Bài tập Tổng quan về thương mại điện

 Thị trường truyền thống chỉ là hoạt động buôn bán trực tiếp giữa người bán và người mua. Nhưng có nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng hóa mình cần nhưng không muốn tốn thời gian đến tận nơi mua hàng.  Thị trường mạng thu hút số lượng đáng kể khách hàng mới.  Thị trường truyền thống chỉ cho phép giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán. Trong khi đó thị trường mạng cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường toàn cầu và không nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.  Thị trường mạng cho phép mở rộng công việc kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin sản phẩm của doanh nghiệp có thể được hàng ngàn người biết đến thông qua các công cụ tìm kiếm.  Đưa thị trường lên mạng còn có thể giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn rất nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và mau bị lỗi thời. Chi phí quảng cáo trên mạng rẻ hơn quảng cáo trên các ấn phẩm rất nhiều.  Hoạt động kinh doanh trên thị trường mạng giúp thu thập nhiều thông tin về kinh tế thị trường, đối tác.  Giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, củng cố mối quan hệ bạn hàng.  Giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm đáng kể thời gian giao dịch.  Có thêm nhiều bạn hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh trên phạm vi rộng lớn.  Ở tầm vĩ mô, thị trường mạng tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thì sau một thời gian ngắn nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa.

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Tổng quan về thương mại điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU 1 : HÃY SO SÁNH THỊ TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG (MARKETPLACE) VÀ THỊ TRƯỜNG MẠNG (MARKETSPACE) Điểm giống nhau: Là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ Điểm khác nhau : Thị trường truyền thống Thị trường mạng - Phạm vi của thị trường truyển thống hẹp hơn thị trường thương mại điện tử - Phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế - Trong thương mại truyền thống , các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. - Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. - Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia. - Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). - Thương mại truyền thống không ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh toàn cầu. - Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. - Trong giao dịch thương mại truyền thống, chỉ cần có người mua và người bán. - Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. - Các chỉ được gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc vật lý. Các phương tiện viễn thông sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. - Tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. - Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu. - Còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. - Khách hàng có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa khi chọn mua. - Khó có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa. - Số lượng khách hàng bị giới hạn do khoảng cách về không gian, thời gian - Khách hàng có thể tìm những hàng hóa, dịch vụ mọi nơi, bất cứ lúc nào. CÂU 2 : BA PHÁT BIỂU ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TỬ. ĐỐI VỚI MỖI PHÁT BIỂU, GIẢI THỊCH VÌ SAO ĐỒNG Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý? a. Phát biểu “Thị trường điện tử nên mang tính phức tạp về mặt công nghệ trên cơ sở là khách hàng hiểu biết về Internet” Không đồng ý, vì : Hình thức thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến, do đó thị trường điện tử càng phức tạp thì càng giới hạn đối tượng khách hàng mua sản phẩm. Ví dụ : những trang web thương mại điện tử (www.5giay.vn, www.123mua.com,...) phục vụ cho giới văn phòng, sinh viên học sinh, nhà nội trợ là những trang web bán những sản phẩm thông dụng rất dễ dàng sử dụng và được nhiều người truy cập. Thị trường điện tử về mặt công nghệ càng đơn giản, dễ sử dụng thì càng thu hút người tiêu dùng. Không phải tất cả mọi người đều có kiến thức về tin học sâu rộng, thị trường điện tử cần phải có giao diện đẹp, hướng dẫn sử dụng và cách tiếp cận phù hợp với mọi đối tượng khách hàng Chi phí đầu tư cho công nghệ cao rất tốn kém, cần nhiều chi phí, do đó sẽ dẫn đến việc mua bán trên mạng không phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. b. Phát biểu : “Dịch vụ trên mạng không nên mô tả mọi thông tin về sản phẩm trên mạng vì như thế đối thủ cạnh tranh sẽ bắt chước” Đồng ý, vì : Vì sẽ gặp khó khăn đối với các sản phẩm kỹ thuật, chỉ cần nêu tính năng, thông số của sản phẩm- đó là những quan tâm của khách hàng. Khoa học công nghệ phát triển không ngừng, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau ở ý tưởng, phương thức kinh doanh, Do đó, nếu mọi thông tin đều được mô tả trên mạng, sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh bắt chước. Trình bày quá chi tiết sẽ làm người xem rối mắt, chỉ cần những thông tin cơ bản đánh vào nhu cầu, sự quan tâm khách hàng, đảm bảo khách hàng hình dung, cảm nhận và chú ý đến sản phẩm là đã hiệu quả. Dưới những dòng mô tả sản phẩm, dịch vụ nên có số điện thoại ở Bộ phận CSKH. Đảm bảo bộ phận CSKH hoạt động thật tốt để kịp hỗ trợ khách hàng. Khi mô tả cụ thể mọi thông tin sản phẩm (nguyên vật liệu, sản xuất bởi dây chuyển hiện đại ra sao…) thì các đối thủ cạnh tranh dễ dàng nắm bắt được những thông tin . + Ví dụ như các sản phẩm về phần mềm, nếu được mô tả quá chi tiết thí có thể vô tình mang lại sáng kiến mới cho đối thủ. Tóm lại, điều quan trọng nhất đảm bảo cho sự mô tả sản phẩm dịch vụ là mô tả tính hữu dụng hơn là bản chất của nó, tạo cho các khách hàng có được niềm tin nơi sản phẩm. c. Phát biểu “Nếu một thị trường truyền thống nào đó tồn tại có hiệu quả thì không có ý nghĩa gì để đưa nó lên mạng.” Không đồng ý, vì : Thị trường truyền thống chỉ là hoạt động buôn bán trực tiếp giữa người bán và người mua. Nhưng có nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng hóa mình cần nhưng không muốn tốn thời gian đến tận nơi mua hàng. Thị trường mạng thu hút số lượng đáng kể khách hàng mới. Thị trường truyền thống chỉ cho phép giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán. Trong khi đó thị trường mạng cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường toàn cầu và không nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. Thị trường mạng cho phép mở rộng công việc kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin sản phẩm của doanh nghiệp có thể được hàng ngàn người biết đến thông qua các công cụ tìm kiếm. Đưa thị trường lên mạng còn có thể giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn rất nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và mau bị lỗi thời. Chi phí quảng cáo trên mạng rẻ hơn quảng cáo trên các ấn phẩm rất nhiều. Hoạt động kinh doanh trên thị trường mạng giúp thu thập nhiều thông tin về kinh tế thị trường, đối tác. Giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, củng cố mối quan hệ bạn hàng. Giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm đáng kể thời gian giao dịch. Có thêm nhiều bạn hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh trên phạm vi rộng lớn. Ở tầm vĩ mô, thị trường mạng tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thì sau một thời gian ngắn nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa. CÂU 3 : HÃY TRUY CẬP CÁC WEBSITE LIÊN QUAN ĐẾN INTERNET CỦA VIỆT NAM ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN INTERNET TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Số thuê bao internet tại Việt Nam (tính đến tháng 05/2009): Số người sử dụng: 21.430.463 người - Tỉ lệ số dân sử dụng Internet: 24.87 % - Tổng thuê bao băng rộng (ADSL) : 2470502 - Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 105326 - Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký: 4491 Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế, trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất trên thế giới. (Theo Báo Nhân dân 14 tập đoàn VNPT chiếm nhiều nhất 74-84% Thị phần của các ISP Đơn vị Thị phần (%) Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HTC) 0.02 Tổng công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL) 11.49 Công ty cổ phần dịch vụ Internet (OCI) 0.16 Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn (SPT) 2.22 Công ty NETNAM – Viện CNTT (NETNAM) 1.13 Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT) 8.64 Tập đoàn  Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) 74.84 Công ty cổ phần viễn thông thế hệ mới (NGT) 0.01 Công ty viễn thông điện lực (EVN) 1.35 Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) 0.04 Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC (CMC) 0.01 Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC) 0.01 Công ty Thông tin điện tử hang hải Việt Nam (VISHIPEL) 0.01 Công ty Truyền hình Cáp Saigon tourist (SCTV) 0.04 NHỮNG LUẬT LỆ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Sân chơi nào cũng có luật lệ, việc tìm hiểu luật trước khi chơi là điều tối quan trọng, giúp ta tránh được những rắc rối không đáng có. Trong xu hướng toàn cầu hóa, thương mại điện tử (TMĐT) đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như sự phát triển chung của xã hội. Để quản lý chặt chẽ loại hình kinh tế mới mẻ và phức tạp này, Chính phủ đã đưa ra khá nhiều văn bản, nghị định, nghị quyết, thông tư liên quan. + Luật lệ liên quan đến thương mại điện tử (năm 2006 – 2008) - Ngày 01/03/2006, Luật giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. - Ngày 09/06/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chứng từ truyền thống trong hoạt động thương mại - Ngày 15/02/2007 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Ngày 23/02/2007, Chính Phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Ngày 08/03/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành nhằm hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng. Nghị định số 63/2007/NĐ-CP – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM – Ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Cuối năm 2007, bốn trong số năm Nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản đã hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử. - Nghị định số 97/2008/NĐ-CP – Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và -thông tin điện tử trên internet - Nghị định số 90/2008/NĐ-CP – Chống thư rác - Thông tư số 78/2008/TT-BCT – Hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính - Thông tư số 09/2008/TT-BCT – Hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT - Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg – Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin Theo đó, quy định một số nội dung về TMĐT như sau: 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: a. Đối tượng áp dụng: - Thương nhân sử dụng chứng từ điện tử (CTĐT) trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại. - Tổ chức, cá nhân khác sử dụng CTĐT trong hoạt động có liên quan đến thương mại. b. Phạm vi áp dụng: - Sử dụng CTĐT trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Sử dụng CTĐT trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật Thương mại và Nghị định này. - Không áp dụng đối với việc sử dụng CTĐT là hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hoá đơn gửi hàng, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền nào đó 2. Giá trị pháp lý của CTĐT a. Giá trị pháp lý Chứng từ không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì chứng từ đó là CTĐT. b. Giá trị pháp lý như văn bản CTĐT có giá trị pháp lý như văn bản nếu thông tin chứa trong CTĐT đó có thể truy cập được để sử dụng khi cần thiết. c. Giá trị pháp lý như bản gốc - CTĐT có giá trị pháp lý như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau: Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong CTĐT từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là CTĐT hay dạng khác; Thông tin chứa trong CTĐT có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. - Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị CTĐT. - Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan. + Xử lý vi phạm a. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử - Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng CTĐT. - Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chúc, cá nhân trong việc lựa chọn công nghệ, phương tiện điện tử để tiến hành hoạt động thương mại. - Thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép, giả mạo, chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ CTĐT. - Xâm phạm, phá hoại hệ thống thông tin sử dụng cho hoạt động thương mại điện tử. - Khởi tạo, gửi, truyền, nhận, xử lý các CTĐT nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. - Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới sử dụng CTĐT theo quy định của pháp luật. b. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử - Thương nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng CTĐT trong hoạt động thương mại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.(theo Pháp luật Việt Nam) LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TMĐT nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay chưa có đơn vị kinh doanh nào hoàn toàn “ảo”, có nghĩa là các hoạt động kinh doanh hoàn toàn dựa trên mạng Internet. Các lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia thị trường thương mại điện tử : - Tiết kiệm chi phí hoạt động, liên lạc, in ấn.. - Quản lý thông tin tốt hơn, chính xác hơn. - Có thêm nhiều khách hàng. Đối tượng khách hàng sẽ không bị giới hạn về mặt địa lý hay thời gian làm việc. Doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử thì không chỉ bán hàng cho dân trong thành phố, mà còn có thể bán hàng trong toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc các nước khác. Doanh nghiệp không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến mà tích cực chủ động đi tìm khách hàng. Vì thế, chắc chắn rằng, số lượng khách hàng sẽ tăng lên đáng kể, dẫn đến doanh thu cao. - Nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng để tăng lợi thế cạnh tranh. - Tạo công ăn việc làm cho người dân khi doanh nghiệp mở rộng quy mô. - Kho kiến thức để học hỏi. - Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: chỉ với vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng, bạn đã có thể đưa thông tin quảng cáo của bạn đến với vài trăm triệu người xem từ các nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm được cho DN. Với website của mình, bạn có thể quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, và lượng độc giả của bạn là hàng trăm triệu người từ mọi nơi trên thế giới. Chi phí cho website của bạn mỗi tháng ước tính (kinh tế nhất) là: 5 đô-la Mỹ chi phí lưu trữ trực tuyến (hosting), 10-20 đô-la Mỹ trả cho chi phí quảng cáo. Dĩ nhiên, đây chỉ là chi phí tối thiểu cho website của bạn. Nếu bạn có khả năng tài chính, bạn có thể chi nhiều hơn cho quảng cáo để mong đạt hiệu quả tốt hơn. - Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với TMĐT, bạn có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, bạn có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Nói tóm lại, TMĐT mang lại cho bạn các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ, tốc độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng. - Giảm chi phí hoạt động: với TMĐT, bạn không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, bạn cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa... Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành website mỗi tháng không quá một triệu đồng. Nếu website của bạn chỉ là trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, bạn tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và đặc biệt nếu DN bạn làm hàng xuất khẩu, bạn có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho những chuyến đích thân “xuất ngoại”. - Lợi thế cạnh tranh: việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, bạn tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng TMĐT, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho DN, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng. RÀO CẢN CỦA DOANH NGHIỆP KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN vẫn chưa hiểu rõ về hoạt động và lợi ích của thương mại điện tử. - Thương mại điện tử (TMĐT) là một con dao hai lưỡi đối với các nước đang phát triển: Nếu được triển khai ở giai đoạn đầu và với sự tham gia đông đảo của cộng đồng kinh doanh trong nước, TMĐT có thể thúc đẩy sự phát triển chung, thậm chí đối với cả những doang nghiệp không liên quan trực tiếp tới TMĐT. Mặt khác, nếu tiến hành quá muộn, thị trường giữa các nước có chi phí lao động thấp sẽ bị phân chia và bất kỳ ai tham gia vào thị trường sẽ phải nỗ lực hết mình để thu hồi thị phần từ những đối thủ cạnh tranh đã có những kinh nghiệm và quan hệ kinh doanh được thiết lập. Việc áp dụng TMĐT quá muộn hay với quy mô quá hẹp sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế nội địa và cả tới sựphát triển của toàn xã hội do để mất thị phần trên thị trường thế giới vào tay các nước khác. - Ở Việt Nam, hình thức mua hàng thử (đảm bảo cho phép người mua hoàn trả vô điều kiện) gần như là không thể áp dụng. Các giao dịch được giữ kín, một trong những nền tảng cơ bản của Thương mại từ xa và TMĐT, hiện nay chưa được thực thi tại Việt Nam. CÂU 4 : CÁC LOẠI HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Business to business (B2B: Business to Business): Thương mại điện tử B2B là giao dịch thương mại (trao đổi tiền lấy hàng hóa hoặc dịch vụ) được tiến hành giữa hai doanh nghiệp bất kỳ thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người mua và người bán đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi hơn. Các bên tham gia : + Người mua (DN sản xuất hoặc DN Thương mại) + Người bán (DN sản xuất hoặc DN Thương mại) + Trung gian trực tuyến: Các loại giao dịch B2B gồm: + Mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp. + Mua theo hợp đồng dài hạn. + Dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B cơ bản: + Bên bán – một bên bán nhiều bên mua. + Bên mua – một bên mua nhiều bên bán. + Sàn giao dịch - nhiều bên bán-nhiều bên mua. + TMĐT phối hợp. Hình 3: Các loại giao dịch B2B trong TMĐT * Mô hình: Alibaba.com Ngày Ngày 28 tháng 7 năm 2007, một ứng dụng đã được trình lên Ủy ban giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Ba tháng sau đó, các thành phần Alibaba Network Technology Co, Ltd, một B2B Internet (business-to-business) của công ty, thành công đã hoàn thành thủ tục IPO và liệt kê trên giao dịch chứng khoán của Hồng Kông. Alibaba.com là B2B hàng đầu của Trung Quốc về thương mại điện tử. Theo người truy cập người dùng thông thường, hoặc là các trang web quốc tế (www.alibaba.com) để nhập khẩu toàn cầu và doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc trang web trong nước (www.alibaba.com.cn) cho người bán hàng
Tài liệu liên quan