Bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương trình phân ban - Bài 2: Sóng âm

Bài 2: SÓNG ÂM Câu1. Sóng âm là gì ? A. Sóng ngang B. Sóng dọc hoặc sóng ngang C. Sóng hỗn tạp D. Sóng vô tuyến Câu2. Sóng do dơi phát ra là sóng gì ? A. Sóng hạ âm B. Sóng siêu âm C. Sóng hỗn tạp D. Dơi không phát ra sóng Câu3. Sóng âm không truyền được trong môi trường nào ? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Chân không Câu4. Chọn câu sai. Sóng âm là A. sóng dọc hoặc sóng ngang truyền được trong các môi trường vật chất B. sóng có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz, con người có thể cảm nhận được C. sóng không truyền được trong chân không D. sóng mà tốc độ truyền âm không thay đổi Câu5. Khi âm truyền từ nước vào không khí thì tần số, bước sóng thay đổi như thế nào ? A. Cả hai đều giảm B. Tần số không đổi, bước sóng giảm C. Cả hai đều tăng D. Tần số không đổi, bước sóng tăng

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương trình phân ban - Bài 2: Sóng âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: SÓNG ÂM Câu1. Sóng âm là gì ? A. Sóng ngang B. Sóng dọc hoặc sóng ngang C. Sóng hỗn tạp D. Sóng vô tuyến Câu2. Sóng do dơi phát ra là sóng gì ? A. Sóng hạ âm B. Sóng siêu âm C. Sóng hỗn tạp D. Dơi không phát ra sóng Câu3. Sóng âm không truyền được trong môi trường nào ? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Chân không Câu4. Chọn câu sai. Sóng âm là A. sóng dọc hoặc sóng ngang truyền được trong các môi trường vật chất B. sóng có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz, con người có thể cảm nhận được C. sóng không truyền được trong chân không D. sóng mà tốc độ truyền âm không thay đổi Câu5. Khi âm truyền từ nước vào không khí thì tần số, bước sóng thay đổi như thế nào ? A. Cả hai đều giảm B. Tần số không đổi, bước sóng giảm C. Cả hai đều tăng D. Tần số không đổi, bước sóng tăng Câu6. Tốc độ truyền âm trong môi trường nào nhỏ nhất ? A. Rắn B. Khí C. Lỏng D. Chân không Câu7. Đơn vị của cường độ âm là A. N/m2 B. W/m2 C. W/s D. N/W Câu8. Đơn vị của mức cưòng độ âm là A. ben B. becơren C. têtra D. henri Câu9. Dao động âm tổng hợp là dao động gì ? A. Tuần hoàn B. Hỗn loạn C. Điều hoà D. Tự do Câu10. Sóng siêu âm là những sóng âm A. mà tai người không nghe thấy được B. do máy bay siêu âm phát ra C. có tần số gần ngưỡng trên 20 kHz mà tai người cảm nhận được D. có tần số lớn hơn 20 kHz Câu11. Âm do hai nhạc cụ phát ra luôn khác nhau về A. âm sắc B. độ to C. độ cao D. tần số Câu12. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng âm ? A. Âm sắc là một đặc tính vật lí của âm phụ thuộc tần số và biên độ B. Những âm nghe được có mức cường độ âm từ 0 dB đến 130 dB C. Độ to là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc tần số và mức cường độ âm D. Âm do nhạc của và con người phát ra là tổng hợp của các âm cơ bản và hoạ âm Câu13. Hộp đàn có tắc dụng A. vừa khuyếch đại âm, vừa tạo âm sắc riêng của âm do đàn phát ra. B. tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo C. giữ cho âm phát ra có tần số xác định D. làm tăng độ to và độ cao của âm Câu14. Cường độ âm được xác định bằng A. áp suất tại môi trường mà sóng âm truyền qua B. bình phương biên độ dao động của các phần tử môi trường (tại điểm mà sóng âm truyền qua) C. năng lượng mà sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích (đặt vuông góc với phương truyền sóng) D. cơ năng toàn phần của các phần tử môi trường trong một đơn vị thể tích của môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua Câu15. Tốc độ âm thanh không phụ thuộc vào A. cường độ âm B. nhiệt độ của môi trường C. mật độ của môi trường D. tính đàn hồi của môi trường Câu16. Hiệu ứng Đốp – ple nói về hiện tượng nào? A. Nhiễu xạ của sóng âm B. Thay đổi tần số của nguồn âm C. Giao thoa của sóng âm D. Thay đổi tốc độ lan truyền của nguồn âm Câu17. (Tuyển sinh ĐH 2008). Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là A. siêu âm B. hạ âm C. nhạc âm D. âm mà tai người nghe được Câu18. (Tuyển sinh CĐ 2007). Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì A. chu kì của nó tăng B. tần số của nó không thay đổi C. bước sóng của nó giảm D. bước sóng của nó không thay đổi Câu19. Tốc độ âm truyền trong nước là 1344 m/s, trong không khí là 336 m/s. Khi âm truyền từ không khí vào nước, bước sóng thay đổi như thế nào ? A. Tăng 4 lần B. Giảm 4 lần C. Tăng 2 lần D. Giảm 2 lần Câu20. Người ta tạo một nguồn âm, tần số f = 500 Hz trong nước, tốc độ truyền âm trong nước là v = 1500 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà sóng tại đó vuông pha với nhau là A. 0,75 m B. 0,5 m C. 1,5 m D. 3 m Câu21. Một học sinh gõ vào một thanh thép dài để tạo âm. Hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha cách nhau 2 m. Tốc độ truyền âm trong thép là 1200 m/s. Tần số âm phát ra là A. 500 Hz B. 600 Hz C. 400 Hz D. 300 Hz Câu22. Tốc độ truyền âm trong nước là 1360 m/s, trong không khí là 340 m/s. Khi truyền âm từ nước ra không khí, tần số âm thay đổi thế nào ? A. Tăng 4 lần B. Giảm 4 lần C. Không đổi D. Giảm 2 lần Câu23. Học sinh A gọi học sinh B. Sau khi gọi nhau được 0,25 giây thì học sinh B nghe thấy tiếng học sinh A gọi. Biết AB = 85 m. Tốc độ truyền âm trong không khí là A. 330 m/s B. 340 m/s C. 335 m/s D. 345 m/s Câu24. Một người dùng búa gõ nhẹ vào đường sắt và cách đó 1376 m, có một người áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng gõ sớm hơn 3,3 s so với tiếng gõ nghe trong không khí. Tốc độ âm trong không khí là 320 m/s. Tốc độ âm trong sắt là A. 1238 m/s B. 1376 m/s C. 1336 m/s D. 1348 m/s Câu25. Một người đứng gần ở chân núi hú lên một tiếng. Sau 8 s thì nghe tiếng mình vọng lại, biết tốc độ âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng cách từ chân núi đến người đó là A. 1333 m. B. 1386 m C. 1360 m D. 1320 m. Câu26. Hai điểm M và N nằm trên cùng phương truyền sóng cách nguồn 3 m và 3,25 m. Tần số âm là 680 Hz, tốc độ âm là 340 m/s. Độ lệch pha của sóng âm tại hai điểm đó là A. B. C. D. 2 Câu27. Mức cường độ âm của một âm là L = 20 dB. Hãy tính cường độ âm này theo đơn vị W/m2. Cho biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. A. 10-11 W/m2 B. 10-10 W/m2 C. 10-9 W/m2 D. 10-12 W/m2 Câu28. Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB. Tỉ số cường độ âm của chúng là A. 20 B. 80 C. 100 D. 50 Câu29. Tại điểm A cách nguồn âm N một khoảng NA = 2 m có mức cường độ âm là LA = 80 dB. Cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Tính mức cường độ âm tại B cách N một đoạn NB = 20 m. A. 70 dB B. 80 dB C. 60 dB D. 90 dB Câu30. Một nguồn phát âm đẳng hướng có công suất P = 1,256 W. Coi môi trường không hấp thụ âm. Cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm cách nguồn 100m là A. 60 dB B. 70 dB C. 76 dB D. 80 dB Câu31. Cho một ống trụ chứa nước, dùng một âm thoa tạo ra dao động. Âm ở miệng ống mạnh nhất ở lần 1 và lần 2 ứng với khoảng cách từ miệng ống đến mặt nước là 75 mm và 25 mm. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tần số âm là A. 3400 Hz B. 3300Hz C. 3500Hz D. 3600 Hz Câu32. Một ống sáo hở hai đầu để tạo sóng dừng với hai nút. Khoảng cách hai nút là 40 cm. Bước sóng là A. 80 cm. B. 40 cm C. 100 cm D. 90 cm Câu33. Sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000 m/s. Hai điểm trong thép dao động lệch pha nhau mà ở gần nhau nhất thì cách nhau đoạn 1,54 m. Tần số của âm là A. 900 Hz B. 920 Hz C. 800 Hz D. 812 Hz Câu34. Còi xe lửa đậu ở ga phát ra âm có tần số 1000 Hz. Người quan sát trong xe đang chạy xa ga với vận tốc 30 m/s. Cho vận tốc âm là 340 m/s. Tần số âm nghe được là A. 912 Hz B. 988 Hz C. 1012 Hz D. giá trị khác Câu35. Một đoàn xe lửa chuyển động với vận tốc đều qua một ga. Âm của còi tàu khi chạyđến người quan sát đứng yên ở ga có tần số f1 = 501 Hz, nhưng khi chạy xa người này thì lại có tần số f2 = 499 Hz. Biết vận tốc âm là 340 m/s. Vận tốc của đoàn xe có giá trị là A. 2,45 m/s B. 24,5 m/s C. 2,45 km/h D. giá trị khác Câu36. (Tuyển sinh ĐH 2009). Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M A. 10000 lần B. 1000 lần C. 40 lần D. 2 lần Câu37. (Tuyển sinh ĐH 2009). Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000 m/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1 m trên cùng một phương truyền sóng là thì tần số của sóng bằng A. 1000 Hz B. 1250 Hz C. 5000 Hz D. 2500 Hz Câu38. (Tuyển sinh ĐH 2010). Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của AB là A. 40 dB B. 34 dB C. 26 dB D. 17 dB Câu39. (Tuyển sinh ĐH 2010). Để kiểm chứng hiệu ứng Đốp-ple, người ta bố trí trên một đường ray một nguồn âm chuyển động đều với tốc độ 30 m/s, phát ra âm có tần số xác định và một máy thu âm đứng yên. Biết âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s. Khi nguồn âm lại gần thì máy thu đo được tần số âm là 740 Hz. Khi nguồn âm ra xa thì máy thu đo được tần số âm là A. 620 Hz B. 820 Hz C. 780 Hz D. 560 Hz.
Tài liệu liên quan