Board mạch chính (mainboard hay motherboard)
là nơi để gắn các thiết bị như chip, card đồ họa, card âm thanh, ổ cứng. Yêu cầu
của board mạch chính là phải tương thích với CPU, RAM và card màn hình.
9 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thực hành cấu trúc máy tính - Bài 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 1
BÀI 1: LẮP RÁP MÁY TÍNH
MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH
Giúp sinh viên thực hành lắp ráp một máy tính hoàn chỉnh.
THIẾT BỊ SỬ DỤNG
1. Máy vi tính.
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. CÁC LINH KIỆN CẦN THIẾT
Board mạch chính (mainboard hay motherboard)
là nơi để gắn các thiết bị như chip, card đồ họa, card âm thanh, ổ cứng... Yêu cầu
của board mạch chính là phải tương thích với CPU, RAM và card màn hình.
Các khe cắm trên main:
- Khe PCI:
Cáp
nguồn
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 2
- Khe AGP:
- Khe ISA:
- Khe cắm IDE: kết nối đĩa cứng hay CD
CPU (đơn vị xử lý trung tâm) :
là trung tâm tính toán, xử lý dữ liệu của máy tính. CPU có nhiều loại khác nhau,
chủ yếu dùng của 2 hãng Intel và AMD.
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 3
RAM (bộ nhớ hệ thống):
là nơi lưu mọi hoạt động của các chương trình chạy trên máy tính. Khi RAM càng
lớn, máy tính chạy càng nhanh.
Ổ đĩa cứng (HDD):
Là nơi lưu trữ dữ liệu. Các giao tiếp thường sử dụng là ATA và SATA.
Card màn hình (card đồ hoạ):
Thường dùng 2 chuẩn giao tiếp là PCI và AGP.(hiện nay thường dùng PCI
Express). Tuy nhiên, trong các thế hệ máy tính hiện nay, card màn hình được tích hợp
trên main board.
Ổ đĩa mềm (FDD):
Chỉ còn loại 1,44MB và một số thê hệ máy tính hiện nay không còn dùng ổ đĩa
mềm.
Màn hình:
Có 2 loại: CRT và LCD.
Bàn phím (keyboard) và chuột (mouse)
Có 3 chuẩn: AT, PS/2 và USB.
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 4
Thùng máy (case):
Dùng để chứa các linh kiện của máy tính và có kèm theo bộ nguồn. Thùng máy
chứa 2 loại bộ nguồn khác nhau: AT và ATX. Ngoài ra, đối với thế hệ Pentium IV cũng
phải sử dụng loại thùng máy khác.
II. CÁC LINH KIỆN HỖ TRỢ
Sound card (card âm thanh) :
Hỗ trợ phát âm thanh ra loa, thường cắm vào khe PCI (trước đây là ISA hay
EISA) (hầu hết các main board hiện nay đều tích hợp thêm sound card).
Modem/Fax:
Có hai loại: gắn trong (internal, chuẩn PCI) và gắn ngoài (external, chuẩn COM
hay USB).
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 5
Ổ CD-ROM và DVD-ROM:
Loa :
PHẦN II : TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
1. Quan sát main board
Vẽ lại sơ đồ của main: vị trí, số khe cắm (AGP, PCI, …)
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 6
2. Lắp ráp
2.1. Gắn CPU vào đế cắm (socket):
- Mở socket ra trước khi gắn CPU vào: kéo thanh nhựa (kim loại) nằm bên cạnh
socket lên 900.
- Trên bề mặt CPU tại một trong bốn góc, có một vạch hình tam giác, đó là vạch
chuẩn dùng định vị, ở trên socket, phần lỗ để cắm CPU vào cũng có một góc
được đánh dẩu như vậy, gắn sao cho 2 vị trí này trùng nhau.
- Thả CPU ra, lưu ý không ấn mạnh CPU lên socket (có thể làm gãy chân CPU).
- Gắn quạt giải nhiệt lên CPU và cắm vào nguồn.
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 7
2.2. Cắm RAM vào khe cắm của bộ nhớ
- Kéo hai thanh cài ở hai đầu slot ra phía ngoài
- Gắn RAM vào slot. Chú ý gắn sao cho chỗ lõm trên RAM khớp với chỗ lồi
trên slot (có thể là 1 hay 2 chỗ lõm tuỳ theo loại RAM). Nếu cắm đúng, tự
động hai thanh cài sẽ kẹp chặt vào khe hình vòng cung hai bên RAM.
2.3. Gắn main board vào case
- Đặt thử mainboard vào các vị trí bắt ốc trên case
- Chọn ốc đệm (thường có hình lục giác, màu vàng) gắn vào các vị trí khớp với
các lỗ khoan sẵn trên mainboard.
- Cắm dây reset, dây nguồn (Power On) trên case vào main (không cần đúng
chiều).
- Cắm dây đèn báo nguồn (Power led), dây đèn ổ cứng (HDD) và dây loa
(Speaker) vào main (phải cắm đúng chiều). Dây có màu (dây dương) cắm vào
chân có dấu + (điện áp dương), dây màu đen hay trắng cắm vào chân còn lại.
2.4. Gắn cáp dữ liệu
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 8
- Cắm đầu cáp dữ liệu (cáp ATA cho ổ đĩa cứng và cho ổ đĩa quang) vào khe
IDE (thường được bố trí dọc theo cạnh của mainboard). Có hai khe IDE được
đánh số IDE 1 và IDE 2 (IDE 0 và IDE 1). Khe IDE1 là khe chính (Primary)
thường dùng để cắm cáp ổ cứng (để có thể khởi động được), khe IDE2 là khe
phụ (Secondary) dành cho các ổ đĩa quang (CD, DVD).
- Nếu dùng thêm FDD (ổ dĩa mềm), bạn gắn thêm cáp dĩa mềm. Cáp ổ dĩa mềm
khác với cáp HDD ở chỗ một đầu cáp bị bắt chéo, đầu cắm sát chỗ bắt chéo đó
cắm vào FDD, đầu kia cắm vào mainboard.
- Đặt mainboard vào case và gắn ốc cố định.
- Cắm dây nguồn vào khe Power trên mainboard, thường nằm gần CPU.
2.5. Lắp card màn hình và card sound
Xem card màn hình và card sound thuộc loại nào (AGP, PCI, ISA, …) để cắm vào
slot còn trống trên main.
2.6. Lắp đặt CD, DVD
- Gỡ miếng nhựa ở mặt trước case ra
- Thiết lập jumper cho ổ đĩa quang là Slaver nếu cắm chung cáp với HDD (đã
được thiết lập là Master), hay Master nếu cắm cáp riêng.
- Đẩy ổ đĩa vào và cắm cáp data tại khe IDE vào ổ đĩa.
- Cắm dây nguồn.
- Bắt ốc cố định vào case.
Khoa Điện tử - Viễn thông Bài thực hành Cấu trúc máy tính
GV: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 9
2.7. Lắp đặt ổ đĩa mềm (FDD) và ổ đĩa cứng (HDD)
Tương tự như trên nhưng nhớ chú ý và cẩn thận khi cắm dây điện nguồn vì rất dễ
cắm lệch vị trí chân.