Đêga". Đến trước khi xảy ra biểu tình (tháng 02-2001) ở Tây Nguyên đã có trên 20.000 tín đồ Tin Lành bị tuyên truyền, ảnh hưởng của "Tin Lành Đêga". Trong đó ở Đắc Lắc có 38 truyền đạo tình nguyện và 95 chÊp sù theo "Đêga" một số chức sắc cầm đầu Hội thánh Tin Lành có biểu hiện hai mặt, ngầm ủng hộ "Đêga". Được sự chỉ đạo của bên ngoài, số cầm đầu cốt cán "Tin Lành Đêga" ở Tây Nguyên tiếp tục móc nối, phát triển tổ chức, ráo riết hoạt động. Ở Đắc Lắc bọn phản động "Đêga" núp bóng tổ chức Tin Lành Việt Nam (miền Nam) để hoạt động, phát triển tổ chức. Tổ chức Tin Lành "Đêga" và những tên cầm đầu tổ chức Fulro ở trong và ngoài nước đều cổ động chống đối dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa dân tộc biệt lập phản động, với chủ trương là ly khai dân tộc và tôn giáo, đòi người Thượng có nhà nước riêng và tổ chức tôn giáo riêng. Hiện nay, tổ chức "Tin Lành Đêga" không còn chặt chẽ và hoạt động công khai manh động như trước. Tuy vậy, về cơ bản các tổ chức cơ sở của "Tin Lành Đêga" vẫn tồn tại, có người đứng đầu, sinh hoạt ngấm ngầm, cá biệt có đối tượng vẫn công khai hoạt động thách thức chính quyền cơ sở. "Tin Lành Đêga" vẫn là một nguy cơ tiềm tàng đối với sự ổn định chính trị ở Tây Nguyên. 2. Nguyên nhân chủ quan Ngoài nguyên nhân sâu xa là do lực lượng phản động câu kết với kẻ địch bên ngoài thì còn có nguyên nhân chủ quan thuộc về phía chúng ta đó là: Một là, có sự yếu kém của HTCT ở cơ sở, bởi vì HTCT của chúng ta được bố trí tới thôn, bản, buôn..., không có xã trắng, thôn trắng đảng viên nhưng khi tình hình nổ ra vẫn không biết, hoặc có biết nhưng không báo chính quyền để kịp thời giải quyết. Hai là, chính sách phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên chưa đáp ứng được với đòi hỏi của thực tiễn, Tây Nguyên được giải phóng gần 30 năm nhưng đời sống vẫn khó khăn, thậm chí có người nói còn khó khăn hơn trước... Trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta chưa kết hợp tốt với việc giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, ngược lại càng làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc đồng bào còn quá khó khăn, từ đó nhiều mâu thuẫn tích tụ phát sinh bị kẻ địch lợi dụng kích động bạo loạn. Thực tế cho thấy kinh tế Tây Nguyên so với trước có phát triển hơn thời kỳ trước đổi mới, nhưng trước sự phân hóa giàu nghèo, trước nhu cầu của cuộc sống, nhân dân vùng Tây Nguyên vẫn cảm thấy khó khăn, thấy bức xúc. Từ đó đồng bào dễ bị dao động và nghe theo kẻ xấu. Ba là, công tác giáo dục đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Qua xem xét các đối tượng gây bạo loạn cho thấy hầu hết trong số họ là sinh ra sau giải phóng, họ có trình độ học vấn thấp. Duy nhất có một đối tượng có trình độ học vấn 10/10, còn lại là lớp 5, líp 6. Chóng ta còn chưa quan tâm đúng mức tới đào tạo cán bộ DTTS. Bốn là, công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục chưa cao. Chóng ta cần phải giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH cho họ, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước của dân tộc ta, đồng thời phân tích những nguy hại khi kẻ địch kích động gây bạo loạn. Thực tế cho thấy rất nhiều người, do bị kích động và ngộ nhận theo sự tuyên truyền của bọn phản động. Năm là, chính sách đối với cán bộ xuống cơ sở còn bất cập, chưa có chính sách khuyến khích cán bộ có năng lực xuống cơ sở, chính sách đào tạo người DTTS, đào tạo tiếng dân tộc. Cán bộ của chúng ta còn chưa chịu khó, chịu khổ, quan liêu, xa dân, chưa gắn bó với dân, ăn uống bê tha, chưa đủ trình độ giáo dục, thuyết phục đồng bào. Sáu là, chính sách di dân từ Bắc vào Tây Nguyên chưa hợp lý, làm thu hẹp đất đai của họ, Nhà nước xây dựng các nông trường... lấy đất đền bù chưa thỏa đáng, chính sách cho vay thủ tục còn phiền hà, phức tạp. Thực hiện chính sách không công bằng, phân hóa giàu nghèo quá nhanh gây bất bình trong dân, tạo nên hằn thù dân tộc. 3. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài Nguyên nhân của điểm nóng có cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, các nguyên nhân này đan xen tác động tạo cho điểm nóng nổ ra nhanh hơn và quyết liệt hơn. - Nguyên nhân bên ngoài: Do lực lượng Fulro phản động ở nước ngoài, được các thế lực quốc tế ủng hộ, chóng quyết tâm chống phá nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và đòi ly khai để thành lập "Nhà nước Đêga độc lập" cùng với xu hướng ly khai của các dân tộc trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân căn bản tạo nên điểm nóng chính trị xã hội ở Tây Nguyên. - Nguyên nhân bên trong: Trước hết phải nói đến sự khó khăn về kinh tế của đồng bào các dân tộc, vì khi đồng bào còn quá khó khăn thì dễ bị kẻ địch lợi dụng, kích động, mặt khác dân trí khu vực này còn chưa cao thì đồng bào cũng dễ ngộ nhận, dễ tin theo kẻ xấu... Mặt khác sự yếu kém của HTCT, của đội ngũ cán bộ ở cơ sở cũng làm cho việc dự báo, đẩy lùi, ngăn chặn việc bạo loạn là không kịp thời. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ còn bất cập do vậy không khuyến khích được cán bộ xuống nằm ở địa phương. Công tác đào tạo cán bộ người dân tộc chưa thực sự tốt. Chúng ta còn thiếu biện pháp giải quyết những tên phản động ngoan cố chống lại chính quyền... Tất cả những nguyên nhân đó đều là những nguyên nhân bên trong thuộc về phía chúng ta. 4. Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp - Nguyên nhân sâu xa của điểm nóng chính trị - xã hội là do hận thù giai cấp từ những năm chiến tranh cách mạng trước đây, lực lượng phản động còn lưu vong ở nước ngoài móc nối tác động vào trong nước kích động đồng bào gây bạo loạn "đòi thành lập nhà nước Đêga độc lập". Mặt khác còng còn do những thể chế hiện hành (theo nghĩa hẹp) đã lạc hậu, không kịp thay đổi, phát sinh những tiêu cực, ách tắc trong sản xuất và đời sống. - Nguyên nhân trực tiếp: Đó là vấn đề đất đai, phân hóa giàu nghèo giữa đồng bào dân tộc Ýt người với những người dân từ nơi khác đến khai phá vùng Tây Nguyên. Sự phân định các nguyên nhân trên cũng có ý nghĩa tương đối vì giữa chúng có quan hệ và chuyển hóa lẫn nhau. Mâu thuẫn căn bản ở đây là mâu thuẫn giữa ta với địch thuộc mâu thuẫn đối kháng, do vậy phải chuẩn bị tất cả các phương án, kể cả phương án tối ưu. Việc nhận dạng đúng mâu thuẫn là cực kỳ quan trọng, nếu nhận thức sai mâu thuẫn có thể gây hậu quả không nhỏ, điểm nóng sẽ không được giải quyết mà còn bùng phát hơn. 5. Nguyên nhân tái phát của điểm nóng chính trị - xã hội ở Tây Nguyên tháng 4-2004 Nguyên nhân cơ bản của điểm nóng chính trị xã hội ở Tây Nguyên là do bọn phản động câu kết với kẻ địch bên ngoài để thành lập "Như nước Đêga độc lập". Sau khi chóng ta đã giải quyết ổn định cuộc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên tháng 2-2001. Đến tháng 4-2004 lại nổ ra cuộc bạo loạn tiếp theo, lần này quyết liệt hơn, lực lượng bạo loạn chuẩn bị chu đáo hơn... mặc dù chúng ta đã ngăn chặn được. Nguyên nhân tái phát do lực lượng phản động, số đối tượng cầm đầu, cốt cán chưa truy bắt được hết, chúng vẫn còn hàng trăm tên. Số bị bắt giữ năm 2001 ta cho về sống ở các buôn làng, tuy đã có nhiều biện pháp quản lý nhưng vẫn hoạt động trở lại, số lượng tham gia bạo loạn vẫn còn hàng ngàn đối tượng không bị bắt giữ, chỉ răn đe, chúng vẫn còn ý thức chống đối. Fulro lưu vong do Ksorkơk cầm đầu được Mỹ và các thế lực địch nuôi dưỡng vẫn chỉ đạo và tiếp tế tiền bạc cho số đối tượng trong nước hoạt động, mục đích là thành lập "Nhà nước Đêga độc lập" (tính đến cuối năm 2004 Mỹ đã tài trợ 5 triệu USD cho bọn phản động ở Tây Nguyên). Chúng tiếp tục hoạt động kích động, lôi kéo người DTTS Tây Nguyên trốn sang Cămpuchia. Khi thất bại trong âm mưu bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên nhưng được sự hỗ trợ của Mỹ và sự chỉ đạo của các thế lực phản động lưu vong, bọn cầm đầu, cốt cán tổ chức Fulro vẫn tiếp tục hoạt động chống phá bằng những thủ đoạn mới. Chúng tuyên truyền, tác động lừa mỵ, kích động và o Ðp một bộ phận lớn đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên vượt biên trái phép, trốn sang Cămpuchia với ý đồ tạo ra làn sóng người DTTS bị chính quyền đàn áp buộc họ phải rời bỏ quê hương đi "tỵ nạn", để xuyên tạc, vu cáo và tạo cớ yêu cầu Liên hợp quốc can thiệp vào Tây Nguyên "quốc tế hóa" vấn đề người DTTS ở Việt Nam. Thông qua HCR, chóng Ðp Chính phủ Cămpuchia cho một số đối tượng được sang Mỹ và lập trại "tỵ nạn" ở Mondonkyry và Ratanakyry. Chúng thông qua một số hãng thông tấn, báo chí nước ngoài kích động đồng bào, đưa những thông tin bóp méo, xuyên tạc tình hình Tây Nguyên. Đồng thời, bọn cầm đầu ở Mỹ và ở trại tỵ nạn Cămpuchia còn chỉ đạo số trong nước bí mật thành lập "phong trào đòi Đêga độc lập" do Y Kuơ Byă (Ama Knáp) cầm đầu với nhiệm vụ chủ yếu là "Lôi kéo người sang Cămpuchia càng nhiều càng tốt để lập trại tỵ nạn gây sự chú ý quốc tế. Nhờ quốc tế can thiệp lập "Nhà nước Đêga độc lập". Để có nhà nước độc lập chúng phải có "dân" và có "đất". Sau khi Mỹ chấp nhận và tổ chức đưa số người DTTS vượt biên trái phép sang Cămpuchia được định cư tại Mỹ và gây sức Ðp buộc HCR rút khỏi thỏa thuận ba bên, đổ lỗi cho Việt Nam vi phạm thỏa thuận, tình hình vượt biên trái phép sang Cămpuchia có những phức tạp mới. Từ đầu tháng 4-2001 đến 30-11-2001, chúng đã tổ chức 34 vụ trốn, có vụ có số lượng hàng trăm người. hầu hết số này sang Cămpuchia, tiến đến HCR để được đi Mỹ định cư. Từ tháng 4-2001 đến tháng 10-2002, ở 4 tỉnh Tây Nguyên có 2.154 người DTTS đã vượt biên trái phép sang Cămpuchia. Riêng tỉnh Đắc Lắc là hơn 1000 người. Sau vụ bạo loạn tháng 4-2004 đã có hơn 200 người tiếp tục vượt biên trái phép sang Cămpuchia, thành phần trốn chủ yếu là số cốt cán trong tổ chức Fulro "Tin lành Đêga" và số tham gia bạo loạn. Số này trốn chủ yếu do sợ bị bắt, bị trừng trị. Sau khi Mỹ công khai chấp nhận cho đi định cư ở Mỹ, thành phần vượt biên rất phức tạp, một số vì mục đích kinh tế. Hoạt động lôi kéo đồng bào DTTS trèn sang Cămpuchia của các đối tượng phản động, tham gia tổ chức "Nhà nước Đêga độc lập" ở Tây Nguyên, được sự hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần từ bên ngoài đã gây ảnh hưởng lớn đến an ninh vùng dân tộc Tây Nguyên, tạo tâm lý hoang mang, bất ổn trong đồng bào dân tộc. Những hoạt động đó là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc hình thành tổ chức chính trị đối lập chống phá cách mạng nước ta. Như vậy "Nhà nước Đêga độc lập" là sản phẩm của các thế lực thù địch, sử dụng chống phá cách mạng Việt Nam, thực chất là sự phục hồi tổ chức Fulro cũ với hình thức và thủ đoạn hoạt động mới. Đây là một tổ chức chính trị phản động trong DTTS Tây Nguyên, mang tính dân tộc và tôn giáo. Tổ chức này lấy tư tưởng dân tộc hẹp hòi, quyền tự trị dân tộc... làm nền tảng tư tưởng, có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, có sự chỉ huy, chỉ đạo tương đối thống nhất. Du chưa có thực lực thực sự trong vùng dân tộc, chúng đã lôi kéo, khống chế một bộ phận quần chúng DTTS lạc hậu chống lại cách mạng. Tổ chức này là sản phẩm của các thế lực thù địch bên ngoài; mà nòng cốt là số đối tượng Fulro lưu vong ở Mỹ. Những đối tượng trong nước mà bọn Fulro hoặc cơ sở Fulro cũ. Như vậy về bản chất "Nhà nước Đêga độc lập" chính là tổ chức Fulro cũ phục hồi dưới hình thức mới. Có người cho rằng, thực chất tổ chức này là Fulro IV. Tuy nhiên "Nhà nước Đêga độc lập" không phải là sự phục hồi nguyên vẹn của Fulro cũ, mà là sự phục hồi dưới hình thức và thủ đoạn mới. Chúng lập ra cái gọi là "Tin Lành Đêga", lợi dụng tôn giáo để lừa mỵ, kích động và khống chế đồng bào DTTS tham gia hoạt động chống Nhà nước Việt Nam với mưu đồ biến Tin Lành trở thành "quốc đạo" của "Chính phủ Đêga". Từ 1986 đến nay, lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Các thế lực thù địch ra tăng các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo Tin Lành. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Tin Lành phát triển đột biến trong vùng đồng bào DTTS ở Việt Nam, nhất là Tây Nguyên. Âm mưu của các thế lực thù địch là lợi dụng vấn đề tôn giáo kết hợp với dân tộc làm "ngòi nổ" để chống phá ta trước mắt cũng như lâu dài. Tổ chức Fulro và "Tin Lành Đêga" là những con bài của Mỹ và các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng đã, đang và sẽ tiếp tục bằng mọi thủ đoạn thâm độc sử dụng các điều kiện này để thực hiện mục đích và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị trong nước, tạo cớ để bên ngoài can thiệp. Đây là con đường mà kẻ thù đã sử dụng đối với Liên Xô, các nước Đông Âu và một số nước khác trên thế giới. Như vậy vấn đề điểm nóng chính trị xã hội ở Tây Nguyên vẫn còn phức tạp và có thể tái phát tiếp theo nếu chúng ta thiếu giải pháp và biện pháp tích cực. II. Quan điểm xử lý 1. Áp dụng những biện pháp rút "ngòi nổ" và hạn chế sự lan tỏa sang nơi khác Trước hết, phải lập được sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu lực của HTCT để giữ vững quyền lực chính trị. Sau đó lựa
Tài liệu liên quan