Bài viết Sài Gòn, những ngày tháng Tư

Cứ dịp tháng Tư về, mỗi người con Việt Nam không khỏi bồi hồi xúc động nhớ lại những ngày tháng lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây hơn 30 năm, mà mốc son lớn nhất là đại thắng mùa xuân giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Mới đó mà đã 1 năm, ngày này năm trước PvP cho ra đời bản tin Nam Dương số 5 đặc biệt cho 30 tháng Tư; năm nay lại xin có đôi dòng viết cho Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, viết cho những năm tháng không bao giờ được phép quên của Tổ Quốc.

docx7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Sài Gòn, những ngày tháng Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sài Gòn, những ngày tháng Tư  Cứ dịp tháng Tư về, mỗi người con Việt Nam không khỏi bồi hồi xúc động nhớ lại những ngày tháng lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây hơn 30 năm, mà mốc son lớn nhất là đại thắng mùa xuân giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Mới đó mà đã 1 năm, ngày này năm trước PvP cho ra đời bản tin Nam Dương số 5 đặc biệt cho 30 tháng Tư; năm nay lại xin có đôi dòng viết cho Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, viết cho những năm tháng không bao giờ được phép quên của Tổ Quốc. Sài Gòn theo chiều dài lịch sử: Nói về mảnh đất này, xin trích từ phim tài liệu “Sài Gòn – Xưa và Nay” lời của nhà sử họcNguyễn Đình Đầu, tác giả của công trình lớn nhất về khoa học lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 20 – bộ sử 30 tập “Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn”: Mùa xuân năm Mậu Dần 1698, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, nơi đây đã có trên 4 vạn dân và cho khai mở hàng ngàn dặm đất. Ông cho lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long (Đồng Nai) và Tân Bình (Sài Gòn). Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay nằm trên 1 phần địa bàn của Tân Bình thời đó. Đến năm 1757, phủ Gia Định đã bao gồm toàn thể diện tích địa bàn miền Nam tức đồng bằng sông Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long. Theo các tài liệu, đền thờ ông Nguyễn Hửu Cảnh nay còn ở Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai; là nơi xưa kia ông đặt đại bản doanh của mình. Ông vốn là hậu duệ đời thứ 19 của Đệ nhất khai quốc công thần Nguyễn Trãi, và là kiệt tướng dưới thời Nguyễn Phúc Chu. Uống nước nhớ nguồn, người Nam Bộ kính cẩn gọi ông là “Đức ông Lễ Thành Hầu”. Bên cạnh cái tên Nguyễn Hữu Cảnh, người miền Nam còn nhắc đến 1 người con khác đã góp phần gìn giữ và phát triển làm giàu thêm phong hóa phong tục, đồng thời bảo vệ vùng đất phương Nam, khuyến khích dân sản xuất nhiều lúa gạo lúc ấy là Tổng trấn Gia Định thành Tả quân Lê Văn Duyệt. Hai ông được coi là những người đầu tiên và có tầm ảnh hưởng rộng nhất đến lịch sử Sài Gòn giai đoạn đầu. Những dấu ấn đầu tiên của kiến trúc phương Tây được người Pháp mang vào Việt Nam từ những năm 1859, nằm ở khu vực nhà thờ Đức Bà ngày nay. Thời Pháp thuộc, Sài Gòn được đầu tư xây dựng, biến thành thủ phủ của Nam Kỳ, 1 đô thị lớn nhất Đông Dương – 1 hòn ngọc ở Viễn Đông. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước chia hai ở vĩ tuyến 17 sông Bến Hải, Sài Gòn trở thành thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, được người Mỹ viện trợ phát triển về cả quy mô lẫn chiều sâu, làm cho nơi đây càng thêm hoa lệ. Và rồi người Mỹ thua cuộc ở Việt Nam, lính Mỹ cuốn gói khỏi Sài Gòn, trả lại cho Sài Gòn bầu không khí độc lập và dân chủ được chờ mong hơn 30 năm, thành phố từ đây được chính thức mang tên là thành phố Hồ Chí Minh. Về dấu ấn văn hóa, nhà văn Sơn Nam – người đã gắn bó cả cuộc đời mình với mảnh đất Nam Bộ, có một cách nhìn dân tộc học sâu sắc khác. Ông cho rằng văn hóa mà người Sài Gòn là sự kế thừa có chọn lọc, và phát huy những tinh hoa của đồng bào Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, đặc biệt là Quảng Nam. Như ông dẫn chứng: “thơ Lục Vân Tiên vốn là điệu hát bài chòi ở Quảng Nam; hay hát cải lương Nam Bộ vốn là nhạc tài tử của Huế, khi vô Sài Gòn thì lả lướt hơn, du dương hơn…”. Thế mới thấy cái sức hút kỳ lạ của mảnh đất Nam Bộ với con người mọi miền Tổ Quốc. Không chỉ vào Nam sinh sống, người ta còn mang theo cả những đặc trưng văn hóa của quê mình, để rồi lồng ghép lại, biến điệu đi, xây dựng nên 1 Nam Bộ đậm đà bản sắc và phong cách rất riêng. Nhìn vào tổng thể, hơn 100 năm đầu là thời kỳ khai phá mảnh đất hoang sình lầy nhưng màu mỡ trù phú do hệ thống kênh rạch chằng chịt bồi đắp. Để rồi 100 năm sau là thời gian mở mang xây dựng cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế và văn hóa. Từ đó đến nay, từ vị trí khiêm tốn của 1 vùng đất mới khai khẩn, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt qua bao thằng trầm lịch sử, qua những tháng năm sát cánh cùng cả nước đấu tranh chống thù trong giặc ngoài; và giờ đang vươn mình lên để khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao lưu quốc tế quan trọng số một của cả nước. Những tháng năm oai hùng: Nhìn vào những ngày tháng ấy, chúng ta tự hào điểm lại 5 thời kỳ, cũng là 5 mốc son lớn nhất, chói lọi nhất của dân tộc (tham khảo Hồ Chí Minh toàn tập và phim tài liệu Việt Nam – Cuộc chiến mười nghìn ngày): 1. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ (1954-1960).  Sau thất bại ở hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền tay sai miền Nam Việt Nam điên cuồng thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng” với những khẩu hiệu như “Bắc tiến”, “lấp sông Bến Hải” vv… Mỹ Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam, trả thù những người kháng chiến. Kế hoạch năm năm thời kỳ này chủ yếu nhằm phục hưng miền Bắc để chi viện cho đồng bào miền Nam. 2. Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam, tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc (1961-1965).  Với thất bại liên tiếp của nguỵ quân, nguỵ quyền, cuối năm 1963, cùng với sự kiện Tổng thống Ken-nơ-đi bị ám sát, Giôn-xơn lên nắm quyền, buộc Mỹ phải “thay ngựa giữa dòng” bằng việc phế bỏ Diệm – Nhu, làm cho nền chính trị tay sai của Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên. Ngày 4/8/1864, Mỹ hèn hạ dựng lên cái gọi là sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Nhưng điều đó hoàn toàn vô nghĩa trước khí thế chiến đấu và quyết tâm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của nhân dân ta. 3. Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ở miền Bắc (1965-196. Trong giai đoạn này, Mỹ đưa vào miền Nam hơn nửa triệu quân Mỹ và quân đội một số nước chư hầu. Đồng thời sử dụng không quân và hải quân đánh phá ác liệt với mưu đồ “đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá”, hòng ngăn chặn chi viện từ miền Bắc và quốc tế vào miền Nam. Nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã giáng một đòn mạnh vào chính quyền Mỹ tại Sài Gòn, làm lung lay dư luận trong lòng nước Mỹ, dư luận trên thế giới cũng bắt đầu công khai phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam. 4. Đánh thắng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và cuộc tập kích bằng không quân, hải quân lần thứ hai của đế quốc Mỹ vào miền Bắc (1969-1973). “Việt Nam hóa chiến tranh”, hay “Thay màu da trên xác chết“, “Dùng người Việt trị người Việt” là cụm từ được người Mỹ nhắc đến nhiều nhất trong giai đoạn này. Đồng thời chúng huy động không quân và hải quân, ồ ạt đánh phá miền Bắc lần thứ 2 với quy mô và mức độ khốc liệt lớn hơn lần 1 rất nhiều. Nhưng chỉ trong 12 ngày đêm; trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Hà Nội đã bắn rơi hơn 80 máy bay Mỹ (trong đó có 34 chiếc B.52 và 5 chiếc F111), đập tan uy thế của “pháo đài bay” B.52 mà lính Mỹ vẫn luôn tự hào trước đó. 5. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973-1975). Và rồi điều gì đến cũng phải đến, thế giới nghiêng mình trước sức tấn công vũ bão và lòng đoàn kết của dân tộc Việt Nam; trước những chiến thắng thần tốc từ chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Buôn Ma Thuột; đến giải phóng Quảng Trị rồi chiến dịch Huế – Đà Nẵng, trước khi tổng tiến công bằng 5 mũi chủ lực tiến vào giải phóng Sài Gòn. Sáng 30/4/1975, xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập; 11 giờ 30 phút cùng ngày, cờ giải phóng đã tung bay trên nóc. Thế là lời chúc Tết của Bác năm nào nay đã thành hiện thực: “Vì độc lập vì tự do Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.” Đầu hàng vô điều kiện, trao trả chính quyền cho quân giải phóng, bản thân Dương Văn Minhcũng rất xúc động: 60 tuổi mới được làm 1 công dân của nước Việt Nam độc lập. Trên mọi báo đài và những ngả đường, người ta truyền nhau niềm vui sum họp sau 30 năm,“Việt Nam độc lập, chúng ta đã thắng, cả dân tộc Việt Nam đã toàn thắng, vận nước đã tới kỳ đại hưng thịnh, toàn dân Việt Nam phấn khởi bước vào 1 thời kỳ mới: thời kỳ hòa bình, xây dựng Tổ quốc.” Còn người Mỹ thì sao? 300 tỷ đô la, 53 vạn quân xâm lược và hàng triệu quân phục vụ, 18 năm cố gắng qua 5 đời tổng thống Hoa Kỳ, ném xuống Việt Nam hơn 7 triệu tấn bom (nhiều hơn toàn bộ số lượng bom trong Thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên cộng lại), rải chất độc màu da cam giết hại hàng triệu người Việt Nam; người Mỹ cuối cùng cũng phải cuốn gói tháo chạy, bỏ rơi chế độ tay sai, thừa nhận thất bại tuyệt đối tại chiến trường Đông Dương; vàng Mỹ chỉ có thể mua được súng ống, bom đạn Mỹ chỉ có thể tàn phá mảnh đất này, nhưng không gì dọa được 1 dân tộc anh hùng, bởi “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”, bởi “Chúng ta là 1 nước độc lập” và “Chúng ta có quyền hưởng sự tự do độc lập ấy”. Thế đó, 30 năm chia cách, nhưng hình ảnh về mảnh đất và con người miền Nam luôn sáng trong tim đồng bào cả nước. Miền Nam anh hùng, con người miền Nam thủy chung, son sắc; Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã khép lại 1 chương buồn cho đế quốc xâm lược và ghi 1 chương mới oai hùng trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thay cho lời kết bài 300 năm có lẻ, tuổi của Sài Gòn còn non trẻ so với chiều dài đất nước, trẻ hơn rất nhiều so với những Thăng Long, Phố Hiến, Hội An; nhưng Sài Gòn luôn chứa trong mình chất tươi mới, vươn tới, dung nạp, và tìm tòi. Những tháng năm lịch sử đã lùi xa, nhưng dư âm của nó vẫn và sẽ trở về vẹn nguyên giữa những tháng Tư, để trong cái náo nhiệt, phồn hoa của ngày hôm nay; chúng ta không quên những người đã ngã xuống ngày hôm qua khi góp sức nối liền hai bờ Nam Bắc. Mai sau này, Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn trù phú hơn nữa, càng nhắc nhở mỗi người VN luôn hướng về trái tim thứ 2 của Tổ quốc, hướng về những tháng ngày hào hùng của quân và dân miền Nam, hướng về chiến thắng mùa xuân 32 năm trước; để rồi từ đó mà tự hào đi lên xây dựng đất ta nước thêm giàu mạnh như mong ước của các bậc tiền nhân. Sưu tầm