Ngay sau khi Vinaphone cho ra mắt logo mới do hãng quảng cáo
Satchi&Satchi thực hiện, thể hiện sự thân thiện hơn của một tập
đoàn truyền thông Nhà nước, vốn được coi là bảo thủ và nặng
nề, hãng cạnh tranh S-Fone cũng giới thiệu một bộ định vị
thương hiệu mới thể hiện sự năng động, hiện đại và cứng cáp
hơn.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Những bí mật đằng sau logo quả táo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bí mật đằng sau logo quả táo
khuyết góc của Apple
Apple sở hữu một trong những logo nổi tiếng nhất thế giới
với hình ảnh quả táo cắn mất góc biểu tượng cho Ham
muốn, Hiểu biết, Hy vọng và Nổi loạn. Xung quanh ý nghĩa
của biểu tượng này, nhiều người đã đưa ra những nhận định
khác nhau, từ rất đơn giản đến rất phức tạp, thậm chí là kì dị
và hoang tưởng.
Tuy nhiên, Rob Janoff, tác giả của logo này lại khẳng định rằng
miếng cắn trên logo - nét đặc trưng nhất của Quả táo chỉ đơn
giản là một điểm nhấn về nhận dạng.
Ông cho biết, logo Apple khi thu nhỏ lại hay nhìn từ đằng xa, sẽ
trông giống với trái cherry hơn là trái táo nếu như không có miếng
cắn ở bên hông.
Miếng cắn này cũng thể hiện sự chưa hoàn hảo và mong muốn
đổi mới không ngừng để đạt đến sự hoàn hảo của Apple.
Jean Louis Gassée, đốc điều hành của Apple, từ 1981 - 1990 đã
nói rằng logo quả táo mất góc chính là một trong những bí mật
lớn nhất của Apple. Đây là biểu tượng hoàn hảo cho lòng ham
muốn và sự hiểu biết, với một góc khuyết và được phủ đầy các
dải màu cầu vồng, sắp xếp theo một trật tự ngẫu nhiên.
Quả Táo được ngưỡng mộ bởi sự đơn giản, cùng nhiều tầng
nghĩa vây quanh. Các fan hâm mộ thậm chí còn dán logo Apple
lên xe, hay xăm mình, một sự yêu quý cuồng nhiệt mà chỉ rất ít
thương hiệu mới có được.
Hơn 30 năm trôi qua, Quả Táo khuyết góc vẫn y như thế, và có
thể 30 năm sau nữa, sẽ vẫn chẳng có tác động to lớn nào làm
ảnh hưởng đến hình ảnh này. Các phiên bản sau của Apple có
màu sắc sáng hơn, hình dạng logo đối xứng và hợp lý về mặt
hình học hơn nhưng vẫn trung thành với mẫu sáng tạo ban đầu.
Một số biến thể của logo Apple.
Logo quả táo ra đời đầu năm 1977 và được cho ra mắt cùng với
dòng sản phẩm Apple II vào tháng Tư năm đó.
Một số biến thể của logo Apple
Khi nhận công việc thiết kế này, yêu cầu duy nhất mà Rob Janoff
nhận được từ Steve Jobs, Giám đốc điều hành của Apple là
“Đừng làm nó trông dễ thương”.
Rob cũng tham khảo một thiết kế trước đó của Ron Wayne -
người cộng tác với Apple từ buổi đầu. Logo của Ron được vẽ
theo phong cách bút sắt bức hình của nhà khoa học Isaac
Newton đang ngồi dưới cây táo, cùng với một đoạn thơ trên
đường viền xung quanh bức tranh.
Rob đã giới thiệu 2 phương án. Một có và một không có miếng
cắn, để phòng trường hợp phương án có miếng cắn trông “quá
dễ thương” trong mắt của Steve. Cuối cùng, Steve đã lựa chọn
phương án quả táo có miếng cắn vì nó trông cá tính hơn.
Rob cũng thiết kế một loạt các biến thể khác nhau của quả táo,
bao gồm: quả táo nhiều sọc màu, quả táo một màu, quả táo giả
kim loại với chung một hình dáng.
Apple II là dòng máy vi tính dành cho cá nhân và gia đình đầu
tiên sử dụng màn hình màu. Vì thế dải màu trên logo tượng trưng
cho dải màu trên màn hình. Ngoài ra, “sọc cầu vồng” cũng là nỗ
lực giúp cho logo trở nên gần gũi hơn với mọi người, đặc biệt là
thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
Vào thời điểm mà hầu hết logo đều có từ 1-2 màu, phương án
logo “sọc cầu vồng” của Apple chắc chắn vấp phải sự phản đối
quyết liệt từ nhiều người. Nhưng Steve thích ý tưởng logo này, vì
ông luôn thích những gì được nghĩ khác đi.
Dù không hẳn là một cuộc cách mạng, nhưng logo đã cho thấy
sự khác biệt.
Tuy vậy, một số nhà quản lý cấp cao phản đối logo này thì cho
rằng “nếu phương án này được thông qua, việc in ấn sẽ làm công
ty Apple bị phá sản trước cả khi nó chính thức đi vào hoạt động”.
Tuy nhiên, Steve vẫn lựa chọn mẫu logo sáng tạo này.
Cần phải nói thêm rằng, ý tưởng biến máy tính trở nên dễ tiếp
cận hơn cho các hộ gia đình đã là một ý tưởng điên rồ vào thời
điểm đó vì máy tính khi đó chỉ dành cho các công ty lớn.
Hầu hết các máy tính cá nhân được bán ra lúc này đều có một
cái tên mang đậm tính công nghệ như TRS-80.
Chính trong điều kiện đó, cái tên Apple trở nên có giá trị, nó đơn
giản lại không mang tính công nghệ, vì vậy việc nó phải có nhiều
màu là cực kỳ quan trọng nhằm giảm bớt sự tẻ nhạt, bổ sung
thêm cá tính.
Điều thú vị là bản thân Rob khi đó hoàn toàn không có kiến thức
về công nghệ, cho đến khi Giám đốc sáng tạo của công ty nói với
ông rằng “miếng cắn” (bite) có cách phát âm giống với “byte: 8bit”
- một thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực tin học.
Các sọc màu đã hoàn thành xong nghĩa vụ, và trở nên lỗi thời.
Apple đã thể hiện sự cải cách liên tục cho kịp với thời thế, Steve
Jobs rõ ràng rất chú ý đến điều này, ông có trong tay nhiều nhà
thiết kế tài năng trong cả hai mảng Thiết kế công nghiệp và Thiết
kế đồ họa.