PHƯƠNG PHẤP BẢO TOÀN ELECTRON
I. CÁC TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GẶP
A. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT
Ví dụ 1: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO và Mg B. NO2 và Al
C. N2O và Al D. N2O và Fe
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối A năm 2009)
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư) thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,34 B. 34,08 C.106,38 D. 97,98
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối A năm 2009)
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO3 thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm (NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H2 là 19. Giá trị của V là:
A. 2,24 B. 4,48 C.5,60 D. 3,36
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối A năm 2007)
4 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tự luận và trắc nghiệm Phương pháp bảo toàn electron, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHẤP BẢO TOÀN ELECTRON
I. CÁC TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GẶP
A. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT
Ví dụ 1: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO và Mg B. NO2 và Al
C. N2O và Al D. N2O và Fe
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối A năm 2009)
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư) thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,34 B. 34,08 C.106,38 D. 97,98
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối A năm 2009)
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO3 thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm (NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H2 là 19. Giá trị của V là:
A. 2,24 B. 4,48 C.5,60 D. 3,36
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối A năm 2007)
B. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI OXI, SAU ĐÓ CHO SẢN PHẨM TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH HNO3, H2SO4...
Ví dụ 1: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52 B. 2,22 C. 2,62 D. 2,32
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối B năm 2007)
Ví dụ 2: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 38,72 B. 35,50 C. 49,09 D. 34,36
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối A năm 2008)
Ví dụ 3: Đem nung hỗn hợp X gồm 0,55 mol Fe và a mol Cu trong oxi. Sau một thời gian thu được 58 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm hai kim loại Fe, Cu chưa phản ứng và các oxit của chúng. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là
A. 0,55 B. 0,22 C. 0,225 D. 0,45
C. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thỏa mãn trường hợp trên?
A. 38,72 B. 35,50 C. 49,09 D. 34,36
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối A năm 2009)
Ví dụ 2: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. giá trị của m là
A. 2,80 B. 2,16 C. 4,08 D. 0,64
(Trích Đề thi Tuyển sinh Đại học khối B năm 2009)
Ví dụ 3: Hòa tan hỗn hợp bột gồm 2,64 gam Mg và 3,24 gam Al vào dung dịch chứa hỗn hợp 0,11 mol Cu(NO3)2 và 0,38 mol AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, loc, tách được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 48,08 B. 48,06 C. 47,44 D. 45,92
II. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Hòa tan 9,6 g Mg trong một dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 2,646 lít khí X ở 27,3o C và 1 atm. Tên gọi của khí X là
A. nitơ oxit B. nitơ đioxit C. đinitơ oxit D. nitơ
Bài 2. Khi hòa tan 1,575 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HNO3 thì có 60% X phản ứng, sau phản ứng thu được 0,728 lít NO (đktc). Thành phần trăm khối lượng của của mỗi kim loại lần lượt là
A. 28 ; 72 B. 28,57 ; 71,43 C. 50, 50 D.40; 60
Bài 3. Để m gam bột sắt ngoài không khí ẩm một thời gian thu được 2,792 gam chất rắn X. Khi hòa tan chất rắn X trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối Fe(NO3)3 và 380,8 ml khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 2,8 B. 3,36 C. 2,24 D. 1,12
Bài 4. Đốt cháy x mol kim loại Fe bằng oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2 bằng 19. Giá trị của x là
A. 0,05 B. 0,06 C. 0,07 D. 0,08
Bài 7. Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư, thoát ra 560 ml khí NO. Giá trị của m là
A. 2,52 B. 2,22 C. 2,62 D.2,32
Bài 8. Cho 56 gam kim loại sắt vào dung dịch HNO3 loãng thu được 16,8 lit khí NO và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 242 B. 180 C. 195,5 D.181,5
Bài 9. Hòa tan 9,4 gam hợp kim Cu, Ni (không có tạp chất khác) vào dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít NO và 0,0672 lít N2 ((Đktc). Thành phần trăm về khối lượng của Cu và Ni trong hợp kim lần lượt là
A. 35,32%; 64,68% B. 40%; 60% C. 32,53%; 67,47% D.74,89% ; 25,11%
Bài 10. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng axit HNO3 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 15,8 B.35,7 C. 46,4 D.77,7
Bài 11. Đốt cháy 19,3 gam hỗn hợp X chứa hai kim loại Al và Fe trong khí oxi. Sau một thời gian, thu được 22,9 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết chất rắn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 11,76 lít khí SO2 bay ra. Khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là
A. 4,05 ; 15,25 B. 5,4 ; 13,9 C. 8,1 ; 11,2 D.8,64 ; 10,66
Bài 12. Nung nóng 16,8 gam bột sắt với khí oxi, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X sắt dư và các oxit sắt. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 5,6 lít khí có mùi xốc (đktc). Giá trị của m là
A. 18 B. 20 C. 22 D.24
Bài 14. Hòa tan hoàn toàn 4,59 gam trong dung dịch HNO3dư, thu được V lít khí (đktc) hỗn hợp Y gồm N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với He bằng 8. Giá trị của V là
A. 0,3 B. 0,6 C. 1,2 D. 1,12
Bài 15. Cho 0,135 g hỗn hợp X gồm các kim loại Cu, Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,112 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2 bằng 21,4. Tổng khối lượng muối nitrat thu được là
Bài 16. Đốt cháy x mol kim loại Fe bằng oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2 bằng 19. Giá trị của x là
A. 4,24 B. 5,69 C. 7,28 D. 9,65
Bài 17. Cho x mol sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO (đktc), dung dịch Y và 2,8 gam chất rắn Z. Tách chất rắn Z, cô cạn dung dịch Y thu được y gam muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,2 ; 27 B. 0,2 ; 36,3 C. 0,15 ; 27 D. 0,15 ; 36,3
Bài 19. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bột X gồm 5,6 gam sắt và 5,4 gam nhôm trong dung dịch HNO3 dư thu được V lít hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp Y so với He là 8,9. Giá trị của V là
A. 3,024 B. 4,032 C. 4,48 D. 5,04
Bài 21. Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào một lượng dư dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí NO2 và 2,24 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng sắt trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,6 B. 8,4 C. 18 D. 18,2
Bài 22. Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X gồm sắt và kim loại R ( có hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thấy có 8,96 lit khí thoát ra (đktc). Mặt khác, nếu hòa tan 22 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 13,44 lít khí NO (đktc). Kim loại R là
A. Cu B. Cr C. Mn D. Al
Bài 23. Cho 5,4 gam Al tác dụng với 250 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với He là
A. 21 B. 8,5 C. 10,5 D. 10,125
Bài 25. Trộn 8,4 gam bột sắt với 6 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng trong bình kín không có không khí. Sau phản ứng thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn không tan E. Đốt cháy khí Z cần dùng V lít khí oxi (đktc). Giá trị của V là
A. 10,08 B. 5,04 C. 7,56 D. 4,2
Bài 26. Cho 12,9 gam hỗn hợp Mg và Al phản ứng với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp 2 axit HNO3 4M và H2SO4 7M thu được 0,1 mol mỗi khí NO, N2O và SO2. Thành phần phần trăm khối lượng của Mg và Al lần lượt là
A. 40 ; 60 B. 37,21 ; 62,79 C. 50; 50 D. 35,6 ; 64,4
Bài 27. Hòa tan 24,3 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp 2 khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 20,25. Thể tích khí NO và N2O (đktc) lần lượt là
A. 2,24 ; 6,72 B. 3,36 ; 4,48 C. 8,96 ; 6,72 D. 2,24 ; 8,96
Bài 28. Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg và Al tác dụ với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp khí A so với H2 là 21,4. Tổng khối lượng muối nitrat thu được sau phản ứng là
A. 5,69 B. 6,59 C. 9,56 D. 56,9
Bài 29. Hòa tan 2,64 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư ta thu được 0,9856 lít hỗn hợp khí NO và N2 ( ở 27,3o C , 1atm). Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 là 14,75. Thành phần phần trăm khối lượng của Mg và Fe lần lượt là
A. 42 ; 58 B. 37,21 ; 62,79 C. 61,82 ; 38,18 D. 35,6 ; 64,4
Bài 30. Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5 M thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Mg và Al lần lượt là
A. 40,25 ; 59,75 B. 37,21 ; 62,79 C. 61,82 ; 38,18 D. 35,6 ; 64,4
Bài 31. Hòa tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng thu được 16,8 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp X so với H2 là 17,2. Kim loại M là
A. Mg B. Al C. Fe D. Cu
Bài 32. Đốt cháy 5,6 gam bột sắt trong bình chứa oxi thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 dư thu được V lít hỗn hợp khí Bài gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 19. Giá trị của V (đktc) là
A. 0,224 B. 0,448 C. 0,896 D. 1,12
Bài 35. Khi hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 3 kim loại chưa biết vào dung dịch HNO3 dư thì thu được dung dịch A và 448 ml (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và N2 có tỉ khối đối với H2 bằng 20. Cho biết 3 kim loại trên không phản ứng được với nước. Khi cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là
A. 16,45 B. 17,26 C. 15,54 D. 20,12
Bài 36. Để m gam phôi bào sắt trong không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp B có khối lượng là 12 gam gồm Fe và oxit của Fe. Cho hỗn hợp B tác dụng với axit HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là
A. 10,08 B. 18,02 C. 12,32 D. 13,57
Bài 37. Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm sắt, FeO và Fe2O3 trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 19,2. Mặt khác nếu nung A trong dòng khí CO dư thì sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,52 gam sắt. Giá trị của V (đktc) là
A. 0,933 B. 0,448 C. 0,336 D. 0,224
Bài 38. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Cu. Cho 18,2 gam X vào 100 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp 2 axit H2SO4 12M và HNO3 2M, đun nóng tạo ra dung dịch Z và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và khí D không màu. Hỗn hợp T có tỉ khối so với H2 bằng 23,5.
a) Thành phần phần trăm khối lượng của từng kim loại ban đầu
A. 67,29 ; 32,71 B. 29,67 ; 60,33 C. 33,6 ; 66,4 D. 50,25 ; 49,75
b) Khối của mỗi muối là
A. 42,3, 23 B. 34,2 ; 30 C. 34,2 ; 32 D. 43,2 ; 32
Bài 39. Hòa tan 2,64 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,896 lít hỗn hợp khí NO và N2O (ở 27,3o C, 1,1 atm) có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Thành phần phần trăm khối lượng của Mg và Al lần lượt là
A. 40,25 ; 59,75 B. 37,21 ; 62,79 C. 61,82 ; 38,18 D. 36,36 ; 63,64
Bài 40. Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, dư, thu được 4,48 lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối nitrat khan. Giá trị của m là
A. 46,4 B. 35,7 C. 15,8 D. 77,7
Bài 41. Cho 56 gam kim loại sắt vào dung dịch HNO3 loãng thu được 16,8 lit khí NO (ở đktc) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 242 B. 180 C. 195,5 D. 181,5
Bài 42. Hòa tan 9,4 gam hợp kim Cu, Ni (không có tạp chất khác) vào dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít NO và 0,0672 lít N2 ((đktc). Thành phần % về khối lượng của Cu và Ni trong hợp kim lần lượt là
A. 35,32%; 64,68% B. 40%; 60% C. 32,53%; 67,47% D. 74,89% ; 25,11%
Bài 43. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng axit HNO3 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 15,8 B. 35,7 C. 46,4 D. 77,7
Bài 44. Đốt cháy 19,3 gam hỗn hợp X chứa hai kim loại Al và Fe trong khí oxi. Sau một thời gian, thu được 22,9 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết chất rắn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 11,76 lít khí SO2 bay ra. Khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là
A. 4,05 ; 15,25 B. 5,4 ; 13,9 C. 8,1 ; 11,2 D. 8,64 ; 10,66
Bài 45. Nung nóng 16,8 gam bột sắt với khí oxi, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X sắt dư và các oxit sắt. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 5,6 lít khí có mùi xốc (đktc). Giá trị của m là
A. 18 B. 20 C. 22 D. 24
Bài 46. Hòa tan hoàn toàn 4,59 gam nhôm trong dung dịch HNO3 dư, thu được V lít khí (đktc) hỗn hợp Y gồm N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với He bằng 8. Giá trị của V là
A. 0,30 B. 0,60 C. 1,20 D. 1,12
Bài 47. Cho x mol sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO (đktc), dung dịch Y và 2,8 gam chất rắn Z. Tách chất rắn Z, cô cạn dung dịch Y thu được y gam muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,2 ; 27 B. 0,2 ; 36,3 C. 0,15 ; 27 D. 0,15 ; 36,3
Bài 48. Cho 5,4 gam Al tác dụng với 250 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với He là
A. 21 B. 8,5 C. 10,5 D. 10,125
Bài 49. Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, dư, thu được 4,48 lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối nitrat khan. Giá trị của m là
A. 46,4 B. 35,7 C. 15,8 D. 77,7
Bài 50. Để m gam phôi bào sắt trong không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp B có khối lượng là 12 gam gồm Fe và các oxit của sắt. Cho hỗn hợp B tác dụng với axit HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là
A. 10,08 B. 18,02 C. 12,32 D. 13,57