Rừng là 1 hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
30 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Môn: Điều tra phân loại rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Điều tra phân loại rừngGiáo viên: Nguyễn Tiến ĐôngLớp: K7CĐ – QLĐĐANhóm: 04BÀI THẢO LUẬNRỪNG LÀ GÌ?Rừng là 1 hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyểnRừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên cảnh quan vì có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường sinh thái.Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng (E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).Theo khoản 1 điều 3 của Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm 2004: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1* trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3 trở lên)Theo Tansley (1935): Rừng là một hệ sinh thái. Theo Sucasep (1964): Hệ sinh thái rừng đồng nghĩa với quần lạc sinh địa rừng. Thành phần hệ sinh thái rừngChất vô cơ (O2 .CO2, H2O)Chất hữu cơ (protein, lipit, gluxit, các chất mùn)Khí hậuSinh vậtVai trò của rừngMôi trườngXã hộiKinh tếĐối với môi trường:Rừng là lá phổi xanh, là môi trường sống: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm.Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất.Rừng chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản.Đối với xã hội:Tạo công ăn việc làm cho người dânPhục vụ công tác bảo tồn nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học.Là nguồn thu nhập chính của các đồng bào dân tộc.Là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo.Mang lại các sản phẩm có giá trị cao.Đối với kinh tế:Cung cấp lương thực thực phẩm cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.Cung cấp lâm sản, động thực vật là đặc sản cho xã hội.Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp xây dựng.Cung cấp dược liệu quý cho y học.Đặc biệt phát triển du lịch sinh thái rừng.Sản xuất đồ gỗDu lịch sinh tháiMột số loại rừng phổ biến ở nước taRừng rậm nhiệt đớiRừng ngập mặnRừng lá rộngRừng đặc sảnRừng kinh tếRừng phòng hộHỆ SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Vườn quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằ trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh HóaVị trí miền Bắc Việt NamThành phố gần nhất Ninh Bình, Thanh HóaTọa độ 20°19′00″B 105°36′30″ĐDiện tích 222,00 km²Thành lập năm 1966 Cơ quan quản lý BNNPTNT Việt NamLịch sử - địa lýVườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền ... trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước.Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 thang 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia diện tích 25.000 ha.Địa hìnhCúc Phương nằm phía đông nam của dãy núi Tam ĐiệpPhần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km,Ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Núi Tam ĐiệpThủy vănĐịa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn nước trong vườn bị hệ thống các mạch nước ngầm hút rất nhanh, sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở 2 bên sườn của vườn quốc gia.Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vườnChỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Sông BưởiĐa dạng sinh học: Là một Vườn Quốc Gia giàu tính đa dạng sinh họcCúc Phương có 19 quần xã thực vật, trên 2000 loài thực vật bậc cao được phân bố trong 229 họ, 918 chi.Đã phát hiện được 118 loài quí hiếm, 433 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin Khu hệ động vậtCúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng.Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 571 loài bao gồm: 65 loài cá, 67 loài bò sát, 43 loài ếch nhái, 307 loài chim và 89 loài thú.Trong số đó có 64 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.Ngoài ra còn ghi nhận được 12 loài Giáp xác, 1800 dạng côn trùng và nhiều loài nhuyễn thể. Động vật:Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạngGồm 97 loài thú, 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu Vooc Mông TrắngBáo gấmSóc bụng đỏThực vật:Các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài.Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi.Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Cói, Lan và Ô rô Hoa lanCó các cây cổ thụ đặc trưng như:Cây đăng cổ thụ: là một cây đại thụ cao 45m, đường kính tới 5m và có bộ rễ nổi trên mặt đất chạy dài chừng 20m.Cây chò ngàn năm: là cây đại thụ cao 45m, đường kính 5m và có chu vi hơn 20 người ôm mới hết.Cây sấu cổ thụ là cây đại thụ cao 45m, hệ thống rễ bạnh vè được phân ra từ thân cây ở độ cao khoảng 10m rồi phát triển chạy dài tới 20m. Vai trò của vườn quốc gia cúc phương:VQG Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Là khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng, phong phú.Là môi trường sống của nhiều loài động thực vật.Cung cấp các nguyên liệu cho cá nghành công nghiệp, chế biến, các dược liệu cho nhu cầu chữa bệnh.Một số hang động tiền sửĐộng Người Xưa: là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là trang văn hoá độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại và là một di sản quý giá nằm trong đối tượng bảo vệ của rừng Cúc Phương. Hang Con Moong: nằm gần sông suối, khu vực có hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng vì vậy đã được người cổ chọn làm nơi cư trú lâu dài. Hang rộng và dài, có 2 cửa thông nhau. Hang Con Moong có địa tầng văn hoá khá dầy, có cấu tạo rất phức tạp, có sự đan xen kế tiếp nhau của đất sét, vỏ nhuyễn thể và các vệt tro than.BÀI THẢO LUẬN CỦA NHÓM IVCẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI