Bài viết Nhà của Người Tà Ôi

Trong năm, người Tà Ôi thường tổ chức làm nhà trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, cụ thể từng tháng được phân chia công việc như sau: - Tháng 6 (Xay Tupát): Trỉa lúa muộn, làm rào rẫy, đặt bẫy, đi rừng, lấy củi, hái nấm. Trong đó việc đi rừng là dành cho đàn ông, họ đi rừng chủ yếu 2 việc: lấy mật và chọn gỗ để dùng làm nhà. - Tháng 7 (Xay Tupol): Chăm sóc lúa, thu hoạch hoa màu trên rẫy cũ, làm kho lúa, đặt bẫy, đánh cá, hái măng. trong đó việc làm kho lúa là công việc của đàn ông và họ chuẩn bị cho một mùa thu hoạch sắp đến. - Tháng 8 (Xay Tikal): Làm cỏ lúa, đi săn, đánh cá, đan lát, sửa nhà. Trong đó việc sửa nhà là dấu hiệu để nhận biết chim tutot kêu, thời tiết bắt đầu thay đổi, mưa nắng thất thường và họ sửa nhà, gia cố nhà để chuẩn bị đón mùa đông về. - Tháng 9 (Xay Tikiay): Làm cỏ lúa lại, đi săn, đánh cá. vào tháng này bắt đầu có mưa dày, khí hậu chớm lạnh và nhiều gia chủ trước đó còn bận nhiều việc nên tháng này bắt đầu đan lát, sửa lại nhà cửa để đón mùa đông. Để có nguyên vật liệu cho bất cứ loại nhà nào thì người Tà Ôi phải chuẩn bị cho mình một hành trình đi rừng lấy gỗ, chặt mây, thu gom lá mây, tranh, tre, nứa, lồ ô. công việc này chủ yếu do người đàn ông đảm nhận. Nếu như làm nhà ở, nhà kho thì công việc do gia đình bàn bạc sắp xếp. Còn nếu làm nhà dài thì phải có sự bàn bạc của cả gia tộc và nhà của làng thì cộng đồng làng phải có những cuộc họp chung, bầu ra đội ngũ những người khỏe mạnh, giỏi giang gánh vác công việc hệ trọng của làng.

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Nhà của Người Tà Ôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHAØ CUÛA NGÖÔØI TAØ OÂI TRÁÖN NGUYÃÙN KHAÏNH PHONG(*) Giáo viên trường THPT A Lưới, Thừa Thiên Huế. N hà, nhà ở và các loại nhà nhỏ khác là một bộ phận quan trọng trong di sản văn hóa vật chất của người Tà Ôi ở Việt Nam. Cho đến nay, chúng tôi đã khảo sát về mặt kiến trúc và phân loại giá trị sử dụng của các loại nhà mà người Tà Ôi đang sở hữu theo từng dạng sau: TT Tên gọi Tiếng Tà Ôi Công dụng Vật liệu 1 Nhà sàn Dung Klang Nơi ở của gia đình Gỗ, tre, nứa, lá mây, tranh, mây, lồ ô... 2 Nhà dài Dung taradat Nơi ở của gia tộc Gỗ, mây, lá mây 3 Nhà công cộng Ròong Nơi hội họp của bản làng Gỗ, lá mây, tre, lồ ô... 4 Chòi Sâu xu/ Arơơp Nghỉ tạm thời khi đi làm nương rẫy Tranh, tre, nứa, lá và lồ ô 5 Lán Kot/xu/Toong Dành cho người canh lúa ở rẫy Tre, tranh 6 Kho Trul/Tinong Cất lúa khô Gỗ, tre, tranh 7 Nhà mồ Ping Nơi chôn cất người chết Gỗ, lồ ô 8 Lều ma Nhap Kâm mooch Tiến hành lễ dời mả Tre, nứa, lồ ô Qua đó cho chúng ta thấy rằng, nhà không chỉ sử dụng , phục vụ cho con người khi còn sống cũng như trong sản xuất mà còn có nhà mồ, lều ma khi con người đã đi vào cõi chết. Đấy chính là một trong những nét đặc trưng văn hóa của người Tà Ôi. I. CÔNG VIỆC LÀM NHÀ CỦA NGƯỜI TÀ ÔI Trong năm, người Tà Ôi thường tổ chức làm nhà trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, cụ thể từng tháng được phân chia công việc như sau: - Tháng 6 (Xay Tupát): Trỉa lúa muộn, làm rào rẫy, đặt bẫy, đi rừng, lấy củi, hái nấm. Trong đó việc đi rừng là dành cho đàn ông, họ đi rừng chủ yếu 2 việc: lấy mật và chọn gỗ để dùng làm nhà. - Tháng 7 (Xay Tupol): Chăm sóc lúa, thu hoạch hoa màu trên rẫy cũ, làm kho lúa, đặt bẫy, đánh cá, hái măng... trong đó việc làm kho lúa là công việc của đàn ông và họ chuẩn bị cho một mùa thu hoạch sắp đến. - Tháng 8 (Xay Tikal): Làm cỏ lúa, đi săn, đánh cá, đan lát, sửa nhà... Trong đó việc sửa nhà là dấu hiệu để nhận biết chim tutot kêu, thời tiết bắt đầu thay đổi, mưa nắng thất thường và họ sửa nhà, gia cố nhà để chuẩn bị đón mùa đông về. - Tháng 9 (Xay Tikiay): Làm cỏ lúa lại, đi săn, đánh cá... vào tháng này bắt đầu có mưa dày, khí hậu chớm lạnh và nhiều gia chủ trước đó còn bận nhiều việc nên tháng này bắt đầu đan lát, sửa lại nhà cửa để đón mùa đông. Để có nguyên vật liệu cho bất cứ loại nhà nào thì người Tà Ôi phải chuẩn bị cho mình một hành trình đi rừng lấy gỗ, chặt mây, thu gom lá mây, tranh, tre, nứa, lồ ô... công việc này chủ yếu do người đàn ông đảm nhận. Nếu như làm nhà ở, nhà kho thì công việc do gia đình bàn bạc sắp xếp. Còn nếu làm nhà dài thì phải có sự bàn bạc của cả gia tộc và nhà của làng thì cộng đồng làng phải có những cuộc họp chung, bầu ra đội ngũ những người khỏe mạnh, giỏi giang gánh vác công việc hệ trọng của làng. Sau khi có đầy đủ nguyên vật liệu và tiền bạc, gia chủ sẽ tìm đất và làm lễ cúng đất để làm nhà, ở đây chủ yếu là làm nhà ở và nhà công cộng. Trong tâm thức của người Tà Ôi, nhất cử nhất động mọi công việc đều có lễ cúng thần. Khi đau ốm hoặc rủi ro nhỏ thì cúng Giàng Sóh, Giàng Dak (thần Suối, thần Sông). Trong nông nghiệp cầu được mùa thì cúng Giàng Tro (thần Lúa), đi buôn bán đổi chác thì cúng Giàng Panuôn (thần Buôn bán), làm nhà hoặc các lễ hội khác thì cúng Giàng CuTéh, Giàng Koh (thần Đất, thần Núi)(1) Xem thêm Huỳnh Đình Kết: Tục thờ thần ở Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế 1997, tr. 152 - 153 - 154 - 155. . Khi làm nhà thì việc cúng tế thường do cộng đồng họ tộc (nhà ở) hoặc do làng bản tổ chức, nghi thức bao gồm lễ tế phải có đầu lợn, hai con gà, trầm hương, rượu, cơm hoặc xôi. Tất cả được đưa lên bàn cúng, gia chủ hoặc già làng sẽ khấn vái trời đất xin cho được làm nhà (nhà ở) thuận hòa vợ con sum vầy, của cải dồi dào, cuộc sống ấm no hạnh phúc, tránh được những hiểm họa bệnh tật, mất mát... hoặc nhà công cộng thì chủ làng cầu khấn trời đất, núi rừng, sông suối cho cộng đồng, làng bản nơi mọi thành viên đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng sản xuất, săn bắn, có cuộc sống ấm no. Sau lễ cúng, mọi người cùng hưởng ứng ra sức đào móng dựng trụ cột tượng trưng lấy ngày rồi sau đó ăn uống nghỉ sức chuẩn bị cho công việc ngày mai. Người Tà Ôi có lối sống mang tính cộng đồng cao cho nên khi làm thường có sự giúp đỡ của tầng lớp thanh niên trong thôn bản. Một ngôi nhà thường hoàn tất sau một tuần lễ. Cái khó nhất khi làm nhà là sự nối ráp các sườn, vì kèo lại với nhau, những điều đó sẽ được giải quyết nhanh chóng và đơn giản đối với nhà ở. Riêng đối với loại nhà rông thì khó khăn và phức tạp hơn. Trước tiên là phải huy động lớp trai tráng vào rừng khuân vác gỗ tập kết về làng, công việc này thường có trâu phụ giúp kéo gỗ. Một bộ phận là các vị cao tuổi thì chọn đất, chọn hướng dựng nhà, một số người chuyên về chạm trổ, điêu khắc thì phác họa những kiểu thức trang trí lên những bộ phận nhỏ lẻ có sẵn để khi ngôi nhà rông lên khung là lắp ráp vào. Còn các chị em phụ nữ, các bà già thì lo việc cơm, rượu hằng ngày. Thời gian làm ngôi nhà cho cộng đồng làng bản thường mất vài tháng nhưng vẫn nằm trong chu kỳ từ tháng 6 đến tháng 9 bởi 2 nguyên nhân: Một là đây đang trong thời gian rảnh rỗi, chờ chăm sóc và thu hoạch lúa; hai là có nhà mới sẽ đón cái tết Aza Acha (lễ hội mừng năm mới) - tết cổ truyền của người Tà Ôi đầy hứng khởi. Dù là nhà ở hay nhà công cộng, sau khi hoàn tất cũng phải cúng Giàng, phần cúng cũng như khi bắt đầu làm nhà, song cũng cần bổ sung thêm nhiều lễ vật, nhất là sau khi đã thu hoạch lúa, nhiều giống lúa nấu cơm ngon, dẻo và thơm như Radư, Cuda, Pinhe được nấu chín dâng lên cúng Giàng. Đối với nhà của làng thì khi tạ có sự xuất hiện của thầy cúng gọi là Nokru lo việc nghi lễ, đình đám... Sau khi tạ xong, mọi người cùng ăn uống linh đình và hòa lẫn vào đó xen kẽ một số tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc. II. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CÁC LOẠI NHÀ CỦA NGƯỜI TÀ ÔI 1. Nhà sàn: Cũng như các dân tộc anh em khác, ngôi nhà sàn của người Tà Ôi có quy mô tương đối lớn với kết cấu bộ sườn đơn giản, nguyên vật liệu chủ yếu để xây dựng là gỗ, tranh, tre, nứa, lá, lồ ô và mây. Nhà sàn có chiều dài chừng 12m, chiều rộng 4,5m. Bên trong nhà sàn không có buồng ngăn mà chỉ là một không gian rộng rãi, cái bếp thường đặt phía cuối của sàn nhà. Đa phần ngôi nhà sàn của người Tà Ôi có cầu thang lên ở phía cửa bên hông nhà, cầu thang được làm rất đơn giản và thường có 2 loại: - Một loại được làm bằng một khúc gỗ tròn, sau đó gia chủ đẽo thành từng bậc một và thường có 3 bậc được đặt cố định từ mặt đất lên đến sàn nhà, dài 0,5m. - Một loại được làm giống như thang của người Việt, bằng 2 ống tre to, chắc, cũng có 3 bậc thang, bằng các ống tre nhỏ, chắc và được buộc chặt bởi các sợi mây, loại thang này cũng dài 0,5m. Vách nhà sàn thường là lồ ô đập dập đan vào nhau với hai mặt trái phải, mặt trái là ruột lồ ô nên có màu trắng, mặt phải là lưng lồ ô nên có màu xanh và sự xen kẽ xanh - trắng ấy là một mảng màu tự nhiên trong trang trí của họ. Cửa của nhà sàn Tà Ôi thường có 2 cửa chính nằm ở hai đầu nhà, còn mặt chính mặt phụ là sự bố trí 4 cửa sổ, là cửa thường được đẩy vào đẩy ra chứ không theo kiểu đóng mở như nhiều nơi khác. Mái nhà thường lợp bằng tranh, hằng năm đều có sự tu sửa mái nhà một lần cũng như gia cố thêm các chân sàn. Các chân nhà sàn làm bằng gỗ có kích thước trung bình, thường được bố trí 8 cột chống đỡ được nối kết với nhau bởi các bộ khung chắc chắn. Dưới sàn nhà, người ta thường bỏ củi khô hoặc các vật dụng phục vụ cho nông nghiệp chứ không nuôi thả gia súc, gia cầm như trước đây. Nhìn chung, với một gia đình nhỏ ngôi nhà sàn là mái ấm của họ và là sự hạnh phúc của một chủ hộ khi họ thực sự là một tế bào của xã hội. Cho nên ngày nay mỗi gia đình Tà Ôi đều có ít thành viên (do có sự hiểu biết về pháp lệnh dân số) nên không gian sinh hoạt bên trong như ăn, ngủ, tiếp khách đều sử dụng chung một sàn nhà. 2. Nhà dài: là nơi sinh hoạt trong đời sống thường nhật và là nơi hội tụ nghĩa gia tộc của người Tà Ôi. Cho nên, xét trên phương diện kiến trúc và văn hóa, nhà dài của người Tà Ôi có tầm quan trọng đặc biệt. Nhà dài bao gồm nhiều gian nối với nhau và kéo dài hơn 100m. Sàn cột, xà nhà đều được làm bằng các loại gỗ quý, như sến, dổi được khai thác từ trong rừng sâu. Trước khi làm nhà, chúng được đẽo đục rất công phu dưới những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Tà Ôi. Sau khi dựng lên, mọi người coi đó là một việc làm thiêng liêng và rất cần sự chăm sóc của gia tộc. Những chân cột nhà dài bao giờ cũng được đặt trên những hòn đá to, dày và được mài nhẵn nhằm chống sự tấn công của mối mọt và ẩm mốc. Hầu hết các vách nhà đều được làm bằng các tấm gỗ đã được bào mỏng và láng, trên vách thường chạm trổ những kiểu thức trang trí như: hoa lan, chim bồ câu, con thằn lằn, quả bầu khô. Mái lợp của ngôi nhà dài rất công phu, bởi vì ngôi nhà rất dài và rộng. Cho nên chủ nhà cần phải chuẩn bị một khối lượng lá lợp đồ sộ và phải mất nhiều ngày vào rừng tìm kiếm lá, thường là lá mây. Lá mây có độ bền và mát hơn tranh lại mang tính thẩm mỹ cao như mượt, đều. Trước và trong khi làm cấu kiện nhà dài, thì đa số những người phụ nữ Tà Ôi vào rừng chọn những chiếc lá mây sao cho không già và cũng không non quá, cắt lấy đem về phơi cho ráo rồi bện thành từng tấm lại với nhau. Khi lợp, các lá mây được kết nối với nhau bằng các sợi mây nhỏ được vót nhọn và bóng. Từng lớp lá được chồng lên nhau theo một thứ tự nhất định để được phẳng phiu và đẹp mắt. Chính vì vậy, khi vào một ngôi nhà dài, khách có thể ngước nhìn lên mái nhà bên trong sẽ cảm thấy người thợ làm nhà có bàn tay thiện nghệ, những sợi mây níu lấy lá mây buộc chặt vào rường, vào những chiếc đòn tay gỗ níu kéo vào nhau như thể tạo thêm thế vững chãi cho ngôi nhà. Mái của ngôi nhà dài có độ nghiêng và dốc vừa phải và trải rộng về bề ngang phía hai bên. Đầu nóc ngôi nhà dài vừa cao vừa uy nghi. Chủ nhân thường trang trí hai đầu nóc nhà các kiểu dạng như: gắn những khúc gỗ cong, những cặp sừng trâu lớn chĩa mũi nhọn lên trời biểu tượng cho sức mạnh, hoặc là trang trí “khâu cút” bằng gỗ tạc hình hai con chim cu gáy tượng trưng cho tình yêu quê hương và bản tính hiền hòa của người Tà Ôi. Phía bên trong nhà dài được bố trí làm nhiều ngăn, gian khác nhau, mỗi ngăn hoặc gian có chức năng và công dụng riêng của nó như: phòng khách, phòng hội họp gia tộc, phòng ngủ... Cái bếp trong ngôi nhà dài thể hiện mối quan hệ gia tộc trong đại gia đình người Tà Ôi. Do vậy, cái bếp tượng trưng cho một gia đình nhỏ và cách bố trí bếp cũng đáng quan tâm. Thường thì các bếp được bố trí theo hai kiểu: - Kiểu 1: Các bếp bố trí liền nhau, cũng có cửa lớn đi qua lại giữa các gian nhà từ đầu nhà cho đến cuối nhà, bếp này nối tiếp bếp kia, giữa các bếp có các vách ngăn bằng gỗ. Hành lang đi sát vách nhà thông cầu thang ở hai đầu hồi(2) Xem thêm Nguyễn Quốc Lộc (chủ biên): Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên, Nxb Thuận Hóa, Huế 1984, tr. 155. . - Kiểu 2: Hành lang chạy dọc giữa nhà, các bếp đối diện nhau nhìn ra hành lang. Cầu thang được bố trí ngay ở giữa phòng khách(3) Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể dục thể thao huyện A Lưới, Báo cáo tình hình thực trạng lịch sử, văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới, A Lưới ngày 6 - 5 - 1999 số 01 BC/ VHQC, tr.5. . Bên trong ngôi nhà dài, phòng khách thường có diện tích lớn nằm ở vị trí trang trọng giữa nhà. Nơi đây dùng để đựng các loại tài sản quý giá của gia tộc như chiêng núm, chiêng bằng, chóe, chum, thanh la, nồi đồng và còn là nơi đặt các án thờ linh thiêng. Trên vách của phòng khách, chủ nhân thường treo các miếng da thú hoặc những bộ răng lợn rừng khi đi săn về để nhằm tăng thêm sức mạnh cho gia tộc. Bên cạnh đó họ còn trưng bày các dụng cụ âm nhạc như kèn, tù và, sừng trâu, trống da...(4) Trần Nguyễn Khánh Phong, “Kiến trúc nhà dài của người Tà Ôi”, Tạp chí Dân tộc & Thời đại, số 3/2004, tr. 5. 3. Nhà rông: Đặt tại giữa sân làng, coi như là nơi sinh hoạt công cộng của cộng đồng làng giống như thiết chế văn hóa làng của người Việt là ngôi đình, của người Cơ - Tu là nhà Gươl. Chiều dài và kích cỡ của ngôi nhà là 2 hoặc 4 gian có 2 bếp là nơi giao lưu và tiếp khách quý của làng. Nhà được cất dựng có quy mô lớn vừa rộng, vừa cao và chắc chắn. Ở bên trong có trang trí các họa tiết trông rất đẹp và tỉ mỉ cùng với nó là sự hiện diện của các vật dụng dùng chung của cả làng như trống, chiêng, đàn Abel, giáo, cung tên, nỏ... Ở giữa ngôi nhà rông là nơi dùng để hội họp được gọi là Târrưngoăng cũng có trang trí nội thất để nhằm thể hiện uy quyền của già làng. Tuy bên ngoài nhìn có vẻ đơn giản, thô sơ nhưng khi vào bên trong ngôi nhà rông nhìn ngắm các họa tiết trang trí mới thấy và hiểu được bức tranh của cuộc sống cộng đồng. Thường thì một ngôi nhà rông giữa làng là nơi hội họp các việc quan trọng của làng bất kể ngày hoặc đêm; làng cử một người chuyên coi giữ quét dọn nhà khi có việc cần. Nhà rông không có hành lang chạy dọc theo chiều dài của nhà mà chỉ có hành lang rộng nhưng ngắn nằm ở hai đầu hồi và cầu thang cũng được đặt tại đó. Cầu thang được làm bằng gỗ to, chắc, bậc thang được làm bằng ván to, dày và được bào láng... Mái nhà rông thường lợp bằng lá mây có độ dày chừng 50cm, trên nóc nhà thường được trang trí 2 loại: sừng trâu thể hiện sức mạnh và con gà báo hiệu một ngày mới. 4. Chòi: Là loại nhà tạm thời trong khi đi làm nương rẫy quá xa nhà chính. Đối với người Tà Ôi, đây là nhà sàn nhỏ vì nó có độ ngắn và quy mô nhỏ hơn, đơn sơ hơn và được đặt ở một khu vực đất bằng, khe suối nào đó mà chủ yếu là gần nương rẫy. Tại đây, họ sẽ cùng nhau trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế. Nhà chòi dài nhất từ 15 đến 20m, có lối kiến trúc đơn giản bởi những vật liệu như tranh, tre, nứa, lá và lồ ô. Loại nhà này có mái lợp nhưng không có vách. 5. Lán: Là nhà ở ngoài nương rẫy để người chủ rẫy canh giữ chim, chuột, thú rừng khỏi phá hoại mùa màng hoa màu trong rẫy. Hình thức của loại nhà này là từ 1 - 2 gian trong phạm vi 20m2 có 6 cột tương đối to chôn dưới đất sâu gần 2m, nhà cao tính từ mặt đất lên nóc từ 25 - 28m, có tới 30 bậc thang leo lên sàn nhà. Ở trên sàn nhà, người ta thường trải chiếu cói để nằm hoặc ngồi. Xung quanh nhà không có vách chắn. Đối với ngôi nhà này ngoài việc canh giữ nương rẫy còn là nơi tụ tập của nam nữ thanh niên vào ban đêm. Họ vừa canh giữ săn đuổi chim thú vừa tìm đến nhau với một tình yêu chân thật mà cha mẹ đã đồng ý cho phép. 6. Kho: Đây là loại nhà nhỏ xung quanh bịt kín chỉ có một cửa dùng để đóng mở khi cất và lấy lương thực. Kho có cấu trúc đẹp và kích thước vừa. Mái lợp chủ yếu bằng tranh hoặc lá mây, lá cọ. Kho thường đặt trên một khu đất đẹp và cao ráo. Kho được dựng bởi 4 cột, bên trên có sàn và vách ngăn dùng chủ yếu là để đựng lúa. Còn phần dưới thì tùy khả năng trưng dụng của gia chủ mà nó có chức năng riêng. Chẳng hạn có một số gia đình dùng phần dưới này để cột trâu, bò ban đêm. Bốn cột của nhà kho, gia chủ bôi vào đó một số nhựa cây các loại được khai thác từ rừng có độ kết dính cao, để chuột không leo lên ăn lúa được. Còn ở trên nóc và mái lợp, họ cũng có những chiếc tua rua treo phấp phới để dọa chim. 7. Nhà mồ: Đây là loại nhà dành cho người chết. Nhà có một cột lớn bằng gỗ quý trên cột được chạm trổ công phu bởi những hình con rồng (Tudê), mặt người và hình những con thằn lằn rất đẹp. Mái lợp nhà mồ rất đơn giản thường là bằng những ống lồ ô được đập dẹp hoặc chẻ đôi và đặt trái ngược hai nửa mặt nhau. Bên trong nhà mồ được đặt nhiều vật dụng cần thiết cho người chết như: chiêng, gùi, ống tẩu, chén bát... 8. Lều ma: Được dựng lên trong thời gian cúng bái xin hồn ma cho phép đưa quan tài người chết vào lều trước khi đặt xuống nhà mồ. Lều ma này khá rộng, chứa khoảng 50 người được dựng cách xa nhà chính chừng 500m. Đây là loại nhà trệt, có mái bằng hoặc mái tròn, cột thường là tre, nứa, lồ ô... III. MẤY LỜI NHẬN XÉT Trong những năm trở lại đây, vùng đồng bào Tà Ôi sinh sống đã diễn ra quá trình hội nhập văn hóa, đã từng bước làm thay đổi bộ mặt của làng bản. Người Tà Ôi đang lúng túng chọn cho mình cách tiếp nhận cái mới và bảo tồn cái cũ. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra sự so sánh khi người Tà Ôi cũng như người Cơ - Tu và Bru - Vân Kiều ở Thừa Thiên - Huế giữ gìn bản sắc văn hóa như thế nào trong quá trình hội nhập văn hóa hiện nay: “Ví như nhà xây, mái lợp tôn thay nhà sàn mái lá, các sản phẩm công nghiệp nhựa thay sản phẩm đan lát, phương tiện chuyên chở bằng xe có động cơ thay gùi, quang gánh, nhạc cụ hiện đại thay nhạc cụ dân tộc, xem tivi, nghe đài thay đốt lửa kể chuyện sử thi, nhảy múa...(5) Nguyễn Văn Mạnh, “Bản sắc văn hóa của người Tà - Ôi, Cơ - Tu, Bru - Vân Kiều ở Thừa Thiên Huế trong quá trình hội nhập văn hóa hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học số 2/2004, tr. 38. . Trong sự biến đổi chung về cuộc sống vật chất và tinh thần đó, có sự thay đổi rất đáng quan tâm về kiến trúc các loại nhà của người Tà Ôi. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà hiện nay ở cộng đồng Tà Ôi tùy theo không gian cư trú mà một số vùng đã mất hẳn các nhà này, giữ gìn kiểu nhà kia mà cụ thể là sự khác biệt giữa hai vùng cư trú của người Tà Ôi là huyện Đắckrông (tỉnh Quảng Trị) và huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế). 1. Thuở xa xưa, các thành viên trong gia tộc người Tà Ôi sống trong ngôi nhà dài theo 4 dạng: Dạng 1: Làm chung, ăn chung, ở chung: Mọi cái khi ấy đều là của chung, tài sản riêng của từng cá nhân hầu như ít ỏi hoặc không có. Dạng 2: Làm chung, ở chung, ăn riêng: Tài sản riêng của từng cá nhân, từng hộ gia đình nhỏ bắt đầu hình thành, dạng này đánh dấu bước đầu cho sự phá vỡ kiểu gia đình phụ quyền nguyên thủy của người Tà Ôi. Dạng 3: Làm chung, ở riêng, ăn riêng: Giờ đây các bếp bắt đầu có sự tách ra xây dựng cho mình những ngôi nhà nhỏ riêng biệt. Bằng chứng là sự hình thành những ngôi nhà trệt từ bỏ lối sống nhà sàn mà chính điều này thường thấy ở A Lưới và là hệ quả của sự tan rã của những ngôi nhà dài ở nơi đây. Và mặc dầu ăn riêng, ở riêng; song những công việc trong mùa đi săn hoặc làm rẫy thì mọi thành viên trong gia tộc đều làm chung với nhau. Dạng 4: Ở chung, làm riêng, ăn riêng: Các hộ gia đình nhỏ đã được độc lập về kinh tế, đánh dấu sự chuyển đổi mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể. Sự tách ly ra từ đại gia đình phụ quyền thành gia đình cá thể một vợ một chồng bắt đầu từ đây. Ngày nay, ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên - Huế nơi có đồng bào Tà Ôi sinh sống đã vắng bóng những ngôi nhà dài: “Bởi vì khi mà con người đã tiến hành làm ăn riêng, khi mà kinh tế đã đầy đủ, tư liệu sản xuất đã là của riêng... chắc chắn các cặp vợ chồng sẽ tách ra ở riêng”(6), (7) Xem thêm Nguyễn Xuân Hồng, “Về quá trình tan rã ngôi nhà dài của người Tà - Ôi ở Thừa Thiên Huế”, Thông tin Khoa học Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học khoa học), số 9/1994, tr. 145 - 146. hoặc “Kiểu gia đình nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch dân cư, phù hợp với chủ trương giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình cá thể”(7). Song, sự giải thể của những ngôi nhà dài là chủ trương đúng, phù hợp với cơ chế hiện nay nhưng một điều đáng tiếc là một số vốn văn hóa xưa đã không còn giữ lại ở vùng người Tà Ôi sinh sống tại A Lưới, trong lúc đó, cộng đồng Tà Ôi sinh sống ở huyện Đắc Krông tỉnh Quảng Trị lại còn gìn giữ nguyên vẹn những ngôi nhà dài(8) Trần Nguyễn Khánh Phong, “Nhà dài ở A Lưới - hồn xưa của núi đâu còn!”, Báo Thừa Thiên - Huế cuối tuần số 186 ra ngày 7 - 10.8.2003, tr. 4,5,6. mang đặc trưng riêng, mà từ năm 1984 Giáo sư Nguyễn Quốc Lộc đã đánh giá: “Người Tà Ôi ở Tà Rụt có những ngôi nhà dài, nơi cư trú của đại gia đình mà nay còn lưu lại dấu vết khá rõ...”(9) Nguyễn Quốc Lộc, “Mấy ý kiến trong việc nghiên cứu nền văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người Bình Trị Thiên”, Tạp chí Sông Hương số 4 (1984), tr. 68. và ngày nay vẫn thế, những ai nghiên cứu về ngôi nhà dài của người Tà Ôi thì chỉ có ở Đắc Krông, Hướng Hóa (Quảng Trị) mà thôi(10) Trần Nguyễn Khánh Phong, “Kiến trúc nhà dài của người Tà Ôi”, Tạp chí Dân tộc & Thời đại, số 3/2004, tr. 5. . 2. Khi tiếp cận các gia chủ, chúng tôi đã tìm hiểu được một nguyên nhân sâu xa khi thế hệ trẻ Tà Ôi thích ở nhà xây, mái lợp tôn hơn là vì nguyên vật liệu làm một ngôi nhà bằng gỗ, lợp lá mây quá tốn tiền của, công sức và thời gian. Nếu như trước kia
Tài liệu liên quan