Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân - Học sinh sinh viên năm học 2009 - 2010

Câu 1: Em hãy cho biết những dự báo của Trung ương Đảng về tình hình kinh tế xã hội của thế giới và trong nước thời gian tới? Từ đó trình bày mục tiêu và những giải pháp lớn để thực hiện nhiệm vụ của Hội nghị TW 10? Câu 2: Phân tích nội dung nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Từ đó rút ra ý nghĩa đối với bản thân? Câu 3: Trong Điều 6 của Quy chế công tác HSSV (quy chế 42/2007) có quy định các hành vi HSSV không được làm, em hãy cho biết đó là những hành vi nào? Bản thân em ý thức thực hiện quy định này như thế nào? Câu 4: Hãy nêu những nội dung cơ bản của Quyết định số 44/2007 về việc cấp học bổng khuyến khích học tập cho HSSV đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp? Câu 5: Em hãy cho biết theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đào tạo đối với Học sinh, sinh viên: Đối tượng HSSV nào thuộc diện được vay vốn ưu đãi giáo dục? Sau khi được vay vốn, HSSV phải có trách nhiệm gì?

doc13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân - Học sinh sinh viên năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG Soạn thảo: CNT BÀI THU HOẠCH TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN - HSSV NĂM HỌC 2009 - 2010 Họ và tên HSSV: Lớp : Ngành đào tạo : Khóa : Khoa : -123CNT- Hà Nội: 2009 Bản cam kết HSSV CÂU HỎI THU HOẠCH I- Phần câu hỏi chung cho tất cả các HSSV các hệ đào tạo: Câu 1: Em hãy cho biết những dự báo của Trung ương Đảng về tình hình kinh tế xã hội của thế giới và trong nước thời gian tới? Từ đó trình bày mục tiêu và những giải pháp lớn để thực hiện nhiệm vụ của Hội nghị TW 10? Câu 2: Phân tích nội dung nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Từ đó rút ra ý nghĩa đối với bản thân? Câu 3: Trong Điều 6 của Quy chế công tác HSSV (quy chế 42/2007) có quy định các hành vi HSSV không được làm, em hãy cho biết đó là những hành vi nào? Bản thân em ý thức thực hiện quy định này như thế nào? Câu 4: Hãy nêu những nội dung cơ bản của Quyết định số 44/2007 về việc cấp học bổng khuyến khích học tập cho HSSV đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp? Câu 5: Em hãy cho biết theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đào tạo đối với Học sinh, sinh viên: Đối tượng HSSV nào thuộc diện được vay vốn ưu đãi giáo dục? Sau khi được vay vốn, HSSV phải có trách nhiệm gì? Câu 6: Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong trường là một trong những nội dung quan trọng của Công tác học sinh, sinh viên. Bản thân em đã làm gì để góp phần thực hiện công tác này của nhà trường trong năm học 2008 - 2009 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm học mới 2009 - 2010? Câu 7: Theo Quy chế quản lý HSSV ngoại trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo, HSSV ngoại trú phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gì? Câu 8: Nhận thức của em về việc bảo vệ tài sản chung và bảo vệ môi trường trong trường học? Câu 9: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã xác định hai phong trào lớn “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Bạn hãy cho biết các nội dung cụ thể của hai phong trào trên? Là Đoàn viên TNCS HCM, bạn thấy trách nhiệm và nghĩa vụ của mình như thế nào để thực hiện thành công các phong trào trên? II- Phần câu hỏi riêng cho từng hệ (HSSV thuộc hệ nào thì trả lời phần câu hỏi của hệ đó): 1. Hệ Đại Học: a) Em hiểu về cách xác định điểm quá trình, điểm thi kết thúc học phần, điểm học phần như thế nào? b) Theo bạn những trường hợp có kết quả học tập như thế nào sẽ thuộc diện cảnh cáo kết quả học tập và bị buộc thôi học? 2. Hệ Cao Đẳng: a) Hãy nêu các điều kiện để sinh viên được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học? b) Theo bạn để được xét tốt nghiệp, sinh viên phải thỏa mãn các điều kiện như thế nào? c) Bạn hãy đưa ra các ý kiến của mình qua việc học tập và thực hiện quy chế đào tạo cũng như các quy định của nhà trường? 3. Hệ TCCN: a) Hãy nêu các điều kiện để học sinh được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học? b) Theo bạn để được xét dự thi tốt nghiệp, sinh viên phải thỏa mãn các điều kiện như thế nào? Ghi chú: Đề nghị HSSV các lớp làm bài thu hoạch theo mẫu trên khổ giấy A4, trả lời ngắn gọn, nghiêm túc, đầy đủ các câu hỏi và nộp theo quy định. BÀI LÀM I- Phần câu hỏi chung cho tất cả các HSSV các hệ đào tạo: Câu 1: Những dự báo của Trung ương Đảng về tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian tới: * Với thế giới: - Khủng hoảng kinh tế còn tiếp tục và diễn ra phức tạp. - Là điều kiện tốt để một số nền kinh tế mới trỗi dậy như: Trung Quốc, Ấn Độ, Braxil và một số nước ở Châu Mỹ, Trung Đông. - Sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt về mọi mặt. * Với Việt Nam: - Thuận lợi: Đường lối đổi mới ngày càng rõ ràng hơn; Cơ hội khi các nước lớn rơi vào khủng hoảng. - Khó khăn: Vấn đề việc làm, thất nghiệp còn nhiều; Khí hậu biến đổi, nhiều thiên tai, dịch bệnh; Các thế lực thù địch tăng cường chống phá Việt Nam; Trình độ quản lý kinh tế - xã hội của Việt Nam còn yếu kém và nhiều bất cập. * Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của Hội nghị Đảng X: - Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý. - Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiến tới một nền kinh tế thị trường theo hướng Hiện đại. - Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. - Ổn định kinh tế, chính trị và duy trì trật tự xã hội. * Giải pháp cụ thể: - Hạn chế suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận để làm sáng tỏ hơn con đường XHCN. - Tăng cường an ninh xã hội, cải tiến - đổi mới giáo dục, tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoàn thiện chế độ tiền lương, tăng cường quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. - Đẩy mạnh cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà Nước. - Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng XI. Câu 2: Nâng cao ý thức hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã từng nói: Thanh niên nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, Người còn dạy chúng ta phải “vừa hồng vừa chuyên”, phải rèn đức luyện tài... Để làm được điều đó, trước hết mỗi người phải thể hiện cụ thể hành vi thái độ, nhiệm vụ của bản thân với nhiệm vụ được giao, công việc phải làm. Trong quá trình học tập, làm việc thực tế, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Thể hiện bằng thái độ học tập tốt, không vi phạm quy chế, năm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của bản thân rồi vận động những người xung quanh cùng làm. Nội dung “hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân” là trách nhiệm của bản thân, là việc đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích của bản thân, chăm lo lợi ích cho nhân dân ở mức độ cho phép (không vượt quá khả năng và quyền hạn). Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, xác định mục tiêu vì dân làm việc như những lời Bác dạy: “Mỗi người cán bộ là một đầy tớ của nhân dân” “Làm cán bộ là suốt đời làm đầy tớ cho nhân dân” “Phải biết làm học trò dân thì mới làm thầy được”. * Ý nghĩa đối với bản thân: Bản thân em là một HSSV, sẽ bổ xung học tập, rèn luyện về mặt chính trị tư tưởng (học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức của Bác). Từ đó, rèn luyện hơn nữa về mặt đạo đức, cộng với việc học văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Không vi phạm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nội quy của nhà trường. Hăng hái tham gia các phong trào của lớp, của trường góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua học tập của tập thể đi lên. Cùng tuyên truyền, phổ biến phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đưa phong trào trở nên rộng khắp. Cùng tập thể lớp, trường và thế hệ Thanh niên Việt Nam thực hiện được lời di trúc của Bác “đưa Việt Nam lên đài vinh quan, sánh vai với các cường quốc năm châu”. Câu 3: Điều 6: Các hành vi HSSV không được làm (Quy chế 42/2007). 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường và HSSV khác. 2. Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác. 3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp. 4. Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng. 5. Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép. 6. Đánh bạc dưới mọi hình thức. 7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại hóa chất cấm sử dụng, các tài liêu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác. 8. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng cho phép. * Bản thân em là một HSSV của trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi của một HSSV, không vi phạm quy chế HSSV và quy định của nhà trường đề ra. Vận động mọi người xung quanh cùng học tập và lao động theo Quy chế. Nâng cao ý thức phê bình và tự phê bình. Giữ gìn một môi trường sư phạm lành mạnh. Câu 4: Nội dung cơ bản của Quyết định số 44/2007: Về việc cấp học bổng khuyến khích học tập cho HSSV đang theo học tại các trường ĐH - CĐ - TCCN 1. Đối tượng được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập là HSSV đang theo học ở các trường, cả HSSV thuộc diện chính sách và diện trợ cấp xã hội. 2. Tiêu chuẩn và mức cấp học bổng: HSSV có kết quả học tập, rèn luyện từ khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. Mức xét: Khá; Giởi; Xuất sắc. 3. Học bổng được cấp theo từng học kỳ và 10 tháng/năm. Quỹ học bổng tối thiểu bằng 15% nguồn thu phí đối với trường Công lập, 5% với trường Ngoài Công lập. Các ngành không thu học phí thì sẽ được trích tối thiểu bằng 15% từ nguồn kinh phí do Nhà nước cấp bù. 4. Thủ tục xét, cấp học bổng khuyến khích học tập: - Hiệu trưởng nhà trường xác định số lượng xuất học bổng. - Hiệu trưởng xét, cấp học bổng theo thứ tự từ Xuất sắc trở xuống; HSSV đào tạo tín chỉ được cấp theo số lượng tín chỉ: 15 tín chỉ tương đương 1 học kỳ. Câu 5: Đối tượng HSSV thuộc diện được vay vốn ưu đãi GD (Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG ngày 27/9/2007). 1. HSSV của hộ gia đình thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo theo tiêu chuẩn của Nhà nước. 2. HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người kia không còn khả năng lao động. 3. Gia đình HSSV gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, dịch họa... * Sau khi được vay vốn, HSSV phải có trách nhiệm: Sử dụng nguồn vốn vay đúng đắng, tiết kiệm và đúng mục đích. Phải có trách nhiệm trả nợ theo quy định. Câu 6: Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong trường học: Là một HSSV mới vào trường (năm đầu tiên): Em đã và sẽ tích cực tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc tuần sinh hoạt công dân đầu năm do trường tổ chức. * Trong năm học 2009 - 2010 em sẽ: Thực hiện nghiêm túc các quy định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong trường học và cả bên ngoài trường. Tham gia học tập giáo dục quốc phòng, nâng cao ý thức cảnh giác về âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Xây dựng cho bản thân một tư tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng. Tham gia cùng các phong trào, tổ chức, cá nhân phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, nâng cao tinh thần cảnh giác. Phấn đầu rèn luyện, học tập đạt kết quả cao. Không tổ chức, tham gia các hoạt động gây rối làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn, tệ nạn xã hội trong và ngoài trường. Câu 7: Quy chế quản lý HSSV ngoại trú. * Trách nhiệm của HSSV ngoại trú: Thực hiện nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật, chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội. Làm đầy đủ các thủ tục đăng ký cư trú với cơ quan công an nơi cư trú. HSSV phải báo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình khi có sự thay đổi phải báo địa điểm cư trú mới. Nộp giấy nhận xét của cơ quan công an phường nơi cư trú theo quy định của nhà trường trước khi kết thúc học kỳ. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của HSSV ngoại trú theo quy chế quản lý HSSV ngoại trú của bộ GD-ĐT. Câu 8: Bảo vệ tài sản chung và bảo vệ môi trường trong lớp học. * Bảo vệ tài sản chung là: Không vẽ bẩn lên tường, bàn ghế... Thường xuyên lau chù bàn ghế, bảng, thiết bị học tập, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Bảo vệ cây xanh, đồ dùng trong trường học. Tắt đèn, quạt khi ra khỏi lớp. * Bảo vệ môi trường là : Giữ môi trường xanh - sạch - đẹp. - Xanh : Trông cây, chăm sóc môi trường xung quanh. - Sạch : Không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ bừa bãi... - Đẹp : Một không gian đẹp là ở nơi đó có những hành động đẹp được xây dựng bằng ý thức và trách nhiệm của từng cá nhân. * Sau buổi sinh hoạt đầu tuần, em thấy việc bảo vệ tài sản chung và bảo vệ môi trường trong lớp học là rất cần thiết. Em sẽ luôn rèn luyện bản thân, nâng cao ý thức tự bảo vệ, giữ gìn và nhắc nhở bạn bè cùng bảo vệ. Câu 9 : Nội dung của hai phong trào lớn của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX * Phong trào ‘Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc’. Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội. Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Xung kích bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Xung kích thực hiện cải cách hành chính. Xung kích trong hội nhập kinh tế. * Phong trào ‘Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp’. Đồng hành với thanh niên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp - việc làm. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa tinh thần. Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hôi. Hai phong trào trên vừa phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, vừa góp phần bảo vệ, chăm lo cho lợi ích chính đáng của thanh niên. * Là một HSSV của nhà trường, tuy đã đi qua tuổi Đoàn nhưng tôi càng thấy rõ được trách nhiệm và vai trò của mình để thực hiện thành công các phong trào, cụ thể : Có thái độ, tinh thần học tập tốt : học để phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trên phương diện : Văn hóa, chính trị, chuyên môn.... Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo. Hăng hái tham gia các hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thường xuyên nâng cao nhận thức hơn nữa về tinh thần trách nhiệm. Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm. Tham gia giúp đỡ những HSSV gặp khó khăn. Xây dựng những phong trào vượt khó trên tinh thần : không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... Tuyên truyền, vẫn động sự tham gia tích cực của đông đảo HSSV. Nêu cao tinh thần  ‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’. Giúp nhau cùng tiến bộ, đưa phong trào trường đi lên. II- Phần câu hỏi riêng cho từng hệ 3. Hệ TCCN : a) Điều kiện để sinh viên được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học Trước khi vào năm học, nhà trường căn cứ vào số học phần đã học, điểm trung bình chung học tập của năm học đã qua và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khoá học để xét việc học tiếp, việc nghỉ học tạm thời, việc tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học của sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên ở học kỳ hè (nếu có) thuộc năm học nào được tính chung vào kết quả học tập của năm học đó. 1. Sinh viên được học tiếp lên năm học sau nếu có đủ các điều kiện dưới đây: a) Có điểm trung bình chung học tập của năm học từ 5,00 trở lên; b) Có khối lượng các học phần bị điểm dưới 5 tính từ đầu khoá học không quá 25 đơn vị học trình; Tại các học kỳ kế sau sinh viên phải chủ động đăng ký học lại những học phần bị điểm dưới 5 nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký chuyển qua học phần mới nếu là học phần tự chọn. 2. Sinh viên được quyền gửi đơn tới Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây: a)Được động viên vào lực lượng vũ trang; b)Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài có giấy xác nhận của cơ quan y tế; c)Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường và phải đạt điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học không dưới 5,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này tại trường của sinh viên. Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải gửi đơn tới Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới hay năm học mới. 3. Sinh viên không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 4 của Điều này được quyền tạm ngừng học để có thời gian củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập. a) Sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được quyền tạm ngừng học tối đa không quá một năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo dưới 3 năm; không quá hai năm cho toàn khoá học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 3 đến dưới 5 năm; không quá 3 năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm. b) Trong thời gian tạm ngừng học, sinh viên phải đăng ký học lại các học phần chưa đạt nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký học chuyển qua học phần mới nếu là học phần tự chọn. Hiệu trưởng xem xét bố trí cho các sinh viên này được học một số học phần của năm học tiếp theo nếu họ đề nghị. 4. Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: a) Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 3,50; b) Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khoá học dưới 4,00 sau hai năm học; dưới 4,50 sau 3 năm học và dưới 4,80 sau từ 4 năm học trở lên; c) Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này; d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này; Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học,trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường có các chương trình ở các trình độ thấp hơn hoặc có các chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng thì những sinh viên thuộc các diện quy định tại các điểm a, b và c khoản này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng quyết định kết quả học tập được bảo lưu cho từng trường hợp cụ thể. b) Điều kiện để HSSV được xét dự thi tốt nghiệp: Nghỉ học không có lý do chính đáng không vượt quá 20% số tiết. Thi lại các học phần không vượt quá 10% tổng đơn vị học trình. ĐTBC không dưới 5,00, không được nợ học phần, không bị kỷ luật từ mức độ đình chỉ.
Tài liệu liên quan