Bài thuyết trình: Mark Zuckerberg và chuyện cổ tích Facebook

Nếu bạn có sửdụng Facebook thường xuyên đểkết nối và cập nhật thông tin của bạn bè thì chắc chắn bạn không thểkhông biết đến Mark Zuckerberg, người đã làm thay đổi cách liên lạc của cảthếgiới và kết nối m ọi người gần nhau hơn. Đểlàm được điều này, Mark đã phải đánh đổi rất nhiều thứnhư bỏhọc ởHarvard, từchối những khoản tiền khổng lồchỉ đểtheo đuổi ước mơ trong công việccủa mình và thành công của anh như ngày hôm nay là hoàn toàn xứng đáng

pdf14 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 4181 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình: Mark Zuckerberg và chuyện cổ tích Facebook, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐH KINH TẾ ------------ Bài thuyết trình: Mark Zuckerberg và chuyện cổ tích Facebook! GV: Hoàng La Phương Hiền Môn: Quản trị học ( N05) Nhóm SV thực hiện: Nhóm 8 Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 2 DANH SÁCH NHÓM 1. Phan Văn Hiền ( Nhóm trưởng) 2. Bùi Hữu Lân 3. Phan Hoàng Lân 4. Võ Thị Trang 5. Ngô Thụy Khánh Nhật 6. Đặng Đức Thùy Dương 7. Lê Cát Khánh 8. Hoàng Ngọc Trì 9. Võ Văn Bi 10. Lê Thị Huyền Ngân Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 3 Lời mở đầu Nếu bạn có sử dụng Facebook thường xuyên để kết nối và cập nhật thông tin của bạn bè thì chắc chắn bạn không thể không biết đến Mark Zuckerberg, người đã làm thay đổi cách liên lạc của cả thế giới và kết nối mọi người gần nhau hơn. Để làm được điều này, Mark đã phải đánh đổi rất nhiều thứ như bỏ học ở Harvard, từ chối những khoản tiền khổng lồ chỉ để theo đuổi ước mơ trong công việc của mình và thành công của anh như ngày hôm nay là hoàn toàn xứng đáng Thực sự Zuckerberg hiện là một trong những nhân vật "tuổi trẻ tài cao", có sức ảnh hưởng lan tỏa, với mỗi bước chân của anh đi tới đâu cũng thường thu hút rất đông người theo dõi. Chính thức ra đời rộng rãi vào năm 2004, giờ đây facebook là một trong những trang mạng xã hội lớn nhất thế giới. Trước sự thành công không thể nào phủ nhận được của Facebook thì việc nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công trên rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị, nhất là các nhà quản trị Việt Nam, khi chúng ta đang chuẩn bị bước vào quá trình hội nhập toàn cầu hóa với nền kinh tế thế giới, đang đứng trước khả năng cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường năng động và khốc liệt này. Mặc dù có rất nhiều quan điểm cũng như cách nhìn nhận về các nguyên nhân dẫn đến thành công của Facebook nhưng do khả năng và thời gian hạn chế nên trong đề tài này chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số vấn đề chủ lien quan đến sự thành công, phương pháp quản trị của Mark.Sau đây là một số vấn đề liên quan đến các nội dung trên. Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 4 I. Giới thiệu chung về Mark - Facebook 1. Vài nét về Mark Zuckerbeg  Sinh năm 1984 trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái có cha là bác sĩ nha khoa và mẹ là nhà tâm lý học, nhưng chàng trai Mark Zuckerberg lại có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt. Chính điều này đã đưa “chàng trai vàng” trong ngành công nghệ thông tin đi đến thành công như ngày hôm nay.  Từ những thử nghiệm ban đầu. Mark Zuckerberg bắt đầu tự học lập trình máy tính khi vẫn còn là một cậu bé học sinh cấp hai. Cậu bé Mark lúc đó thực sự quan tâm tới việc phát triển, nâng cấp những chương trình máy tính đặc biệt là những công cụ giao tiếp trên mạng và các trò chơi (game).  Khi bước vào Trường phổ thông Phillips Exeter, Mark đã xây dựng được chương trình có tính ứng dụng cao. Những sáng tạo bước đầu của Mark đã gây được sự chú ý của giới công nghệ thông tin ở Mỹ lúc bấy giờ, trong đó có Microsoft và American Online (AOL).  Đến năm 2002, Mark bắt đầu bước chân vào giảng đường của trường Đại học Harvard. Tại đây, anh đã thực hiện nhiều dự án về công nghệ ưa thích. Mark thực hiện đề án Coursematch cho phép các sinh viên tham gia có thể xem danh sách những sinh viên khác cùng đăng ký học chung môn học với mình. Dự án này cũng được khá nhiều sinh viên trong trường hưởng ứng.  Ngày 4/2/2004, chỉ 2 năm sau đó, Mark cho ra đời Facebook mà theo Mark đánh giá lúc bấy giờ chỉ là một dự án để kỷ niệm thời gian học ở đây với tên gọi “Harvard-Thing”.  Sau đó, Mark và người bạn cùng học Moskovitz quyết định rời Harvard đến Thung lũng Silicon, bang California để toàn tâm toàn ý cho Facebook. 2. Sự ra đời của và những thành công của Facebook  Ngày 04/02/2004, tiền thân của Facebook, Facemash được thành lập.  Đây là một phiên bản của Hot or Not của đại học Harvard. MarkZuckerberg thành lập thefacebook đặt trên domain thefacebook.com.  Mạng xã hội này ban đầu chỉ dành cho thành viên thuộc đại học Harvard. Chỉ sau hơn 1 tháng, 50% sinh viên Harvard sử dụng dịch vụ.  Từ thành công đối với sinh viên Harvard, MarkZuckerberg cùng với 3 người bạn Eduardo Saverin, Dustin Moskivitz và Andrew McCollum đã đẩy mạnh quảng bá trang web đến nhiều trường đại học tại Mỹ và Canada.  Tháng 9/2004, trụ sở của Facebook chuyển về Palo, Alto, California, thefacebook.com chuyển thành facebook.com. Facebook nhận khoản tiền đầu tư đầu tiên từ người đồng sáng lập PayPal. Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 5  Tháng 12/2004, 10 tháng sau khi thành lập, 5,5 triệu người đã dùng Facebook.  Phạm vi của Facebook không còn giới hạn trong các trường đại học mà mở rộng ra cả nhóm trường trung học, nhân viên của Apple, Microsoft cũng như bất kỳ ai có địa chỉ email hợp pháp.  Tháng 10/2005, Facebook đẩy mạnh các tính năng phục cho người dùng, cụ thể thêm tính năng chia sẻ hình ảnh.  Tháng 6/2005, phiên bản Facebook Mobile được đưa vào hoạt động.  Tháng 10/2007, số lượng người sử dụng Facebook vượt con số 50 triệu. Facebook không ngừng cải tiến tính năng, tùy chỉnh tính năng riêng tư cho người sử dụng.  Microsoft mua lại 1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu USD, như vậy Facebook được định giá khoảng 15 tỷ USD. Microsoft được quyền đặt quảng cáo quốc tế trên Facebook.  Tháng 4/2008, Facebook hoạt động với 21 ngôn ngữ khác nhau. Số thành viên vượt 100 triệu.  Tháng 9/2009, Facebook công bố có lãi lần đầu tiên.  Tháng 10/2010, số lượng người dùng chạm mức 500 triệu người.  Tháng 11/2010, theo số liệu từ Second Market, Facebook có giá trị 41 tỷ USD và trở thành công ty web lớn thứ 3 tại Mỹ.  Tháng 10/2012, Khoảng 1 tỷ người trên thế giới có tài khoản Facebook II. Phương thức lãnh đạo, quản trị của Mark Bạn nghĩ rằng Facebook là công cụ miễn phí để kết nối và cập nhật thông tin của bạn bè. Nhưng với Mark Zuckerberg nó lại là công cụ làm giàu cho người đàn ông trẻ tuổi này. Vậy cách nào anh ta đã kiếm lợi từ mạng xã hội này nhưng người sử dụng vẫn vui vẻ khi bị moi tiền một cách êm ái. Những điều có thể thấy từ Mark: 1. Thiên tài nhưng tính khí... hơi thất thường  Ngay cả bây giờ, khi đã nắm trong tay hàng tỉ USD, Zuckerberg vẫn cực kỳ dè chừng những giới hạn của bản thân. Đối với thế mạnh về thiết kế sản xuất và lên kế hoạch của mình, Zuckerberg muốn đích thân tổ chức và sắp xếp từng công đoạn. Còn đối với hạn chế về mặt quản lý quy trình hoạt động hằng ngày, Zuckerberg thuê những người giỏi trong từng lĩnh vực về làm thay cho mình. Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 6  Trong cuộc họp với các cổ đông chiến lược tại New York hôm 7.5, một vài cổ đông cảm thấy khó chịu với bộ cánh quần jean, áo khoác trùm đầu của vị CEO trẻ và cho rằng Zuckerberg coi thường giới tài chính.  Một hình ảnh một Mark Zuckerberg với kiểu ăn mặc bất cần như vậy đã trở nên quen thuộc với hơn 900 triệu người dùng Facebook trên toàn thế giới, bao gồm cả các nhà đầu tư tại Phố Wall.  Nói về tìm tòi, học hỏi thì Mark như miếng bọt biển, luôn cố gắng tìm hiểu cho đến cùng. Anh ấy là người có tần suất đặt câu hỏi nhiều. Luôn miệng hỏi "tại sao? tại sao?" và đặc biệt là luôn ý thức được mình hay, dở chỗ nào. 2. Nhà quản lý "độc tài" Người ta khó tìm thấy ở Zuckerberg các tính cách đặc trưng của mẫu CEO độc tài, luôn khó gần và hà khắc với nhân viên. Tuy nhiên, những người biết rõ Zuckerberg thì cho biết anh có tố chất của một nhà lãnh đạo độc tài. Theo Mark: 1. Người tối cao tại doanh nghiệp là người có tầm nhìn về sản phẩm chứ không phải nhà điều hành Điều đó khác hẳn với suy nghĩ thông thường rằng nhà lãnh đạo phải chính là người khởi nghiệp kinh doanh, với công việc chỉ là đưa ra những ý kiến và lập kế hoạch 2. Đừng thoả mãn với thị trường nhỏ nếu có khả năng chiếm lĩnh thị trường lớn Nhưng Mark đã rất quyết đoán trong vấn đề thị trường, anh không muốn chỉ là “vua một cõi” và đã quyết dịnh mở rộng Facebook tới các trường cấp 3, sau đó là đối tượng người đi làm. Và giờ đây là cả thế giới. 3. Khách hàng đôi khi hoàn toàn sai lầm  Khi Facebook đưa ứng dụng News Feed đi vào hoạt động năm 2006, họ kỳ vọng khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng với sản phẩm tuyệt vời này. Nhưng người sử dụng lại khá kỳ quặc - Họ không đồng ý với sự thay đổi. Thời điểm đó, đã có những cuộc biểu tình, la ó và hàng triệu người đã tham gia nhóm “Tôi ghét News Feed”.  Nếu doanh nghiệp bạn là một công ty đại chúng hoặc bạn là người không có niềm tin vào sản phẩm, hẳn bạn sẽ thu hồi ngay lại ứng dụng này khi có tới 1/3 số người dùng trung thành bắt đầu phản đối. Nhưng Zuckerberg thì không. Và ngày nay, thật khó có thể hình dung Facebook sẽ ra sao nếu không có News Feed - ứng dụng đã được coi như một công cụ không thể thiếu trong nhiều ngành kinh doanh Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 7 4. Kiếm lợi nhuận từ sản phẩm chất lượng chứ không làm “rác” website của mình Mark đã phát triển những ứng dụng dựa trên sự sáng tạo cũng như những suy nghĩ đột phá, từ đó cho ra đời những sản phẩm có sức lan toả mạnh mẽ trong xã hội. Facebook vẫn tồn tại và phát triển nhờ chính những sản phẩm tâm huyết, mang tính cách mạng của mình, chứ không phải phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo. Các đại lý và doanh nghiệp muốn quảng bá giờ đây phải nhấc chân tự tìm đến với Facebook 5. Khao khát tạo ra nhiều thứ hơn là kiếm tiền. Sự thật là giai đoạn 2006, 2007 nhiều người đã nghĩ đến việc biến Facebook mỏ vàng quảng cáo. Nhưng Zuckerberg không nghĩ vậy, giai đoạn này, lượng quảng cáo tại Facebook hầu như không có. Vì vậy, nguồn thu của MXH này khi đó gần như không có. Chính điều này đã tạo nên nền tảng vững chắc cho Facebook. 6. Học hỏi từ các những người thành công:  Học hỏi giám đốc tờ Washington Post: Zuckerberg đã học cách duy trì quyền kiểm soát công ty của mình tại đây.  Học từ Steve Jobs trong cách tuyển dụng. Steve Jobs thường thích mời những nhân tài mà ông muốn tuyển về làm cho Apple theo cách vừa đi dạo vòng quanh thành phố Palo Alto (Mỹ), vừa thảo luận để thuyết phục họ. Và Zuckerberg cũng bắt chước cách này. Một số nhân viên của Facebook cho biết, trước khi vào làm, họ được Zuckerberg dẫn đi dạo trên các ngọn đồi gần công ty. Khi leo đến đỉnh, Zuckerberg sẽ chỉ cho họ thấy toàn cảnh bên dưới ngọn đồi và đồng thời cũng tiết lộ định hướng của mình trong tương lai. III. Vì sao Mark và Facebook lại thành công đến thế ? Tại sao Facebook lại thành công đến vậy? Điều gì biến một mạng xã hội xuất phát từ ký túc xá, mở rộng ra phạm vi toàn cầu và có tới tỷ người dùng như hiện tại? Điều gì thu hút người dùng và các nhà đầu tư với Facebook khiến cho người ta định giá nó tới 100 tỷ USD? Khởi đầu khó khăn Không phải là mạng xã hội đầu tiên cũng không phải là mạng xã hội duy nhất thời điểm đó, không phải là một ý tưởng quá sáng tạo quá vượt trội vào thời điểm đó, thành công của Facebook có phần giống với thành công của đối thủ Google vào cuối thế kỷ trước hơn là Windows. Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 8 Vào những ngày đầu tiên của Facebook, MySpace đang là bá chủ về mạng xã hội,ngoài ra còn phải kể đến như Yahoo, blogspot... 1. Chiến lược khởi nghiệp chính xác  Bắt đầu giới hạn trong trường Havard, Mark đã tạo ra "động lực" cho người dùng đăng ký dịch vụ của mình. Ai cũng biết Havard là trường đại học hàng đầu và danh giá nhất thế giới, Facebook lúc đó như một tấm thẻ chứng minh người dùng là sinh viên của trường ĐH này. Sở hữu một tài khoản Facebook khi đó là niềm tự hào không hề nhỏ.  Một sự thật là trong thời gian này, rất nhiều sinh viên tại Mỹ muốn đăng ký một tài khoản Facebook để... thử xem thế nào và cũng để... cho oai. Chính tâm lý này đã khiến cho ngay khi Facebook mở rộng đăng ký cho các trường đại học khác, hầu như tất cả các sinh viên thuộc dạng được đăng ký đều sở hữu một tài khoản Facebook. Sau này, khi thư mời ra đời, sức hấp dẫn và danh giá của Facebook vẫn rất lớn. 2. Tính kết nối  Điều quan trọng nhất của một mạng xã hội chính là sự liên kết các thành viên của nó. Thực tế, lượng người dùng các mạng xã hội chủ yếu đến từ việc các thành viên đang hoạt động mời thêm người mới hơn là đến từ các hoạt động quảng bá, thu hút của chính nó.  Sự kết nối các thành viên trong Facebook là vô cùng chặt chẽ với một cơ chế cực tốt, ít khuyết điểm, hoạt động hoàn hảo.  Sự khác biệt của Facebook so với các mạng xã hội khác: trên Facebook, quan hệ duy nhất chúng tôi có là bạn bè. 3. Tính đơn giản và sự vượt trội về công nghệ. Công nghệ của họ luôn đáp ứng được đủ nhu cầu của người dùng, tốt, hoạt động ổn định và chắc chắn. Thực tế, những điều này mang lại cảm giác thoải mái, thân thiện tối đa cho người dùng. Ngoài ra, sự đơn giản và tinh tế trong thiết kế cũng tạo cho người dùng nhiều thiện cảm với Facebook. Với màu nền xanh dương đơn giản, thiết kế giao diện thoáng, dễ nhìn và bắt mắt, Facebook tạo ra cảm giác đơn giản ngay từ giao diện. 4. Không "tham tiền". Ngay cả khi còn nghèo, Mark cũng dũng cả từ chối khoản tiền cả tỷ USD của Yahoo đề nghị mua lại quyền sở hữu Facebook, dù mới thành lập được 3 năm. Chúng ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng, sự quan trọng của ông chủ Mark Zuckerberg rất rõ ràng trong sự thành công này. 5. Nguồn thu chủ yếu của Facebook. Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 9 Quảng cáo mang lại phần lớn doanh thu cho Facebook, Ngoài ra: hoa hồng từ các ứng dụng, dịch vụ tiền ảo và tặng quà trên mạng. 6. Tuyển dụng giỏi Facebook luôn có sở trường “săn trộm” nhân tài từ các đối thủ của mình, mà đáng chú ý nhất là Google và Apple. IV. Bài học rút ra từ phương pháp quản trị của Mark và ứng dụng vào DN Việt Nam 1. Bài học rút ra từ phương pháp quản trị của Mark Giống như bất kỳ công ty kinh doanh nào khác, Facebook được ra đời từ một con người có nhiều hoài bão và ý tưởng. Zuckerberg không phải là thiên tài số một thế giới, Facebook cũng không phải một ý tưởng mang tính cách mạng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại mọi thứ đã thay đổi nhiều: Facebook trở thành một trong những website có giá nhất trên Internet còn Zuckerberg trở thành nhà tỉ phú trẻ nhất thế giới. Một số yếu tố đóng vai trò cốt yếu trong bất kỳ một thành công nào là: khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm, thời gian, tiền bạc và khả năng thực thi. Tuy nhiên bên cạnh đó luôn luôn tồn tại những yếu tố làm nên sự khác biệt. Những yếu tố này lại chẳng bao giờ được dạy trong giáo trình của các trường kinh tế. Vậy bạn hãy tham khảo một số bài học dưới đây từ “ngôi trường kinh tế” của riêng Mark Zuckerberg. 1.1 Ý tưởng và đam mê Nếu bạn có ý tưởng để tạo ra bất kỳ sản phẩm nào khiến hàng trăm, hàng nghìn hay thậm chí hàng triệu người phải sử dụng nó hàng ngày thì bạn nên chắc chắn rằng mình cần làm tất cả điều đó bằng cả niềm đam mê và nhiệt huyết của bản thân. Mark Zuckerberg là một trong những ví dụ điển hình nhất trong những năm gần đây về lòng đam mê với sản phẩm mình tạo ra. Không chỉ là người luôn theo sát dự án, Zuckerberg còn sẵn sàng từ chối hàng tỉ đô la để công ty có thể tiếp tục chuỗi phát triển thịnh vượng, dù biết rằng cơ hội sẽ không bao giờ đến lần thứ hai. Đó hẳn là những quyết định vô cùng khó khăn! 1.2 Không ngừng đánh giá Mark Zuckerberg là người cẩn thận phân tích chi tiết, so sánh giữa cái lợi và cái hại, được và mất để đưa ra quyết định ít gây tổn thất nhất. Trong khi nhiều công ty khác chỉ quan tâm đến việc nên quảng cáo như thế nào để thu về nhiều nhất thì Facebook lại có hướng đi khác. Công ty tập trung vào việc tối ưu hóa lợi ích của người Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 10 dùng. Chính xác hơn, Zuckerberg muốn biết tính năng nào thực sự hiệu quả, tính năng nào không. 1.3 Sẵn sàng thay đổi, nhận ra những thiếu sót và biết lúc nào cần giải quyết. acebook liên tục cho người dùng trải nghiệm những tính năng mới:thay đổi bố cục trang web, tính năng chat, cho phép các hãng thứ ba phát triển ứng dụng trên Facebook. Nếu bạn là một người có tầm nhìn hãy quyết tâm để thực hiện mục tiêu của mình đến cùng dù phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí đôi lúc bạn phải chấp nhận mạo hiểm. 1.4 Biết nắm lấy thời cơ Trước thời Facebook, một ứng dụng khác cũng rất nổi tiếng ở trường Harvard có tên CourseMatch cho phép các sinh viên của trường so sánh các khóa học mình chọn ở mỗi học kỳ. Zuckerberg nhận thấy các sinh viên thường rất muốn biết bạn họ đã chọn lớp nào, và anh coi đó chính là cơ hội cho mình. Cơ hội luôn hiện diện ở quanh ta, đặc biệt là trong môi trường Internet, nơi mà việc kiếm được hàng triệu đô la đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cũng bởi có quá nhiều cơ hội nên chúng ta đôi khi đã trở nên “lãnh cảm” với những cơ hội rõ mồn một. Vì thế, khả năng phát hiện cơ hội là một kỹ năng vô giá mà không phải ai cũng có. 1.5 Tạo ra những sản phẩm có ích Facebook không đơn giản là một website thú vị mà người dùng thi thoảng mới ghé qua để xem. Facebook đã trở thành một công cụ cho phép hàng triệu người kết nối với nhau. Mọi người sử dụng Facebook để chia sẻ kinh nghiệm hay bổ sung những kiến thức mới. Quan trọng hơn cả, Facebook đã làm được điều mà những website khác không làm được hoặc làm chưa đến nơi đến chốn. Hãy tạo ra những sản phẩm có ích mà con người cần sử dụng hàng ngày, đồng thời biến nó thành một sản phẩm độc đáo. Đó chính là chìa khóa cho cơ hội thành công của bạn. 1.6 Tập trung Mặc dù vấp phải những vụ kiện tụng, cáo buộc vì vi phạm quyền riêng tư của người dùng nhưng Zuckerberg vẫn tập trung vào quản lí và phát triển facebook.Điều này minh họa qua thành công lớn mạnh không ngừng của công ty.Sự kiện của Zuckerberg cho thấy tầm quan trọng của viêc giữ “cái đầu” luôn tập trung vào cuôc chơi.Nếu bị xao nhãn bạn sẽ ko hoàn thành nhiệm vụ 1 cách xuất sắc nhất. Bài thuyết trình: Quản trị học (N05) Nhóm 8 Trang 11 2. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản trị ở các DN Việt Nam Qua những thành công của Facebook, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quản trị cho các doanh nghiệp cũng như công tác quản lý nhà nước của Việt Nam: Người quản trị phải nhanh nhạy, có khả năng phán đoán chính xác, hướng sản phẩm của mình phục vụ lợi ích tối đa cho người tiêu dùng để tạo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đừng bao giờ chỉ biết đua theo lợi nhuận. Đối với nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập vào bối cảnh toàn cầu hóa thì đây thực sự là một yêu cầu hết sức cấp thiết cho các nhà quản lý nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và sự tồn vong cũng như phát triển của doanh nghiệp. Coi trọng và biết sử dụng nhân tài, tránh chảy máu chất xám, loại bỏ suy nghĩ nghi ngại và trù dập cấp dưới giỏi hơn mình. Việc sử dụng chất xám ở các doanh nghiệp nước ta gần đây đã có những tiến triển tốt, cụ thể cách nhìn nhận về nguồn nhân lực trình độ cao đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp Nhà nước tình trạng bảo thủ, phe cánh vẫn còn là một thực trạng đáng báo động, chính sách đãi ngộ chưa xứng đáng đã làm cho tình trạng chảy máu chất xám vốn đã nghiêm trọng nay còn nghiêm trọng hơn. Tránh chủ nghĩa hình thức, quản lý con người bằng thời gian. Đây là một chính những điều thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước. Như chúng ta đã thấy trong phong cách quản trị nhân sự của Facebook thì thời gian làm việc không phải là mục tiêu chính của họ, cái mà họ cần là hiệu quả công việc. Không phải khi nào quản lý thời gian cũng là hiệu quả, nếu như không tạo ra được động lực làm việc cho các nhân viên. Không ngừng đánh giá sản phẩm của DN nghiệp làm ra, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phầm, sẵn sang thay đổi khuyết điểm, nhận ra thiếu sót để sửa chữa, thay đổi nhằm đáp ứng tối đa lợi ích của khách hàng. Bài thu
Tài liệu liên quan