Bài tập tình huống trong luật kinh tế

Cty TNHH Ban Mai có trụ sở tại thị xã H tỉnh X, đã được sở kế hoạch đầu tư tỉnh cấp Giấy chứng nhận ĐKKD năm 2007, gồm 4 thành viên, Ông Hoàng góp 20% vốn điều lệ, Ông Đức 25%, ông Sơn 45% và bà Hoa 10%. Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp Luật DN 2005. Theo thoả thuận, ông Hoàng là chủ tịch hội đồng thành viên, ông Sơn là giám đốc và là người đại diện trước pháp luật của cty. Để thông qua việc sửa đổi điều lệ công ty, ông Hoàng đã triệu tập hội đồng thành viên vào ngày 23/06/2008 theo đúng trình tự, thủ tục, Phiên họp chỉ có ông Hoàng, ông Sơn và bà Hoa tham dự. Quyết định sửa đổi Điều lệ cty được ông Sơn và bà Hoa biểu quyết thông qua. HỎI Quyết định sửa đổi Điều lệ cty đã được thông qua hợp lệ hay chưa? Vì sao? ...

doc4 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 7346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống trong luật kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tình huống Bài 1: Cty TNHH Ban Mai có trụ sở tại thị xã H tỉnh X, đã được sở kế hoạch đầu tư tỉnh cấp Giấy chứng nhận ĐKKD năm 2007, gồm 4 thành viên, Ông Hoàng góp 20% vốn điều lệ, Ông Đức 25%, ông Sơn 45% và bà Hoa 10%. Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp Luật DN 2005. Theo thoả thuận, ông Hoàng là chủ tịch hội đồng thành viên, ông Sơn là giám đốc và là người đại diện trước pháp luật của cty. Để thông qua việc sửa đổi điều lệ công ty, ông Hoàng đã triệu tập hội đồng thành viên vào ngày 23/06/2008 theo đúng trình tự, thủ tục, Phiên họp chỉ có ông Hoàng, ông Sơn và bà Hoa tham dự. Quyết định sửa đổi Điều lệ cty được ông Sơn và bà Hoa biểu quyết thông qua. HỎI Quyết định sửa đổi Điều lệ cty đã được thông qua hợp lệ hay chưa? Vì sao? Trả lời: Quyết định sửa đổi Điều lệ cty được thông qua chưa hợp lệ. Theo Điểm a Khoản 2 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2005 thì quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận. Theo tình huống thì số phiếu biểu quyết thông qua của ông Sơn và bà Hoa chỉ có 55%. Vì vậy quyết định sửa đổi điều lệ cty được thông qua chưa hợp lệ. Bài 2: Cty CP TM Phước Vĩnh ( trụ sở chính tại TP Biên Hoà, Đồng Nai) được cấp GCN ĐKKD năm 2006. cty gồm 5 cổ đông: Quang giữ 20% Cphần, Bảo 25%, Chiến 30%, Dũng 15% và Tiến 10%. Hội đồng quản trị bao gồm Bảo, Chiến và Quang. Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp với LDN 2005. Ngày 25/12/06 Bảo với tư cách chủ tịch hội đồng quản trị đã triệu tập phiên họp đại hội đồng cổ đông để quyết định về việc sửa đổi điều lệ cty. Phiên họp được triệu tập hợp lệ nhưg chỉ có Quang, Bảo Dũng và Tiến tham dự. Quang Bảo và Tiến đã biểu quyết nhất trí sửa đổi điều lệ. HỎI: 1) QĐịnh sửa đổi điều lệ này đã được thông qua hợp lệ hay chưa? Vì sao? 2) tháng 3/2008, cty bị tuyên bố phá sản. Hỏi Quang có thể đứng ra thành lập ngay 1 DN mới được hay ko? Vì sao? Trả lời: Theo Điểm a Khoản 2 Điều 104 Luật doanh nghiệp 2005, thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Theo tình huống thì, số phiếu biểu quyết nhất trí sửa dổi điều lệ của Quang, Bảo và Tiến là 55%. Vì vậy quyết định quyết định sửa đổi điều lệ cty được thông qua chưa hợp lệ. Quang không thể đứng ra thành lập ngay 1 DN mới. Vì theo Khoản 2 Điều 94 Luật phá sản thì thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập DN trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày DN bị tuyên bố phá sản. Bài 3: cty Hợp danh X gồm 5 thành viên hợp danh. Ông Quân góp 10%, ông Bảo 25%, ông Chiến 10%, ông Dũng 15%, ông Hùng 10%. Bà Cúc ( cán bộ hưu trí) là thành viên góp vốn của công ty góp 30%. Điều lệ cty quy định giống như luật DN. Ngày 25-03-2007, ông Bảo với tư cách chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giàm đốc cty đã triệu tập phiên họp Hội đồng thành viên để quyết định về dự án đầu tư mới của cty. Phiên họp được triệu tập hợp lệ, tất cả thành viên của cty đã tham dự, nhưng khi thông qua qđịnh chỉ có ông Quân, ông Chiến, ông Dũng và ông Hùng biểu quyết nhất trí sửa đổi điểu lệ. Hỏi quyết định này đã được thông qua hay chưa? Vì sao? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 135 Luật DN 2005, quyết định về vấn đề dự án đầu tư phải có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Theo tình huống việc thông qua quyết định về dự án đầu tư có 4/5 thành viên hợp danh biểu quyết nhất trí. Như vậy, quyết định về dự án đầu tư nói trên đã được thông qua. 2) Ông Hùng là trưởng phòng kinh doanh của cty đã được một đối tác đề nghị ký 1 hợp đồng cho cty có giá trị nhỏ? Hỏi ông Hùng có thể đại diện cty ký hợp đồng này hay ko? Vì sao? Trả lời: Hùng có thể đại diện cho cty ký hợp đồng này. Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 134 Luật DN 2005, thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty đàm phán và ký kết hợp đồng. Bài 4: 1) DN tư nhân An Phú có trụ sở tại quận Tân Bình, TP HCM, do Nguyễn Văn Quang là chủ DN. Ngày 20/06/2007, doanh nghiệp An Phú ký hợp đồng mua 5 chiếc xe ô tô của cty TNHH Toàn Thắng có trụ sở tại quận Lê Chân, TP HP. Khi thực hiện HĐ cty Toàn Thắng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán vì vậy DN An Phú qđịnh khởi kiện tại toà án. Hỏi toà án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên,? Trả lời: Tòa án nhân dân quận Lê Chân, thành phố HP có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên (Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự) 2) Đầu năm 2008 do kinh doanh thua lỗ, DN An Phú bị tuyên bố phá sản, 3/2009 Nguyễn Văn Quang muốn thành lập 1 cty TNHH để tiếp tục KD. Hỏi anh Quang có thể thành lập DN mới hay ko? Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 94 Luật phá sản, chủ DNTN ko đc thành lập DN mới trong thời hạn từ 1 đến 3 năm. Thời điểm DN An Phú tuyên bố phá sản đến T3/2009 mới có 1 năm 2 tháng, nên Anh Quang vẫn không được phép thành lập DN mới Bài 5: Cty TNHH X có trụ sở tại huyện Thuỷ Nguyên TP HP gồm 4 thành viên: Quân, Bình, Hùng, và Dũng. Theo điều lệ cty Quân là chủ tịch hội đồng thành viên, Hùng là giám đốc cty và là người đại diện trc pháp luật của cty. Ngày 10/03/2007, Quân đã đại diện cho cty ký HĐ mua 10 tấn thép của cty TNHH Y có trụ sở tại quận Đống Đa, HN mà ko có sự uỷ quyền của Hùng. HỎI: 1) HĐ do Quân ký kết có hiệu lực pháp luật hay ko? Vì sao? 2) Cty X muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì phải khởi kiện tại toà án nào? Vì sao? Trả lời: Theo quy định của pháp luật, các hợp đồng giao dịch của pháp nhân phải do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó ký kết mới có hiệu lực pháp luật. Theo tình huống thì Hùng là giám đốc và là đại diện theo pháp luật của cty nên Hùng mới đc phép ký kết hợp đồng nhân danh công ty. Vì vậy việc Quân ký kết HĐ mà ko có ủy quyền của Hùng là ko hợp pháp. Công ty X muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì phải khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa (K1 Đ35 BLTTDS) Bài 6: ngày 10/9/2007 chi nhánh cty TM Sông Đông tại HN ( cty Sông Đông có trụ sở chính tại thị xã Hưng Yên, tỉnh HY. Chi nhánh cty đặt tại quận Đống Đa) được sự uỷ quyền của cty đã ký HĐ số 02/HĐ/TPĐ-SL với cty TM Tân Bình Minh ( trụ sở chính tại quận Hai Bà Trưng, Hn) về việc bán 500 chiếc tủ lạnh HITACHI model R-15A4BK, sx tại Thái Lan, đơn giá 3tr/chiếc. theo HĐ bên mua phải thanh toán đầy đủ trong vòng 1 tháng từ ngày nhận hàng. Ngày 7/11/08, bên bán đã giao đủ hàng cho bên mua, nhưg cty Tân Bình Minh mới thanh toán 500tr. Ngày 25/3/08 sau nhiều lần khiếu nại ko thành, bên bán quyết định khởi kiện. HỎI 1) xđịnh nguyên đơn, bị đơn trong tình huống trên. 2) nguyên đơn phải khởi kiện tại cơ quan nào? Vì sao? 3) yêu cầu của nguyên đơn bao gồm: - buộc cty Tân Bình Minh bồi thường các thiệt hại psinh do bên bán phải vay vốn NH để nhập hàng, tính theo lãi suất tiền vay NH là 1% tháng. Phạt do vi phạm HĐ là 10% tổng gtrị HĐ là 1,5tỷ x 10% = 150tr. Nhận xét về yêu cầu của nguyên đơn. Trả lời: Nguyên đơn: Công ty TM Sông Đông tại HN ,Bị đơn: Công ty Tân Bình Minh Nguyên đơn phải khởi kiện tại tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng ((Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự)) Nhận xét: Phạt vi phạm HĐ: Theo quy định của Luật TM, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ HĐ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ HĐ bị vi phạm. Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Tân Bình Minh đã thanh toán 500tr. Phần công ty Tân Bình Minh chưa thanh toán còn lại là 1 tỷ. Như vậy mức phạt vi phạm tối đa nguyên đơn có thể đưa ra là: 1 tỷ x 8% = 80 triệu Bài 7: Cty TNHH Phương Nam ( trụ sở chính tại TP Nha Trang, K.Hoà) đã đký thành lập năm 2006 với mức vốn điều lệ 1tỷ. theo bản cam kết góp vốn của các tviên khi đký thành lập cty thì tỉ lệ góp vốn như sau: ông Dũng 300tr, đồng thời là giám đốc, người đại diện theo pluật của cty, Bà Mơ 200tr và là chủ tịch hội đồng thành viên, Bà Hường 300tr, ông Quân 200tr. Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp với Luật DN 2005. tháng 3/2007, Hội đồng thành viên họp để xem xét trách nhiệm của GĐ trong việc điều hành hoạt động cty ko có hiệu quả. Ông Quân và bà Mơ đã bỏ phiếu bãi miễn chức danh GĐ của ông Dũng và bầu bà Hường làm GĐ. HỎI: 1) Nhận xét về qđịnh của hội đồng tviên. 2) do cty tiếp tục thua lỗ ko thanh toán đc nợ, đầu năm 2008 các chủ nợ của cty quyết định nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. xác định toà án có thẩm quyền giải quyết. 3) Tsản của cty Phương Nam chỉ còn đủ trả cho 2/3 số nợ của cty. Hỏi các thành viên có phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu của cty ko? Vì sao? Trả lời: Theo Điểm a Khoản 2 Điều 52 Luật DN, thì qđịnh của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận, theo tình huống, số phiếu biểu quyết của ông Quân và bà Mơ chiếm 40%.vì vậy quyết định bãi miễn chức danh GĐ của ông Dũng là không đúng. Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản là Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa. (Khoản 2 Điều 7 Luật phá sản 2004) Các thành viên không phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu của công ty. Vì theo quy định, thành viên cty TNHH chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Tài liệu liên quan