Bài tóm tắt quỹ phòng hộ (Hedge Fund)

Chủ đề chính của bài nghiên cứu này là Quỹ phòng hộ (Hedge Fund): Là một loại hình trung gian tài chính nhằm cung cấp cho nhà đầu tư phương tiện bảo vệ và phát triển vốn, là giai đoạn 3 trong chu trình phát triển của các nhà môi giới đầu tư sau ngân hàng thương mại và quỹ tương hỗ.

doc30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tóm tắt quỹ phòng hộ (Hedge Fund), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TÓM TẮT QUỸ PHÒNG HỘ (HEDGE FUND) Chủ đề chính của bài nghiên cứu này là Quỹ phòng hộ (Hedge Fund): Là một loại hình trung gian tài chính nhằm cung cấp cho nhà đầu tư phương tiện bảo vệ và phát triển vốn, là giai đoạn 3 trong chu trình phát triển của các nhà môi giới đầu tư sau ngân hàng thương mại và quỹ tương hỗ. Bài nghiên cứu này gồm ba Chương: Chương 1: Các thể chế pháp luật điều tiết quỹ phòng hộ. Phần này bao gồm các nội dung chính sau: Cấu trúc Quản trị phi doanh nghiệp Quỹ phòng hộ gồm ba chủ thể chính là nhà đầu tư, quỹ và công ty tư vấn/quản lý đầu tư và thường được tổ chức dưới dạng công ty hội viên hữu hạn hay công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Quỹ phòng hộ hội viên hữu hạn gồm có hai loại hội viên đó là hội viên chịu trách nhiệm hữu hạn và hội viên chung. Thỏa thuận Hoạt động của Quỹ Phòng hộ Lợi ích của quản lý quỹ phòng hộ Ban quản lý quỹ phòng hộ và công ty tư vấn được hưởng phí quản lý, thông thường khoảng 1 – 2% giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị này có thể được tính định kỳ theo tháng hoặc quý. Các thỏa thuận hoạt động của quỹ bao gồm các điều khoản quy định lợi ích của nhà quản lý quỹ dựa trên kết quả hoạt động hàng năm của quỹ mà họ đã tư vấn. Phí dựa trên kết quả hoạt động của quỹ phòng hộ chiếm khoảng 15 – 20% lợi nhuận sau khi trừ lỗ lũy kế và phí quản lý. Phí kết quả hoạt động của quỹ phòng hộ bị hạn chế bởi hai loại điều khoản là chỉ tiêu “mực nước cao” và chỉ tiêu “suất lợi nhuận”. Hạn chế về thanh khoản cổ phiếu Quỹ phòng hộ phần lớn không cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng cổ phiếu của quỹ hay bán lại. Quỹ này chỉ cho phép nhà đầu tư rút vốn theo chu kỳ có thể theo tháng, quý hoặc năm và nhà đầu tư phải báo trước 30 – 90 ngày trước khi rút vốn. Ngoài ra Quỹ phòng hộ còn áp dụng giai đoạn “đóng”: là khoảng thời gian nhà đầu tư không được phép rút vốn sau khi vốn này đã được góp vào quỹ. Quỹ phòng hộ hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu vì các lý do: Thứ nhất, hạn chế chuyển nhượng có thể có lợi cho quỹ về dài hạn do chuyển nhượng vốn tại một thời điểm cụ thể có thể làm gián đoạn hoạt động và có thể không phù hợp với mục tiêu đầu tư hay chiến lược mua bán của quỹ. Thứ hai, hạn chế bán lại cổ phiếu quỹ nhằm đáp ứng các yên cầu của luật liên bang về tăng vốn. Thứ ba, quỹ phòng hộ hạn chế mua bán cổ phiếu quỹ do đó sẽ không bị xếp loại như là công ty hội viên cổ phần công chúng và do đó không phải trả thuế doanh nghiệp cao hơn. Luật Công ty Đầu tư và Tư vấn Đầu tư Luật Công ty Đầu tư Luật Công ty được ban hành sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929. Luật Công ty yêu cầu tất cả các công ty đầu tư phải đăng ký, các công ty này được định nghĩa là “có hoạt động kinh doanh đầu tư, tái đầu tư hoặc kinh doanh chứng khoán”. Theo Luật này, Quỹ phòng hộ có thể được phân loại là “công ty đầu tư” ngoại trừ: Có hơn 100 nhà đầu tư và cổ phiếu chỉ được bán riêng lẻ. Quỹ này chỉ bán chứng khoán cho các “người mua đủ năng lực” thông qua bán riêng lẻ. Một chủ thể thỏa mãn điều kiện “người mua đủ năng lực” nếu chủ thế này phải sở hữu khoản đầu tư không dưới 5 triệu đôla Mỹ. Luật Công ty tư vấn Đầu tư Theo Luật Tư vấn, các công ty quản lý quỹ phòng hộ được phân loại là các “nhà tư vấn đầu tư” do nhà tư vấn đầu tư được định nghĩa là bất kỳ chủ thể tham gia kinh doanh tư vấn cho các chủ thể khác về phương thức mua hay bán các loại chứng khoán. Tuy nhiên công ty quản lý quỹ phòng hộ có thể được miễn trừ theo luật Tư vấn nếu công ty này đủ năng lực là một nhà tư vấn cá nhân. Luật Tư Vấn cấm công ty quản lý quỹ không được gian lận hoặc báo cáo sai lệch trong chiến lược đầu tư, kinh nghiệm và rủi ro của quỹ cũng như trong định giá tài sản quỹ. Các công ty quản lý quỹ có đăng ký phải công bố các thông tin cơ bản về công ty quản lý trên ADV cho các nhà đầu tư hay cho Ủy ban chứng khoán (SEC), bao gồm các thông tin về chiến lược đầu tư cùng với các số liệu quan trọng về điều kiện tài chính của công ty quản lý quỹ. Quy định chứng khoán Quỹ phòng hộ chịu sự ràng buộc của luật chứng khoán liên bang do hai lý do chính sau: Quỹ phòng hộ gọi vốn đầu tư thông qua phát hành chứng chỉ quỹ hoặc chứng chỉ hội viện TNHH. Những chứng chỉ này được xem là “chứng khoán” theo Luật Chứng Khoán. Vì đóng vai trò là người mua và người bán chứng khoán của các công ty có trụ sở ở Mỹ, quỹ phòng hộ phải tuân thủ các nghĩa vụ phát sinh kinh doanh chứng khoán. Huy động vốn đầu tư Trong huy động vốn đầu tư, quỹ phòng hộ đóng vai trò người phát hành cũng như người bán chứng khoán và do đó chịu sự ràng buộc của các điều khoản luật chống gian lận của Bộ Luật Chứng Khoán và Sàn Giao Dịch. Những định chế pháp luật này nghiêm cấm báo cáo sai lệch, các hành vi gian lận và cố tình bỏ sót nghiêm trọng. Tuy nhiên, quỹ phòng hộ huy động vốn mà không phải đăng ký và chịu trách nhiệm công bố thông tin như các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng vẫn phải làm. Quỹ phòng hộ phát hành chứng khoán theo hai điều kiện về đăng ký và công bố thông tin của Luật Chứng Khoán và được gọi là “phát hành cá nhân”. Kinh doanh chứng khoán có đăng ký Tất cả các quỹ phòng hộ và công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin về cổ phiếu đầu tư ở các công ty công chúng. Quỹ phòng hộ sở hữu hơn 100.000.000 USD giá trị cổ phiếu trên một sàn giao dịch quốc gia thì phải báo cáo UBCK định kỳ quý về giá trị cổ phiếu nắm giữ của quỹ. Chương 2: Phát kiến tài chính, rủi ro thị trường và quản trị Quỹ dự phòng Phần này bao gồm các nội dung chính sau: Phát kiến tài chính Phát kiến tài chính là một trong các mục tiêu chung của hệ thống tài chính nhằm giảm rủi ro cũng như giảm chi phí giao dịch đầu tư. Các phát kiến tài chính làm đồng vốn của nhà đầu tư bảo toàn và sinh lợi. Hình thức sáng tạo của Quỹ Phòng hộ Đầu tư và Đa dạng hóa Lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa rủi ro cao, rủi ro cao hơn có thể tạo ra lợi nhuận cao do nhà đầu tư phải được đền bù thỏa đáng cho việc chấp nhận rủi ro. Vì vậy, nhà đầu tư tìm kiếm cách tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận sau khi điều chỉnh rủi ro. Rủi ro đầu tư gồm hai thành phần chính đó là rủi ro đặc thù và rủi ro thị trường (hay rủi ro hệ thống). Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ hạn chế rủi ro đầu tư trong khi không làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Đa dạng hóa bao gồm đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau của các công ty khác nhau và nhiều loại tài sản. Đa dạng hóa hạn chế rủi ro phát sinh do tính tương quan của càng nhiều chứng khoán sẽ thấp hơn so với ít loại. Nếu danh mục đầu tư được đa dạng hóa hoàn hảo thì toàn bộ rủi ro còn lại là rủi ro thị trường. Do đó rủi ro của danh mục đầu tư không còn là rủi ro đặc thù của từng loại chứng khoán mà là rủi ro tổng hợp của toàn bộ danh mục đầu tư. Chi phí giao dịch và Rủi ro đặc thù Dạnh mục đầu tư tối ưu nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch. Nhà đầu tư với số vốn nhỏ phải chịu chi phí giao dịch cao nếu muốn đa dạng hóa bằng đầu tư trực tiếp vào nhiều công ty khác nhau. Các trung gian tài chính như ngân hàng, quỹ tương hỗ và quỹ phòng hộ giảm chi phí giao dịch bằng việc tận dụng các kỹ năng và nguồn lực chuyên môn để đưa ra các lựa chọn cho các nhà đầu tư. Chiến lược đầu tư của Quỹ phòng hộ và Rủi ro thị trường Các chiến lược quỹ phòng hộ sử dụng: Chiến lược tìm kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá giữa trái phiếu chuyển đổi của một công ty và cổ phiếu của công ty đó. Chiến lược thu nhập cố định. Chiến lược sự kiện tìm kiếm lợi nhuận từ các sự kiện bất thường của công ty như sáp nhập hay phá sản hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán đang gặp khó khăn. Chiến lược đầu tư định hướng tìm kiếm lợi nhuận từ các xu hướng chính của thị trường. Chiến lược sử dụng những phát kiến về công cụ nợ có thế chấp và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Các chiến lược đầu tư sáng tạo của quỹ phòng hộ có tác dụng làm giảm rủi ro thị trường và rủi ro đặc thù. Ngoài ra quỹ phòng hộ có mối tương quan thấp với rủi ro thị trường nếu rủi ro này được phân chia thành nhiều loại rủi ro hệ thống khác nhau. Chi phí và rủi ro đặc thù của Phát kiến quỹ phòng hộ Lợi ích của các sáng kiến của quỹ phòng hộ phải được xem xét cùng với chi phí và rủi ro gắn liền với đầu tư vào quỹ phòng hộ. Quỹ phòng hộ có chi phí giao dịch đặc thù do quỹ phòng hộ thu phí hoạt động và do đó tạo áp lực làm nhà đầu tư có thể rút vốn ngay; quỹ phòng hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro thị trường trong điều kiện kinh tế khó khăn. Thực tế nếu càng có nhiều quỹ phòng hộ trong danh mục đầu tư thì rủi ro này có thể gia tăng. Để giảm bớt loại rủi ro này, quỹ phòng hộ áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro sáng tạo phù hợp với chiến lược kinh doanh. Mặc dù không tránh khỏi những rủi ro đặc thù, quỹ phòng hộ về tổng thể vẫn có rủi ro thấp hơn rủi ro của thị trường. Để đo lường chính xác ảnh hưởng ròng của quỹ phòng hộ đối với rủi ro đầu tư tổng thể, các biện pháp đo lường rủi ro khi thị trường đi xuống phải được áp dụng. Tại sao Quỹ phòng hộ phải sáng tạo Quỹ phòng hộ phải thường xuyên đổi mới, sáng tạo vì: Yêu cầu cần thiết của quỹ phòng hộ là kỹ năng và kiến thức sáng tạo độc đáo về giá chứng khoán hay giá sản phẩm phái sinh trong tương lai, hay kỹ năng hoạch định chiến lược kinh doanh để có thể tận dụng mọi thông tin sẵn có về giá của các công cụ tài chính. Mô hình kinh doanh này có thể thành công nếu quỹ phòng hộ không ngừng đổi mới và áp dụng các chiến lược đầu tư giá trị cao, độc đáo và khó bắt chước. Áp lực phải cạnh tranh với các quỹ mới thành lập. Quản trị và Đổi mới Quỹ phòng hộ Quản trị quỹ phòng hộ là phương thức áp dụng hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của quỹ phòng hộ. Các công cụ quản trị đặc thù (như phí kết quả hoạt động, thời gian đóng) tạo cho các nhà quản lý quỹ tính linh hoạt để thích nghi với các thay đổi của điều kiện kinh tế và thúc đẩy các biện pháp khuyến khích và cam kết tài chính cho đổi mới. Các công cụ này là những lợi thế cho nhà quản lý quỹ trong việc thu lợi từ các sáng kiến tài chính. Bằng việc cân bằng lợi ích của nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ, các công cụ quản trị quỹ phòng hộ làm giảm chi phí giao dịch phát sinh từ việc ủy thác quyền ra quyết định cho nhà quản lý danh mục đầu tư. Quỹ phòng hộ và Quản trị doanh nghiệp Theo lý thuyết chi phí giao dịch của công ty, các công ty áp dụng cấu trúc quản trị phù hợp với các đặc điểm của giao dịch nhằm giảm bớt loại chi phí này và tăng hiệu quả hoạt động (tỷ suất đầu tư). Quỹ phòng hộ không có ban giám đốc độc lập theo dạng doanh nghiệp. Do các hội viên trách nhiệm hữu hạn của quỹ không thể tự do chuyển nhượng quyền biểu quyết và cổ phiếu của quỹ không được mua bán trên thị trường thứ cấp, các công ty quản lý quỹ không phải thực hiện quản trị theo dạng doanh nghiệp. Quỹ phòng hộ áp dụng các cơ chế quản trị nhằm giải quyết các vấn đề trung gian, do đó nhà đầu tư có thể “đảm bảo sẽ đạt được tỷ suất đầu tư”. Quản trị quỹ phòng hộ tồn tại ở cơ cấu tổ chức có ít phân cấp quản lý. Hình thức tổ chức này có lợi cho việc đổi mới. Các sáng kiến bắt nguồn từ quá trình học hỏi và phát hiện các kiến thức mới và có thể từ các nhân viên của quỹ hay từ môi trường bên ngoài. Cấu trúc quản trị linh hoạt và phi tập trung hỗ trợ các sáng kiến này và tạo điều kiện cho các ý tưởng mới nảy sinh và được ứng dụng. Quản trị quỹ phòng hộ cho phép quỹ nhanh chóng hấp thu thông tin mới và ứng dụng các chiến lược đầu tư trong điều kiện kinh tế không ngừng thay đổi. Ngược lại các công cụ quản trị doanh nghiệp thông thường sẽ không phù hợp trong việc hỗ trợ sáng tạo. Quỹ phòng hộ và công ty công chúng có cấu trúc quản trị khác nhau. Đối với quỹ phòng hộ, sự khác biệt trong phương thức quản trị của mỗi quỹ phản ánh sự khác biệt trong hoạt động của quỹ. Phí quản lý quỹ, giai đoạn đóng và các điều khoản hạn chế rút vốn và chuyển nhượng khác của quỹ phòng hộ được thông báo cho nhà đầu tư trước khi nhà đầu tư thực sự góp vốn. Các biện pháp khuyến khích quản lý của quỹ phòng hộ Các biện pháp khuyến khích quản lý của quỹ phòng hộ bao gồm phí kết quả hoạt động và phí quản lý đầu tư, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tiêu chuẩn mực nước cao, tỷ suất đầu tư, thời gian góp vốn, etc Thành công của quỹ phòng hộ trong việc đổi mới chủ yếu là do cách quản trị này. Chi phí Giao dịch kém thanh khoản Mặc dù hạn chế rút vốn theo ý muốn làm phát sinh các chi phí giao dịch đặc thù, nhà đầu tư vào quỹ phòng hộ vẫn có lợi do đạt được tỷ suất lợi nhuận cao. Hạn chế rút vốn theo ý muốn làm nảy sinh các chi phí giao dịch cho nhà đầu tư do chi phí cơ hội càng cao nếu thời gian đóng của khoản đầu tư càng dài. Đồng thời nhà đầu tư cũng phải chịu rủi ro không thể chuyển nhượng vốn khỏi quỹ phòng hộ trong trường hợp quỹ bị thua lỗ. Khi quỹ phòng hộ đầu tư vào tài khoản kém thanh khoản, bản thân quỹ đó cũng sẽ chịu rủi ro trước khi khoản đầu tư thực sự đem lại lợi nhuận. Các khoản đầu tư kém thanh khoản sẽ không được mua bán và đòi hỏi thời gian thu lời dài hơn các khoản đầu tư thông thường. Chương 3: Quỹ phòng hộ và biện pháp bảo vệ nhà đầu tư Phần này bao gồm các nội dung chính sau: Sự đa dạng hóa và biện pháp bảo vệ người đầu tư: Biện pháp bảo vệ người đầu tư là mục tiêu vàng của luật chứng khoán liên bang và nguyên tắc của UBCK. Biện pháp bảo vệ người đầu tư nghĩa là bảo vệ người đầu tư khỏi lổ hỏng thất thoát kinh tế từ gian lận và những dạng chủ nghĩa cơ hội tinh vi bởi những người phát hành, những người giao dịch và những thành phần tham gia thị trường khác. Mục tiêu cơ bản của quy định bảo vệ nhà đầu tư là tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận sau khi tính đến rủi ro Công bố thông tin của quỹ phòng hộ Quỹ phòng hộ là những công cụ đầu tư không rõ ràng và các quỹ đó không chịu sự điều chỉnh của các quy định của liên bang về đăng ký và báo cáo và ban quản lý quỹ cố gắng nổ lực để giữ độc quyền riêng về các chiến lược đầu tư. Mặc dù vậy các quỹ thường công bố thông tin một cách đầy đủ cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Quỹ phòng hộ công bố thông tin dựa trên hai cơ sở pháp lý. Luật Chứng khoán, Luật Giao dịch và Luật Tư vấn. Các quỹ phòng hộ công bố các loại thông tin cho nhà đầu tư như đã đăng ký theo luật CK quy định. Theo đó để hoàn thành nghĩa vụ pháp lý của mình, quỹ phòng hộ công bố thông tin một cách chính xác và đầy đủ cho nhà đầu tư. Do ngành quỹ phòng hộ càng trở nên chuyên nghiệp và mang tính tổ chức cao và do cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các quỹ phòng hộ có xu hướng mở rộng và chuẩn hóa cách thức công bố thông tin nhằm tránh trách nhiệm pháp lý đồng thời đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Quỹ phòng hộ và Phòng tránh rủi ro Hoạt động trong ngành quỹ phòng hộ hiện đại Từ giữa những năm 1990 tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành nằm trong khoảng 9% - 12%. Kể từ đó ngành quỹ phòng hộ đã chứng tỏ khả năng của quỹ phòng hộ trong việc bảo vệ nhà đầu tư khỏi những biến động của thị trường. Bên cạnh ưu điểm giúp nhà đầu tư tránh các khoản lỗ hàng năm của thị trường chứng khoán mà cả những khoản lỗ phát sinh hàng tháng. Tỷ suất lợi nhuận của quỹ phòng hộ thường cao hơn tỷ suất của thị trường chứng khoán trong những tháng khi thị trường chứng khoán bị lỗ. Quỹ phòng hộ trong khủng hoảng tín dụng Trong giai đoạn giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, dù có nhiều quỹ phòng hộ bị thua lỗ nhưng ngành quỹ phòng hộ trên tổng thể vẫn có lãi. Từ 1/6/2007 đến 30/5/2008, quỹ phòng hộ có tỷ suất lợi nhuận từ 1.83% đến 4.97% phụ thuộc vào loại dữ liệu và các chỉ số tổng hợp được sử dụng để phản ánh trung thực tỷ suất của quỹ. Hiệu quả hoạt động vượt trội của quỹ phòng hộ so với các tổ chức tài chính khác và thị trường phần lớn là do đóng góp của các sáng kiến tài chính của quỹ và thể chế pháp lý thông thoáng tạo điều kiện cho những sáng kiến này. Khác với quỹ phòng hộ, do hạn chế của quy định pháp luật, quỹ tương hỗ và ngân hàng không thể bảo vệ nhà đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng tín dụng. QUỸ PHÒNG HỘ Lời Mở đầu Một trong các tranh luận dai dẳng liên quan đến quy định tài chính đó là làm cách nào để bảo vệ nhà đầu tư tránh khỏi tính phức tạp ngày càng cao của thị trường tài chính, rủi ro và các thay đổi khác phát sinh từ các sáng kiến tài chính. Liên quan trực tiếp đến đề tài gây tranh cãi này là các nhà hoạch định chính sách đầu tư hàng đầu được biết đến với tên quỹ phòng hộ (Hedge Funds). Quỹ phòng hộ được tổng hợp từ các đầu tư cá nhân và không chịu tác động của tất cả các hạn chế về hoạt động đầu tư cũng như nghĩa vụ báo cáo theo luật chứng khoán liên bang. Quỹ này phần nào bù đắp cho nhà đầu tư thông qua phí thực hiện hằng năm và đặc biệt quỹ phòng hộ hoạt động rất tích cực trong mua bán các công cụ tài chính. Là một loại hình trung gian tài chính nhằm cung cấp cho nhà đầu tư phương tiện bảo vệ và phát triển vốn, quỹ phòng hộ là giai đoạn 3 trong chu trình phát triển của các nhà môi giới đầu tư sau ngân hàng thương mại và quỹ tương hỗ. Trong khi ngân hàng thương mại cho phép người gửi tiền kiếm lãi tiền gửi một cách an toàn nhưng thấp hơn từ cổ phiếu hay các cơ hội đầu tư khác. Quỹ tương hỗ cho phép các nhà đầu tư kiếm lời cao từ đầu tư cổ phiếu, tuy nhiên quỹ này cũng có thể làm cho nhà đầu tư phải gánh chịu những khoản lỗ khổng lồ nếu thị trường trở nên xấu đi. Quỹ phòng hộ sử dụng các chiến lược đầu tư sáng tạo nhằm duy trì tỷ suất lợi nhuận cao nhưng đồng thời giảm được rủi ro thị trường. Kết quả hoạt động cho thấy quỹ phòng hộ là quỹ duy nhất cho phép hạn chế lỗ khi thị trường xấu đi. Gần đây nhất trong năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng vay thế chấp (01/06/2007 – 30/05/2008), thị trường chứng khoán Mỹ mất 8.27% tổng giá trị thì quỹ phòng hộ kiếm lời khoảng 1.83%. Nghiên cứu này cho thấy vai trò to lớn của quy định pháp luật đối với kết quả kinh tế của quỹ phòng hộ. Hơn một thập kỷ qua là giai đoạn tăng trưởng và phát triển chủ đạo của ngành quỹ phòng hộ. Hiện nay toàn ngành có khoảng 13,000 quỹ với tổng tài sản ước tính 1.74 nghìn tỷ đô la Mỹ và đến năm 2015 sẽ tăng lên 6 nghìn tỷ. Quỹ phòng hộ là một trong những chủ thể chính của thị trường tài chính và chiếm phần lớn các giao dịch trên Sàn chứng khoán New York. Trong khi các nhà hoạch định luật đã ghi nhận những đóng góp to lớn của quỹ đầu tư cho nền kinh tế và nhà đầu tư, thì cả các nhà lập pháp cũng như các nhà nghiên cứu không nối kết một cách hệ thống kết quả của quỹ phòng hộ với các thể chế chứng khoán liên bang hay các chế tài chi phối quỹ này. Phần 1 nghiên cứu các thể chế pháp luật điều tiết quỹ phòng hộ. Quỹ này có hai đặc điểm khác biệt như sau. Thứ nhất là chiến lược đầu tư của quỹ phòng hộ không bị ràng buộc bởi thể chế pháp luật. Các quy định pháp luật chỉ cho phép ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay, hay chỉ cho phép các quỹ tương hỗ thực hiện các hoạt động đầu tư truyền thống, trong khi đó pháp luật lại cho phép quỹ phòng hộ sử dụng đòn cân nợ, bán khống hay sản phẩm phái sinh. Thứ hai là cấu trúc điều hành của quỹ phòng hộ với các đặc điểm như nhà quản lý vừa là nhà đầu tư, phí dựa trên kết quả thực hiện, quản lý quỹ toàn quyền quyết định trong việc đầu tư tài sản của quỹ cũng như quyết định trường hợp nhà đầu tư có thể rút vốn. Phần 2 giải thích cách thức các thể chế pháp luật tạo điều kiện cho các sáng kiến tài chính cho quỹ phòng hộ. Quỹ này áp dụng các chiến lược đầu tư mới lạ để duy trì lợi thế cạnh tranh và tránh các nhà đầu tư rút vốn. Những chiến lược này thường bao gồm việc tận dụng các ưu thế của các công cụ tài chính như sản phẩm phái sinh và chứng khoán phức tạp. Quỹ phòng hộ còn tạo điều kiện cho các nhà quản lý quỹ thích nghi với sự thay đổi của điều kiện kinh tế. Quỹ này còn tạo ra các biện pháp khuyến khích để gặt hái lợi ích từ các sáng kiến. Tuy nhiên quỹ phòng hộ cũng không tránh khỏi những hạn chế. Từ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, quỹ phòng hộ tạo ra các chi phí riêng biệt cho nhà đầu tư ví dụ như rủi ro cao hơn và hạn chế nhà đầu tư thu hồi vốn theo ý muốn. Quỹ này cũng có thể làm phát sinh chi phí cho các công ty khác do quỹ này chiếm quyền biểu quyết trong khi vẫn nắm giữ vị trí có xung đột lợi ích kinh tế với công ty đó, tham gia bán khống hay là các hành vi chiếm hữu khác. Tóm lại ở một mức độ nào đó quỹ phòng hộ có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế nếu các hoạt độn
Tài liệu liên quan