Câu 1: Trong 320 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, Nhân dân Đồng Nai đã trải qua những cuộc kháng chiến nào? Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về truyền thống đấu tranh cách mạng của Nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai ?
Đồng Nai là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ của đất nước Việt Nam. Là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), có diện tích lớn thứ nhì ở Đông Nam Bộ (sau Tỉnh Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Kiên Giang), Đồng Nai được đánh giá là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước; là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.
Trong 320 năm lịch sử hình thành và phát triển, Đồng Nai đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến gian lao và anh dũng thể hiện đúng khí chất của nhân dân vùng đất miền Đông. Với niềm tự hào và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha anh đi trước, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều tài liệu (từ nhiều nguồn khác nhau) có đề cập đến lịch sử của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và sau đây tôi xin trình bày cụ thể về nội dung của cuộc kháng chiến mà nhân dân vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai đã trải qua trong 320 năm lịch sử.
79 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2018 - Lại Thị Quốc Toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Trong 320 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, Nhân dân Đồng Nai đã trải qua những cuộc kháng chiến nào? Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về truyền thống đấu tranh cách mạng của Nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai ?
Đồng Nai là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ của đất nước Việt Nam. Là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), có diện tích lớn thứ nhì ở Đông Nam Bộ (sau Tỉnh Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Kiên Giang), Đồng Nai được đánh giá là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước; là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.
Trong 320 năm lịch sử hình thành và phát triển, Đồng Nai đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến gian lao và anh dũng thể hiện đúng khí chất của nhân dân vùng đất miền Đông. Với niềm tự hào và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha anh đi trước, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều tài liệu (từ nhiều nguồn khác nhau) có đề cập đến lịch sử của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và sau đây tôi xin trình bày cụ thể về nội dung của cuộc kháng chiến mà nhân dân vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai đã trải qua trong 320 năm lịch sử.
1. Cuộc kháng chiến từ năm 1833 - 1835 (đỉnh cao là cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi)
Từ năm 1792, Nguyễn Ánh hoàn toàn làm chủ đất Trấn Biên, Gia Định. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, Trấn Biên dinh thành Biên Hòa trấn. Đến năm 1808, lại đổi trấn Gia Định ra Gia Định Thành thống quản trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên; Nguyễn Văn Nhơn làm tổng trấn, Trịnh Hoài Đức làm hiệp tổng trấn. Đến năm 1812, Lê Văn Duyệt làm tổng trấn.
Năm 1832, Lê Văn Duyệt mất. Nguyễn Văn Quế và bố chánh Bạch Xuân Nguyên vốn có hiềm khích, dựng vụ án Lê Văn Duyệt. Vua Minh Mạng cho xiềng mộ Lê Văn Duyệt, bãi bỏ chức tổng trấn, chia các trấn thành lục tỉnh. Tỉnh Biên Hòa có từ đây.
Giận vì Lê Văn Duyệt bị ngược đãi, năm 1833 con nuôi Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi tạo phản, chiếm thành Phiên An; mãi đến năm 1835, Lê Văn Khôi bệnh mất, nhà Nguyễn mới dập tắt được cuộc binh biến, bắt giết cả thảy 1.831 người đem chôn chung gọi là mả Ngụy. Hai lần Lê Văn Khôi đánh chiếm Biên Hòa. Người Biên Hòa theo Lê Văn Khôi bị trừng trị khá đông liên lụy đến cả họ hàng. Bảy tướng lĩnh triều đình chết trận tại Biên Hòa: Lê Văn Nghĩa, Phan Văn Song, Trần Văn Du, Đặng Văn Quyến, Trần Văn Thiều, Nguyễn Văn Lý, Ngô Văn Hóa; vua Minh Mạng cho lập thờ ở thôn Bình Hòa, xã Bình Thành, ban sắc phong năm 1838, di tích còn lại có thể là miếu Bình Hòa (nay thuộc phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa). Tương truyền, con cháu của Lên Văn Khôi trốn được, có 2 người ẩn danh trong dân ở Hang Nai (Nhơn Trạch) và Long Thành.
2. Cuộc kháng chiến năm 1861 – 1862 (hay có tên gọi là trận đánh Biên Hòa lịch sử năm 1861 – 1862)
Sau khi Pháp đánh chiếm Định Tường (tháng 4/1861), thì phong trào kháng Pháp của người dân ở Nam Kỳ càng thêm mạnh mẽ. Bất lực, Đề đốc Hải quân Charner đã xin từ chức. Tháng 10/1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay. Rút kinh nghiệm thất bại của Charne, tướng Bonard chủ trương chưa đánh sâu vào các làng xã mà khẩn trương đánh chiếm những tỉnh thành. Và kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, và nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống đối trên một địa bàn rộng lớn từ sông Đồng Naiđến sông Tiền, sông Hậu. Để dọn đường cho cuộc tấn công Biên Hòa, tướng Bonard sai hai toán quân đi thám thính. Một đội đến Suối Sâu (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), thì bị quân Việt đánh đuổi; một đội khác đến hai thôn là Bình Thuận và Bình Chuẩn (đều thuộc Biên Hòa), thì bị Phó đề đốc Lê Quang Tiến cho quân tập kích, làm đối phương cũng phải tháo lui.
Sau khi chuẩn bị xong, ngày 14/12/1861, tướng Bonard vừa gửi tối hậu thơ cho tướng Bá Nghi & Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan, vừa ban lệnh khởi binh. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha có khoảng 1.000 người được chia làm 4 đạo như sau: Đạo quân bộ thứ nhất do Thiếu tá Comte chỉ huy gồm pháo binh và bộ binh Tây Ban Nha; Đạo quân bộ thứ nhì do Trung tá Domenech Diégo chỉ huy gồm một đại đội thủy quân lục chiến Tây Ban Nha và một đội kỵ binh Pháp cùng 2 súng đồng 4 nòng; Đạo quân thủy thứ ba do Đại tá Lebris chỉ huy gồm 2 đại đội thủy quân lục chiến; Đạo quân thủy thứ tư do Chủ tỉnh Renommée chỉ huy.
Ngay ngày đầu, đạo quân của Thiếu tá Comte đã đánh chiếm được Gò Công Trao Trảo. Ngày 15/12/1861, đội quân trên hợp với cánh quân của Trung tá Domenech Diégo, cắt đứt liên lạc giữa Mỹ Hòa và Biên Hòa, rồi cùng bao vây đồn Mỹ Hòa, khiến quân Việt phải bỏ căn cứ rút qua sông. Trong khi đó, đoàn tàu chiến do Trung tá Ha-ren chỉ huy tiến theo sông Đồng Nai vừa phá cản vừa bắn phá các pháo đài trên bờ. Đồng thời, một cánh quân thủy khác do Đại tá Lebris cầm đầu, theo rạch Gò Công Trao Trảo đánh vào phía sau các pháo đài. Sau khi các cản và pháo đài của quân Việt đều bị phá vỡ, đến ngày 16/12/1861, cả bốn đạo quân của đối phương đều có mặt trước tỉnh thành Biên Hòa. Trước tình thế đó, tỉnh thần là Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan vá Án sát Lê Khắc Cẩn cho lui quân về giữ đồn mới là Hồ Nhĩ; còn tướng Bá Nghi thì từ phủ Phước Tuy (Bà Rịa) lui vào rừng Long Kiên, Long Tả rồi chạy tuốt về Bình Thuận.
Ngày 18/12/1861, liên quân ung dung tiến vào chiếm đoạt thành, mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào nữa. Ngày 28/12/1861, từ Biên Hòa, liên quân đánh chiếm Long Thành. Ngày 7/01/1862, liên quân lại theo dòng sông Đồng Nai, đánh lấy thành Bà Rịa (phủ lỵ Phước Tuy) ngay trong ngày này.
Không có con số chính thức về mức độ thiệt hại về người và của cả hai bên; chỉ biết khi tháo chạy, quân Việt đã bỏ lại 48 cổ đại bác, 15 chiến thuyền và nhiều thuốc đạn nơi thành Biên Hòa. Trong lúc liên quân Pháp-Tây Ban Nha đi tấn công Biên Hòa và Bà Rịa, đoàn chiến thuyền của họ còn rảo theo ven biển đánh đắm trên trăm thuyền của dân và của triều đình, nhiều nhất là ở hải phận Phan Rí thuộc Bình Thuận. Và sau khi rơi vào tay liên quân, tỉnh Biên Hòa được chia thành 3 tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thủ Dầu Một (nay là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương). Thành lũy ở Biên Hòa và Bà Rịa đều bị phá bỏ. Về phía Pháp, ngay trong ngày đầu tiên tấn công (14/12/1861), tàu Alarme của Pháp đã bị bắn trúng nhiều phát đại bác, gây hư hại nặng, gãy cả cột buồm.
3. Cuộc kháng chiến năm 1902 - 1905 (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Đoàn Văn Cự và nghĩa binh yêu nước)
Cùng với Nam kỳ lục tỉnh, tại Biên Hòa phong trào chống thực dân Pháp cũng diễn ra mạnh mẽ. Tuy có những lúc diễn ra âm thầm nhưng lại nung nấu những ý chí lớn lao. Có thời điểm các phong trào chống thực dân Pháp hoạt động bí mật theo các hội kín tôn giáo, điển hình trong số đó là Hội kín Thiên Địa hội của Đoàn Văn Cự.
Đoàn Văn Cự sinh năm 1835, người Bình An, Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) trong một gia đình nhà nho khá giả. Thời nhỏ, Đoàn Văn Cự là người thông minh, học giỏi. Lớn lên, Đoàn Văn Cự thấm nhuần tư tưởng của những nhà yêu nước và cụ thân sinh ra ông, là người có tinh thần chống thực dân, đã có nhiều hoạt động phản kháng và bị thực dân theo dõi. Vì thế, khi lập gia đình, ông đưa vợ con đến sinh sống tại rừng chồi Bưng Kiệu, thôn Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay là phường Tam Hòa, TP. Biên Hòa), nơi có ít tai mắt của bọn thực dân. Tại Bưng Kiệu, Đoàn Văn Cự mở các lớp dạy học và làm nghề bốc thuốc gia truyền, kiêm luôn xem bói tướng cho người dân. Hàng ngày, ông ăn mặc giống như một người tu hành, sống hiền hòa, lương thiện và được nhiều người trong vùng kính nể. Dưới vỏ bọc này, Đoàn Văn Cự đã tạo được uy tín đối với cộng đồng người tại Bưng Kiệu. Từ đây, ông bắt đầu gây dựng Thiên Địa hội, chống thực dân Pháp. Lúc này, Đoàn Văn Cự đã bước sang tuổi 67. Vào thời điểm ấy, hưởng ứng các bang hội khác, nhiều cuộc nổi dậy kháng Pháp đã diễn ra. Điển hình như Trương Công Định chiêu mộ quân sỹ và lập căn cứ tại Gò Công (Tiền Giang) hay vụ Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu quân Pháp trên dòng sông Vàm Nhật Tảo huyền thoại. Cùng với đó là hàng loạt các cuộc nổi dậy dưới "mác" Thiên Địa hội hay hội kín.
Hiểu rõ mục đích và lời kêu gọi kháng thực dân Pháp của Đoàn Văn Cự, đông đảo người dân trong vùng hưởng ứng nhiệt tình nhất là lớp thanh niên, trai tráng. Cứ thế, thời gian trôi qua, lực lượng Thiên Địa hội của Đoàn Văn Cự ngày một mạnh và đông lên. Họ được ông chỉ giáo về nghĩa khí giang hồ, về lòng yêu nước và nhiệm vụ phải làm là đuổi thực dân Pháp đem lại ấm no, hạnh phúc cho muôn dân. Trong khoảng 3 năm (1902 - 1905), lực lượng Thiên Địa hội đã rất đông, khắp nơi đều có tín đồ, thành viên. Họ giao tiếp và nhận diện nhau thông qua những ám hiệu, ám khí. Thời ấy, từ Bình Đa, chợ Chiếu ở Hiệp Hòa đến tận khu vực núi Nứa của Bà Rịa là cả một vùng rộng lớn đều có tay chân của Thiên Địa hội. Trong Thiên Địa hội của Đoàn Văn Cự có rất nhiều anh hùng hảo hán hay những tay giang hồ cự phách, những tên trộm cướp khét tiếng thời ấy đã được ông thu nạp và giáo huấn, trở thành những dũng tướng trong bang hội. Hiểu rõ được mục đích của Thiên Địa hội, họ hết sức phò tá Đoàn Văn Cự và quyết tâm đuổi thực dân Pháp giành tự do.
Quy tụ được đông đảo anh hùng hảo hán khắp nơi cùng sự ủng hộ của bà con nhân dân, Đoàn Văn Cự cùng các thành viên trong bang hội tích cực chuẩn bị mọi mặt để làm chuyện lớn. Việc đầu tiên được Thiên Địa hội chú ý chính là lương thực và vũ khí. Để có lương thực, ông ra sức kêu gọi nhân dân đóng góp và tích trữ tiền bạc mua lương thảo. Về phần binh khí, ngoài việc tìm mua thì ông cũng cho xây dựng lò rèn làm gươm, giáo, mác. Mặt khác, Đoàn Văn Cự còn cho anh em trong bang hội tập luyện võ nghệ, thao dượt binh pháp. Cứ thế, các hoạt động của Thiên Địa hội nhất loạt theo kế hoạch của Đoàn Văn Cự. Lực lượng này ngày càng quy củ và lớn mạnh cả số lượng cùng sự gan lỳ, dũng mãnh và biết tác chiến. Từ chỗ hội kín, Thiên Địa hội của Đoàn Văn Cự dần dần ra hoạt động công khai tại cánh rừng Bưng Kiệu. Cũng chính từ đây, thực dân Pháp đã cho mật thám theo dõi và chúng dần biết được Thiên Địa hội của ông. Sau khi cho theo dõi, thực dân Pháp tại Biên Hòa đã biết được mục đích thực sự của Thiên Địa hội do Đoàn Văn Cự cầm đầu. Bọn thực dân quyết tâm thực hiện một kế hoạch tiêu diệt bất ngờ.
Theo tin báo, bọn thực dân Pháp tại Biên Hòa sẽ cử một viên sỹ quan chỉ huy tiểu đội lính Mã Tà (lính cảnh sát) trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại vào thời ấy, đến bao vây căn cứ của Thiên Địa hội tại rừng Bưng Kiệu. Đó là ngày mồng 8/4 (âm lịch) năm 1905. Nhận được tin báo, Đoàn Văn Cự cho triệu tập các thành viên trong hội sẵn sàng nghênh chiến. Ông lệnh cho Hoàng Giáp, Hoàng Mè, những anh hùng hảo hán bày binh, bố trận tại khu vực cánh rừng Bưng Kiệu sẵn sàng nghinh địch. Tuy nhiên, anh em trong hội mật phục từ sáng tới chiều tối cũng không thấy tiểu đội Mã Tà xuất đầu lộ diện. Bố trí mai phục cả một ngày trời không thấy địch xuất hiện, lệnh từ ông được phát đi cho anh em về ăn cơm, vì cả ngày phải mai phục chưa ăn uống gì. Thêm vào đó, Đoàn Văn Cự nghĩ rằng, bọn địch đã hoãn kế hoạch tiến vào Bưng Kiệu. Tuy nhiên, khi các vị trí vừa rút xong thì bất ngờ quân Pháp kéo tới rầm rộ, bao vây cả cánh rừng Bưng Kiệu, thôn Vĩnh Cửu. Dưới sự chỉ huy của một tên đại úy, chúng cho mai phục khắp nơi trong thôn, bao vây hoàn toàn căn cứ của Thiên Địa hội. Thậm chí, chúng còn mai phục trên diện rộng, từ bờ suối Linh đến suối cầu Khỉ. Khi siết chặt vòng vây, sẵn sàng cho cuộc tiêu diệt Thiên Địa hội, tên đại úy cùng thông ngôn và hai tên vệ sỹ tiến tới nhà Đoàn Văn Cự. Biết trước được chuyện chẳng lành, Đoàn Văn Cự trong trang phục chỉnh tề ra nghênh đón. Khi tới trước cửa nhà, bọn chúng thấy ông đứng uy nghi, oai phong với đầu chít khăn, mình lại thắt dây đai màu hồng, có dắt đoản đao đầu hổ. Lúc này, tuy đã ngoài 70 nhưng trông ông vẫn còn tráng kiện, oai vệ. Đoàn Văn Cự đứng ngay bàn thờ tổ, thấy 4 tên xông vào nhà, không nói lời nào, Đoàn Văn Cự rút đoản đao lao tới chém liền mấy nhát vào tên đại úy. Tuy nhiên, hắn lanh lẹ tránh kịp lưỡi đao chí mạng của cụ nhưng cũng bị đứt vành tai và cánh tay trái bị thương. Thoát chết, lấy lại được thế, hắn rút súng và bắn một loạt đạn, cụ Đoàn Văn Cự đứng được một lúc thì ngã xuống. Khi cụ Đoàn Văn Cự ngã xuống, chúng bắt đầu cho lính xả súng xối xả vào nhà cụ cũng như những ngôi nhà lân cận, đốt phá kho lương thực. Người ta nghe kể lại, lúc ấy súng nổ vang trời, lửa cháy ngùn ngụt, sáng cả một vùng trời vào đêm 8/4. Chúng cho lính đứng giám sát việc tiêu diệt sào huyệt Thiên Địa hội, mặc dù lửa đã cháy rừng rực. Đến tận khuya hôm đó, chúng lại cho một toán lính khác đến thay thế và giám sát, kiên quyết không cho một thành viên nào của Thiên Địa hội có cơ may sống sót. Tuy nhiên, do thông thạo địa hình, lại được cụ Đoàn Văn Cự tính toán đường lui từ trước nên đã có rất nhiều người trốn thoát khỏi họng súng và lửa cháy của kẻ thù. Dù vậy, ngoài cụ Đoàn bị bắn chết cũng có thêm 16 người khác phải bỏ mạng trong đám cháy. Khi đã chắc chắn tiêu diệt được bang chủ và đồng đảng Thiên Địa hội, quân Pháp mới bắt dân làng khiêng xác cụ Đoàn và 16 đồng đảng đi chôn tại một ngôi mộ tập thể gần đó. Cụ Đoàn ngã xuống như một dũng tướng, khiến người dân vùng Vĩnh Cửu hết sức thương tiếc và đau buồn. Còn anh em nghĩa sỹ cũng mỗi người tứ tán mỗi phương và tiếp tục nuôi lý tưởng kháng thực dân Pháp.
4. Cuộc kháng chiến năm 1929 - 1945
Sau Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng ra đời vào năm 1929; 6 năm sau (năm 1935), Chi bộ Đảng Bình Phước - Tân Triều được thành lập gồm 5 đồng chí do đồng chí Hoàng Minh Châu làm Bí thư, khởi đầu giai đoạn yêu nước chống Pháp ở Đồng Nai đi theo Chủ nghĩa Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi có Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng ở Đồng Nai đi vào hoạt động tự giác, có tổ chức, hướng đến mục tiêu trước mắt và lâu dài, xác định từng bước đi thích hợp. Giai đoạn 1935 đến trước tháng 8/1945, chủ yếu là dân sinh dân chủ kết hợp đấu tranh chính trị, kết hợp nuôi dưỡng lực lượng vũ trang để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị liên tục của các tầng lớp nhân dân chứng tỏ sự trưởng thành của các lực lượng cách mạng: Liên đoàn học sinh trường tiểu học Bình Hòa được Đảng lãnh đạo rải truyền đơn kêu gọi tinh thần cách mạng ngày 01/5/1935; mítting trọng thể tại Gò Dê (Bình Ý) tháng 9/1936; Cuộc đấu tranh đòi giảm sưu thuế của nhân dân Long Thành và cuộc đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm của công nhân Nhà máy BIF thắng lợi.
Đầu năm 1937, các cơ sở Đảng phát triển, thành lập Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Trương Văn Bang làm bí thư, đến giữa năm có thêm các chi bộ Đảng: Bình Ý, Bình Phước, Tân Triều, Thiện Tân, Bình Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Quới, Xuân Lộc... Năm 1940, việc chuẩn bị tham gia khởi nghĩa Nam kỳ được tiến hành ráo riết nhưng bị lộ, bị đàn áp, nhiều tổn thất; một số đảng viên bị bắt, bị giết hoặc tù đày; một bộ phận có vũ trang thô sơ rút vào rừng (là một trong số các bộ phận hình thành Chi đội 10 sau Cách mạng Tháng tám).
Từ ngày 28/7/1941, phát xít Nhật vào Biên Hòa, dân Đồng Nai thêm một tròng áp bức. Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, lập chính quyền và các tổ chức thân Nhật; lãnh đạo Đảng nhận định tình hình, chọn thời cơ cách mạng; địa phương Biên Hòa cùng cả nước thực hiện lệnh tổng khởi nghĩa; buộc tỉnh trưởng ngụy Nguyễn Văn Quý phải chuyển giao chính quyền cho đại diện nhân dân lúc 11h30 ngày 26/8/1945. Sáng ngày 27/8/1945 tại Quảng trường Sông Phố diễn ra ngày hội lịch sử mừng độc lập, thống nhất của nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai gồm hàng vạn người tham gia.
5. Cuộc kháng chiến từ năm 1945 - 1948
Cuối tháng 9/1945, tại Biên Hòa, đồng chí Hà Huy Giáp đại diện Xứ ủy Nam Bộ đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn tỉnh họp tại nhà hội Bình Trước (Thị xã Biên Hòa). Hội nghị đã bầu Tỉnh ủy lâm thời và đề ra một số chủ trương cần kịp. Hội nghị nhấn mạnh vấn đề xây dựng mặt trận Việt Minh, kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang để bước vào kháng chiến. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy lâm thời, trại huấn luyện du kích Bình Đa – Vĩnh Cửu được thành lập, do đồng chí Phan Đình Công phụ trách. Tham gia giảng dạy có các đồng chí Phạm Thiều, Xuân Diệu Học viên từ khóa đầu tiên gồm tự vệ công nhân hãng cưa BIF, tự vệ vùng Bình Đa – Vĩnh Cửu và thanh niên cứu quốc quận Châu Thành. Trong thời gian gấp rút trường đã mở được hai khoá (mỗi khóa nửa tháng), đào tạo cán bộ chỉ huy đánh du kích với phân đội nhỏ. Trại huấn luyện du kích Bình Đa là tiền thân các trường quân chính của tỉnh sau này. Trại đã kịp thời đào tạo một số cán bộ tiểu đội trung đội cho lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của tỉnh. Nhiều đồng chí được đào tạo ở đây qua chiến đấu đã trưởng thành nhanh chóng và giữ vai trò nòng cốt trong việc phát triển lực lượng vũ trang của cả hai tỉnh Biên Hòa và Bà Rịa suốt chín năm chống Pháp. Vừa huấn luyện vừa chiến đấu, tháng 10/1945, trại đã cử một phân đội phối hợp cùng bộ đội Nam tiến, do đồng chí Nam Long chỉ huy, đánh địch tại cầu Bình Lợi, ngăn chặn giặc lên chiếm. Song song với việc thành lập Trại du kích, tại các quận, dưới sự lãnh đạo của các Quận ủy, các đội địa phương vũ trang địa phương cũng được hình thành. Tại quận Châu Thành, đơn vị vũ trang tập trung mang tên quân giải phóng gồm 5 tiểu đội có 30 súng trường các loại. Quận ủy Châu Thành còn thành lập đội Xung Phong cảm tử khoảng 30 thiếu niên từ 13 đến 16 tuổi do đồng chí Nguyễn Văn Ký chỉ huy. Đội này có nhiệm vụ nắm tình hình địch, quấy rối, diệt tề trừ gian trong thị xã. Ở Long Thành, ta đã xây dựng được 3 quân đội, phần lớn là công nhân các cơ sở cao su Bình Sơn, He - le - na, nòng cốt là những cán bộ 12 người của trại du Khóa thứ hai đang huấn luyện thì quân Nhật vào khiêu khích, trại phải chuyển lên sở Tiêu - Đất Cuốc (Tân Uyên). Đơn vị đã trang bị 8 khẩu súng thu của lính mã tà và hương quản. Đến tháng 10, thêm lực lượng tự vệ chiến đấu với 18 khẩu súng ở Thành Tuy Hạ về hợp nhất, quân giải phóng Long Thành phát triển thành 4 phân đội. Ở Xuân Lộc, lực lượng vũ trang tập trung có khoảng 30 chiến sĩ và 20 tay súng. Tại Tân Uyên, lực lượng vũ trang gồm 4 phân đội do đồng chí Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy lấy tên là Quân giải phóng Biên Hòa. Lực lượng này gồm: đội vũ trang của đồng chí Chín Quỳ (17 người), một phân đội (gồm lực lượng công nhân hàng hải) do đồng chí Đào Văn Quang đưa từ Sài Gòn lên; thanh niên tự vệ chiến đấu Tân Uyên và các học viên của trại huấn luyện du kích Sở Tiêu. Nhân dân vùng Tân Uyên quen gọi là: bộ đội Tám Nghệ. Mỗi phân đội có từ 12 đến 15 tay súng, số còn lại trang bị mã tấu, dao găm, lựu đạn. Cùng với việc khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung tuyên truyền, giải thích và kêu gọi các giới đồng bào bất hợp tác với giặc, thành lập các đội phá hoại để thực hiện “tiêu thổ kháng chiến” khi giặc Pháp tiến lên Biên Hòa. Cuối tháng 10/1945, có quân tăng viện từ Pháp sang, lại được quân Anh, quân Nhật phối hợp, có hỏa lực mạnh hơn ta gấp nhiều lần, giặc Pháp phá vỡ vòng vây ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Không để tài sản nhân dân rơi vào tay giặc, Tỉnh ủy lâm thời, Ủy ban nhân dân tỉnh ra lệnh tiêu thổ kháng chiến. Nhân dân thị xã được hướng dẫn tản cư ra vùng nông thôn. Công nhân hãng của BIF đốt sạch số gỗ súc, tháo gỡ toàn bộ máy móc đem cất giấu. Công nhân cao su ở Châu Thành, Xuân Lộc, Long Thành đốt các bánh mủ (crepe), phá hủy các kho, xưởng máy, đánh sập các khu nhà xây kiên cố để giặc không thể sử dụng đóng đồn, bót khi tới chiếm. Các đội công tác đánh sập cầu, chặt cây, phá đường ngăn cản giặc. Ngày 25/10/1945, quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa. Xe cộ ngừng chạy đường phố vắng tanh. Nhà nhà cửa đóng im ỉm. Chợ búa không họp. Điện nước không có. Các cơ quan của Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Việt Minh tỉnh rút lên Tân Định, Tân Uyên để bảo toàn lực lượng xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Riêng các cơ quan của huyện Châu Thành lui về Bình Ý và Bến Gỗ. Ngày 27/10, giặc Pháp đánh lên Trảng Bom, Dầu Giây, chiếm ngã ba quốc lộ 1 và quốc lộ 20. Ngày 30/10, có quân Anh dẫn đường, giặc Pháp tiến về Xuân Lộc. Bộ đội N