Bài viết Các khoa bảng người Hà Nam

Hà Nam là mảnh đất hiếu học, tất nhiên ở đây kết tinh ở những nhân vật đỗ đạt, mà phải đỗ đại khoa, tức Tiến sĩ. Chưa có điều kiện để kiểm kê số liệu chính xác về số người đỗ Tiến sĩ đương đại, dưới đây chỉ viết về 53 vị đỗ Tiến sĩ và 3 vị đỗ Tiến sĩ (Tiến sĩ võ), tính từ người đỗ đầu tiên năm 1429 - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đến người đỗ cuối cùng vào năm 1910 là cụ Phó bảng Bùi Kỷ. Thực ra, khoa cử thời quân chủ cũng chấm dứt vào 8 năm sau đó- năm 1918)

docx15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Các khoa bảng người Hà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KHOA BẢNG NGƯỜI HÀ NAM Hà Nam là mảnh đất hiếu học, tất nhiên ở đây kết tinh ở những nhân vật đỗ đạt, mà phải đỗ đại khoa, tức Tiến sĩ. Chưa có điều kiện để kiểm kê số liệu chính xác về số người đỗ Tiến sĩ đương đại, dưới đây chỉ viết về 53 vị đỗ Tiến sĩ và 3 vị đỗ Tiến sĩ (Tiến sĩ võ), tính từ người đỗ đầu tiên năm 1429 - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đến người đỗ cuối cùng vào năm 1910 là cụ Phó bảng Bùi Kỷ. Thực ra, khoa cử thời quân chủ cũng chấm dứt vào 8 năm sau đó- năm 1918) 1. Nguyễn Khắc Hiếu (1400-1472) Nguyễn Khắc Hiếu tự là Thuận Thần, sinh năm Canh Thìn (1400), mất năm Nhâm Thìn (1472), thọ 72 tuổi. Ông quê ở thôn Thanh Khê, xã Hoà Khê, huyện Bình Lục. Nguyễn Khắc Hiếu đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cùng khoa với Trình Thuấn Du (Duy Tiên), ở khoa Minh Kinh, năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên 2 (1429) đời Lê Thái Tổ. Làm quan đến chức Hàn lâm viện trực học sĩ, Nhập thị kinh diên. Từng đi sứ sang nhà Minh. 2. Trình Thuấn Du (1402-1481) Trình Thuấn Du tên thật là Trần Thuấn Du (vì kiêng tên huý mẹ vua Lê Thánh Tông, sau mới đổi là Trình Thuấn Du), tên hiệu là Mật Liệu. Ông là nho sĩ và là quan chức thời Lê. Quê ông ở Tân Đội, Duy Tân, nay là xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên. Ông đỗ khoa Minh Kinh, năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên 2 (1429) Đời Lê Thái Tổ. Năm Quý Sửu (1433) ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Minh. Ông làm quan đến Tuy lực đại phu nhập nội hành khiển, Hàn lâm viện thừa chỉ, Tri tam quán sự, kiêm khu mật viện sự, Nhập thị kinh diên, cùng Nguyễn Trãi tham gia hầu việc giảng dạy cho vua trẻ. 3. Nguyễn Bảng (1419-1471) Nguyễn Bảng sinh ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1419) tại xã Khang Thái, huyện Phù Vân, phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam. Bố là Nguyễn Chiêu, mẹ là Mai Thị Tấn. Năm ông 19 tuổi, vua Lê Thánh Tông (1434-1442) mở khoa thi, Nguyễn Bảng đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ (?). Ông được phong làm Thị tòng tham mưu, rồi Hàn Lâm viện kiêm thị giám. Sau loạn Nghi Dân, ông cùng các vị đại thần nhà Lê có công đưa Lê Thánh Tông lên ngôi. Vua ban cho ông làm Tham tán, lo việc vận chuyển binh lương cùng nhà vua chinh phục Chiêm Thành. Sau bình Chiêm, ông được vua cho về cai quản đạo Sơn Nam, hưởng thực ấp ở huyện Lị Nhân. Ông bị bệnh chết năm 52 tuổi, được sắc phong là "Đông Bảng đại vương", lại gia tặng là "Thông minh hùng lược tế trung đẳng thần". Dân xã Đinh Xá nghiêng rước sắc phong, hành lễ, tôn lập thần hiệu cùng thờ với Đông Hải, Đông Xứng (Hai vị tướng thời Lý) thành 3 vị đại vương tại ngôi đình thôn Đinh, xã Đinh Xá, huyện Bình Lục. 4. Hoàng Mông (1422-1506) Hoàng Mông quê xã Bằng Khê, huyện Thanh Liêm nay là thôn Bằng Khê, xã Liêm Trung, thị xã Phủ Lý. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1422) mất năm Bính Dần (1506) thọ 84 tuổi. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa (1448) đời Lê Nhân Tông. 5. Hoàng Thuấn (?-?) Ông quê xã Lạc Tràng, huyện Kim Bảng nay là thôn Lạc Tràng, xã Lam Hạ, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Hoàng Thuấn đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu niên hiệu Thái Hòa 11 (1453) đời Lê Nhân Tông. Làm quan đến chức Tham chính. 6. Bùi Đạt (1433-1509) Bùi Đạt sinh năm 1433 người làng Duy Tiên, xã Tân Cốc, huyện Duy Tiên, phủ Lị Nhân, trấn Sơn Nam (nay là huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Đỗ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu, năm Thái Hòa thứ 11 (1453), đời Lê Nhân Tông (1442-1459). Ông tính cương trực, quyết đoán. Bùi Đạt xuất thân hàn vi, nên khi hiển đạt, thường cứu giúp người nghèo, nâng đỡ kẻ sĩ cùng khổ. Làm quan đến Tham chính thời Lê Thánh Tông. Ngoài 50 tuổi về dạy học ở quê, mất năm Kỷ Tỵ (1509), thọ 76 tuổi. 7. Phạm Phổ (1438-1491) Phạm Phổ (có sách chép là Phạm Lực), sinh năm Mậu Ngọ (1438), tại thôn Mai Động, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, phủ Lị Nhân, nay là thôn Mai Động xã Trung Lương, huyện Bình Lục. Bố ông trước là người ở xã Lê Xá (Hải Dương ) sang lánh nạn ở thôn Mai Động sau đó lấy vợ và sinh con cái ở đây. Gia đình ông có 3 anh em là Phạm Hải, Phạm Phổ, và Phạm Hán. Khi còn bé ông học rất thông minh, đến năm Quang Thuận thứ 4 khoa Quý Mùi (1463) đời Lê Thánh Tông, ông thi đỗ Tiến sĩ, sau đó lại thi đỗ khoa Hoành từ (1467), được vua ban chức Thị giảng, chuyên giảng sách cho Thái tử. Sau chuyển sang quan võ làm chỉ huy sứ. Nhưng rồi bị bãi chức vì muốn đưa con gái vào cung để lo củng cố quyền vị. Ông lấy vợ ở thôn Khả Lôi, xã An Bài, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Vì anh em xung khắc nên ông về sống ở quê vợ. Đến khi bị lụt lội lại chuyển về Mai Động và mất tại đó vào năm Tân Hợi (1491), thọ 53 tuổi. 8. Bùi Viết Lượng (1422-1531) Bùi Viết Lượng sinh năm Nhâm Dần (1422), mất năm Tân Mão (1531), nguyên quán xã Nham Lạng, huyện Ngự Thiên nay là xã Nham Lạng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Dung Kim, huyện Nam Xương nay thuộc thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lị Nhân, tỉnh Hà Nam Ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận 7 (1466), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Thượng thư. Năm 1471 được cử đi sứ nhà Minh. Sau về trí sĩ. 9. Nguyễn Tông Lan (1440-1512) Nguyễn Tông Lan quê xã Quang Thừa, huyện Kim Bảng (nay là thôn Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng), sinh năm Canh Thân (1440), mất năm Nhâm Thân (1512) thọ 72 tuổi. Ông là cha của Nguyễn Tông Mạo (Tiến sĩ khoa Ất Sửu, 1505). Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Quang Thuận 10 (1469), đời Lê Thánh Tông. Làm quan chức Thừa chính sứ. 10. Trần Bảo (1449-1529) Trần Bảo quê xã Trần Xá, huyện Nam Xương nay thuộc huyện Lý Nhân. Tiên tổ vốn gốc ở Trần Xá, Đại An thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau khi sinh ông, do bị mất mùa nên cha mẹ đem ông về xã Mao Bích, Nam Xang, rồi định cư ở đây. Trần Bảo đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuân 10 (1469), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Công bộ thượng thư, hàm Thiếu bảo, tước Quận công. Ông là viễn tổ của Tiến sĩ Trần Lương Bật ở Cổ Am, huyện Vĩnh Lại (nay là thôn Cổ Am, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Khi làm quan ông đem tài lực khai khẩn đất phía đông xã, lập thành xã Trần Xá (lấy theo tên quê cũ ở Hải Phòng). 11. Dương Ban Bản (1451-?) Dương Ban Bản còn có tên gọi là Lê Tung, quê làng An Cừ (nay thuộc xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm). Ông sinh năm 1451, đỗ Hoàng giáp năm 1484 triều vua Lê Thánh Tông, được ban quốc tính nên mới đổi là Lê Tung. Đương thời, ông đã đảm đương nhiều chức vụ ngoại giao quan trọng: 1493 làm Phó sứ sang nhà Minh, 1499 được cử đi đón sứ bộ Trung Quốc, 1506 lại làm Chánh sứ. Năm 1509 ông phò Lê Tương Dực chống lại Lê Uy Mục thành công, được cử làm Thượng thư bộ Lễ, hàm Thiếu bảo, tước Đôn thư bá, Đông các đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám tế tửu, tri kinh diên sự. Là tác giả Việt giám thông khảo tổng luận (1514) nổi tiếng. 12. Nguyễn Kiện Huy (1470-?) Nguyễn Kiện Huy quê huyện Duy Tân nay là huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm 27 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm viện thị độc, Phủ doãn Phụng Thiên. Chưa rõ năm mất.  13. Dương Đức Kỳ (1475-1564) Còn có tên gọi là Dương Đức Thụy. Ông sinh năm Ất Mùi (1475), mất năm Giáp Tý (1564). Quê ở xóm Dĩ Hoà, xã Dĩ An, huyện Duy Tiên. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Kỷ Mùi niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Phủ doãn phủ Phụng Thiên. 14. Lê Đình Tướng (1474-?) Sinh năm 1474, chưa rõ năm mất. Ông quê ở Cao Mật, huyện Kim Bảng, nay là thôn Cao Mật, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502), đời Lê Hiến Tông. Làm quan đến Phó đô ngự sử 15. Trần Thì Vũ (1476-?) Sinh năm 1476, chưa rõ năm mất. Quê xã Phú Thú, huyện Duy Tân nay là thôn Phú Thứ, xã Tiên Hiệp huyện Duy Tiên. Năm 26 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh thứ 1 (1505), đời Lê Uy Mục. Làm quan chính đoán sự. 16. Trần Tông Lỗ (1480-1570) Trần Tông Lỗ quê xã Mỹ Đê, huyện Kim Bảng, nay là xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng. Sinh năm Canh Tý (1480), mất năm Canh Ngọ (1570), thọ 90 tuổi. Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh thứ 1(1505), đời Lê Uy Mục. Làm quan đến Lễ bộ tả thị Lang. 17. Nguyễn Nghĩa Thọ (1480-1564) Ông quê ở xóm Trại, xã Trinh Nữ, huyện Duy Tân nay là huyện Duy Tiên; sinh năm Canh Tý (1480), mất năm Giáp Tý (1564). Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 (1508), đời Lê Uy Mục. Làm quan chức tự khanh. 18. Trần Bích Hoành (1469-1550) Có tài liệu ghi là Trần Hoành Bích, Trần Bích Hoằng; do chữ Hoằng có nghĩa là "rộng lớn" vào đời Thanh "Trung Quốc" có lẽ vì kiêng húy nên đổi viết là Hoành. Trần Bích Hoành quê ở xóm Tân Châu, xã Điền Xá, huyện Duy Tân, nay là huyện Duy Tiên. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận 3 (1511), đời Lê Tương Dực năm 42 tuổi (có tài liệu chép nhầm là đỗ năm 24 tuổi ). Làm quan chức giáp sát ngự sử. 19. Tạ Đình Huy (1474-1542) Tạ Đình Huy sinh năm Giáp Ngọ (1474) mất năm Nhâm Dần (1542) (có sách chép là Tạ Đinh Duy). Ông quê xã Hồng Khê, huyện Duy Tân nay là xã Yên Nam, huyện Duy Tiên. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Hưng Thuận thứ 3 (1511), đời Lê Tương Dực, năm 38 tuổi. Làm quan chức Cấp sự trung. 20. Nguyễn Tông Mạo (1480-1551) Nguyễn Tông Mạo (có sách chép là Nguyễn Mạo) quê xã Bất Đoạt, huyện Kim Bảng nay là thôn Bất Đoạt, xã Châu Sơn, huyện Kim Bảng. Ông sinh năm Canh Tý (1480), mất năm Tân Mùi (1551), thọ 71 tuổi. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1551), đời Lê Tương Dực. Con trai của Nguyễn Tông Lan (Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, 1469). Nguyễn Tông Mạo là người ưu thời mẫn thế, chán cảnh quan trường không thiết tha với việc triều chính. 21. Nguyễn Sư Hựu (1500-1585) Nguyễn Sư Hựu sinh năm Canh Ngọ (1500), mất năm Ất Dậu (1585), thọ 86 tuổi. Quê ông là xã Cát Đàm, huyện Thanh Liêm, nay thuộc xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi niên hiệu Thống Nguyên thứ 2(1523), đời Lê Cung Hoàng. Làm quan đến Lễ bộ Thượng thư, Thiếu bảo, Đông các đại học sĩ 22. An Khí Sử (1506-1582) Sinh năm 1506, mất năm 1582. có sách chép là Ngô Khí Sử. Quê xã Nễ Độ, huyện Nam Xương, nay là thôn Nga Khê, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân. 24 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529), đời Mạc Đông Dung. Làm quan chức Tự Khanh, sau thăng Thị Lang. 23. Phân Tế (1510-1575) Phan Tế sinh năm 1510, mất năm 1575. Quê xã Nhật Xá, huyện Duy Tân nay thuộc huyện Duy Tiên. Nguyên quán xã Nguyễn Xá, huyện Thạch Thất, Hà Tây (Nay thuộc thôn Chàng, xã Thạch Xá cùng huyện). Năm 20 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529) đời Mạc Đăng Dung. Làm quan Thừa chính sứ tước Nam. 24. Phạm Đãi Đán (1518-1590) Phạm Đãi Đán sinh năm Mậu Dần (1518), mất năm Canh Thìn (1590), quê xã Lôi Hà huyện Nam Xương, nay là xã Trác Văn, huyện Duy Tiên. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538), đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan, chức Công khoa đô cấp sự trung. 25. Trần Văn Bảo (1524-1586) Có tài liệu chép Trần Văn Bảo sinh năm 1523, mất năm 1610. Nguyên quê gốc ở xã Cổ Chử huyện Giao Thủy, nay là làng Dứa, xã Đông Quang, huyện Giao Thuỷ; sau dời đến ẩn náu, lập ấp ở thôn Phù Tải, xã Yên Đổ (nay thuộc xã Trung Lương ), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 27 tuổi, đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), khoa Canh Tuất (1550) niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3, đời Mạc Phúc Nguyên. Từng làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Làm quan đến Thượng thư, tước Nghĩa quận công. Ông là cha của Tiến sĩ Trần Đình Huyên, em của Tiến sĩ Trần Văn Hòa. 26. Vu Hoán (1524-1607) Vu Hoán sinh năm Giáp Thân (1524), mất năm Đinh Mùi (1607), quê xã Hồng Khê, Duy Tân nay là xã Yên Lam, huyện Duy Tiên. Đỗ Đệ nhị giáp đồng chế khoa xuất thân khoa Giáp Dần, niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554), đời Lê Trung Tông. Làm quan chức tham chính, tước Nam 27. Bùi Đình Tán (1532-1609) Sinh năm 1532, mất năm 1609. Quê xã Phượng Lâu, huyện Nam Xương, phủ Lị Nhân nay thuộc huyện Lý Nhân. Bùi Đình Tán đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, niên hiệu Quang Bảo thứ 2 (1556), đời Mạc Phúc nguyên. Làm quan Cấp sự bộ Công, Thừa chính sứ. 28. Nguyễn Diến (1543-1606) Nguyễn Diến sinh năm Quý Mão (1543), mất năm Bính Ngọ (1606), quê xã Văn Thái, Duy Tân nay là thôn Văn Thái, xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên. Năm 35 tuổi ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577) đời Mạc Mậu Hợp, Làm quan đến chức Binh bộ hữu thị lang, sau ông theo về nhà Lê, giáng xuống làm Tham chính. 29. Nguyễn Văn Tĩnh (1543-1622) Nguyễn Văn Tĩnh sinh năm Quý Mão (1543), mất năm Nhâm Tuất (1622). Quê ông ở xã Nễ Độ, huyện Nam Xương, nay thuộc huyện Lý Nhân. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577), đời Mạc Mậu Hợp. Làm quan, chức Đề hình giám sát ngự sử 30. Trần Ngọc Du (1613-1698) Trần Ngọc Du tự là Khoan Nghi, sinh ngày 23 tháng 10 năm Quý Sửu (1613) tại làng Phù Tải, An Đổ, Bình Lục phủ Lị Nhân (nay là làng Phù Tải, Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam). Bố là Trần Ngọc Lâm, nguyên gia đình chuyển từ làng Cổ Chử, huyện Giao Thủy, trấn Sơn Nam Hạ, nay thuộc Nam Định từ đời cụ Trần Văn Bảo làm quan thượng thư triều Mạc. Ông Trần Ngọc Lâm là con thứ 3 của cụ Trần Văn Bảo, theo cha về làng Phù Tải, sau đó lấy vợ và sinh con cái ở đó. Khi bị kẻ cừu thù là Phạm An đem bọn cướp đến đốt nhà lấy của cải, ông phải đưa cả gia đình đến kinh đô cầu thầy giúp đỡ. Bấy giờ Hoằng tổ Dương Vương (Trịnh Tạc) phụ chính trong nước, ông tiến con gái thứ hai lấy Thế tử Trịnh Căn. Sau đó ông đi thi và đỗ Tạo sĩ (tức Tiến sĩ võ), rồi được phong chức Thị hậu. Sau được phong tước Vinh Thọ hầu; lại được phong tặng Thượng tướng quân, Bắc quân Đô đốc phủ Thiêm Sự, Sách quận công. Ông mất ngày 27 tháng 10 năm Mậu Dần (1698) niên hiệu Chính Hoà, thọ 85 tuổi; được ban thụy là Liêm Cần. Mộ hiện nay vãn còn tại làng Phù Tải. 31. Phạm Viết Tuấn (1631-1722) Phạm Viết Tuấn sinh năm Tân Mùi (1631), mất năm Nhâm Dần (1722). Ông quê xã Lạc Tràng, huyện Kim Bảng, nay là thôn Lạc Tràng xã Lam Hạ, huyện Duy Tiên. Năm 40 tuổi ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Làm quan đến chức Giám sát ngự sử, vì có nhiều lời nói thẳng, nên bị gièm pha, trở thành đắc tội với triều đình. Sau khi mất, lại được phục chức. 32. Trần Ngọc Huy (1649-1698) Trần Ngọc Huy tự là Cẩn Độ, thụy là Đoan Phúc. Sinh ngày 12 tháng 3 năm Kỷ Sửu (1649), tai thôn Phù Tải, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, phủ Lị Nhân, nay là thôn Phù Tải, xã Trung Lương, huyện Bình Lục. Bố là Trần Ngọc Du, mẹ là Hà Thị Hào người thôn Vôi Cầu, xã An Tập, cùng huyện. Ông thi đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ). Chiêu tổ Khang Vương (Trịnh Căn) thấy ông có tài liền cho làm Điện tiền hô hiệu điểm, tước Gia Trạch hầu. Sau được phong Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, Tham đốc thần vũ tự vệ quân sự vụ. Ông mất ngày 29 tháng 2 năm Mậu Dần (1698). 33. Trương Công (1665-1728) Trương Công (sau đổi là Trương Công Giai, hay Khải) sinh năm Ất Tỵ (1665), trú sở Thiên Kiện, nay là xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm. Năm 21 tuổi ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Sửu (1685), niên hiệu Chính Hoà thứ 6, đời Lê Hy Tông. Năm 1707 ông được phong Công bộ hữu thị lang. Năm 1711, lại giữ chức Phó đô ngự sử. Năm 1718 Trương Công Giai được cử đi chấm thi, duyệt quyển kỳ thi Hương. Năm 1720, Thượng thư Trương Công Giai được ban tước Quận công. Năm 1724 đời vua Lê Dụ Tông, ông bị giáng chức từ Hình bộ Thượng thư xuống làm Lại bộ tả thị lang. Lúc ấy, có người huyện Dương Đào kiện là bị ông xét án hồ đồ và xin chống án. Triều đình giao cho xử lại, người ấy lý thắng được kiện. Chúa Trịnh cho rằng Trương Công Giai trước đây làm quan Ngự sử không xét lại oan cho người ta, nên phải giáng chức. Năm Bính Ngọ (1726), chúa Trịnh sai Quan Công Phiên đi kiểm tra lại tiền thu thuế của quan chức các nơi, vì có hiện tượng biển lận. Tô Thế Huy và Nguyễn Công Dũng lấy danh nghĩa là Bộ Công phúc thẩm lại, bác việc nghị án tha tội trên. Tô Thế Huy bị cách chức Công bộ tả thị lang xuống làm Hữu thị lang và Nguyễn Công Dũng từ Công bộ hữu thị lang xuống làm Hàn Lâm, vì tội cẩu thả xử không đúng hình phạt. Triều đình lại phục chức Hình bộ thượng thư cho Trương Công Giai. Ngày 8 tháng 2 năm Mậu Thân (1728), Trương Công Giai mất, thọ 63 tuổi, được truy phong hàm Thiếu bảo. 34. Nguyễn Công Thành (1662-?) Ông sinh năm Nhâm Dần (1662), không rõ năm mất. Người làng Dưỡng Hòa, huyện Duy Tân, nay là Dưỡng Mông, xã Tiền Phong, huyện Duy Tiên. Đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (?) niên hiệu Chính Hòa thứ 13, đời Lê Hy Tông (1693). 35. Trương Minh Lượng (1636-1712) Trương Minh Lượng tên húy là Trường, thụy là Thanh Cần. Ông sinh năm Bính Tý (1636), mất ngày 24/2 năm Nhâm Thìn (1712). Quê ông là xã Ngô Xá huyện Duy Tân, nay là thôn Ngô Trung, xã Tiên Nội, huyện Duy Tiên. Năm 35 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà thứ 21 (1700), đời Lê Hy Tông. Ông làm quan đến chức Tự khanh. Hiện còn hai sắc phong đời Khải Định (Khải Định năm thứ 2 và Khải Định năm thứ 9) ở nhà thờ họ Trương và còn một tấm bia cao 2,2m rộng 1,38m hình thức giống bia văn miếu để ghi nhớ công tích của Trương Minh Lượng. Trương Minh Lượng là con rể ông Hoàng Công Trí (Tiến sĩ năm 1670, làm quan đến Lại bộ thượng thư). Vợ ông Lượng là bà Hoàng Thị Huệ, một người con gái của ông Lượng bà Huệ là Trương Thị Ích. Bà Ích là vợ Tiến sĩ Lê Phú Thứ ở Duyên Hà, Thái Bình, sinh ra nhà bác học Lê Quý Đôn. Vậy Trương Minh Lượng là ông ngoại của Lê Quý Đôn. 36. Trần Ngọc Cáp (1684-1748) Trần Ngọc Cáp (tự là Trung Tín) sinh ngày 19/4 năm Giáp Tý (1684), tại thôn Phù Tải, xã An Đổ, huyện Bình Lục, phủ Lị Nhân nay là thôn, Phù Tải, xã Trung Lương, huyện Bình Lục. Ông là hậu duệ của Tiến sĩ Trần Văn Bảo. Bố là Trần Ngọc Khuy, mẹ là Nguyễn Thị Trinh Khiết. Ông thi đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) thời Hậu Lê. Làm chức Chi thụ chánh đội trưởng. Sau được phong Thùy dụ bá. Ông mất ngày 17/10 năm Mậu Thìn (1748), thọ 65 tuổi. 37. Nguyễn Quốc Hiệu (1696-1772) Nguyễn Quốc Hiệu sinh năm Bính Tí (1696), tại xã Phú Thứ, huyện Duy Tân, Phủ Nam Xang, nay là thôn Phú Thứ, xã Tiên Hiệp, huyện Duy Tiên. Năm 41 tuổi ông đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám Hoa) khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Làm quan, chức Hiến sát sứ. 38. Nguyễn Tông Mại (1706-1761) Nguyễn Tông Mại sinh năm Bính Tuất (1706) tại thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, phủ Lí Nhân, nay là thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, là hậu duệ của Quang Lượng Hầu, một võ tướng thời nhà Mạc, quê gốc ở Nghệ An, Được triều đình cử về dẹp loạn cướp, rồi mất tại Cầu Ghéo (Bình Lục). Tiến sĩ Nguyễn Tông Mại tên thật là Điều, hiệu là Thận Trực, thụy là Phụng Chính. Nhà có 4 anh em, cả là Tôn Hán, thứ hai là Tôn Mại (sau đổi thành Tông Mại) thứ ba là Bá Phấn, út là Nguyễn Thị Hồ. Ông là tổ phụ của thi hào Nguyễn Khuyến. Đời Lê Ý Tông, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 khoa Bính Thìn (1736) ông đỗ Tiến sĩ, được nhận chức Hàn lâm viện đại chế. Ông vốn tính kiên trực, vì vậy làm quan lâu năm nhưng không thăng tiến, bổng lộc ít ỏi. Về sau ông làm tri phủ Khoái Châu (Hưng Yên) được dân tin yêu, được thăng làm Hiến sát sứ Thanh Hoa (Thanh Hoá). Bấy giờ có em vợ của Chúa Trịnh là Ba Trà, cậy thế chị làm càn, thường đến các thôn ấp đánh người, cướp của, hiếp dâm. Ông đã thẳng tay trừng trị bắt và đánh 30 roi rồi cho về. Trịnh Vương biết chuyện, nhưng hành động của Nguyễn Tông Mại là chính đáng, nên Chúa không có cơ sở nào để bắt tội được. Ông mất ngày 14 tháng 2 năm Tân Tỵ (1761), thọ 55 tuổi. Nguyễn Tông Mại là người thanh liêm, chính trực, giỏi thơ văn, có tập Nam chân dật ký còn truyền lại. Thi hào Nguyễn Khuyến chịu ảnh hưởng nhiều cốt cách và thơ văn ông. 39. Nguyễn Kỳ (1715-1787)  Nguyễn Kỳ sinh ngày mồng một tháng Giêng năm Ất Mùi (1715) (có sách chép sinh năm 1818) tại xã