Trước buổi thuyết trình "Nâng tầm thương
hiệu Việt" chiều nay, Giáo sư John Quelch
đã dành cho VietNamNet cuộc trao đổi
ngắn xung quanh việc xây dựng thương hiệu của các DN Việt
Nam. Theo ông, trong công tác xây dựng thương hiệu, việc phát
triển mối quan hệ khách hàng là cần thiết.
- Thưa giáo sư, thương hiệu sản phẩm có quan hệ thế nào với
thương hiệu quốc gia?
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Không cần nhiều tiền để xây dựng một thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không cần nhiều tiền để xây dựng một
thương hiệu
Trước buổi thuyết trình "Nâng tầm thương
hiệu Việt" chiều nay, Giáo sư John Quelch
đã dành cho VietNamNet cuộc trao đổi
ngắn xung quanh việc xây dựng thương hiệu của các DN Việt
Nam. Theo ông, trong công tác xây dựng thương hiệu, việc phát
triển mối quan hệ khách hàng là cần thiết.
- Thưa giáo sư, thương hiệu sản phẩm có quan hệ thế nào với
thương hiệu quốc gia?
Rất quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào quan tâm đến việc
xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho quốc gia mình. Hơn 200
quốc gia trên thế giới tập trung tại một thị trường rộng lớn. Những
nước đang phát triển thì thu hút FDI, có quốc gia thì tiếp thị về du
lịch, hoặc nông nghiệp, xuất nhập khẩu.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được tầm quan
trọng của mối liên hệ này và tận dụng 2 hoặc 3 yếu tố thế mạnh
của quốc gia mình để làm vũ khí cạnh tranh. Đây là mối quan hệ
tương hỗ. Khi người ta biết đến thương hiệu sản phẩm thì nghĩ
đến thương hiệu quốc gia hoặc ngược lại.
Trường hợp của VN, các bạn có nhiều cơ hội vì VN là một quốc
gia mới nổi lên trong khu vực. VN có thể học tập được từ các
nước láng giềng những bài học và những thành công. VN mạnh
về nguồn nông nghiệp, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Tất cả
những gì VN có thể làm, thì các nước khác cũng có thể làm. VN
không thể dựa vào nền sản xuất chi phí thấp và nhân công rẻ làm
điều kiện cạnh tranh mãi. VN phải dựa vào các yếu tố khác như
giáo dục, kỹ thuật, tay nghề…
- Ông có nhận xét gì về cách xây dựng thương hiệu của các DN
Việt Nam hiện nay?
Vấn đề các DN vấp phải đó là ý thức và chủ tâm vươn ra thị
trường thế giới. Hiện nay, các DN và nhà máy vẫn bán sản phẩm
cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) ví dụ như nông sản, điện
máy, và dệt may. VN cần phải tăng thêm những giá trị gia tăng
trong sản xuất hiện nay và tiến tới xây dựng sản phẩm thương
hiệu Việt Nam. Cái khó là nếu gia nhập thị trường thế giới ngay
từ đầu, thương hiệu Việt sẽ không có thị phần.
Một số nước châu Á đã xây dựng thương hiệu thành công từ sự
chuyển đổi việc gia công và bán sản phẩm sang việc tạo thương
hiệu cho riêng mình. Các thương hiệu của Nhật, Hàn Quốc và
Trung Quốc thực hiện việc chuyển đổi này rất tốt. Cụ thể trường
hợp thương hiệu Lenovo của Trung Quốc. Tôi hy vọng VN cũng
sẽ thực hiện được thành công quá trình chuyển đổi đó trong thời
gian 20 năm chẳng hạn.
Giáo sư John
Quelch tặng
cuốn sách
Greater Good -
How Good
Marketing
Makes For
Better
- Có ý kiến cho rằng thương hiệu phải thắng ở
trong nước rồi mới chinh phục được thị trường thế
giới. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Có 2 cách để tiếp cận thị trường thế giới. Thứ
nhất là những sản phẩm dựa trên thế mạnh về
nguồn cung cấp nguyên liệu. Vinamilk là 1
thương hiệu như thế của VN. Trước nhất những
thương hiệu này nên phát triển mạnh trong khu
vực rồi sau đó tiến xa hơn. Thứ hai, đối với
những sản phẩm không có thị phần lớn trong nước nhưng có thể
thành công ở nước ngoài. Đó có thể là những sản phẩm rất thông
dụng hằng ngày nhưng thị trường trong nước không đủ lớn để có
Democracy do
ông là đồng
tác giả cho
Tổng biên tập
VietNamNet
Nguyễn Anh
Tuấn. Ảnh:
Đặng Vỹ
thể phát triển. Ví dụ như sản phẩm cà phê của Columbia hay
nhãn hiệu túi xách nổi tiếng Evergood của Trung Quốc.
- Các DN nhỏ của Việt Nam không có nhiều tiền để xây dựng
thương hiệu, họ phải làm sao thưa ông?
Không cần nhiều tiền để xây dựng thương hiệu. Quan trọng là
nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của thương hiệu và có chính
sách đúng đắn để xây dựng thương hiệu. Ý tưởng và sáng tạo là
yếu tố quan trọng hơn tiền.
- Ông có lời khuyên nào cho các DN Việt Nam trong việc xây
dựng thương hiệu mạnh?
Phát triển mối quan hệ khách hàng là cần thiết. Những thương
hiệu mạnh của VN hiện nay như Mobifone, Vinaphone hay
Vinamilk cần chú trọng gia tăng thêm mối quan hệ với khách
hàng để duy trì và phát triển thị phần. Đối với những DN mới,
điều quan trọng là sáng tạo trong xây dựng thương hiệu.
Ví dụ như Walmart chọn cách xây dựng thương hiệu bằng cách
bán đa dạng sản phẩm và giá cả gần như rẻ nhất. Khi người tiêu
dùng chọn Walmart thì an tâm về giá cả. DN Việt Nam nên chú
trọng phân khúc khách hàng chứ đừng phân khúc sản phẩm. Tức
là tạo ra các chủng loại sản phẩm khác nhau cho từng phân khúc
khách hàng khác nhau. Ai nói Toyota không có xe dành cho
người nhiều tiền? Lexus là một ví dụ. Toyota lập riêng cả một
kênh phân phối và chăm sóc riêng cho khách hàng của dòng
Lexus.