Ngay sau khi Vinaphone cho ra mắt logo mới do hãng quảng cáo
Satchi&Satchi thực hiện, thể hiện sự thân thiện hơn của một tập
đoàn truyền thông Nhà nước, vốn được coi là bảo thủ và nặng
nề, hãng cạnh tranh S-Fone cũng giới thiệu một bộ định vị
thương hiệu mới thể hiện sự năng động, hiện đại và cứng cáp
hơn.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Logo mới - Triết lý kinh doanh mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Logo mới - triết lý kinh doanh mới
Ngay sau khi Vinaphone cho ra mắt logo mới do hãng quảng cáo
Satchi&Satchi thực hiện, thể hiện sự thân thiện hơn của một tập
đoàn truyền thông Nhà nước, vốn được coi là bảo thủ và nặng
nề, hãng cạnh tranh S-Fone cũng giới thiệu một bộ định vị
thương hiệu mới thể hiện sự năng động, hiện đại và cứng cáp
hơn.
Hai tháng trước đây, người tiêu dùng Việt Nam có lẽ đã hơi ngạc
nhiên khi Vinaphone cho ra mắt bộ định vị thương hiệu mới, bao
gồm logo và hàng loạt các mẫu quảng cáo TV và quảng cáo báo.
Ngạc nhiên bởi vì Vinaphone trước giờ vẫn được coi là một công
ty hơi “bảo thủ” trong các nguyên tắc và công tác marketing thị
trường, chăm sóc khách hàng. Với logo mới, sự chậm chạp một
thời trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh và
tiếp cận người tiêu dùng của Vinaphone có vẻ như đã được “gột
rửa” bằng một hình ảnh công ty hoàn toàn mới, thân thiện và hài
hoà hơn.
Theo ông Hoàng Trung Hải, Giám đốc Công ty Vinaphone, logo
cũ của Vinaphone có nhiều chi tiết không còn phù hợp vì quá
rườm rà, nhiều mầu sắc và mang nặng tính kỹ thuật (hình chiếc
máy điện thoại).
Logo mới được thiết kế theo hướng tinh giản, hiện đại nhưng vẫn
mềm mại bởi hình ảnh lan tỏa của 3 giọt nước lấy cảm hứng từ
biểu tượng nước trong triết lý phương Đông-mềm mại nhưng bền
bỉ, mạnh mẽ-thể hiện khát vọng “không ngừng vươn xa”, luôn lan
tỏa và kết nối của Vinaphone.
Satchi&Satchi là công ty quảng cáo được giao nhiệm vụ thực
hiện logo mới cho Vinaphone. Mặc dù giá trị hợp đồng của
thương vụ này không được cả hai bên tiết lộ, khá nhiều chuyên
gia trong ngành quảng cáo đánh giá đây là khoản đầu tư “đáng
đồng tiền bát gạo” của Vinaphone.
Ngay lập tức, thị trường cũng đồng thời được chứng kiến gần
như cùng lúc sự thay đổi màu sắc và hình ảnh logo của hãng
cung cấp dịch vụ điện thoại di động cạnh tranh với Vinaphone,
công ty S-Fone, từ hình ảnh màu xanh sang hai tông màu mạnh
là đỏ và da cam, thể hiện sự cứng cáp và mạnh mẽ hơn của một
hãng di động vốn được xem là bé hạt tiêu bên cạnh hai ông lớn
Vinaphone và MobiFone.
Vai trò của logo
Nếu như slogan, đóng một vai trò không thể thiếu trong việc
khẳng định thương hiệu, nhưng khi cần chuyển đổi ngôn ngữ sẽ
phần nào đó mất đi ý nghĩa và có thể kém mạnh mẽ chút ít so với
phiên bản gốc của nó. Còn với ngôn ngữ hình ảnh và màu sắc
của logo sẽ là ổn định và duy nhất.
Chính vì vậy, theo bà Phạm Thị Cúc Hà, người từng nắm giữ
chức vụ giám đốc Marketing cho một công ty nước ngoài, logo
đóng vai trò quan trọng nhất trong việc khẳng định thương hiệu
và chi phối đến những phần còn lại. Bên cạnh đó, logo là một
phần không thể thiếu trong việc nhận dạng doanh nghiệp
(corporate identity). “Logo có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ
trong đối ngoại mà còn trong đối nội của doanh nghiệp”, bà Hà
nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc điều hành Công ty Max
Commmunications, cho rằng: "Logo là phần đại diện cốt lõi nhất
của một doanh nghiệp hay một sản phẩm/dịch vụ để thể hiện ra
bên ngoài. Logo thể hiện ngành kinh doanh, mục tiêu, tầm hoạt
động, triết lý kinh doanh, lịch sử, cam kết của thương hiệu (công
ty hoặc sản phẩm/dịch vụ) đến công chúng…
Phần cốt lõi sẽ là một phần tiền đề để truyền đạt thông tin đến
các đối tượng qua tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng,
internet, tài liệu, tài trợ...Sau đó logo được chi tiết thành một bộ
nhận dạng thương hiệu (Corporate hay Brand Identity) hay
hướng dẫn sử dụng (Manual) bao gồm màu sắc, font chữ, bảng
hiệu, giấy tiêu đề, bao thư, danh thiếp, xe, bảng chỉ dẫn nội bộ,
đồng phục, quà tặng…".
Với tầm nhìn chiến lược dài hạn Vinaphone đã nhận thức rõ
thương hiệu là một đối tượng quản lý tạo ra giá trị trong kinh
doanh và xây dựng thương hiệu đã trở thành nhu cầu tất
yếu.“Logo có vị trí quan trọng thể hiện ý tưởng chủ đạo cũng như
hướng phát triển mang tính chiến lược của doanh nghiệp”, ông
Hải (Vinaphone) nhận định.
Thực tế số doanh nghiệp Nhà nước như Vinaphone đầu tư mạnh
vào logo, thương hiệu chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Có thể
thấy không nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thay đổi logo
nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh như Vietnam Airlines,
VNPT, Viettel...
Theo ông Tường (Max Communications), việc thay đổi sẽ tạo một
động lực tích cực góp phấn tạo ra diện mạo mới cho doanh
nghiệp xứng tầm với sự phát triển của thương hiệu và phù hợp
với sự phát triển chung của xã hội cũng như xu hướng tiêu dùng.
“Vinaphone thay đổi cũng là chuyện bình thường khi nó cần một
chiếc áo mới thích hợp cho tầm vóc mới: số lượng thuê bao, phủ
sóng toàn quốc, cam kết dịch vụ...
Tuy nhiên, không thể định lượng được sự đóng góp của logo vào
sự thành công của doanh nghiệp, theo ông logo giống như một
móng của một ngôi nhà, nó là phần cốt lõi của hoạt động truyền
thông của một doanh nghiệp. “Móng mà càng chắc thì doanh
nghiệp, thương hiệu đó càng vững”, ông Tường nhấn mạnh.
Nhìn nhận mức độ ảnh hưởng của logo mới tới hoạt động kinh
doanh cũng như doanh thu ông Hoàng Viết Ngữ, Giám đốc phát
triển kinh doanh Công ty Biz-eyes cũng cho rằng doanh thu của
một khoảng thời gian nhất định là kết quả của rất nhiều hoạt động
được doanh nghiệp thực hiện như phân phối, quảng cáo, tiếp thị,
khuyến mãi, truyền thông... “Nhưng chắc chắn rằng logo tương
tác đa chiều với mỗi và tất cả các hoạt động trên, thông qua đó
ảnh hưởng đến doanh số của doanh nghiệp”, ông Ngữ khẳng
định.
Thay đổi logo cũng là cần thiết khi doanh nghiệp bước sang một
lĩnh vực hoạt động mới, chiến lược, bước ngoặt mới, hay đơn
thuần là thiết kế của logo đã không còn hợp thời, giống như
trường hợp của Vinaphone, theo bà Hà nhận định.
Tuy nhiên, bà Hà nhấn mạnh thay đổi logo cũng sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động của doanh nghiệp, rắc rối sẽ xảgtty ra trong quá
trình giao dịch, những phức tạp khi phải thay đổi toàn bộ những
gì có gắn logo cũ, trên trang web, giấy tờ, hoá đơn…
Nhưng khó khăn nhất theo bà Hà chính là sự thay đổi logo trên
sản phẩm, nhất là khi logo và sản phẩm đó đã quá quen thuộc
trên thị trường. “Nếu không có một chiến dịch marketing đúng
mực cho logo mới, sự thất thế của sản phẩm trên thị trường hoàn
toàn có thể xảy ra”, bà Hà nói.
Nhìn trên diện rộng ông Tom Vũ, Công ty Masso Group cho rằng
đã có một số ít doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ được tầm
quan trọng của logo, còn đa phần các doanh nghiệp chưa quan
tâm đúng mức, vẫn còn quan niệm khá “bảo thủ”, tự làm…do vậy
dẫn đến tình trạng logo không được chuyên nghiệp, thiếu tính
sáng tạo cuối cùng là không chuyển tải được tinh thần của doanh
nghiệp và diện mạo thì rất lủng củng.
Các doanh nghiệp trong nước cần có sự đầu tư đúng mức trong
việc thực hiện logo nói riêng, cũng như xây dựng một hệ thống
nhận diện cho doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp hơn.