Bài thuyết trình Động vật có xương sống: Lớp bò sát

- Bò sát là động vật có xương sống ở cạn chính thức đầu tiên,chúng không còn những đặc điểm của tổ tiên ở dưới nước. - Là động vật biến nhiệt ( nhiệt độ cơ thể thay đổi để phù hợp với nhiệt độ của môi trường) - Có màng ối. - Bò sát sống trên cạn, hoàn toàn không lệ thuộc vào môi trường nước. - Tuy nhiên, có một số loài bò sát có hiện tượng thích nghi thứ sinh ở nước ( rắn biển, ba ba, đồi mồi )

doc26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Động vật có xương sống: Lớp bò sát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Sài Gòn Khoa SP KHTN Lớp DSI 1081 Bài thuyết trình Giảng viên: Dư Lý Thuỳ Hương Thực hiện : nhóm 4 Thạch Cảnh Trung Lý Minh Tuấn Nguyễn Thị Trần Quyên Nguyễn Huỳnh Minh Ngọc kkkkPhạm Nguyễn Huệ Linh Trương Phước Kháng Huỳnh Diệp Đoan Hạnh Nguyễn Kim Hương Chương V: LỚP BÒ SÁT ( REPTILIA) A_ Đặc điểm chung bò sát: Bò sát là động vật có xương sống ở cạn chính thức đầu tiên,chúng không còn những đặc điểm của tổ tiên ở dưới nước. Là động vật biến nhiệt ( nhiệt độ cơ thể thay đổi để phù hợp với nhiệt độ của môi trường) Có màng ối. Bò sát sống trên cạn, hoàn toàn không lệ thuộc vào môi trường nước. Tuy nhiên, có một số loài bò sát có hiện tượng thích nghi thứ sinh ở nước ( rắn biển, ba ba, đồi mồi…) Hiện tượng thích nghi thứ sinh với đời sống ở nước: tổ tiên hoàn toàn sống ở cạn, con cháu mở rộng địa bàn sống ở môi trường nước rồi sống ở hẳn và thích nghi với môi trường nước. Cơ thể phủ vảy sừng, có tác dụng hạn chế nước thoát hơi nước, bộ xương hóa cốt hoàn toàn. - Sọ 1 lồi cầu chẩm, cột sống có 5 phần. Hô hấp hoàn toàn bằng phổi. Tim 3 ngăn, duy chỉ có cá sấu tim có 4 ngăn. Hệ thần kinh và giác quan phát triển, não trước và tiểu não lớn. Mắt 2 mí và màng nháy bảo vệ Cơ quan bài tiết là hậu thận . Thụ tinh trong, phân tính có cơ quan giao phối. Thuộc động vật biến nhiệt. B_Cấu tạo hoạt động sống, sinh sản và phát triển của Thằn lằn bóng đuôi dài ( MABUYA LONGICAUDATA) Hình dạng cơ thể: - Cơ thể dài khoảng 35 cm, thân dài 12 cm, trên thân có 2-3 gờ mờ, giữa lưng màu nâu xám dọc 2 bên sườn màu sẫm viền trên dưới màu sáng. Bụng màu trắng đục,cá thề non có lưng màu nâu đống 2 bên sườn màu nâu sẫm. - Đuôi rất dài,gấp hơn 2 lần chiều dài thân. - Các phần cơ thể được phân biệt rõ ràng: 1 _ Đầu: - Hình tam giác thuôn dài. - Có nhiều tấm vảy lớn đối xứng ghép sát nhau. - Cử động được theo nhiều phía. - Sọ hóa xương gần hoàn toàn ,hộp sọ có nền hẹp và cao hơn sọ ếch và hộp sọ rộng hơn. Sọ chỉ có 1 lồi cầu chẩm, và có xương vuông khớp rộng với sọ. 2_Thân: Dài mềm mại, đuôi dài, hình trụ thuôn nhọn. Có những vảy nhỏ, tròn, bóng, xếp tì lên nhau như vảy cá. Sự co duỗi của cơ thân và đuôi tạo thành cử động uốn mình, thắng được sức cản của đất, đẩy con vật lên phía trước. 3_Các chi: - Chi tự do: Có 4 chi, mỗi chi có 5 ngón, đầu ngón có vuốt sừng, kích thướt xương cổ chân và xương bàn chân của chi sau giảm => diện tích tiếp xúc chi với mặt đất nhỏ => di chuyển nhanh nhẹn hơn. Chi trước có vuốt sắc đã có cố định thân vào giá thể => kéo thân về phía trước. Chi sau đẩy thân tiến lên, nhờ đó mà thằn lằn bò đựơc. Khi di chuyển nhanh, thằn lằn có thể nâng cơ thể lên khỏi mặt đất và di chuyển bằng 4 chi. Vỏ da: biểu bì, bì , tuyến da, vảy. a. Biểu bì: Phát triển hơn lưỡng cư.Lớp sừng ở ngoài cùng luôn được thay thế ( hiện tượng lột xác ).Hiện tượng lột xác ở bò sát và đặc biệt là rắn diễn ra có chu kỳ trong đời sống của chúng. Hiện tượng lột xác: lớp vảy ở trên được bong ra, những lớp tế bảo biểu bì ở dưới thay thế . b Bì: Có nhiều tế bào sắc tố hơn Lưỡng cư nên màu sắc đa dạng hơn. c Tuyến da: Không phát triển,chỉ có một số ít loài có tuyến da.Ở thằn lằn có tuyến đùi (do tuyến da biến đổi thành), tiết ra chất dịch hấp dẫn đồng loại hay để bảo vệ. d Vảy: phát sinh từ biểu bì, biểu bì có tầng bên ngoài hóa sừng, tạo thành vảy. Da có tầng sừng dày bảo vệ => không bị thoát hơi nước và được cách nhiệt. Da thằn lằn không có vai trò hô hấp như của lưỡng cư. Bộ xương: Bộ xương bò sát hóa xương hoàn toàn, hoàn chỉnh hơn => thích nghi hơn với đời sống trên cạn. 1_ Cột sống: gồm 5 phần: a_Phần cổ: gồm 8 đốt Có 2 đốt sống đầu tiên được phân hóa thành đốt chống và đốt trục => đầu có thể cử động linh hoạt theo nhiều hướng. b_Phần ngực và phần thắt lưng: gồm 18 đốt Các đốt sống đều mang sườn. 5 đốt sống ngực mang sườn dài khớp với xương mỏ ác => lòng ngực chính thức ( bảo vệ cho nội quan ở phía trước cơ thể và có vai trò trong cử động hô hấp) c_Phần chậu: gồm 2 đốt Có sườn khớp với xương chậu, gắn xương chậu vào cột sống => tăng độ vững chắc cho đai hông. d_Phần đuôi: gồm vài chục đốt Đuôi dài => tăng cường lực ma sát vào đất khi di chuyển. Đuôi có hiện tượng tự cắt: + Xảy ra khi đuôi bị va chạm mạnh, do kẻ thù tấn công. + Chỗ đứt ở chính giữa đốt sống tại miền có đĩa sống không hóa xương. + Chỗ đuôi bị đứt có thể tái sinh. 2_Sọ: Hóa xương gần hoàn toàn. Hộp sọ có nền hẹp và cao hơn sọ ếch đồng => hộp sọ rộng hơn. Sọ chỉ có một lồi cầu chẩm và có xương vuông khớp động với sọ. Sọ thằn lằn 3_Đai và các chi tự do: a_Đai: Đai vai: có xương mỏ ác và sườn khớp với những đốt sống ngực => lồng ngực => đai vai vững chắc ( làm điểm tựa cho hoạt động chi trước) Đai hông: gồm 2 xương háng, 2 xương ngồi. Xương háng và xương ngồi kéo dài tạo thành lỗ háng ngồi rất lớn => đai hông được nhẹ. b_Chi tự do: Có cấu trúc điển hình của chi năm ngón của động vật có xương sống ở cạn. Có khớp gian cổ ở trung gian giữa 2 hàng xương cổ chân => tăng cường sự linh hoạt ở khớp cổ và bàn chân. IV Hệ cơ: Phân hóa thành nhiều nhóm cơ riêng biệt là do sự phát triển của chi kiểu năm ngón và sự phân hóa cột sống thành nhiều phần. - Sự xuất hiện của xương sườn đi đôi với sự xuất hiện của cơ gian sườn (intercostale) có vai trò quan trọng trong sự hô hấp bằng phổi. Cấu tạo nội quan thằn lằn V. Hệ tiêu hóa: Miệng: có xương hàm dài, xương vuông khớp động hàm dưới với sọ, giúp con vật mở to miệng đớp mồi. Răng: hình nón, mọc ở trên xương hàm, khi gãy có thể thay nhiều lần, có vai trò giữ mồi. Ở thềm miệng có khối cơ lưỡi ngắn, là cơ quan vị giác. Trong màng nhày miệng cũng như ở thành thực quản có nhiều tuyến nhờn => làm trơn thức ăn. Thực quản biệt lập với dạ dày. Dạ dày có cơ khỏe, thành dạ dày có tuyến vị, dạ dày phân biệt với ruột non. Gan tiết mật vào túi mật và dịch tụy từ tụy tạng hình lá đổ vào ruột non. Ruột bít manh tràng ít phát triển, nằm giữa ruột non và ruột già. Ruột thẳng đổ phân vào huyệt ( khe huyệt nằm ngang). Răng và hệ tiêu hóa Hình : Răng và hê tiêu hoá VI. Hệ hô hấp: Da khô với lớp vảy sừng dày nên thằn lằn chỉ hô hấp bằng phổi. Hệ hô hấp gồm: khí quản dài và 2 phế quản đi vào 2 lá phổi. Mặt trong phổi có nhiều nếp nhăn tạo thành những ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí ở phổi. Cử động hô hấp được thực hiện bằng sự co giãn của cơ gian sườn làm thay đổi thể tích của khoang ngực và khoang bụng giúp cho sự thông khí có kết quả. Nhịp thở của thằn lằn thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng và ngược lại. VII . Hệ tuần hoàn 1_Tim: Có xoang tĩnh mạch nhỏ hơn so với ếch đồng. Máu trong tim vẫn là máu pha. Trong tâm thất có hình thành một vách hụt => tỷ lệ máu pha trộn trong tâm thất giảm. Tim và mạch máu chính của thằn lằn Hệ tuần hoàn 2_Hệ động mạch Côn động mạch tiêu biến. Có sự hình thành 3 gốc động mạch: 2 gốc động mạch của 2 cung động mạch trái, phải và gốc động mạch phổi. Sự di chuyển của máu: + Tâm thất trái ( chứa máu động mạch là chính) => gốc của cung động mạch phải => động mạch cổ và động mạch dưới đòn. + Tâm thất phải ( chứa máu tĩnh mạch là chính) =>gốc của cung động mạch trái và động mạch phổi. + Máu từ cung động mạch trái với cung động mạch phổi phải đổ vào động mạch chủ lưng. + Động mạch chủ lưng phân thành nhiều động mạch dẫn máu đi đến các cơ quan. Hệ động mạch 3_ Hệ tĩnh mạch Tương tự như ở ếch đồng. Không có tĩnh mạch da. Có thêm 2 tĩnh mạch lẻ (trái và phải) là di tích của 2 tĩnh mạch chính sau của cá. Máu có hồng cầu lồi 2 mặt và có nhân. Hệ tĩnh mạch Hệ thần kinh: Bán cầu não: lớn hơn lưỡng cư. + Vòm não nguyên thủy phát triển rộng. + Vòm não nguyên thủy có chức năng: phân tích và tổng hợp các tín hiệu cảm giác. + Vòm não còn mỏng so với thể vân nằm ở đáy của 2 buồng não. Não giữa: gồm 2 thùy thị giác, là 2 trung tâm xử lý và phối hợp những thông tin về thị giác. Tiểu não: + Vẫn chỉ là 1 tấm mỏng. + Hành tủy uốn cong tạo điều kiện cho sự phát triển các phần của bộ não. + Có 11 đôi dây thần kinh não. Não thằn lằn Giác quan: 1_Thính giác: Tai có cấu tạo tương tự như tai ếch đồng. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ ở 2 bên đầu ( bảo vệ và hướng âm thanh) Tai trong đã xuất hiện ốc tai. Tai thằn lằn 2_ Thị giác: Mắt có 3 mí. Có các cơ vân nằm trong mi thể điều tiết mắt. Di chuyển nhân mắt, làm nhân mắt đổi hình. Trên màng mạch có 1 mấu có nhiều mạch máu gọi là lược ( pecten). Cấu tạo mắt thằn lằn 3_ Khướu giác: phát triển hơn so với ếch đồng. - Ngăn hô hấp rộng. Có cơ quan giacopson: là 2 ống dọc thông với nhau, chứa đầy chất lỏng, đổ ra 2 lỗ ở phía trước 2 lỗ mũi trong của thằn lằn. Cấu tạo khứu giác thằn lằn Hệ bài tiết: Thận là thận sau. Ống dẫn niệu thứ cấp, do ống Vonpho phân hóa và đổ thẳng vào xoang huyệt. Bóng đái thông thẳng với xoang huyệt. Nước tiểu đặc có màu trắng đục, thành phần chủ yếu là axit uric. Cấu tạo hệ bài tiết Hệ sinh dục: 1 _Cơ quan sinh dục đực - Gồm 2 tinh hoàn nằm lệch nhau đổ tinh trùng vào tinh hoàn phụ do thận giữa biến thành, sau đó đổ vào ống dẫn tinh ( ống Vonpho ), rồi đổ vào xoang huyệt. - Bộ phận giao cấu là 2 túi rỗng nằm dưới da ở 2 bờ khe huyệt. Khi bị kích thích máu dồn tới làm túi cương lên và lộn ra ngoài. 2 _ Cơ quan sinh dục cái - Gồm 1 đôi buồng trứng dạng túi rỗng, đổ trứng vào phễu của ống dẫn trứng rồi đổ vào xoang huyệt. - Trứng chứa nhiều noãn hoàng bảo đảm cho trứng nở trực tiếp thành con không qua giai đoạn biến thái. + Trứng được bao bọc bởi vỏ dai + Khi chín, trứng rụng vào xoang cơ thể rồi vào phễu. + Sự thụ tinh xảy ra ở phía trên ống dẫn trứng phía dưới phễu + Thằn lằn bóng cái đẻ từ 5-10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Cơ quan sinh dục cái thằn lằn Cơ quan sinh dục đực thằn lằn Sự hình thành các màng phôi Màng ối bao phủ xoang ối, chứa dịch ối => giúp phôi không bị khô, các điều kiện sống ổn định, giảm sự va chạm cơ học. Túi niệu: đảm bảo chức năng hô hấp và bài tiết của phôi. Màng serosa – màng lót trong màng dai của trứng góp phần cùng với màng dai bảo vệ phôi. Giai đoạn phát triển phôi của thằn lằn So sánh Lưỡng cư Bò sát 1.Hình dạng ngoài _ Da trần, thiếu vảy, có nhiều tuyến và luôn ẩm _ Da không có tuyến, được bao bọc bởi vảy sừng, thích nghi môi trường khô cạn và chống được các tác nhân cơ học 2.Xương _Chi trước có 4 ngón, chi sau 5 ngón có màng bơi. _Chưa có lồng ngực. _Có 5 ngón điển hình, cơ thể được nâng đỡ và chuyển vận tốt hơn. _Sọ bò sát nhẹ do có sự hình thành các hố thái dương. _Đã có lồng ngực chính thức giúp bảo vệ các nội quan bên trong. 3.Hệ thần kinh _Não trước phân ra 2 bán cầu, có não thất rõ ràng. _Não trước, tiểu não lớn, đã có đủ 12 dây thần kinh não. 4.Giác quan _Mắt có tuyến chất nhầy làm mắt luôn ẩm ướt, mắt của 1 số loài lưỡng cư có đuôi ở nước thường không có mí. -Có hệ thống cơ quan đường bên. _Khác với mắt lưỡng cư mắt bò sát có 1 vòng tấm xương nhỏ trong màng cứng, 1 tấm lược (pecten) lá 1 mấu nhiều mạch máu có chức năng dinh dưỡng mắt. -Hệ thống cơ quan đường bên hoàn toàn không có. 5.Hệ hô hấp -Hô hấp ở Lưỡng cư bằng mang,da,miệng hầu. -Hô hấp hoàn toàn bằng phổi. 6.Hệ tuần hoàn -Hoàn toàn chưa có vách ngăn ở tâm thất. -Tâm thất có vách ngăn chưa hoàn toàn. 7.Hệ bài tiết -Cơ quan bài tiết là trung thận. -Cơ quan bài tiết là hậu thận. 8.Hệ sinh dục -Chưa có cơ quan giao cấu. -Thụ tinh ngoài. _Trứng ít noãn hoàng→ phải trải qua giai đoạn biến thái. -Đã có cơ quan giao cấu ở con đực (ngọc hành kép & ngọc hành đơn). -thụ tinh trong. _Trứng nhiều noãn hoàng→ không trải qua giai đoạn ấu trùng.
Tài liệu liên quan