Khái niệm:
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ( mà đại diện thường là NHTW) thông qua 1 chế độ tỷ giá nhất định hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.
17 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình tài chính quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Thuyết trình
Tài chính quốc tế
Câu11: bình luận các biện pháp bình ổn tỷ giá( liên hệ Việt Nam)
Các định nghĩa cơ bản
Khái niệm:
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ( mà đại diện thường là NHTW) thông qua 1 chế độ tỷ giá nhất định hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.
Mục tiêu:
ổn định tỷ giá trong phạm vi 1 biên độ dao động nhất định nhằm góp phần ổn định thương mại, ổn định đầu tư và cán cân thanh tóan quốc tế
góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu của các chính sách vĩ mô khác
đảm bảo sự ổn định của dự trữ quốc gia để thực hiện các nghĩa vụ TCQT
ổn định sự phát triển của thị trường ngoại hối
giữ vững chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế đồng nội tệ.
nội dung:
nội dung các chính sách tỷ giá(công cụ của chính sách tỷ gía)
công cụ trực tiếp
a.1 hoạt động của ngân hàng trung ương trên thị trường ngoại hối nhằm can thiệp trực tiếp vào cung- cầu ngoại tệ
khái niệm:
Chính sách hối đoái: đây là biện pháp trực tiếp mà NHTW tác động tới tỷ giá hối đoái. Thông qua các tổ chức kinh doanh ngoại hối, nhà nước đã chủ động tác động vào cung cầu ngoại tệ băng việc trực tiếp mua bán vàng và ngoại tệ điều chỉnh tỷ gía
Khi tỷ gía ở mức cao( tức đồng nội tệ giảm giá ) tới mức làm ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, NHTW sẽ bán ngoại tệ ra để thu nội tệ về. khi đó cung ngoại tệ tăng tác động làm giảm tỉ giá, kéo tỷ giá xuống. ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, NHTW sẽ mua ngoại tệ vào, kích thích cầu ngoại hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá lên tới mức hợp lý.
ảnh hưởng
việc áp dụng chính sách hối đoái thường ảnh hưởng trái ngược nhau với các doanh nghiệp trong và ngoài nước bắt nguồn chủ yếu từ các lợi ích trái ngược nhau. Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. nhà nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá xuống còn nhà xuất khâủ muốn nâng tỷ giá lên, giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá xuống và nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao tỷ giá hối đoái. Và mâu thuẫn diễn ra giữa các nước với nhau vì tỷ giá của 1 nước nâng cao sẽ hạn chế xk của nước khác làm cho cán cân thương mại, cán cân thanh toán của nước ngoài và các nước thực hiện chính sách này bị thiệt hại
Ưu điểm: NHTW rất linh hoạt trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng để điều chỉnh tỷ giá
Nhược điểm:
cần dự trữ ngoại tệ lớn
Tính chủ động của NHTW không cao khi NHTM có thể không sãn sàng mua( ở VN là bắt buộc)
Thường phải đi kèm với chính sách thị trường mở để hấp thụ lượng dư hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thôngà do có những hạn chế nhất định nên ngân hàng trung ương các dần chuyển sang công cụ gián tiếp mà chủ yếu là thông qua công cụ lãi suất tái chiết khấu
Để có thể thực hiện được thì đòi hỏi phải có sự phát triển tương xứng của hệ thống tài chính.
Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường ngoại hối rất hạn chế
Biên độ dao động của tỷ giá bình quân liên ngân hàng hạn hẹp tạo ra nhiều khó khăn trong nguồn cung ngoại tệ của các NHTM
Các chính sách chủ yếu nhằm điều tiết tỷ giá USD/VND
Chi phí cơ hội cho việc mua bán ngoại tệ- mặc dù là người định giá nhưng có lúc NHNN cũng vẫn phải mua giá cao và bán giá thấp - đó là một loại chi phí buộc phải trả.Bởi vì:, trong nhiều tình thế bắt buộc, NHNN phải sử dụng cơ chế giá để điều tiết bằng cách đặt giá cao lên để mua cho được - nếu muốn phát hành tiền vào lưu thông và ngược lại, định giá thấp xuống để bán cho được - nếu muốn hút tiền từ lưu thông về
VD: Trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn.
Đồng Việt Nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với đồng Đôla, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng đột biến (cho dù chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất) đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn.
Đứng trước áp lực nêu trên, cộng với việc mong muốn gia tăng số lượng ngoại tệ dự trữ phòng khi bất trắc xảy ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tung tiền đồng để mua vào một lượng lớn ngoại tệ mà theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chỉ trong quí 1, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 3 tỉ Đôla, tương đương với gần 50.000 tỉ đồng được đưa vào lưu thông.
Có lẽ nhờ việc mua vào ngoại tệ mà trong những ngày đầu tháng 6/2007, tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Đôla đã tăng trở lại lên mức trên 16.100, thay vì chỉ quanh con số 16.000 như thời gian trước. Việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc gia là điều cần thiết, nhưng việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế sẽ làm áp lực lạm phát gia tăng, khi mà mới năm tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng trong nước đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái (WB 2007).
Điều này làm cho mục tiêu khống chế mức tăng giá trong năm 2007 ở con số 6,5% trở nên khó khăn hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà nước đang gặp thử thách.
Để giảm bớt áp lực gia tăng của chỉ số giá trong thời gian còn lại của năm 2007, chỉ có cách rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế. Tăng dự trữ bắt buộc là giải pháp được lựa chọn. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ 5% lên 10% thì theo ước tính sẽ có khoảng 40.000-50.000 tỉ đồng, tương đương với số tiền bỏ ra để mua 3 tỉ Đôla nêu trên, quay trở lại kho của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, với hai biện pháp can thiệp được đưa ra, ít nhất ba mục tiêu đã đạt được gồm: đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được lượng dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lại không gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được đem cất trong “két” nên chẳng có điều gì xảy ra cả!
Bất kì chính sách tiền tệ nào của ngân hàng trung ương cũng dẫn đến hậu quả nhất định và để giải quyết hậu quả đó NHTW thường chọn một gói chính sách gồm nhiều công cụ và dĩ nhiên các công cụ này có mối liên hệ với nhau.
a.2 công cụ hành chính:
Bp kết hối:
Là việc chính phủ quy định đối với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại têh phải bán một tỷ lệ nhất định cho các tổ chức đựơc phép kinh doanhơp ngoại hối.
Biện pháp này được áp dụng trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
ở Việt Nam do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, nên hầu hết các doanh nghiệp đã đều găm giữ ngoại tệ trên tài khoản làm cho cung cầu mất cân đối nghiêm trọng. đứng trước tình hình đó, ngày 12/09/1998, chính phủ ban hành quyết định số 173/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là các tổ chức với tỷ lệ kết hối bắt buộc là 80%. Khi thị trường ngoại tệ trở nên ổn định hơn, ngày 30/8/1999, chính phủ đã có quyết định số 180/1999/QĐ-TTg điều chỉnh tỷ lệ kết hối từ 80%--> 50% sau đó xuống 40%,30% và hiện nay theo quyết định 46/2003/QĐ-TTg, ngày 02/4/2003 giảm xuống 0%
a.3 quy định biên độ dao động tỷ giá( biên độ rộng thì cung ngoại tệ từ NHTM tăng, biên độ hẹp thì giảm cung)
Thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
(Quyết định 64/1999/QĐ-NHNN)
NHNN không ấn định tỷ giá chính thức mà thông báo tỷ giá giao dịch BQLNHTG kinh doanh= TGBQLNH(± biên độ tỷ giá)
Biên độ tỷ giá liên tục được nới rộng
Năm
1999
2002
2006
2007
2008
2009
Biên độ
±0.1%
±0.25%
±0.5%
±0.75%
±1%
±2%
±3%
±5%
±3%
Biên độ tỷ giá liên tục nới rộng à giao dịch ngoại tệ được tạo điều kiện phát triểnà tạo tỷ giá gần với cung cầu ngoại tệ trên thị trường hơn.
Vd Ngân hàng Nhà nước cũng công bố mức tỉ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho (26-11) là 17.961 VND/USD, tăng thêm 5,44% so với một ngày trước đó. Đồng thời, biên độ tỉ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là ±3%, thay mức ±5%. Nghĩa là khống chế tỉ giá kinh doanh tại các ngân hàng không được cao quá hoặc thấp hơn 3% so với tỉ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày. Với các điều chỉnh này, mức tỉ giá sàn giao dịch sẽ là 17.422 VND/USD và tỉ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VND/USD
Theo ghi nhận, đầu phiên giao dịch hôm trước, tỉ giá USD trên thị trường tự do tại Hà Nội đạt mức cao, đến sát 19.900 VND/USD. Ngay sau khi có thông tin giảm biên độ tỉ giá mà Ngân hàng Nhà nước công bố, giá đồng USD đã giảm mạnh. Đến 12 giờ trưa, cũng tại thị trường tự do, một USD chỉ còn 19.600 đồng bán ra và 19.400 đồng mua vào.
Quy định hạn chế đối tượng mua ngoại tệ:
nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định
Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ
2007
Ngân hàng Nhà nước đã mua một lượng ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối để vừa đảm bảo khả năng can thiệp trong tương lai vừa để duy trì khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tránh sự lên giá của đồng Việt nam.
2008:
từ 26/03 – 16/07/2008:tỷ giá usd/vnd Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.
Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trường.
Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm. Biện pháp;àNhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng.
từ 17/07 – 15/10/2008: Giảm mạnhvà dần đi vào bình ổn.
đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.
(từ 16/10 đến hết năm 2008): tỷ giá USD tăng trở lại
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày).
Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính).
Ngoài ra còn 1 số biện pháp khác đã được thực hiện:
NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu. NHNN phải ngừng chiến dịch buộc các ngân hàng mua tín phiếu bắt buộc trong một thời gian
NHNN phải xác lập trần huy động lãi suất tiền đồng và ngoại tệ cũng như trần qui mô tín dụng cho các NHTM
2009:nguyên nhân:+ Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân
+Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ.
+Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi triển khai gói kích cầu.
Tuy là khan hiếm ngoại tệ nhưng NHTW vẫn không thực hiện chính sách kết hối mà chỉ kêu gọi khuyến khích các tổ chức nắm giữ nhiều ngoại tệ bán ngoại tệ ra.
àNHNN bán ngoại tệ cho các ngân hàng có trạng thái ngoại hối âm
2010
NHNN đã tạo sự đồng thuận giữa các NHTM, yêu cầu thống nhất hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ xuống còn từ 3-3,5%/năm, mặt bằng lãi suất huy động ngoại tệ ở mức từ 1-1,5%/năm. Chủ trương này đã giúp cho việc nắm giữ VND có lợi hơn và giảm áp lực tăng dư nợ VND trên thị trường.(2010
Thủ tướng sẽ yêu cầu một số tập đoàn thuộc Chính phủ đang nắm giữ ngoại tệ phải bán cho hệ thống ngân hàng
Kết luận:
à Xu thế mở cửa nên kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, thì các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng trở nên không phù hợp- thiên về sử dụng các công cụ thị trường
à hiện nay công cụ trực tiếp vẫn đang được sử dụng nhiều hơn
Tuy nhiên:các hoạt động can thiệp của ngân hàng TƯ tạo ra hiệu ứng thay đổi thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông , có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát trong nền kinh tế, chính vì vậy đi kèm theo hoạt động can thiệp trực tiếp, NHTW thường cần phải sử dụng thêm 1 nghiệp vụ thị trường mở để hấp thu lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông.do có những hạn chế nhất định, nên các NHTW của các nước phát triển đang dần chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp mà chủ yếu là thông qua công cụ lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu
b. Công cụ gián tiếp
1. lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu:
Lãi suất là Công cụ điều chỉnh tỷ giákhái niệm: Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ.
Chính sách lãi suất cao: có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước,( nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn). Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá. \
Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá. Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái có thể nó là phương pháp thường được sử dụng với mong muốn có những thay đổi cấp thời về tỷ giá.
Cơ chế tác động của công cụ này đến tỷ giá hối đoái như sau:
Trong thế cân bằng ban đầu của cung cầu ngoại tệ trên thị trường, khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó, tác động đến xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn (trong cán cân thanh toán quốc tế) hoặc ít nhất cũng làm những người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Cụ thể, nếu lãi suất tăng sẽ dẫn đến xu hướng là một đồng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và những người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có khuynh hướng chuyển đổi đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãi cao hơn. Kết quả là tỷ giá giảm (đồng nội tệ tăng).
Trong trường hợp ngược lại, nếu muốn tỷ giá tăng thì sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu.
Xét trường hợp đồng VND và USD. (các yếu tố khác không đổi)
Khi Lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD (lãi suất thực), người ta sẽ có xu hướng chuyển từ nắm giữ USD sang nắm giữ VND. Điều này làm cho nhu cầu VND tăng lên, cầu về USD giảm đi, từ đó giá USD sẽ giảm đi so với VND, hay tỷ giá giảm tới một mức tỷ giá mới mà cung cầu USD-VND trở nên cân bằng. Khi đó, lãi suất thực tế của VND và USD tương đương nhau ( điều kiện ngang bằng lãi suất và không tính tới lạm phát).
Khi có ảnh hưởng của lạm phát, mặc dù lãi suất danh nghĩa tăng, nhưng lãi suất thực tế giảm, lúc này ngược lai- VND sẽ giảm giá so với USD, dẫn tới tỷ giá tăng.
Ngược lại, khi đồng USD tăng giá, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối, NHTW sẽ chủ động tăng lãi suất đồng nội tệ(VND) thông qua đẩy mạnh lượng cung ngoại tệ ra nền kinh tế đồng thời hút bớt đồng nội tệ về. Điều này làm cho cung cầu ngoại hối trở nên cân bằng.Những hạn chế Tuy nhiên, cách làm này cũng có những hạn chế nhất định, bởi lẽ lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả.
Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định.
Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn) không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo ( hạ xuống chẳng hạn).
Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều.
Để minh hoạ vấn đề này, có thể sử dụng hai ví dụ điển hình trong lịch sử.Một là, trước thế chiến 2, Anh là một trong những nước điển hình về việc sử dụng lãi suất chiết khấu để can thiệp vào thị trường hối đoái và đã thu được nhiều kết quả đáng kể, do nền kinh tế và tiền tệ nước Anh lúc đó khá ổn định.Hai là, có thể lấy cuộc khủng hoảng USD thời kỳ 1971-1973 làm ví dụ. Tổng thống Mỹ Nixon, đã phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu nguy cho USD bằng cách tăng lãi suất chiết khấu lên rất cao để thu hút vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ quốc tế. Vào lúc này, mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp 3 lần thị trường Frankfurk, nhưng vốn ngắn hạn cũng không được chuyển vào Mỹ mà lại đưa đến Tây Đức và Nhật Bản, dù rằng các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấp, vì lúc đó USD đang đứng bên bờ của nguy cơ mất giá. Như vậy, chính sách lãi suất chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có giới hạn đối với tỷ giá hối đoái, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất chỉ có quan hệ lôgic chứ không phải quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước.
Tuy nhiên, không nên hoàn toàn coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều đại thể như nhau, thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do vậy, hiện nay chính sách lãi suất chiết khấu vẫn có ý nghĩa của nó. Đồng thời, can thiệp vào tỷ giá là phải có một thị trường vốn (nhất là thị trường vốn ngắn hạn) đủ mạnh, tự do và linh hoạt: tài khoản vốn đã được mở cửa.
Liên hệ ở Việt Nam
Trong quý 1/2008, có những lúc tỷ giá USD liên ngân hàng xuống dưới 16.000 và tỷ giá thị trường tự do thậm chí còn thấp hơn trong ngân hàng. Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.
Nhưng chỉ qua đầu quý 2, tỷ giá lại tăng đến chóng mặt, có lúc đã lên tới 19.500. NHNN đã quyết định nới biên độ dao động từ +1% lên +2% (từ ngày 26/06/08) đồng thời triển khai hàng loạt các biện pháp khác: kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ, tăng cường truyền thông, công bố dự trữ ngoại hối của Việt Nam (điều chưa hề có tiền lệ tại Việt Nam) và tăng mức lãi suất của đồng nội tệ … Nhờ đó, tỷ giá đã dần dịu lại và duy trì ở mức ~ 16.500 cho đến hết quý 3/08.
Từ