Bài thuyết trình kinh tế đầu tư

Vốn trong nước là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển của từng đơn vị kinh tế cũng như của cả đất nước. Bởi sự phát triển của bất cứ hiện tượng sự vật nào cũng phải bắt đầu từ sự chuyển biến thay đổi trong ngay bản thân sự vật hiện tượng.

ppt35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình kinh tế đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 08K6 Nguyễn Thị Anh Nguyễn Thị Ngọc Ánh Trần Thị Bích Hoàng Thị Doan Hoàng Minh Đức Nguyễn Thị Thùy Dương A. Vốn trong nước và biện pháp huy động vốn. B. Tại sao nói vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng? C. Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam A.VỐN TRONG NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG VỐN I.Vốn trong nước 1.khái niệm vốn trong nước Vốn trong nước là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển của từng đơn vị kinh tế cũng như của cả đất nước. Bởi sự phát triển của bất cứ hiện tượng sự vật nào cũng phải bắt đầu từ sự chuyển biến thay đổi trong ngay bản thân sự vật hiện tượng. 2.Phân Loại 3.Thực tiễn diễn ra tại việt nam 3.1 Tình hình chung. Nền kinh tế nước ta mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh trên mình còn mang đầy thương tích, khủng hoảng trầm trọng. Vì thế nền kinh tế nước ta mang nặng tính tập trung , quan liêu, bao cấp cho nên chưa tạo ra động lực kinh doanh phát triển Để giải quyết vấn đề này buộc Chính phủ phải đưa ra các giải pháp thích hợp như: Đẩy mạnh Công suất sử dụng thực tế máy móc thiết bị - Giảm chi phí năng lượng để làm ra một sản phẩm - Tăng chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường quốc tế - Giảm bớt vốn cho bao cấp và bao cấp tín dụng Đầu tư một cách có hiệu quả có trọng điểm, tính toán rõ hiệu quả đầu tư. Nguồn vốn trong nước trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, một phần là do tích luỹ nội bộ là chưa lớn, nhưng nguyên nhân quan trọng là chưa có các chính sách thích hợp để khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình. Chính sách đổi mới nhằm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã bước đầu khơi dậy những tiềm năng, động lực to lớn còn tiềm tàng trong dân cư. 3.2 Sau cải cách kinh tế Tuy nhiên, kết quả quan trọng nó cũng còn có nhiều hạn che và thap xa so với tiềm năng và khả năng khai thác của nước ta, cũng như chưa tương xứng với công cuộc đổi mới ở nước ta đang trong giai đoạn thực hiện quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá nó đòi hỏi phải phát triển nền kinh tế với tốc độ cao, ổn định và bền vững, đồng thời phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo hướng các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh nguồn vồn nước ngoài, nguồn vốn trong nước phải được huy động một cách tối đa, đảm bảo vai trò có ý nghĩa to lớn cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Trong giai đoạn 2001 – 2005, vốn đầu tư trong nước tăng khá nhanh, từ 1240011 tỷ đồng(chiếm 82,04% tổng vốn đầu tư)(năm 2000) lên them 292033 tỉ đồng (năm 2005) chiếm 85,11 % tổng vốn đầu tư ,tính chung trong cả thời kỳ này vốn trong nước chiếm 67,61% tổng vốn đầu tư toàn xã hội,giai đoạn 2006-2007 vốn đầu tư trong nước chiếm 78,96% tổng vốn đầu tư. Đối với Việt Nam, trong thành phần của nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn khu vực nhà nước luôn chiếm một tỉ trọng rất lớn và có một vai trò rất quan trọng; nó là nguồn hình thành các công trình trọng điểm của quốc gia, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước, những công trình mà các thành phần kinh tế khác không thể hoặc không muốn đầu tư. Nguồn vốn này góp phần thay đổi cơ bản hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hình thành những ngành công nghiệp mới và nhiều lĩnh vực dịch vụ, cải tạo nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, dần tiếp cận với thị trường thế giới; tạo tiền đề cho quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã có những chuyển biến quan trọng và đạt được những thành tựu lớn lao, nhưng chúng ta vẫn là nước nghèo, mức sống còn thấp, tích tụ và tập trung vốn trong nội bộ nền kinh tế còn quá thấp, Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư cho cả nền kinh tế nói chung và cho việc phát triển công nghiệp nói riêng rất lơn và cấp bách. II: Biện pháp huy động vốn. Huy động vốn từ NS nhà nước Nhà nước đưa ra Chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Hình thành nguồn vốn đầu tư trong ngân sách: Các biện pháp quan trọng nhất để tăng thu là thu đúng, thu đủ các khoản vay trong nước. Thu ngân sách nhà nước trong sự phát triển bền vững, tức là thu nhưng không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bổi dưỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền Các doanh nghiệp nhà nước thuần tuý kinh doanh tự huy động nguồn vốn trong xã hội hoặc tín dụng ngân hàng để đảm bảo được điều kiện đầu tư bình đẳng với các thành phần kinh tế của doanh nghiệp. Sớm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số doanh nghiệp thật cần thiết, còn cho phép chuyển đổi hình thức sở hữu, với sở hữu đan xen, cổ phần hoá. Cùng với quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế, cần xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ Trong giai đoan 1996- 2000 vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư khoảng14-15% tổng số của toàn xã hội. Mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp theo hướng cơ cấu lại vốn sản xuất và tài sản của DN Vốn huy động từ trong dan cư Đa dạng hoá các công cụ, huy động vốn để cho mọi người dân ở bất cứ nơi nào cũng có điều kiện sản xuất kinh doanh. Tăng lãi xuất tiết kiệm đảm bảo lãi xuất dương. Khuyến khích sử dụng tài sản cá nhân, thực hiện chế độ thanh toán tiền gửi ở một nơi và rút ra bất cứ lúc nào, có vậy chúng ta mới đưa được nguồn vốn dưới dạng cất giấu vào lưu thông. Tao môi trường đầu tư thông thoáng và thực hiện theo quy định của luật pháp để người dân dễ dàng bỏ vốn đầu tư. Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích các hộ gia đình ở các vùng nông thôn, vốn vào sản xuất trên cơ sơ khai thác thế mạnh của từng vùng, phát huy truyền thống hiện có của địa phương. Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích tư nhân trong nước như tự đầu tư Thực hiện chính sách xã hội hoá dần đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế nhằm huy động thêm nguồn lực của nhân dân. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài xây dung một chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn, phù hợp với những chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị xã hội và khoa học hiện nay. Cần có chính sách tàI chính thích hợp để khuyến khích đầu tư nước ngoài .Thực hiện chế độ tài chính ưu tiên. Khuyến khích đặc biệt đôi với đầu tư nước ngoài cho các công trình cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, công nghệ mũi nhọn, các ngành sửdụng nhiều lao độngvà những dự án khai thác tài nguyên có số vốn khổng l Mở rộng thị trường hối đoái bằng cách cho phép nhiều ngân hàng thương mại có đủ điều kiện về vốn và nghiệp vụ, được kinh doanh ngoại hối và thực hiện dịch vụ thanh toán ngoại thương nhanh chóng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước . B.Tại sao nói vốn trong nước là quyết định,vốn ngoài nước là quan trọng. Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư các tổ chức kinh tế các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gốm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân,các doanh nghiệp ,các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Sở dĩ nói nói nguồn vốn đầu tư trong nước là quyết định còn nguồn vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng vì: Xét về bản chất thì nguồn vốn đầu tư tài chính là phần tiết kiệm hay tích lũy của nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh Ngoài việc huy động vốn trong nước chúng ta có thể huy động vốn nước ngoài , những nước có phần tiết kiệm nhỏ cần huy động vốn phần lớn ở các nước đang phát triển . Đối với VN thì thường việc huy động vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế .Bởi lẽ ở các nước đang phát triển thì phần tích lũy không đủ cho quá trình đầu tư.Đây là nguyên nhân cơ bản tạo ra cái vòng luẩn quẩn mà người ta gọi là cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển trong đó có VN.Chính vì thế nguốn vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng.Nó được coi là cú huých để các nước đang phát triển bật ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Nguồn vốn này có tác động cực kì to lớn đối với quà trình công nghiệp hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư. Tuy vốn nước ngoài là quan trọng nhưng nó cũng có nhiều tiêu cực là tạo sự lệ thuộc về kinh tế và chính trị của nước sở tại với nước đi đầu tư. Chính vỉ vậy mà nguồn vốn đầu tư trong nước vẫn được chú trọng và đây là nguồn vốn quyết định vì nó thể hiện đước mức độ phát triển của một đất nước. Nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện mục tiêu phát triển XH. Đặc biệt nguồn vốn trong nước giúp cho các nước chủ động độc lập hơn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. C.Dánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN 1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư.Trong đó nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và quyền quản lý , điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuân tư các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân thao quy định của luận đầu tư nước ngoài của nước sở tại. 2. Tình hình hiện tại Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-2007 Từ 1996 đến 2007, đầu tư có xu hướng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành đòi hỏi nhiều lao động, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Hiện tại có hơn 4.566 dự án thuộc ngành sản xuất và xây dựng với tổng vốn khoảng 35,4 tỉ USD, chiếm 61,89% tổng số vốn đăng kí. Trong những năm gần đây, số lượng dự án 100% vốn nước ngoài cũng bắt đầu tăng lên. Những dự án này hiện nay chiếm 76% tổng số dự án được cấp giấy phép và 55% vốn đăng ký, trong khi các doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm phần còn lại. Đồng thời, có sáu dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép ở Việt Nam theo hình thức BOT (cung cấp nước và nhà máy điện), với tổng vốn đăng ký là 1,37 tỉ USD. Khu vực đầu tư nước ngoài đã có sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vị thế của mình là một bộ phận năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm ¼ tổng vốn đầu tư của cả nước, 43,6% sản lượng công nghiệp (2004), 57,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (2005) và 15,9% GDP của Việt Nam. Tuy vậy, tỉ lệ giải ngân vốn của các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn chậm và chưa ổn định từ mức 7,1 tỉ USD trong giai đoạn 1991-1995 lên mức 13,5 tỉ USD giai đoạn 1996-2000 và 14,3 tỉ USD từ 2001 đến 2005 nhưng trong năm 2006 và 2007, vốn được giải ngân giảm còn 8,7 tỉ USD. Việt Nam đã kí và tham gia rất nhiều thỏa thuận song phương và đa phương về đầu tư, ví dụ như những hiệp định xúc tiến và bảo vệ đầu tư với 46 nước và vùng lãnh thổ, hiệp định khung ASEAN về đầu tư (AIA), hiệp định thương mại song phương BTA với Hoa Kỳ trong đó có nói đến đặc quyền về đầu tư, hiệp ước thành lập cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) và các hiệp định đầu tư quốc tế có liên quan. Nếu những điều khoản của hiệp định quốc tế không thống nhất với những điều khoản của các công cụ luật điều chỉnh FDI thì sẽ chọn áp dụng các điều khoản của hiệp định quốc tế. Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào 7 tháng 11 năm 2006 với các cam kết bắt đầu có hiệu lực từ 11 tháng 1 năm 2007. Hai tác động tích cực vào việc thu hút vốn đầu tư nứoc ngoài vào VN 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới Cần quán triệt hơn nữa quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết Trung ương 9. Thực sự coi đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Trên cơ sở đó, thống nhất nhận thức và hành động giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách về đầu tư nước ngoài cần thống nhất, ổn định, minh bạch và dự đoán trước được; các chính sách ban hành sau phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa, không hồi tố và hấp dẫn hơn trước. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án hoạt động hiệu quả có yêu cầu mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá mục tiêu đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và quy hoạch phát triển sản phẩm. Có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt, kể cả các chính sách thí điểm đối với các Khu kinh tế mở; với các dự án đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc dân. Xây dựng Chiến lược thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2010 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn.
Tài liệu liên quan