Bài viết Những ngày lịch sử trong hồi ức Đại tướng Lê Đức Anh

Trong hồi ức Đại tướng Lê Đức Anh, giai đoạn từ Mậu Thân 1968 đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là giai đoạn với nhiều thăng trầm, có thắng lợi và cả những tổn thất, với những khác biệt về đường hướng cách mạng miền Nam, nên có lúc ông đã phải đứng trước nguy cơ "ra toà".

docx12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Những ngày lịch sử trong hồi ức Đại tướng Lê Đức Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những ngày lịch sử trong hồi ức Đại tướng Lê Đức Anh Trong hồi ức Đại tướng Lê Đức Anh, giai đoạn từ Mậu Thân 1968 đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là giai đoạn với nhiều thăng trầm, có thắng lợi và cả những tổn thất, với những khác biệt về đường hướng cách mạng miền Nam, nên có lúc ông đã phải đứng trước nguy cơ "ra toà".  Mậu Thân 1968: Thắng lợi và tổn thất Bị thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã đưa sang Việt Nam gần nửa triệu quân tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" với mức độ được đẩy lên cao rất quyết liệt, nhưng đế quốc Mỹ vẫn đang mất dần quyền chủ động trên chiến trường. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 12 (họp tháng 12/1965) đã nhận định: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn. Sau khi phân tích tình hình mọi mặt, BCH Trung ương chủ trương: "Trên cơ sở tiếp tục quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, chúng ta cần phải cố gắng cao độ, tập trung lực lượng của hai miền để tranh thủ thời gian giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn". Đại tướng Lê Đức Anh Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 12, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã liên tiếp đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966, 1966 -1967, làm thất bại các bước leo thang chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ trên miền Bắc. Bị thất bại liên tiếp, nhưng Oét-mô-len - Tổng chỉ huy quân Mỹ ở nam Việt Nam còn đề nghị tăng quân chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản công lần thứ ba với quy mô lớn hơn. Tuy chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi, nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh. Bởi vậy, một vấn đề lớn đặt ra là ta cần có một đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định để tạo ra cục diện mới - một bước ngoặt của cách mạng miền Nam. Tháng 6/1967, Bộ Chính trị họp đề ra chủ trương: nhân lúc Mỹ đang lúng túng về chiến lược, lại đang chuẩn bị cho năm bầu cử tổng thống, quân và dân ta cần đánh một đòn quyết định, tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc cách mạng miền Nam. Tháng 10/1967, anh Nguyễn Văn Linh và anh Trần Văn Trà ra Trung ương họp. Sang tháng 11, hai anh trở vào phổ biến việc Bộ Chính trị quyết định Tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Để chuẩn bị cho tổng công kích, trên điều anh Hoàng Văn Thái vào làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền. Bộ chỉ huy Miền khẩn trương triển khai nhiều biện pháp tổ chức thực hiện: Xây dựng quyết tâm, tạo sự nhất trí cao giữa Trung ương và chiến trường, tiến hành nghi binh bằng quân sự, tiến hành mọi công tác chuẩn bị theo một kế hoạch nghiêm ngặt, giữ ý định chiến lược của ta. Sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị về "Tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam" tháng 12/1967, việc chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy càng gấp hơn.Ngày 7/1/1968, Thường vụ Trung ương Cục chỉ thị cho các khu, các tỉnh khẩn trương hoàn thành xây dựng kế hoạch. Ngày 21/1, Trung ương Cục ra Nghị quyết về thống nhất tổ chức chỉ đạo tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở khi Sài Gòn - Gia Định. Trung ương Cục và Quân ủy Miền trực tiếp chỉ lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở khu Sài Gòn - Gia Định Bác Hồ cùng các uỷ viên Bộ Chính trị họp bàn chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.  Ảnh tư liệu. Trước giờ công kích, anh Phạm Hùng thay mặt Trung ương Cục thông qua kế hoạch và gọi riêng từng đống chí Bí thư Tỉnh ủy lên giao nhiệm vụ.  Đêm 29 rạng sáng ngày 30/1/1968 (đúng giao thừa Tết Mậu Thân) cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta đã bắt đầu tại hàng chục thành phố, thị xã trên toàn miền Nam, trong đó trọng điểm là các mục tiêu ở Sài Gòn - Gia Định, Huế và Đà Nẵng. Đây là cuộc tiến công và nổi dậy quy mô lớn nhất, cường độ mãnh liệt nhất, gây bất ngờ về chiến lược đối với địch. Sau đợt tiến công trong dịp Tết, ngày 24/4/1968, Bộ Chính trị họp đánh giá kết quả và đề ra chủ trương tiếp tục tiến công địch, quyết định mở cuộc tổng tiến công nổi dậy đợt 2. Trọng điểm của cuộc tiến công là Sài Gòn - Gia Định. Thời gian mở đợt 2 từ ngày 4/5 đến hết tháng 6 năm 1968. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đợt 2, về phía ta bị tổn thất về người, vũ khí trang bị thiếu hụt nghiêm trọng, tính bất ngờ hoàn toàn không còn, một số căn cứ, cơ sở đứng chân bị lộ, bị phá vỡ. Đầu tháng 8/1968, Bộ Chính trị họp nhận định tình hình và quyết định mở cuộc tiến công đợt 3 năm 1968, tiến hành từ ngày 17/8 đến ngày 28/9/1968. Đợt 3 Mậu Thân của ta đã đẩy quân Mỹ - chính quyền Sài Gòn cũ tiếp tục sa lầy trong thế chiến lược “quét và giữ”, song, đợt 1 và đợt 2 cuộc tiến công và nổi dậy diễn ra liên tục, lực lượng quân số và hậu cần của ta bị tổn thất, Thời cơ và yếu tố bất ngờ không còn nên những hoạt động tiến công đợt 3 chủ yếu diễn ra ở vùng ngoại vi. Lực lượng của ta tiếp tục bị tổn thất, một số cơ sở nội thành bị vỡ… Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lực lượng biệt động thành với hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, thực tế chỉ 88 đội viên biệt động Sài Gòn vào trận. Trong vòng vây kẻ thù, cán bộ, chiến sĩ đặc công - biệt động Sài Gòn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, 74 người hi sinh hoặc sa vào tay giặc trong tư thế “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Với tinh thần dũng cảm vô song, lối đánh táo bạo và thông minh, cùng sự hi sinh to lớn của lực lượng biệt động đã góp phần xứng đáng vào việc tạo nên hiệu lực chiến lược lớn của cuộc tổng tiến công, đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ. 74 trong số 88 chiến sỹ biệt động Sài Gòn đã hy sinh sau Mậu Thân 1968.  Ảnh: quansuvn Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân từ đợt 1 đến đợt 2 và đợt 3, chúng ta đã giành những thắng lợi quan trọng cả về quân sự, chính trị, và ngoại giao. Qua sự kiện Tết Mậu Thân, phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ngày càng lên cao. Thắng lợi lớn nhất của Tết Mậu Thân là đã đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Tổng thống Johnson phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị đàm phán với ta ở Paris, về lập lại hòa bình ở Việt Nam, chấm dứt việc đưa quân vào chiến trường miền Nam; thay Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Johnson không ra ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ hai. Chống "Việt Nam hóa chiến tranh" Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ - đỉnh cao nhất trong nỗ lực chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, buộc Mỹ phải rút quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng rút quân, thì đồng thời Mỹ lại thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, hòng duy trì âm mưu xâm lược dưới một hình thức mới, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành bàn đạp, thành lực lượng mạnh để khống chế Đông Nam Á trong đó miền Bắc Việt Nam là chủ yếu và ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.  Để thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, chúng tiến hành theo ba bước. Bước một, đến 30/6/1970: Thực hiện “bình định” vùng đông dân để quân Mỹ rút được một bộ phận. Bước hai, đến 30/6/1971: “bình định” được tất cả các vùng đông dân để quân Mỹ rút được đại bộ phận lực lượng chiến đấu. Bước ba, đến 30/6/1972: Cơ bản, Sài Gòn chỉ huy được miền Nam. Hoàn thành giai đoạn cơ bản nhất của “Việt Nam hóa chiến tranh”. Mỹ sẽ rút hết quân về nước. Mỹ đề ra kế hoạch “phát triển tối tân hóa” quân chính quyền Sài Gòn cũ, chúng dự kiến tiến hành trong ba giai đoạn. Giai đoạn 1, với số quân 875.790 người. Giai đoạn 2, đưa quân số lên 992.836 người, bổ sung cho giai đoạn 1. Giai đoạn 3, đưa số quân lên 1.100.00 người. Trong quá trình rút quân, Mỹ vừa củng cố và tăng cường chính quyền Sài Gòn cũ quân, chính quyền Sài Gòn cũ quyền, tập trung lực lượng tấn công quyết liệt giành đất, giành dân và đánh phá niềm Bắc ác liệt hơn, kể cả máy bay ném bom chiến lược B-52.  Đến cuối năm 1971, quan Mỹ cơ bản đã chấm dứt vai trò chiến đấu trên bộ. Tính đến ngày 31/1/1972, tổng số quân Mỹ ở miền Nam chỉ còn 139.000. Tính theo đơn vị, 30 trên tổng số 34 lữ đoàn đã rút.  Như vậy, đến đầu năm 1972, Mỹ đã cơ bản thực hiện xong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nhưng lúc đó, bộ đội ta, kể cả lãnh đạo chỉ huy chưa hiểu hết cái khó khăn khốc liệt của “Việt Nam hóa chiến tranh” và chưa tháy hết cái độc ác củ Mỹ, nên từ cuối năm 1968 cho đến cuối năm 1971, bộ đội chủ lực của ta phần lớn đã thoát ly khỏi địa bàn, làm mất chỗ dựa cho dân và cơ sở chống bình định. Đến cuối năm 1968, đầu năm 1969, cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách vô cùng nghiêm trọng. Đầu năm 1969, tôi được cấp trên giao nhiệm vụ đảm trách Tư lệnh quân khu 9. Xuống tới nơi thấy rõ một thực trạng là địch đã bình định lấn chiếm gần hết vùng đông dân, chỉ còn căn cứ U Minh và khu giải phóng Cà Mau. Lực lượng chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương đều mất sức chiến đấu… Tôi thay anh Cống làm Tư lệnh, anh Ba Bường thay anh Mười Thơ làm Bí thư Khu ủy. Mấy tháng sau, trên điều anh Võ Văn Kiệt xuống thay anh Ba Bường. Vấn đề Đảng lãnh đạo với chỉ huy được xác định rõ ràng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bộ tư lệnh Quân khu tập trung củng cố về tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang, khôi phục lại lực lượng chính trị, chỉ đạo phương châm tác chiến, phương thức đấu tranh, khôi phục lại thế và lực của khu 9, tạo nên một sự chuyển biến mới. Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Miền, Quân khu 9 hết sức cố gắng để kiềm chế ngăn chặn kế hoạch “bình định cấp tốc” của địch. Đầu tháng 9/1969, Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang quân khi đánh bại kế hoạch bình định U Minh lần thứ nhất của địch. Thắng lợi lần này đánh dấu bước đầu về tinh thần và tổ chức lực lượng của quân khu đã được củng cố, xốc lại để vượt qua những khó khăn non kém nhất mà đi lên. Tháng 3/1970, các lực lượng vũ trang quân khu đã đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm U Minh lần thứ 2 của địch. Sau khi đánh bại địch lấn chiếm U Minh lần thứ 2, trong cấp chỉ đạo của quân khủ nổi lên những cách nhìn và những chủ trương khác nhau. Cuộc đấu tranh giữa những chủ trương đó kéo dài đến tháng 9/1970 mới đi đến nhất trí trong hội nghị Khu ủy. Cuộc họp ở U Minh Hạ, vì địch càn, phải di chuyển tới ba lần. Tại hội nghị này, Khu ủy đã ra Nghị quyết cụ thể về việc bám trụ, trong đó chỉ rõ: Lực lượng vũ trang phải bám dân, sống trong dân, làm chỗ dựa cho dân, cùng với dân hình thành lực lượng tổng hợp tiến công địch. Bộ đội tập trung phải gắn với dân quân du kích, kết hợp chặt chẽ ba thứ quân thường xuyên tiến công địch. Phải xây dựng và phát triển lực lượng, nhất là củng cố, xây dựng bộ đội chủ lực, tạo điều kiện phản công, phá thế tiến công của địch. Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Tư lệnh Quân khu đã phân công địa bàn cho các đơn vị, cơ quan bám trụ đánh địch. Nhưng việc bám trụ và đánh địch của các cơ quan trong Bộ Tư lệnh quân khu diễn ra trong tình thế hết sức căng thẳng. Lúc đó, Khu ủy có ý kiến khuyên quân khu nên di chuyển cơ quan về nam Cà Mau để có điều kiện ổn định làm việc. Chúng tôi nhất trí nhận định rằng, nếu chuyển về nam Cà Mau sẽ gặp trở ngại rất lớn; và nếu ta rút, địch sẽ lấn chiếm ngay, theo đó mất đất, mất dân. Được sự đồng ý của khu ủy, Bộ Tư lệnh quân khu hạ quyết tâm bám trụ ở U Minh Thượng, tạo thế xen kẽ và tấn công địch bằng lực lượng tổng hợp trên cả ba vùng chiến lược. Đồng thời, triển khai sở chỉ huy tiền phương của quân khu ở Long Mỹ (Cần Thơ), gần sát đồn địch. Đầu tháng 12/1970, địch sử dụng lực lượng lớn mở cuộc hành quân lấn chiếm U Minh lần thứ ba. Tình hình quân khu lúc này vô cùng khó khăn. Bộ đội phải ăn cháo nhiều bữa, lại phải đánh địch liên tục nên sức khỏe giảm sút. Đạn dược cũng thiếu nghiêm trọng. Lúc này hầu hết các tỉnh Nam Bộ đều bị địch chiếm, còn bộ đội chủ lực của miền đều sang hoạt động trên đất Campuchia. Do đó, địch rảnh tay điều động cả lực lượng tổng trù bị phối hợp với ba sư đoàn chủ lực tập trung bình định U Minh. Có lúc tình thế nguy cấp tôi phải điện cho Bộ chỉ huy miền, đề nghị cho một bộ phận chủ lực trở về nội địa tham gia đánh địch bình định. Thậm chí trong điện, tôi phải hạ bút viết: “Trong giờ phút nguy kịch này, những ai còn ở bên ngoài đất nước không tham gia chiến đấu đánh phá bình định với quân thù là có tội với Tổ quốc”. Rừng U Minh xanh này đã từng là nơi chứng kiến những ác liệt của chiến tranh. Ảnh: travel.com.vn Đến tháng 6/1971, về cơ bản địch lấn chiếm U Minh Thượng, một phần U Minh Hạ và đang có kế hoạch lấp kín 17 đồn ở U Minh, sau đó mở rộng lấn chiếm Nam Cà Mau. Nắm được ý đồ của địch, khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu quyết định mở một đợt phản công vào mùa mưa năm 1971 ở U Minh ngay trong vùng trọng điểm bình định của địch. Đợt phản công này ta đã thu được thắng lợi. Địch phải hủy bỏ kế hoạch “Tô dày, lấp kín U Minh”. Năm 1971, Bộ Tổng tham mưu điều một số đơn vị từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam, quân khu 9 cũng được 2 trung đoàn: Trung đoàn 10 và Trung đoàn 20. Bộ Tư lệnh Quân khu tiến hành củng cố lại thế bố trí lực lượng chiến đấu. Để hỗ trợ cho đấu tranh ngoại giao, quân và dân ta đẩy mạnh tiến công chính trị và quân sự. Ngày 31/3/1972, trên chiến trường Trị Thiên, ta đã đập tan tuyến phòng thủ phía bắc Quảng Trị, giải phóng một vùng rộng lớn phía bắc và phía tây tỉnh Quảng Trị, tây Thừa Thiên. Ngày 5/4/1972, chủ lực B2 tiến công địch, giành thắng lợi lớn trên đường 13, chiếm thị trấn Lộc Ninh. Trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long, bắt đầu từ đêm 6 rạng ngày 7/4/1972, các lực lượng vũ trang Quân khu 9 đồng loạt nổ sung tiến công địch với 6 đợt cao điểm, suốt từ tháng 4 đến tháng 8/1972, ta đã giành thắng lợi lớn. Thắng lợi thu được của hai năm 1971-1972 đã làm thay đổi hình thái chiến trường có lợi cho ta. Từ chỗ bị địch lấn chiếm gần hết đất, hết dân (còn khoảng 2000 dân), hoàn toàn nằm trong thế bị động, chống đỡ địch đánh phá, Quân khu 9 đã gượng dậy và chuyển dần sang chủ động tiến công, đánh bại bước đầu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - chính quyền Sài Gòn cũ. Tư liệu sưu tầm. View more most viewed threads: Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân... Cách mạng Tháng 8/1945 - Việt Nam Tại sao nói:" ĐCSVN ra đời là sự kết hợp của... Quan hệ Việt Nam và ASEAN Lịch sử Việt Nam từ 1954 - 1975 Like Mải mê chinh chiến và yêu đương. Hide xấu xấu, bẩn bẩn, nghèo nghèo.... Trả lời   Trả Lời Với Trích Dẫn    Thanks   CommentBlog this Post        The Following User Says Thank You to HIDE For This Useful Post: khoa_vtp (10-27-2010) 12-22-2009, 09:15 AM#2 HIDE  Giám đốc chi nhánh Join Date May 2009 Đến từ Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam Bài gởi 3,891 Thanks 1,283 Thanked 2,201 Times in 1,049 Posts Blog Entries 15 Ra toà thì tôi cũng phải đánh đã" Hiệp định Paris chính thức được ký kết ngày 27/1/1973, có hiệu lực từ 7h ngày 28/1/1973. Ngày 29/3/1973, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Mỹ cuốn cờ về nước. Hiệp địn quy định quân Mỹ rút các lực lượng vũ trang còn lại của “hai bên Việt Nam” ở nguyên tại chỗ, ta duy trì trên chiến trường thế xe kẽ “da báo”, một thực trạng rất có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Ngày 28/1/1973, Hiệp định Paris có hiệu lực, theo quy định, hai bên ngừng bắn tại chỗ. Ngày 29/1/1973 (24 giờ sau ngừng bắn), Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đánh giá tình hình: “Địch ngoan cố tiếp tục chiến tranh” và chỉ thị cho các đơn vị kiên quyết đánh địch vi phạm Hiệp định. Ngày 2/2/1973, Thường vụ Khu ủy họp xác định: “Địch không thi hành Hiệp định, tẩphi tiếp tục chiến đấu giữ vững thành quả, trước mắt phải kiên quyết trừng trị địch vi phạm Hiệp định”. Ngay sau khi Hiệp định được kí kết, Thiệu và chính quyền tay sai Mỹ đã điên cuồng xua quân lấn chiếm vùng giải phóng, xóa thế da báo, tràn ngập lãnh thổ… Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, tháng 2/1973, Tư lệnh vùng 4 chiến thuật đã triển khai kế hoạch bình định lấn chiếm rất tích cực, với khẩu hiệu: “Trên hòa bình, dưới chiến tranh; ngoài hòa hợp, trong bình định”. Kế hoạch bình định ở trọng điểm Tây Nam Bộ, năm 19973 của địch gồm 3 đợt:  -Đợt 1: Bình định lấn chiếm Chương Thiện. -Đợt 2: Bình định lấn chiếm U Minh. -Đợt 3: Bình định lấn chiếm Cà Mau. Kế hoạch bình định lấn chiếm Chương Thiện chúng chia làm hai bước: Bước một, từ tháng 2 đến tháng 5/1973, lấy lại các vùng đã mất trước khi có Hiệp định và lấn chiếm các vùng quan trọng nhất. Bước hai, từ tháng 6 đến tháng 10, tiếp tục thực hiện kế hoạch bình định năm 1973 ở những nơi chưa làm được. Đầu tháng 3/1973, Bộ Tư lệnh Quân khu xác định nhiệm vụ trung tâm của quân khu là: phá kế hoạch bình định, buộc địch phải thực hiện Hiệp định. Quân khu bố trí hầu hết các đơn vị chủ lực vào địa bàn trọng điểm. Vùng ruột Hậu Giang có trung đoàn 1 ở Bắc Long Mỹ, trung đoàn 2 và trung đoàn 10 ở Tây nam Long Mỹ, trung đoàn 20 ở Giồng Riềng. Vùng ruột Vĩnh Trà, có trung đoàn 3 ở Tam Bình. Sở chỉ huy cơ bản của quân khu ở U Minh Thượng. Sở chỉ huy tiền phương quân khu vẫn duy trì ở Tây Nam Long Mỹ. Nắm được kế hoạch bình định lấn chiếm Chương Thiện của địch, Khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu, một mặt xin ý kiến của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Trung ương Cục, về quân sự xin ý kiến của Bộ Chỉ huy Miền, một mặt quyết tâm tiến công và phản công trừng trị quân địch vi phạm Hiệp định Paris. Trước mắt đẩy lùi và làm thất bại kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm Chương Thiện của chúng. Khi nhận được bức điện: “Tất cả bộ đội lui về U Minh! R, Bộ chỉ huy Miền - Ký điện: Nam Ngà”. Tôi nói: bức điện này sai quy tắc, người ký tên không ghi rõ chức vụ gì cả. Giờ cứ triển khai theo kế hoạch mà khu ủy đã thông qua. Giữa tháng 3/1973, địch mở cuộc hành quân cấp quân đoàn với lực lượng 30 tiểu đoàn đồng loạt đánh vào tây nam Long Mỹ. Cuối tháng 4, địch điều thêm lực lượng bảo an vào Chương Thiện, đưa tổng số quân tương đương 46 tiểu đoàn để tiếp tục thực hiện kế hoạch bình định, lấn chiếm. Song khi chúng tôi đang tổ chức đánh địch quyết liệt, thì Bộ chỉ huy Miền, chỉ thị (số 02) với phương châm “lấy đấu tranh chính trị làm cơ sở, đấu tranh vũ trang làm hậu thuẫn” và chỉ thị rút 2 trung đoàn về căn cứ U Minh để chỉnh huấn. Bộ chỉ huy Miền còn hai lần điện (số 05 và 07) yêu cầu T3 (mật danh Quân khu 9) phải thấy tình hình mới, phải có biện pháp mới và phê bình T3 không thi hành chủ trương của Trung ương Cục, đồng thời thông báo cho toàn Miền. Lúc đó dư luận chung cho rằng Tây Nam Bộ chúng tôi “xé Hiệp định Paris”. Cuối tháng 5/1973, trên Miền có Hội nghị tổng kết công tác đấu tranh chính trị và binh vận. Đoàn cán bộ tổng kết của Trung ương và Trung ương Cục phê phán Khu 9 làm sai đường lối của trên và nhắc nhở các nơi khác phải thực hiện 5 cấm (cấm bao vây đồn bốt, cấm gỡ đồn bốt, cấm đánh địch bung ra, cấm pháo kích và cầm xây dựng ấp xã chiến đấu). Cùng thời gian đó, đoàn đại biểu binh vận và thanh nhiên của khu 9 đi R (Miền) dự hội nghị tiếp thu chủ trương của trên, Trung ương Cục cho phép về thẳng cơ sở phổ biến (không cần thông qua thường vụ Khu ủy), cho rằng, hiện nay lấy đấu tranh chính trị, binh vận làm gốc, nơi nào tấn công quân sự là sai lầm. Anh Trung, Khu ủy viên phụ trách công tác binh vận vừa đi họp trên Miền về nói với tôi: “Trên R, có người đề nghị đưa anh ra tòa, vì anh không chấp hành Hiệp định”. Tôi bảo: Được, anh yên tâm đi! Nhưng anh không được nói với ai chuyện này. Tôi phải đánh đã. Nếu thua thì tôi ra tòa luôn một thể. Chủ trương này là của Khu ủy, anh cũng phải chấp hành cái đã. Tưởng phải ra toà vì quyết đánh, ông Lê Đức Anh được phong Trung tướng sau đó.  Ảnh wikimedia. Đến 30/8/1973, tức là hết thời hạn đợt 2 của địch, quân địch vẫn không hoàn thành được việc chiếm Chương Thiện, chưa đánh phá được U Minh. Lúc này cũng là thời điểm đã có và triển khai văn bản Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng (Nghị quyết chỉ đạo các địa phương ở miền Nam tiếp tục con đường bạo lực cách mạng, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ để tiến lên giải phòng hoàn toàn miền Nam). Các quân khu bạn được lệnh phản công. Tình thế mới của Quân khu 9 xuất hiện, địch yếu đi nhiều, ta tấn công liên tục. Bước hai của địch từ tháng 6 đến tháng 10, chúng tiếp tục thực hiện việc bình định lấn chiếm Chương Thiện để cô lập U Minh. Một lần nữa, tháng 10/1973, địch vẫn không thực hiện được kế hoạch. Địch cay cú tập trung lực lượng đến 75 tiểu đoàn, chuẩn bị cuộc hành quân tháng 11 đánh vào Chương Thiện. Ngày 6/11/1973, Thường vụ khu ủy và Quân khu ủy họp,