Bài viết Một phong trào văn hóa dân tộc nhằm tự cường, độc lập, hiện đại hóa đất nước của các nhà nho yêu nước

Bước sang thế kỷ XX, đối với Việt Nam không chỉ bước qua một cột mốc thời gian, đi thêm một quãng đường lịch sử mà còn là rẽ sang một con đường khác trong lịch sử phát triển. Nếu từ thế kỷ XIX trở về trước, Việt Nam và các nước láng giềng Đông Á sống thành một vùng văn hóa độc lập, xa lạ với thế giới, thì từ đây, nhiều mối liên hệ thắt chặt nó với thế giới, bắt nó hòa vào cuộc sống chung, đưa nó ra nhập quĩ đạo chung của sự vận động lịch sử cả thế giới. Sự thay đổi từ trung cổ sang cận hiện đại, ở đây đồng thời có nội dung thay đổi từ truyền thống văn hóa này sang truyền thống văn hóa khác, từ nên văn hóa có vùng gốc Hán đến truyền thống văn hóa Châu Âu, có nguồn gốc Hy lạp, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chiếm vị trí chi phối cả văn hóa thế giới cận hiện đại. Trong lịch sử Việt Nam, sự thay đổi lần này là sự thay đổi rất sâu sắc, có lẽ cũng tương đương với bước chuyển từ nền văn hóa bản địa mà tiếp nhận Phật giáo, từ nền văn hóa Phật giáo mà tiếp nhận Nho giáo xảy ra từ trước. Mỗi lần thay đổi như vậy, không phải cái mới thay thế cái cũ, không phải hai cái cộng lại, mà thực chất thực chất là một quá trình dài nhào nặn cái cũ với cái mới để thành một sản phẩm khác, thay đổi cốt cách của cái đã thành truyền thống dân tộc. Điiều kiện xảy ra sự thay đổi là việc nước ta mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Mong muốn xúc tiến sự thay đổi là thực dân Pháp trong tay có chính quyền, nhà trường, báo chí,… và nhằm mục đích rõ ràng là làm cho thuộc quốc đoạn tuyệt với văn hóa dân tộc, ly khai với ảnh hưởng của Trung Quốc, trở thành nô lệ, sùng bái văn hóa Phương tây. Thế nhưng thay đổi như vậy cũng là một tất yếu trong hoàn cảnh thế giới cận đại. Bên cạnh con đường Âu hóa theo thực dân, còn có con đường Âu hóa của các nhà Nho yêu nước. Trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, chính các nhà Nho yêu nước cũng đã vận động cải cách văn hóa, chủ động giải quyết vấn đề tiếp nhận văn hóa Châu Âu để tự cường, giành độc lập và hiện đại hóa đất nước.

docx13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Một phong trào văn hóa dân tộc nhằm tự cường, độc lập, hiện đại hóa đất nước của các nhà nho yêu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một phong trào văn hóa dân tộc nhằm tự cường, độc lập, hiện đại hóa đất nước của các nhà nho yêu nước Trần Đình Hượu Bước sang thế kỷ XX, đối với Việt Nam không chỉ bước qua một cột mốc thời gian, đi thêm một quãng đường lịch sử mà còn là rẽ sang một con đường khác trong lịch sử phát triển. Nếu từ thế kỷ XIX trở về trước, Việt Nam và các nước láng giềng Đông Á sống thành một vùng văn hóa độc lập, xa lạ với thế giới, thì từ đây, nhiều mối liên hệ thắt chặt nó với thế giới, bắt nó hòa vào cuộc sống chung, đưa nó ra nhập quĩ đạo chung của sự vận động lịch sử cả thế giới. Sự thay đổi từ trung cổ sang cận hiện đại, ở đây đồng thời có nội dung thay đổi từ truyền thống văn hóa này sang truyền thống văn hóa khác, từ nên văn hóa có vùng gốc Hán đến truyền thống văn hóa Châu Âu, có nguồn gốc Hy lạp, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chiếm vị trí chi phối cả văn hóa thế giới cận hiện đại. Trong lịch sử Việt Nam, sự thay đổi lần này là sự thay đổi rất sâu sắc, có lẽ cũng tương đương với bước chuyển từ nền văn hóa bản địa mà tiếp nhận Phật giáo, từ nền văn hóa Phật giáo mà tiếp nhận Nho giáo xảy ra từ trước. Mỗi lần thay đổi như vậy, không phải cái mới thay thế cái cũ, không phải hai cái cộng lại, mà thực chất thực chất là một quá trình dài nhào nặn cái cũ với cái mới để thành một sản phẩm khác, thay đổi cốt cách của cái đã thành truyền thống dân tộc. Điiều kiện xảy ra sự thay đổi là việc nước ta mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Mong muốn xúc tiến sự thay đổi là thực dân Pháp trong tay có chính quyền, nhà trường, báo chí,… và nhằm mục đích rõ ràng là làm cho thuộc quốc đoạn tuyệt với văn hóa dân tộc, ly khai với ảnh hưởng của Trung Quốc, trở thành nô lệ, sùng bái văn hóa Phương tây. Thế nhưng thay đổi như vậy cũng là một tất yếu trong hoàn cảnh thế giới cận đại. Bên cạnh con đường Âu hóa theo thực dân, còn có con đường Âu hóa của các nhà Nho yêu nước. Trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, chính các nhà Nho yêu nước cũng đã vận động cải cách văn hóa, chủ động giải quyết vấn đề tiếp nhận văn hóa Châu Âu để tự cường, giành độc lập và hiện đại hóa đất nước. I “Đông kinh nghĩa thục” là tên gọi một trường học tư nhân mở, một nghĩa thục lập ra không nhằm lợi. Nhà trường không thu học phí, mà quyên góp tiền giấy bút cung cấp cho học sinh. Mục đích của nghĩa thục là truyền bá tư tưởng mới, giáo dục tinh thần yêu nước, đào tạo lớp nhân tài mới cho đất nước. Hoạt động của nhà trường vượt xa phạm vi giảng dạy và học tập. Lợi dụng chính sách mở các trường kiểu mới, thay thế các lớp học của thầy đồ dạy chữ Hán và những cơ sở ban đầu của thể chế giáo dục thực dân, Đông Kinh Nghĩa Thục đã tập hợp được nhiều nhà yêu nước có tài viết văn, biên soạn và phát hành sách giáo khoa, tổ chức các buổi bình văn, diễn thuyết, mua sách báo nước ngoài về bán lại. Nhiều tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ theo gương Đông Kinh Nghĩa Thục rất lớn. Đối với các tỉnh quanh Hà Nội, nó mang cả hình thức câu lạc bộ; đối với toàn quốc, nó mang thêm hình thức là ban tu thư, là nhà xuất bản, cơ quan phát hành, một trung tâm tuyên truyền văn hóa, chính trị. Cho đến lúc đó chưa bao giờ trong đời sống chính trị văn hóa nước ta lại có nhiều sự kiện vang dội có không khí náo nhiệt như những năm đầu thế kỷ này. Phan Bội Châu bước vào hoạt động chính trị, ra Bắc vào Nam tập hợp đồng chí, viết Lưu cầu huyết lệ tân thư vận động quan trường, thành lập Duy Tân hội, rồi xuất dương sang Nhật. Những nhà khoa bảng trẻ tuổi nổi tiếng đậu đại khoa mà khước từ không chịu ra lam quan ( Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… ) hay bỏ quan ra về (Phan Châu Trinh), hạ quyết tâm đi theo con đường khác: đọc tân thư, đi du lịch, tìm hiểu tình hình, vận động quần chúng, kêu gọi sĩ tử bỏ học, cỏ thi đi cứu nước… Cường Để, Nguyễn Thượng Hiền nối gót nhau xuất dương theo Phan Bội Châu. Phan Châu Trinh trốn sang Nhật tranh luận chính kiến với Phan Bội Châu rồi về viết thư cho toàn quyền Đông Dương (Beau) và vận động cải cách… Trào lưu tư tưởng mới , thươ cách nói các cụ là “ Mưa Âu, gió Mĩ”, theo tân thư tràn vào đã nổi lên thành bão tố. Cho đến khi Đông kinh nghĩa thục thành lập ( năm 1907) thi nó đã đi vào quần chúng, trước hết là quần chúng trí thức và thanh niên, tức là vào đám nhà Nho trẻ. Ở Nam Ngãi, quê hương của Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, phong trào phát triển rất bồng bột. Cả tỉnh có đến 40 trường kiểu nghĩa thục. Học trò lợi dụng tập thể dục, tập trung đi hạch ở huyện để tuần hành có gậy gộc; lợi dụng bình văn, tập diễn thuyết để tuyên truyền cổ động, gây thành phong trào cắt tóc ( cắt búi tó), vận động mặc Âu phục, bỏ quì lạy, cúng tế hủ tục…, và cuối cùng, kết hợp với quần chúng đông đảo thành phong trào xin xâu có hàng vạn người tham gia. Từ Nam Ngãi, phong trào lan rộng xuống phía Nam tận đến Phú Yên và ra phía Bắc đến tận Thanh Hóa. Cả trào rầm rộ từ Nam Trung Bộ đến tận Bắc Bộ nói lên sự đối lập giữa hai xu hướng ôn hòa và kịch liệt, gọi theo người trong cuộc- các nhà Nho yêu nước lúc đó, là giữa Minh xã và Ám xã – tổ chức công khai và tổ chức bí mật – và theo cách gọi ngày nay là giữa phái bạo động và phái cải cách. Sự khác nhau giữa hai bên là chủ trương dành hàng đầu cho nhiệm vụ chống thực dân, giành độc lập bằng đấu tranh võ trang hay cho chống phong kiến, trước hết là Nam triều, bằng cải cách dân chủ, cải cách văn hóa, giáo dục. Cả hai phái tranh cãi nhau kịch liệt – nhất là từ khi Phan Chu Trinh ở Nhật về - đến mức có nguy cơ đảng tranh (1) .Giữa hai đường lối đối lập, có một chỗ cả hai bên đều thống nhất. Đó là khai dân trí, chấn dân khí và bồi dưỡng nhân tài. Độc lập trước hay dân chủ trước cũng phải trông cậy vào những con người mới, những người có tinh thần mới, yêu nước, yêu nòi giống, có tri thức mới, tri thức khoa học và thực nghiệp, và được đào tạo cách khác so với lối khoa học cử trước đó. Trường Đông kinh nghĩa thục được mở ra trên miếng đất chung đó, vì vậy nó thành nơi đi lại của cả hai phái, là cơ quan phát hành tài liệu của cả hai phái. Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu Thư gửi toàn quyền Bô của Phan Chu Trinh đều do Đông kinh nghĩa thục in và lưu hành. Những điều vừa trình bày cho phép ta lưu ý: đằng sau những hoạt động chính trị sôi nôi trái ngược nhau, khác nhau theo từng vùng (Bắc Bộ, Nghệ Tĩnh, Nam Ngãi, Nam Bộ…), với trình độ phát triển kinh tế khác nhau, truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh khác nhau, với các lãnh tụ ở các địa phươngchịu ảnh hưởng tư tưởng mới khác nhau, có một phong trào văn hóa có tính toàn quốcva thống nhất hơn nhiều. Dầu đứng về phía bạo động hay cải cách, dầu có công kích nhau kịch liệt, các cụ cũng tương thân tương kính, coi nhau là người đồng đạo, thống nhất tư tưởng, có chỗ thống nhất về con đường duy tân, cải cách văn hóa. Thật là nghịch lí, nhưng là nghịch lí hiểu được. Các cụ đều nhiệt thành yêu nước, và hơn thế nữa, các cụ đều là nhà Nho, có cách nhìn, cách suy nghĩ giống nhau. Trường Dông kinh nghĩa thục chỉ tồn tại được 9 tháng trong năm 1907. Nhưng phong trao duy tân của nhà Nho ra đời sớm hơn. Sau khi Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa, phong trào vẫn tồn tại dưới dạng văn học quốc cấm.. Để chống phong trào duy tân thực dân Pháp không những đóng cửa trường, bắt giam hàng loạt nhà Nho yêu nước, mà còn cung cấp các phương tiện cho những nhà Tây học ra chủ trương duy tân, Âu hóa, truyền bá tư tưởng Âu Tây theo hướng tuyên truyền cho thực dân. Từ đây phong trào duy tân không còn, nhưng tư tưởng duy tân thì vẫn có những nhà Nho kiên trì có dịp lại phát biều. Tôi muốn nói đến Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Nội dung tư tưởng của các nhà yêu nước đó trong vấn đề chống sùng bái Truyện Kiều là tư tưởng duy tân đầu thế kỉ, nhưng lần này là chung quanh vấn đề văn hóa, học thuật, văn hóa nghệ thuật. Cả phong trào duy tân, cải cách văn hóa đó có thể gọi chung là phong trào Đông kinh nghĩa thục. II Vào dịp đầu xuân năm 1905, ông Bàng Trinh và ông Huấn Quyền đều đưa nhau đi cắt tóc, và sau đó một bài ca lưu hành rất phổ biến: Phen này cắt tóc đi tu, Tụng kinh độc lập, ở chùa duy tân. Đến ngày khấn vái ân cần, Cầu cho ích quốc, lợi dân mới là, Tu sao cho mở trí dân nhà, Tu sao độ được nước ta phú cường. Sự việc ấy được truyền tụng như một sự kiện cách mạng. Cách mạng? – không phải là truyện phóng đại. Vào thời đại mọi người còn thu nhặt từng sợi tóc đổ từng chiếc răng rụng, từng mẩu móng tay để lúc chết mang xuống tận mồ, làm đúng lời dạy thánh hiền “tóc, da, thân thể là của cha mẹ trao cho, điều đầu tiên của đạo hiếu là người con không để nó sứt mẻ, hủy hoại”, thì cắt cả cái búi tó phải là hành động trọng tội, dư luận không dễ tha thứ. Chừng là ý thức được sự khắc nghiệt của dư luận, tập quán, tác giả nói khá thách thức: “Phen này cắt tóc đi tu” và tuyên bố sẵn sàng phạm cái tội đại bất hiếu đó để đổi lấy một quả phúc: “độ được nước ta được phu cường”. Cắt tóc, đầu thế kỉ này chắc chắn đã thành chuyện không lạ lẫm gì trong đời sống đô thị. Việc làm của Phan Châu Trinh và Nguyễn Quyền chắc chỉ bị các nhà Nho, nhất là các nhà khoa bảng, dị nghị. Việc cắt tóc trở thành nổi tiếng phần lớn là do ảnh hưởng của bài ca. Sáu câu rất ngắn thực sự trở thành một bản tuyên ngôn đề ra các yêu cầu chủ yếu của phong trào duy tân lúc đó. Những yêu cầu nêu ra rất mới – mới không ở từng khẩu hiệu mà mới ở cách hiểu. ở cách liên kết các yêu cầu – chứng tỏ các cụ đã hiểu thực tế khác trước, hiểu kẻ thù khác trước. Hơn hai mươi năm mất nước, sống dưới sự thống trị của thực dân, họ đã đủ thời gian nếm trải, đủ thời gian nghiền ngẫm, so sánh và thấy thực dân Pháp mạnh hơn, giàu hơn, khôn hơn, vì khôn hơn nên giàu mạnh hơn và cũng vì vậy mà tàn ác, thâm hiểm hơn. Trong văn chương cuối thế kỉ thứ XIX, theo tinh thần truyền thống, người ta cũng lên án thực dân xâm lược, bóc lôt, đàn áp, nhưng trong cách nghĩ lúc đó, người ta chưa phân biệt được xâm lăng phong kiến với xâm lược thực dân, mới hiểu sự bóc lột cống nạp, sưu cao thuế nặng, sự đàn áp bằng võ lực, mà chưa hiểu áp bức về kinh tế, bóc lột bằng khai thác, bằng độc quyền kinh doanh… Khi thấy tận mắt công cuộc khai thác thuộc địa, thấy rõ vai trò của đồng tiền, của tổ chức, qui mô kinh doanh – nguồn gốc giàu mạnh của thực dân, các nhà Nho yêu nước mới càng thấm thía sự tàn ác thâm độc của giặc, càng xót xa cái khổ mất nước. Một mặt họ hiểu ra sự giàu có của đất nước. Giang sơn không chỉ là gấm vóc như trước kia thường nói, mà giàu có cũng không chỉ là “vật hoa thiên báu” hiểu theo cách ngày xưa, nghĩa là không chỉ có nhiều đặc sản: xà cừ, vân mẫu, hạt trai, san hô, tê giác, đồi mồi, tượng nha…, những thứ có sẵn trong thiên nhiên chỉ cần tốn công thu nhặt, và từ hàng ngàn năm về trước, phong kiến Trung Quốc đã biết rõ, đòi ta hằng năm cống nạp. Các nhà Nho yêu nước đầu thế kỉ mới biết đến nhiều của cải của đất nước, những thứ thiết thực, cần cho đời sống như tre mây trên rừng, cá muối dưới biển, nói đến gỗ quý, nhất là nói đến khoáng sản: Các thứ mỏ kể sao cho xiết, Vàng, bạc, đồng, kẽm, thiếc, sắt, chì. Dầu trong, than chắc thiếu chi, Chu sa, bạch thạch nữa thì thủy ngân.(3) Chưa có điều tra cơ bản! Không sao, lúc đó chưa có gì nguy hại. Mặt khác, quan trọng hơn là từ cách nhìn mới, các cụ đã rút ra những nhận thức quí giá. Đất nước giàu có như vậy ma để cho quân thù mặc sức khai thác! Đất nước giàu có như vậy mà dân ta “lười nhác”, “ngẩn ngơ”, “không biết làm ăn”, ngồi trên núi vàng mà chết đói, giương mắt nhìn kể cướp khuân vàng đi! Có điều kiện mở tầm mắt ra thế giới, các cụ đã hình dung ra quang cảnh cạnh tranh quyền lợi giữa các cường quốc, tiếp nhận cái thực tế được coi là quy luật “ mạnh được, yếu thua”, “khôn sống, vống chết”, cho nên hiểu chủ quyền không chỉ là chủ quyền chính trị, mà cả chủ quyền kinh tế: giành độc lập không chỉ là đuổi được đội quân xâm lược, mà còn bảo vệ được quyền lợi kinh tế, vì lẽ đó, cứu nước không chỉ là đấu tranh võ trang, mà còn là “đua khôn”, “đua khéo”, giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn. chính nhận thức mới đó đã làm cho tác giả Bài ca Á Tế Á nói đếnmột ưu diểm khác của tính cách dân tộc: Thương ôi! Bách Việt giang sơn, Thông minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa. Trên cơ sở nhận thức mới, độc lập không phải chỉ gắn với thái bình, mà conf gắn với vả phú cường. Phú cường không chỉ hiểu như trước là phú quốc cường binh – kho lẫm đầy, binh hùng tướng mạnh – nhìn vào lực lượng vật chất của nhà nước, nhà nước phong kiến. Trong quan niệm phong kiến đó, nếu có tinh thần thân dân thì cũng chỉ là quan niệm đến thời vụ, lo cho dân an cư lạc nghiệp, làm việc cày cấy, trồng dâu nuôi tằm, ăn no thì vác nặng, “ trăm họ đủ thì ai để nhà vua không đủ”(2), cũng là kho lẫm đầy, binh hùng tướng mạnh, nhưng lấy dân làm gốc của nước. Các nhà Nho yêu nước đầu thế kỉ đã hình dung đất nước khác trước, giàu có khác trước, với một nền kinh tế sản xuất khá với nền kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc. Phú cường, theo họ là dân giàu, nước mạnh, dân no đủ sung túc và nước đủ sức cạnh tranh, chen vai thích cánh với liệt cường: phú cường cho cả xã hội và trên cơ sở một nền sản xuất xã hội. Đó là tiền đề để kêu gọi hợp đoàn doanh sinh, góp vốn cả nước, đầu tư kinh doanh nhiều ngành, cạnh tranh với tư bản nước ngoài. Ở một nước phong kiến lạc hậu, phân tán, hợp đoàn đã không dễ, kinh doanh càng khó, canh tranh với liệt cường càng khó hơn. Với tầm nhìn của nhà Nho chỉ mới biết đến quy mô buôn bán nhỏ, họ cũng chưa có tham vọng làm chủ ngân hàng, giao thông, ngoại thương,… mà chỉ tính đến chuyện giành lấy khách hàng trong buôn bán. Nhưng muốn thế thì hàng hóa mà mình sản xuất cũng phải nhiều, phải tốt mới cạnh tranh được với hàng Tây, hàng Tàu. Có hai cái khó đập ngay vào mắt: thiếu vốn và thiếu kĩ thuật, thiếu kinh nghiệm nên hàng xấu. Không vốn thì không thể nói đến sản xuất. Nguyến Thượng Hiền đề nghị vận động cả nước mỗi người góp một hào cho công ti kinh doanh. Tổ chứccông ti kinh doanh vốn là chuyện còn rất xa lạ. Phan Chu Trinh nhận xét một cách chua xót: “Nước ta không nghèo nhưng không có một đoàn thể nào đông quá ba người. Không có một cái lợi xã, lợi ích nào vốn hơn trăm bạc”(3). Không phải hoàn toàn không có tiền, nhưng góp vốn cho công ti thì không mấy ai tin là tiện lợi. Hàng xầu mà người tiêu dùng thích dùng hàng Tây, đồ Tàu, sản xuất được cũng khó tiêu thụ. Nguyễn Thượng Hiền đề nghị dùng nội hóa. Muốn cạnh tranh được với hàng nước ngoài, trước hết người sản xuất phải “đua tài làm cho tốt”, người buôn bán không được trục lợi, nâng giá, lừa dối trao hang xấu; nhưng mặt khác, người tiêu dùng cũng đừng chuộng lạ. Mọi người có dùng nội hóa thì hàng nước mình mới tốt đẹp lên được. Nói tóm lại, mọi người phải lấy lòng yêu nước, ý chí tự cường mà có một ý thức chung: Anh em một tụi cùng nhau, Thóc mình chớ để ném cho gà người.(3) Ai ai cũng nghĩ đến ích nước lợi dân mà cố gắng hi sinh dần dần “ thu được quyền lợi về ta”. Với tinh thần ấy, lợi ích kinh tế phải nhường chỗ cho tình đồng bào, đồng chủng: Yêu nhau mua giúp nhau cùng, Sẩy vai xuống cánh cũng không thiệt gì. Còn hơn của để đi đàng khác, Để hàng mình nhớn nhác kêu ca. Tất cả các khó khăn chỉ có thể giải quyết bằng trách nhiệm quốc dân, bằng tình đồng bào, bằng tinh thần hi sinh, tự cường để làm người dân nước độc lập. Chưa bao giờ trong văn chươngcác nhà Nho lại nhắc nhiều đến chữ “dân” như vậy: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh… Một tinh thần dân bản vị chi phốimọi suy nghĩ. Vua đã đầu hàng, ngôi vua thành công cụ trong tray giặc. Nước không còn là lãnh thổ Trời tao cho vua quản lí như Lí Thường Kiệt đã từng khẳng định: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.”. Người dân không còn là thần tử, Trời trao cho vua chăn dắt. Tháo gỡ được sự trói buộc giữa Trời và vua, người dân quan hệ trực tiếp với nước, là chủ của nước. Nhưng trong cái cộng đồng đó, mọi người dân gắn bó với nhau bằng cái gì? – Bằng một tình máu mủ cùng dòng, cùng giống. Chưa bao giờ sự tích con Rồng cháu Tiên lại được nhắc nhở nhiều và tha thiết như vậy. Đó là ngọn nguồn của tình đồng bào. Tình đông tông, đồng hương trước đây, của quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng đến phạm vi cả nước thành tình đồng bào: nước ta là một địa bàn quần tụ của một chủng tộc. Anh em cùng họ, bà con cùng quê có nhiệm vụ phải thương yêu đùm bọc lấy nhau thì đồng bào cả nước, tuy họ hàng có xa hơn, sao lại không thể thương nhau, giúp nhau như vậy? Thế nhưng mục tiêu của hợp đoàn doanh sinh còn đòi hỏi cao hơn tình thương yêu đùm bọc. Nó đòi hỏi những tổ chức có mục tiêu cụ thể, sự gắn bó tự nguyện, trách nhiệm lẫn nhau rõ ràng. Các cụ nói nhiều đến đoàn thể, và nói rất tha thiết: Thể đoàn như đá chẳng mòn, Như thành chằng lở, như non chẳng rời. Đừng như đàn quạ giữa trời, Gặp cơn mưa gió vội rời nhau ra. Có đoàn thì mới có ta, Đoàn là rất trọng, ta là rất khinh. Dù cho sóng gió bất bình, Lợi đoàn mà có thiệt mình cũng cam. (Khuyên nhau hợp quần) Quan hệ dân và nước, chủng tộc, đoàn thể thay cho họ, làng, sự đối lập trong quê – ngoài tinh, chốn hương thôn – nơi triều đình, đó là cái mới trong cách hình dung cộng đồng của nhà Nho. Trong cách nhìn như vậy, phương diện kinh tế, phương diện xã hội được chú ý. Những điều đó đã giáo dục, cổ vũ, đã thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên đi vào con đường cứu nước, đi vào con đường cách mạng. Giữa cuộc sống tối tăm bịt bùng của xã hội phong kiến, sự thống trị của Nho giáo, cái mới dầu chỉ như vậy cũng khó được chấp nhận. Không chỉ nông dân ít học, quen với cuộc sống chật hẹp ở làng xã không tiếp nhận được, mà nhiều nhà Nho còn mang kinh truyện thánh hiền, tập quán cha ông ra để dè bỉu và chống lại kịch liệt. Không thể đối thoại với họ. Không thể không phê phán Nho giáo, nhà Nho và xã hội cũ. III Thực ra các nhà duy tân chưa nghĩ đến chuyện phê phán Nho giáo. Các cụ đau xót bộc lộ mọi mặt hen kém của nước ta, dân ta, nhìn trách nhiệm làm cho nước yếu, dân hèn là ở học thuật, các cụ phê phán lối học khoa cử, phê phán người hủ Nho, và vì vậy động chạm đến một số luận điểm cơ bản của Nho giáo. Đọc địa lí và lịch sử các nước, họ thấy sâu sắc sự cách biệt một trời một vực giữa nước ta với các nước Âu Mĩ, đau xót thừa nhận cai thực tế cay đắng: “ Nước Đại Nam vốn là một nước lớn văn minh, trong ngoài đều khen là một nước thanh danh văn vật”(4), trong thế giới ngày nay chỉ là một nước bán khai, có hơn những nước còn ở trình độ dã man; còn so với các nước Âu Mĩ đã đạt tới tuyệt đỉnh văn minh thi mình hèn kém mọi mặt. Tuy lịch sử là tiến hóa, nhưng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn, các nước hèn kém ấy không những mất nước mà còn có nguy cơ diệt chủng.  Các nước Âu Mĩ sở dĩ văn minh là vì, về tư tưởng quyền tự do và dân chủcủa dân được tôn trọng, trong nước “có nghị viện để duy trì quốc thị,có báo quán để đạo đạt hạ tình”. Không những họ có “các đại trước tác của Vônte, Rútxô, Xpenxe” mà tất cả các hoạt động văn học văn hóa đều nhằm “phát huy chủ nghĩa yêu nước, yêu nòi giống”; vì họ có nền giáo dục hẳn hoi, “đào tạo có cấp, có chương trình, dạy theo năng khiếu, chuộng thực hành”, sử dụng theo kết quả đào tạo; học thành tài rồi sau mới dùng, dùng làm được việc rồi sau mới thăng chức”; vì chế độ chính trị của họ, lập hiến hay cộng hòa cũng vậy, đều bầu ra nghị viện “ bàn luận kĩ càng mọi việc cốt làm cho đúng chân lí”, hợp với tình hình; vì dân của họ gắn bó với nước, vì con người của họ xem thường hiểm trở gian nan, ham hiểu biết và biết rộng. Còn ở nước ta thì mọi mặt từ từ công thương nghiệp, đến chính trị, luật pháp, đến giáo dục, tư tưởng, đâu đâu nền nếp cổ hủ cũng ngự trị, đâu đâu cũng lạc hậu thảm hại: “ Ngoài văn chương, không có là quý, ngoài áp chế không có gì là tôn chỉ; ngoài phục tùng không có gì là nghĩ xa”. Bên trên thì cấm đoán, bưng bít, “dùng người quý im lìm lặng lẽ ”, “ làm việc chiếu theo lệ cũ, mà lệ cũ không nhất định, luật có ban bố nhưng dân không được đọc”. Bên dưới thì sợ hãi, “làm văn sách thì sợ phạm húy, dâng thư cho người trên thì e phạm tội vượt phận nói leo”. Đất nước giàu tài nguyên, khí hậu thuận lợi làm ăn dễ dàng, nhưng nguồn lợi đó dân ta không được hưởng. Đối với công thương nghiệp, việc phát triển kinh tế, “ triều đình thì lảng đi, sĩ phu thì khinh rẻ không chịu làm”, bao nhiêu vật dụng hằng ngày không mu