Tôi chào đời ngày 5/2/1929 ở tỉnh An Giang, một vùng quê êm ả thanh bình. Cha tôi đặt tên cho tôi là Trần Văn Thìn, đơn giản bởi tôi cầm tinh con rồng. Thế nhưng lúc làm giấy khai sinh, người ta nói sao viết vậy theo kiểu phát âm miền Nam nên tên tôi bị ghi thành Trần Văn Thình. Vậy là tôi mang cái tên lạ vì sự nhầm lẫn đó.
Không biết từ bao giờ, trong gia đình tôi định ra một nguyên tắc: con cái không trở thành thương nhân mà phải trở thành công chức.
Ông bà thân sinh của ông Trần Văn Thình năm 1991 ở Geneva. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thuở thiếu thời, tôi không tỏ ra đặc biệt hay xuất chúng, cũng có đầy đủ thói hư tật xấu như những đứa trẻ khác. Nhưng một “sự cố” đã làm tôi biến đổi hoàn toàn. Đó là năm tôi được 8 tuổi. Tôi về quê nội ở Sa Đéc nghỉ hè. Ông nội tôi có tới ba bà vợ, trong đó bà nội tôi là người trẻ nhất. Bà thứ hai làm nghề bán thuốc bắc. Bà có tiền và là người rất nghiêm khắc. Nhà ông bà nội nhìn ra bờ sông mênh mông, thuyền bè đỗ giăng kín. Tối tối, người ta vẫn thường tổ chức đánh bạc trên các con thuyền ấy.
Có lần tôi đi theo mấy người lớn để xem đánh bạc. Tôi thấy mình cũng có khiếu đỏ đen vì thường đánh trúng. Ngặt một nỗi tôi không có tiền. Tôi để ý bà Hai có một hòm không bao giờ khóa, bên trong có rất nhiều túi vải nhỏ đựng tiền. Một hôm nhân lúc vắng người, tôi lẻn vào phòng lấy một túi. Làm một lần không bị ai phát hiện trong khi đánh bạc lại thua, tôi lấy tiếp lần hai. Rồi cứ thế tiếp diễn lần thứ ba và thứ tư. Đến lần thứ năm tôi bị bà Hai phát hiện. Bà Hai hỏi tôi ba bốn lần: “Bà nên xử sự thế nào đây?”. Tôi đáp: “Bà đánh cháu mấy roi cũng được, phạt sao cháu cũng chịu. Chỉ xin bà đừng mách ông nội”. Trong nhà, tôi sợ ông nội hơn cả vì lúc nào ông cũng nghiêm khắc với con cháu. Bà nói: “Bà sẽ cho cháu một cơ hội. Trong khi cháu suy nghĩ, bà sẽ chưa nói gì với ông. Nhưng cháu phải nghĩ ra một cách để sửa chữa lỗi lầm”.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Bí quyết thành công của Trần Văn Thình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết thành công của Paul Trần Văn Thình (phần cuối) Bí quyết thành công cCó một người Việt từ rất lâu đã xâm nhập sâu rộng vào thương trường quốc tế và là nhân chứng của nhiều mốc lịch sử quan trọng. Ông là Paul Trần Văn Thình - nguyên trưởng phái đoàn thường trực của Liên minh châu Âu bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ).
Dưới đây là câu chuyện ông kể về đời mình cho báo Tuổi Trẻ.
Tôi chào đời ngày 5/2/1929 ở tỉnh An Giang, một vùng quê êm ả thanh bình. Cha tôi đặt tên cho tôi là Trần Văn Thìn, đơn giản bởi tôi cầm tinh con rồng. Thế nhưng lúc làm giấy khai sinh, người ta nói sao viết vậy theo kiểu phát âm miền Nam nên tên tôi bị ghi thành Trần Văn Thình. Vậy là tôi mang cái tên lạ vì sự nhầm lẫn đó.
Không biết từ bao giờ, trong gia đình tôi định ra một nguyên tắc: con cái không trở thành thương nhân mà phải trở thành công chức.
Ông bà thân sinh của ông Trần Văn Thình năm 1991 ở Geneva. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thuở thiếu thời, tôi không tỏ ra đặc biệt hay xuất chúng, cũng có đầy đủ thói hư tật xấu như những đứa trẻ khác. Nhưng một “sự cố” đã làm tôi biến đổi hoàn toàn. Đó là năm tôi được 8 tuổi. Tôi về quê nội ở Sa Đéc nghỉ hè. Ông nội tôi có tới ba bà vợ, trong đó bà nội tôi là người trẻ nhất. Bà thứ hai làm nghề bán thuốc bắc. Bà có tiền và là người rất nghiêm khắc. Nhà ông bà nội nhìn ra bờ sông mênh mông, thuyền bè đỗ giăng kín. Tối tối, người ta vẫn thường tổ chức đánh bạc trên các con thuyền ấy.
Có lần tôi đi theo mấy người lớn để xem đánh bạc. Tôi thấy mình cũng có khiếu đỏ đen vì thường đánh trúng. Ngặt một nỗi tôi không có tiền. Tôi để ý bà Hai có một hòm không bao giờ khóa, bên trong có rất nhiều túi vải nhỏ đựng tiền. Một hôm nhân lúc vắng người, tôi lẻn vào phòng lấy một túi. Làm một lần không bị ai phát hiện trong khi đánh bạc lại thua, tôi lấy tiếp lần hai. Rồi cứ thế tiếp diễn lần thứ ba và thứ tư. Đến lần thứ năm tôi bị bà Hai phát hiện. Bà Hai hỏi tôi ba bốn lần: “Bà nên xử sự thế nào đây?”. Tôi đáp: “Bà đánh cháu mấy roi cũng được, phạt sao cháu cũng chịu. Chỉ xin bà đừng mách ông nội”. Trong nhà, tôi sợ ông nội hơn cả vì lúc nào ông cũng nghiêm khắc với con cháu. Bà nói: “Bà sẽ cho cháu một cơ hội. Trong khi cháu suy nghĩ, bà sẽ chưa nói gì với ông. Nhưng cháu phải nghĩ ra một cách để sửa chữa lỗi lầm”.
"Cựu du kích Việt Nam trở thành quan chức hàng đầu của EC" - tít bài đăng trên tạp chí FEER năm 1993 về ông. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Hôm sau, tôi còn nhớ là một buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống bên sông, các nhà đã thắp đèn dầu, bà Hai gọi tôi ra nói chuyện. Tôi thưa với bà: “Cháu xin hứa từ nay trở đi cháu không bao giờ ăn cắp nữa”. Bà Hai ngồi lặng thinh, không nói gì lâu lắm. Sau cùng bà bắt tôi phải kể hết cho bà nghe tất cả những lần tôi đã từng ăn cắp vặt. Tôi thành thật kể tôi từng trộm tiền của cha, thậm chí trộm cả tiền trong túi áo của khách khi họ đến nhà tôi chơi. Tôi cũng kể trong bộ sưu tập tem của cha tôi có hai con tem Hungary rất đẹp. Một hôm, tôi bóc trộm để đổi lấy mấy cái nắp chai chơi đánh đáo với bọn trẻ. Cha tôi phát hiện, triệu tập cả nhà vào đúng 18 giờ để chứng kiến hình phạt. Trước mặt bà nội, em trai và em gái tôi, cha tôi bắt tôi tuột quần, đánh đúng 10 roi vào mông. Bà nội tôi khóc hu hu vì thương tôi nhưng cha tôi không chịu ngừng tay. Thế nhưng tôi không khóc. Tôi chỉ cảm thấy ê mặt vì bị đòn giữa chốn đông người.
Sau buổi tối hôm đó, bà Hai gặp lại tôi, yêu cầu tôi nhắc lại lời hứa. Bà nghe rồi nói: “Cháu có chắc đây sẽ là lần cuối cùng không. Cháu đi ăn trộm mới phải nói dối, còn không làm gì sai thì không bao giờ phải nói dối. Làm điều xấu lúc nào cũng phải nghĩ cách đối phó, không bao giờ sống vui được. Điều thứ hai cháu phải nhớ câu “cờ gian bạc lận”. Họ giả vờ cho cháu thắng mấy lần đầu đấy, còn khi cháu mang tiền ra đánh rồi, cháu có thấy là mình toàn bị thua không?”. Cứ như thế ba ngày liền, chiều nào bà Hai cũng gọi tôi ra, bắt lặp đi lặp lại lời hứa không bao giờ ăn trộm nữa. Ngày cuối cùng, bà hỏi: “Sau những lần cháu hứa như vậy, từ giờ trở đi bà có thể tin cháu được chưa?”. Tôi trả lời: “Cháu xin hứa không bao giờ làm chuyện dại dột như thế nữa”.
Lời hứa ấy theo tôi đi suốt những năm tháng sau này. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ tham gia bất kỳ một trò chơi đỏ đen nào nữa. Lớn lên, tôi ngẫm nghĩ mãi không biết vì sao một bà già ở vùng quê VN lại có cách giáo dục tài tình vậy. Rồi tôi ngộ ra: tất cả phải do tự giác. Bà tôi không thể bắt ép tôi không được nói dối nữa, không được ăn trộm vặt nữa. Mà chính tôi, sau những cuộc đối thoại với bà, tự cảm thấy đó là điều xấu xa không nên lặp lại. Tôi ghi sâu trong lòng hình ảnh cuộc đối thoại cuối cùng, bà nhìn tôi với con mắt âu yếm. Tôi đã khóc không phải vì xấu hổ mà vì cảm động.
Năm 1945, sau khi phát xít Nhật bị đánh bại ở VN, tôi tham gia kháng chiến. Lúc ấy, thành thật mà nói tôi chưa hiểu lắm về lòng yêu nước. Gia đình tôi vốn có quan hệ khá thân thiết với người Pháp, thậm chí khi người Nhật tạm chiếm miền Nam, cha tôi còn giúp người Pháp cất giấu vũ khí và thuốc men. Việc làm này xuất phát từ lòng tin vào tuyên bố của tướng De Gaulle tháng 1-1944 tại Brazzaville (Congo bây giờ) rằng các nước thuộc địa giúp Pháp chống phát xít Đức sẽ được trả độc lập. Nhưng sau đó, những người Pháp thực dân đã không giữ lời hứa. Tôi bị ảnh hưởng nhiều bởi đạo Khổng, từ bé đã thuộc làu làu Tam Quốc. Tôi thích nhất là Quan Công, nhân vật trung thành đến tận xương tủy. Vì vậy, khi thực dân Pháp quay trở lại VN, tôi quyết định tham gia các hoạt động kháng Pháp. Tôi còn rất ghét cha tôi vì ông từng giúp đỡ người Pháp.
Lúc ấy tôi học Trường Pétrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong). Các học sinh trong trường có phong trào làm lựu đạn tự tạo. Tôi cũng tham gia và giúp một số học sinh cất giữ lựu đạn. Một kỷ niệm ở Trường Pétrus Ký là các học sinh người VN phải tham gia thi tuyển để được vào học. Tôi nhớ khóa năm 1939, năm tôi lên 10, tôi thi vào lớp 6 cùng 3.000 thí sinh khác và đậu thứ ba. Cha tôi làm một bữa tiệc nhẹ, gồm có phó mát, sandwich và rượu vang. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được nếm một ly rượu vang đỏ chát.
Đầu năm 1946, tôi trốn nhà, bỏ học để tham gia lực lượng vũ trang bộ đội Hoàng Diệu thuộc Tỉnh bộ Đồ Chiểu (Bến Tre). Một ngày nọ trên đường hành quân, tôi gặp lại một anh bạn học ở Pétrus Ký. Anh ấy quí tôi, gặp lại tôi liền lôi chai rượu Bordeaux anh ấy cất giấu rất kỹ ra mời. Tôi không uống một mình mà mời cả tỉnh đội uống. Chúng tôi được một buổi thư giãn. Không ngờ khi trung đội trưởng biết chuyện, ông ấy nổi trận lôi đình và ra quyết định hành quyết bạn tôi. Tôi lên tiếng bênh vực thì ông ấy đòi xử tử luôn cả tôi nữa. Tôi đành im lặng. Anh bạn tôi bị bỏ rọ trôi sông. Khi chứng kiến cảnh tượng ấy, tôi quyết định bỏ đi. Tôi nghĩ cách hành xử như vậy là không cao thượng và không công bằng.
Tôi đi lang thang nơi này nơi nọ. Một hôm, tôi nhớ là một ngày nắng hè tháng 6-1946, đang lang thang ở chợ thì bỗng đâu mấy người lính Pháp ập tới. Hóa ra mẹ tôi đã nhờ lính đến bắt đưa tôi về. Mẹ thuyết phục tôi về Sài Gòn học lại, nếu không sẽ cho lính bắt bỏ tù luôn. Vậy là tôi về nhập học ở Trường trung học Chasseloup-Laubat, nay là Trường Lê Quý Đôn.
Trong gần bảy tháng theo kháng chiến ấy, người làm tôi cảm động nhất là người vợ thứ ba của cha tôi. Mỗi khi gặp chuyện gì, tôi hay chạy về nhà bà Ba ở Bến Tre để lánh nạn. Tôi quí bà bởi bà che chở và lo lắng cho tôi không khác gì con ruột.
Trở về Sài Gòn, những tưởng tôi sẽ tu chí ăn học, nhưng những rắc rối mới thật sự bắt đầu.
Một tối tháng 9/1946, tôi vừa mua được hai quả lựu đạn thì gặp lính Pháp đi tuần, bị bắt quả tang với hai quả lựu đạn trong túi. Một sĩ quan nhìn tôi rồi ra lệnh: “Phải xử bắn ngay”.
Về Sài Gòn học, tôi càng có điều kiện nghe các bài hát của Trần Văn Khê, Lưu Hữu Phước - những bài hát đậm đà tình quê hương và thúc giục chí làm trai. Lúc ấy, tôi đặc biệt thích bài Ngày xưa của tác giả Hoàng Phú, trong đó có câu “đôi quần thoa đem máu đào hòa nước sông nhà” ngợi ca tinh thần yêu nước của Hai Bà Trưng.
Tôi quyết định tham gia một nhóm hoạt động bí mật. Hằng ngày tôi được giao nhiệm vụ đến một hiệu sách. Tôi giở các quyển sách theo mật dấu đã được thông báo trước, trong đó có thể chứa một tờ chỉ thị cho hành động tiếp theo hoặc là ít tiền để mua lại vũ khí của những người lính lê dương da đen.
Một tối tháng 9/1946, tôi vừa mua được hai quả lựu đạn thì gặp lính Pháp đi tuần, bị bắt quả tang với hai quả lựu đạn trong túi. Một sĩ quan nhìn tôi rồi ra lệnh: “Phải xử bắn ngay”. Nhưng tay trợ lý bảo rằng để đến 6 giờ sáng mai mới hành quyết được vì lúc ấy đã 23 giờ, muộn rồi.
Tôi bị tống vào một phòng giam trên đường Catinat (Đồng Khởi bây giờ). Ở đó đã có khoảng vài chục người bị giam từ trước. Phòng giam bốc mùi hôi hám vì tất cả việc đại tiểu tiện đều diễn ra ở đó. Tôi là người cuối cùng bị nhốt vào. Lúc ấy tôi coi cái chết nhẹ như lông hồng. Tôi đã chứng kiến nhiều bạn bè chết hoặc bị thương nên không thấy sợ hãi lắm.
Năm giờ sáng, cửa phòng giam bật mở. Một cha tuyên úy mang lon quan ba (đại úy) bước vào. Ông ta có nhiệm vụ cầu nguyện cho những người sắp bị đưa đi hành quyết. Nhìn một lượt, ông ta dừng mắt lại ở tôi, người bé nhỏ nhất phòng. Ông ta nói: “Mày là trẻ ranh mà đã tham gia khủng bố. Giết mày phí đi, mày nên đi theo tao”.
Tôi nghĩ họ định đưa tôi đi thủ tiêu riêng nên chống đối kịch liệt. Tôi nói tôi không mang tội khủng bố, tôi căm thù sự dối trá và tội lỗi. Nhưng cha tuyên úy bỗng hạ giọng: “Ta sẽ cứu con. Nước Pháp không giết trẻ con. Ta sẽ giúp đưa con đi Pháp”. Nghe vậy, tôi còn cãi lại: “Không, tôi căm thù nước Pháp”. Cha tuyên úy nói: “Kể ra con nói cũng phải. Nhưng cứ sang Pháp đi đã. Nhân dân Pháp khác với chính quyền thực dân. Ở đó cũng có những người tử tế. Hơn nữa, ta có bạn bè ở đó, họ có thể tìm một suất học bổng cho con”. Vậy là tôi nghe lời, theo cha bước ra khỏi phòng giam. Tôi thoát chết trong gang tấc, chắc là nhờ “cao số”.
Một sáng tinh sương vài tuần sau đó, tôi bước xuống một chiếc tàu quân sự đi sang cảng Toulouse miền tây nam nước Pháp. Hành trang mang theo chỉ có ít tiền tiêu vặt do cha tuyên úy cho, một tờ giấy ghi địa chỉ một người chú kết nghĩa đang làm ăn sinh sống tại Pháp. Đặt chân xuống Toulouse, tôi co ro trong lạnh giá.
Nhưng khi gặp mấy người Pháp đầu tiên, tôi bỗng dậy lên một ý nghĩ trả thù kỳ quặc. Tôi gọi họ tới đánh giày cho mình. Sau đó, tôi tìm về Trường cao đẳng Cevenol ở thị trấn Chambon sur Lignion, vùng Auvergne miền nam nước Pháp, nơi cha tuyên úy gửi gắm tôi cùng một suất học bổng. Đó là một ngôi làng đẹp như tranh và thanh bình. Quanh tôi là những cô gái chăn cừu xinh như mộng. Tôi bắt đầu hai năm yên ả trong cuộc đời mình, chỉ lo học.
Bạn thử tưởng tượng hình ảnh một cậu bé da vàng, cao chưa tới 1,6m, trứng cá nổi lấm tấm trên mặt và tính tình nhút nhát, đơn độc nơi xa lạ. Đó chính là hình ảnh của tôi những ngày đầu đặt chân tới nước Pháp. Tôi nghĩ cách phải làm sao vượt qua được những “thằng Tây” to cao xung quanh mình. Tôi lý sự thế này: trắng nghĩa là bạc, da vàng nghĩa là vàng, mà vàng thì quí hơn bạc. Tôi tự an ủi mình như thế để vượt qua sự tự ti. Sau này, đó cũng là một phương châm sống của tôi: biến nhược điểm thành lợi thế.
Khi rời VN, tôi còn đang dang dở chương trình tú tài. Vậy mà tới Pháp tôi phải nhập học cao đẳng, nghĩa là vượt trình độ của mình những ba năm.
Sau hai năm học ở Chambon sur Lignion, tháng 10/1948 tôi khăn gói lên Paris vào học tại Viện Khoa học chính trị, Đại học Paris (Institut des Sciences Politiques - Université de Paris), bắt đầu quãng đời sinh viên cực khổ nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm. Cha mẹ tôi không gửi tiền cho tôi ăn học. Cứ hai tháng ông bà chỉ gửi cho tôi một bịch gạo, cộng một đôi giày đế kếp và một chút hạt tiêu. Nước Pháp những năm 1950 còn nghèo. Tôi nghĩ rằng không đi làm thêm thì không thể nào đủ tiền ăn học. Vậy là tôi kiếm đủ việc để làm.
Ngày đi học, tối tối tôi gia nhập đội quân lao động cửu vạn ở khu chợ Paris mang vác hàng thuê và giúp bán cam, bán hoa. Như nhiều nơi nghèo khổ khác, cam còn bán được chứ hoa thì tịch chẳng ai mua. Mấy người chủ trả công tôi không phải bằng tiền mà bằng luôn cam và hoa, thỉnh thoảng khá hơn được cải thiện bằng chút sữa chua. Tôi lại phải bán lại số hoa và cam ấy để lấy tiền.
Vì đi làm thêm nhiều, tôi đến lớp thất thường, hay phải mượn sách vở của các bạn chép lại rồi học bằng tài liệu đó. Có một lần tôi đi mua sách bị thiếu 300 quan. Đứng bên cạnh tôi cùng mua sách là một thằng bạn cao to đẹp trai, con nhà giàu. Tôi bèn hỏi vay tiền. Cậu ta vui vẻ giúp. Sau này, khi tôi góp đủ tiền mang tới lớp trả, cậu ta nói với tôi: “Tao biết mày nghèo. Mày giữ lại mà tiêu. Tao không lấy nữa”.
Trần Văn Thình dẫn đầu một đoàn đại biểu châu Âu tại hội nghị thương mại thế giới gồm đại diện 88 quốc gia tháng 11/1982 tại Geneva. Ảnh đăng trên báo New York Times tháng 11/1982. Ảnh Tuổi Trẻ.
Người bạn ấy là Jacques Chirac, vị tổng thống đương nhiệm của nước Pháp. Còn nhớ khi tôi cùng ông Chirac đến TP.HCM lúc ông còn là thị trưởng Paris, tôi nhắc tới món nợ năm nào. Ông ấy hài hước bảo rằng nếu tính cả gốc lẫn lãi thì 300 quan năm nào nay thành món tiền khổng lồ rồi, tôi chẳng thể nào trả nổi.
Trong lớp tôi còn có một bạn học sau này cũng trở thành nhân vật nổi tiếng: cựu thủ tướng Pháp Michel Rocard. Tháng 11/2006, tôi đưa ông ấy cùng vợ và một nhóm bạn bè về VN du lịch. Trong lớp học, Jacques Chirac và Michel Rocard luôn đứng nhất nhì, còn tôi do hay bỏ học nên đứng hạng áp chót. Thế nhưng tôi thường được thầy giáo khen trước lớp vì sự nhanh nhẹn, giỏi xoay xở. Lấy bằng cử nhân xong, tôi lại theo học tiếp để lấy bằng tiến sĩ luật và kinh tế.
Tôi ở trọ tại một căn gác xép trên tầng bảy không có lò sưởi. Đi học về, tôi chui vào rạp chiếu phim ngủ nhờ từ 14g-18g cho ấm. Đói bụng, tôi nghĩ cách xin bà bán cá ở dưới nhà những mẩu xương cá và đầu cá thừa. Tôi nhớ bà ấy là một phụ nữ trông rất ưa nhìn. Tôi nói với bà tôi có nuôi một con mèo, bà ấy vui vẻ cho ngay. Tôi mang về, lạng những mẩu thịt để riêng, còn xương và đầu cá tôi ninh lên thành xúp rồi ăn với bánh mì thành một món ngon tuyệt.
Được một thời gian, một hôm khi tôi xuống xin xương cá như thường lệ, bà bán cá hỏi tôi: “Nhà anh nuôi mèo thật không?”. Tôi im lặng, bà ấy nhân hậu bảo: “Anh chính là con mèo phải không?”. Từ đó, bà ấy để dành cho tôi những miếng ngon hơn, sạch sẽ hơn. Sau này, tôi cùng vợ trở lại căn gác trọ năm xưa để tìm gặp bà bán cá, nhưng bà không còn ở đó nữa. Đó là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất của tôi. Sự tốt bụng của bà làm tôi nhớ mãi.
Những bài học vỡ lòng đầu tiên về thương mại đa phương tôi có được là nhờ ông André Philip, bộ trưởng tài chính Pháp thời thủ tướng Paul Ramadier.
Tôi học cùng lớp với Loic Philip, con trai ông ấy, tại Trường Cevenol ở Chambon sur Lignon. Chúng tôi được ông thu nhận làm việc như những thực tập sinh. Nhờ đó, tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều nghị sĩ, giới tài phiệt và các quan chức.
Cuối năm 1947, khi ông André Philip đi dự Hội nghị Havana ở Cuba, hội nghị tổ chức chưa đầy một tháng sau khi Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được 23 nước ký kết tại Geneva (Thụy Sĩ), ông đưa tôi đi cùng để giúp việc.
Tạp chí L"Hebdo của Thụy Sĩ ngày 21-5-1987 đăng bài phỏng vấn Paul Trần Văn Thình với tựa đề: Paul Trần - chống hành động Rambo trong thương mại thế giới. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có hai tổ chức quốc tế đóng vai trò trụ cột trong các hoạt động kinh tế tài chính đa phương là Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hội nghị Havana đặt ra tham vọng thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO), một cơ chế đặc biệt của Liên Hiệp Quốc trên cơ sở các qui định của GATT. Tháng 3/1948, các nước tham gia đàm phán tại Havana thông qua Hiến chương ITO. Nếu ITO đi vào hoạt động, có thể coi đây chính là mô hình của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Thế nhưng sau đó, quốc hội một vài nước - trong đó có quốc hội Mỹ - không thông qua hiến chương của ITO. Vậy là dự án ITO khai tử. Những nhân chứng tham dự Hội nghị Havana lịch sử nay chỉ còn lại hai người. Đó là tôi và ông Julio Lacarte, người Uruguay.
Tôi không gặp ông Lacarte ở Havana, nhưng sau này khi ông ấy được bổ nhiệm là trưởng phái đoàn thường trực Uruguay bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva, chúng tôi cùng phát hiện rằng cả hai từng có mặt tại Havana thời đó.
Tôi tôn ông André Philip là sư phụ của mình. Còn nhớ lúc tôi 25 tuổi, ông ấy nói với tôi: “Anh không thể là một công chức dân chủ nếu ở nhà anh là một tên độc tài”. Ý ông ấy nói con người phải là một thể thống nhất, không thể làm chính trị theo kiểu áp đặt độc tài trong cuộc sống và gia đình nhưng lại đi hô hào về dân chủ và mở rộng tự do. Một người vũ phu ở nhà thì sẽ có ngày dùng bạo lực trên vũ đài chính trị.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ loại ưu, tôi cũng từng thực tập tại phòng marketing của hãng ôtô Renault. Nhưng các triết lý và tư tưởng về thương mại toàn cầu mà ông André Philip theo đuổi và truyền dạy cho tôi thúc giục tôi xin vào làm việc tại Ủy ban châu Âu (EC) ở Brussels (Bỉ).
Đó là đầu năm 1961. Tôi lọt được vào vòng phỏng vấn. Hôm tôi đến trình diện, người trực tiếp phỏng vấn tôi là một ông sếp đứng tuổi. Vừa nhìn thấy tôi, ông ấy lắc đầu bảo: “Chúng tôi không cần ông, chúng tôi cần một người Pháp chính gốc”. Tôi điềm tĩnh nói: “Tôi có quốc tịch Pháp. Tôi nói tiếng Pháp”. Ông sếp đành nói tuột ra: “Tôi cần một người Pháp làm trợ lý cho tôi vì tôi là người Ý”.
Thế nhưng cuối cùng hội đồng xét duyệt vẫn chọn tôi. Ông người Ý không hài lòng. Ngày đầu tôi đi làm, ông ấy bảo: “Tôi không chọn ông. Nhưng chúng ta vẫn làm việc và hợp tác với nhau”.
Lúc đó tôi suy nghĩ mông lung lắm. Mới ra đời làm việc mà xem chừng bị gặp nhiều bất lợi vì màu da vàng và vóc dáng nhỏ bé, không biết cả cuộc đời mình rồi sẽ ra sao. Tôi vừa tự ái xen lẫn chút tự ti. Cuối cùng tôi chọn cách làm việc để khẳng định mình, quyết định không gây hấn gì với ông sếp cả.
Tôi làm việc cần mẫn. Thay vì làm 8 -9 giờ một ngày, tôi làm việc những 15-16 giờ. Tôi giữ thói quen dậy từ lúc 5 giờ sáng để bắt đầu một ngày làm việc cho tới tận bây giờ. Dần dần, tôi được ông sếp tín nhiệm, còn bản thân ông ấy trở nên lười, cứ việc khó là thảy cho tôi. Nhưng chúng tôi lại trở thành bạn thân.
Trần Văn Thình, đại diện EC tại GATT, trong cuộc chạm trán đầu tiên với Mickey Kantor - đại diện thương mại mới của chính quyền Clinton. Ảnh chụp năm 1993 trên tờ Le Figaro. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thời đó, người châu Á làm việc ở châu Âu rất hiếm. Có lần tôi được mời đi dự một cuộc họp cao cấp. Tới nơi họp, tôi chưa kịp trình bày thì anh gác cổng xua tay bảo: “Hôm nay không ai họp với người Nhật đâu”. Tôi đưa giấy tờ cho họ xem nhưng họ nhất định làm khó tôi. Tôi còn bị bực mình như vậy mấy lần nữa.
Tôi nhớ trong phòng của tôi có những 13 nhân viên nữ mà bà nào cũng không được xinh đẹp cho lắm. Hồi tôi mới vào làm, các bà ấy tỏ ra khó tính, mặt mũi lúc nào cũng cau có. Sau này, bà nào cũng trẻ ra, đẹp ra thế mới lạ. Mọi người bảo đó là nhờ sự vui vẻ và tốt tính của tôi đã "cảm hóa" các bà ấy. Tôi cũng thích tin là đúng vậy.
Suốt từ năm 1961, tôi phụ trách về chính sách thương mại với các nước đang phát triển. Duyên nợ của tôi sau này cũng gắn chặt với các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là vùng châu Á và Mỹ Latin.
Năm 1971, tôi phát kiến ra hình thức chưa từng có tiền lệ trên thế giới giúp các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi về thuế. Đó là GSP (chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập), cho phép các nước đang phát triển tham gia hệ thống này không phải chịu thuế xuất khẩu khi xuất hàng vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Tôi chịu trách nhiệm thảo ra kế hoạch này và đưa nó vào thực thi. Nhờ những đóng góp của tôi trong việc soạn thảo và thực thi kế hoạch này mà Chính phủ Thái Lan tặng tôi Huân chương Bạch tượng, còn Brazil tặng tôi huân chương cao quí nhất mang tên Thập tự miền Nam.
Năm 1972, tôi được bổ nhiệm là trưởng nhóm chuyên gia "Hàng hóa từ các nước đang phát triển - Các thỏa thuận quốc tế", chịu trách nhiệm đàm phán các thỏa thuận về cà phê, ca cao, dầu ôliu và cao su.
Ở vị trí này, tôi thường xuyên phải làm việc với G77, nhóm các