Bên cạnh chương trình Indian Idol, phiên bản của American Idol
trên kênh Zee TV, người Ấn lấy cảm hứng và mở thêm chương
trình Nach Baliye trên Star TV dành cho các đôi thi hát và nhảy.
Trước sức mạnh truyền bá và biến đổi văn hóa của ngành
truy ền hình, nhiều người đặt câu hỏi liệu xu thế toàn cầu hóa
thông tin với công cụ truyền hình có đồng hóa văn hóa trên
phạm vi toàn thế giới?
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Toàn cầu hóa, truyền hình và bản sắc văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toàn cầu hóa, truyền hình và bản
sắc văn hóa
Bên cạnh chương trình Indian Idol, phiên bản của American Idol
trên kênh Zee TV, người Ấn lấy cảm hứng và mở thêm chương
trình Nach Baliye trên Star TV dành cho các đôi thi hát và nhảy...
Trước sức mạnh truyền bá và biến đổi văn hóa của ngành
truyền hình, nhiều người đặt câu hỏi liệu xu thế toàn cầu hóa
thông tin với công cụ truyền hình có đồng hóa văn hóa trên
phạm vi toàn thế giới?
Dưới đây là ý kiến của Tiến sĩ Christian Delporte - nhà nghiên
cứu lịch sử các phương tiện thông tin đại chúng, giảng viên Đại
học Versailles Saint - Quentin (Pháp), tại hội thảo “Truyền hình
quốc tế: Toàn cầu hóa thông tin? Đồng hóa văn hóa?” diễn ra tại
Hà Nội hồi cuối tháng 10-2010.
Toàn cầu hóa và sự phát triển của ngành truyền hình đã và đang
truyền bá những mô hình văn hóa - xã hội trên quy mô toàn hành
tinh, và các nền văn hóa phương Tây (những nước phát triển
trước) có những tác động lên các nền văn hóa khác. Nhưng nhìn
chung, sự tác động của văn hóa nước này lên văn hóa nước
khác không mang tính chất quyết định như ta thường nghĩ, vì tỷ
lệ chương trình nội địa trên truyền hình mỗi quốc gia luôn chiếm
tỷ lệ lớn so với chương trình nước ngoài.
<a
href='
3e8&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE'
target='_blank'><img
src='
12&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&am
p;n=a43763e8' border='0' alt='' /></a>
Toàn cầu hóa thông tin qua truyền hình là một hiện tượng phức
tạp, tạo khả năng xuất hiện của một nét văn hóa nào đó đồng thời
ở nhiều nơi. Những ảnh hưởng của các chương trình truyền hình
Mỹ và ở mức độ ít hơn từ châu Âu lên các khu vực khác gợi vấn
đề về việc đồng hóa văn hóa trên toàn thế giới bởi ngành truyền
hình.
Những câu hỏi đã được đặt ra: “Liệu người ta có đi theo một thế
giới đồng nhất văn hóa hay không?”. “Toàn cầu hóa phải chăng là
cái máy nghiền nát các nền văn hóa?”. “Phải chăng con người
đang chứng kiến một sự san bằng các phong cách sống và các
giá trị? Hay trái lại, người ta đang nhìn thấy những hình thức
kháng cự trước sự xâm nhập của văn hóa lạ?”
Giả thiết hình thành một mô hình “văn hóa toàn cầu” thì mô hình
chung đó cũng sẽ được tiếp nhận theo những cách khác nhau ở
những nơi khác nhau. Sự tiếp nhận phụ thuộc rất nhiều vào văn
hóa địa phương, khả năng tiếp nhận của người địa phương, theo
đó, các nền văn hóa địa phương tiếp nhận theo cách của riêng
mình, và mức độ chịu ảnh hưởng hay sự tiếp biến văn hóa ở mỗi
nơi trước tác động của văn hóa toàn cầu (hay bất kỳ nền văn hóa
nào) đều khác nhau, thường là thông qua một tiến trình lai tạo
độc đáo. Các chương trình, phim truyền hình của Mỹ và châu Âu
có thể thấy ở khắp nơi. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của chúng
đến bản sắc văn hóa mỗi quốc gia phụ thuộc vào khán giả xem
truyền hình.
Trường hợp Ấn Độ chẳng hạn. Từ đầu thập niên 1990, bùng nổ
các kênh truyền hình tư nhân nước ngoài, phát sóng các chương
trình mà họ từng phát ở nơi khác, không quan tâm đến văn hóa
Ấn Độ. Kết quả là khán giả Ấn không “mặn mà” khiến họ đã phải
gấp rút thay đổi chiến lược bằng cách “Ấn Độ hóa”. Kênh MTV -
India phải tăng thời lượng phát sóng lên 70% cho các chương
trình nhạc dân gian Ấn Độ, điện ảnh Bollywood và chương trình
tôn vinh các nghệ sỹ Ấn. Lượng khán giả tăng đột biến.
Người Ấn, không chỉ có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa mà còn
đầy hứng thú tiếp nhận cái mới, biến đổi nó thành cái mới hơn,
có “màu sắc Ấn Độ”, tạo sự đa dạng trong “bản sắc văn hóa Ấn
Độ”.Ví dụ, bên cạnh chương trình Indian Idol, phiên bản của
American Idol trên kênh Zee TV, họ lấy cảm hứng và mở thêm
chương trình Nach Baliye trên Star TV dành cho các đôi thi hát và
nhảy...
Như vậy, xét trên quy mô toàn cầu, vai trò của văn hóa phương
Tây, sự phát triển của ngành truyền hình và sức mạnh của thông
tin qua truyền hình, tính cả khuynh hướng thương mại hóa các
sản phẩm truyền hình, cũng không đủ áp đặt cho thế giới một mô
hình văn hóa nào đó, ít nhất là trước những nền văn hóa giàu nội
lực như Ấn Độ. Dù vậy, những nước có nền kinh tế kém, nằm
trong tầm ảnh hưởng sẽ phải chịu đựng hiện tượng xâm lược văn
hóa nhiều hơn, và sức kháng cự của mỗi quốc gia phụ thuộc vào
sự bám rễ vào văn hóa dân tộc, cách nhìn nhận thế giới xung
quanh và thái độ tiếp nhận những điều mới lạ của người dân.
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc riêng,
đó là yếu tố cốt lõi để tăng sức đề kháng với quá trình toàn cầu
hóa thông tin. Điều cần thiết là nhà nước cần nắm giữ những
kênh truyền hình có vị thế, đồng thời, sản xuất nhiều chương
trình, phim truyền hình nội địa, nhất là những chương trình giải trí
tạo được mối gắn kết bền chặt với người xem.
Từ kinh nghiệm bản thân, tôi thấy cũng cần lưu ý mỗi cá nhân, dù
ở bất cứ đâu, thuộc quốc gia nào, cũng cần tỉnh táo khi tiếp nhận
các luồng thông tin từ bên ngoài. Theo đó, để tăng cường sức đề
kháng, mỗi người nên tiếp nhận thông tin nhiều chiều, từ nhiều
kênh khác nhau; không chỉ duy trì thói quen đọc báo, xem kênh
truyền hình, tìm hiểu văn hóa, lịch sử nước nhà mà còn phải
thường xuyên đọc báo các nước khác để biết thế giới nhìn nhận
như thế nào về con người và đất nước mình…