Thành công trên TTCK phụ thuộc vào khả năng cắt giảm thua lỗ
không kém gì khả năng nắm giữ những cổ phiếu sinh lời. Xu
hướng đi xuống là một hoạt động tự nhiên của TTCK, và bạn cần
phải quyết đoán để bảo vệ mình khỏi những khoản thua lỗ nặng.
Nếu cổ phiếu bạn lựa chọn không sinh lời, tệ hơn bạn còn phải
đối mặt với thua lỗ, thì đừng để lòng kiêu hãnh khiến bạn không
thể chấp nhận mình sai lầm và không thể phản ứng mau lẹ. Hãy
nhanh chóng cắt giảm thua lỗ và chuyển hướng. Bạn cần phải
đưa ra những quyết định hợp lý, chứ không phải cố gắng vớt vát
quyết định sai lầm của mình thành hợp lý.
Không chỉ bạn mới mắc sai lầm. Những nhà phân tích hay bình
luận thị trường cũng có thể mắc sai lầm tương tự, và nếu bạn
quyết định dựa trên ý kiến của họ thì có thể dẫn tới kết quả cực
kỳ tệ hại. Những nhà đầu tư mua những loại chứng khoán gây
thua lỗ, tự an ủi mình với những nhận định kiểu như: "Tất cả
những nhà phân tích thị trường đều nói rất tốt về công ty này",
hay "Công nghệ này là tiên tiến nhất kể từ khi phát minh ra bánh
mỳ cắt lát. Thị trường còn chưa nhận ra, nhưng sản phẩm đó có
xu hướng trở thành vật dụng thiết yếu trong từng gia đình". Đó
chỉ là những lời bao biện yếu ớt cuối cùng
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bán cổ phiếu để cắt giảm thua lỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bán cổ phiếu để cắt giảm thua lỗ
Biết khi nào nên bán
Thành công trên TTCK phụ thuộc vào khả năng cắt giảm thua lỗ
không kém gì khả năng nắm giữ những cổ phiếu sinh lời. Xu
hướng đi xuống là một hoạt động tự nhiên của TTCK, và bạn cần
phải quyết đoán để bảo vệ mình khỏi những khoản thua lỗ nặng.
Nếu cổ phiếu bạn lựa chọn không sinh lời, tệ hơn bạn còn phải
đối mặt với thua lỗ, thì đừng để lòng kiêu hãnh khiến bạn không
thể chấp nhận mình sai lầm và không thể phản ứng mau lẹ. Hãy
nhanh chóng cắt giảm thua lỗ và chuyển hướng. Bạn cần phải
đưa ra những quyết định hợp lý, chứ không phải cố gắng vớt vát
quyết định sai lầm của mình thành hợp lý.
Không chỉ bạn mới mắc sai lầm. Những nhà phân tích hay bình
luận thị trường cũng có thể mắc sai lầm tương tự, và nếu bạn
quyết định dựa trên ý kiến của họ thì có thể dẫn tới kết quả cực
kỳ tệ hại. Những nhà đầu tư mua những loại chứng khoán gây
thua lỗ, tự an ủi mình với những nhận định kiểu như: "Tất cả
những nhà phân tích thị trường đều nói rất tốt về công ty này",
hay "Công nghệ này là tiên tiến nhất kể từ khi phát minh ra bánh
mỳ cắt lát. Thị trường còn chưa nhận ra, nhưng sản phẩm đó có
xu hướng trở thành vật dụng thiết yếu trong từng gia đình". Đó
chỉ là những lời bao biện yếu ớt cuối cùng.
Nhanh chóng cắt giảm thua lỗ
Nguyên tắc đầu tiên là bán bất kỳ chứng khoán nào giảm 8% so
với giá mua vào. Bạn có thể nghĩ rằng cổ phiếu đó sẽ hồi phục.
Trên thực tế thị trường có thể làm cổ phiếu đó rớt giá thê thảm
hơn nữa, mà không mảy may quan tâm tới cách nhìn của bạn
hoặc tới những gì mà các nhà phân tích và bình luận vẫn nói trên
TV. Không thương xót. Bạn có thể bán trước khi đạt tới mức
giảm giá 8% nếu bạn thấy những dấu hiệu suy giảm khác của
một cổ phiếu.
Quy tắc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mua đúng lúc.
Nếu bạn không thể và bạn mua cổ phiếu tại đỉnh điểm của nó, thì
khả năng nó giảm 8% khi tự điều chỉnh xuống mức hợp lý là rất
cao. Không có ngoại lệ nào cho quy tắc này. Cổ phiếu tốt sẽ luôn
tạo cơ hội khác để bạn có thể mua chúng. Dưới đây là một quan
điểm khác: Khi một cổ phiếu giảm 8% so với giá mua, liệu nó có
trở nên hấp dẫn không? Liệu nó có còn nằm trong danh sách
những cổ phiếu tốt nhất? Có lẽ là không. Không có gì đảm bảo
rằng cổ phiếu đó sẽ lại tăng giá, còn bạn thì cần tự bảo vệ bản
thân mình.
Mức giảm càng lớn, thì cổ phiếu càng khó hồi phục. Giả sử bạn
mua một cổ phiếu với giá $100. Nếu nó giảm 20%, thì mức giá là
$80. Để tăng trở lại mức $100, cổ phiếu cần phải tăng 25%. Một
ví dụ khác: Cổ phiếu tụt 50%, ở mức $50. Cổ phiếu này cần tăng
tới 100% để trở lại mức $100 - câu hỏi đặt ra là bạn có thường
mua được cổ phiếu có giá tăng gấp đôi không? Và nếu điều đó
xảy ra, thì quá trình tăng phải diễn ra trong mấy tuần, mấy tháng
hay mấy năm? Hay bạn nên cắt giảm lỗ nhanh chóng, và giải
phóng tiền mặt để mua một cổ phiếu khác có nhiều cơ hội tăng
gấp đôi hơn?
Sự thực là, nếu bạn đã mua một chứng khoán tốt đúng lúc, thì
hiếm khi chúng giảm giá tới trên 8% ngay lập tức. Quyết định
mua khôn ngoan giúp giải quyết tới một nửa những vấn đề của
quyết định bán.
Việc cắt giảm thua lỗ có lợi ích đối với bạn ra sao?
Dưới đây là một số con số lý thuyết để minh họa việc cắt giảm
thua lỗ có thể có tác dụng ra sao đối với danh mục đầu tư của
bạn.
Theo đó, kể cả khi bạn đã tiến hành 7 giao dịch trong một khoảng
thời gian - và bị lỗ tới 5 giao dịch - bạn vẫn có thể có lãi ở mức
$3,731. Và năm quyết định sai lầm - đều được rút vốn khi mất giá
8%, trừ một cổ phiếu được bán khi giảm 7% - gây lỗ tới $1,569.
Quy tắc 8% chỉ áp dụng cho trường hợp lỗ so với giá mua
Tuy nhiên, cần lưu ý là quy tắc 8% chỉ áp dụng cho trường hợp
giảm dưới mức mua vào, và không áp dụng cho trường hợp giảm
8% so với mức giá nào khác trong quá trình bạn nắm giữ cổ
phiếu. Một trong những bí quyết để trở thành một nhà đầu tư
chứng khoán thực thụ là việc giữ vững tâm lý trước hiện tượng
bán hạ giá tới 8%, 10% hay cao hơn. Phần dưới đây sẽ đưa ra
một số gợi ý giúp bạn phân biệt đâu là hiện tượng giảm giá tạm
thời và đâu là vấn đề thực sự.
Xử lý những cổ phiếu siêu linh động
Khoảng 40% số cổ phiếu sẽ giảm tới gần giá mua của bạn chỉ
trong vòng một hoặc hai ngày. Đấy không phải là lúc để hoảng
loạn và bán, đặc biệt là nếu cổ phiếu được mua dựa trên những
phân tích hợp lý tại thời điểm mua.
Hãy theo dõi biến động cổ phiếu tương ứng với thị trường chung
và những công ty trong cùng ngành công nghiệp. Thường thì, giá
một cổ phiếu giảm gần với giá mua vào trong vòng một hay hai
ngày vì thị trường tạm thời điều chỉnh. Điều này là tự nhiên. Mặt
khác, nếu thị trường đã hồi phục được một vài ngày mà cổ phiếu
của bạn vẫn chưa tăng giá, thì đó là một dấu hiệu cảnh báo, kể
cả khi giá cổ phiếu này chưa giảm 8% so với giá mua.
Lệnh tự động ngăn chặn thua lỗ và một số chú ý khác
Một số nhà đầu tư thích sử dụng lệnh tự động ngăn chặn thua lỗ,
vốn là những chỉ thị cho nhà môi giới chứng khoán bán một cổ
phiếu ở một mức giá định trước. Điều này sẽ hữu ích cho những
nhà đầu tư không có điều kiện theo dõi giá cổ phiếu của họ hoặc
những người không quyết đoán.
Mặt khác, việc xem xét thuế và hoa hồng cho người môi giới
cũng không nên đưa vào quyết định bán. Bạn không thể giữ một
cổ phiếu hơn một năm chỉ vì bạn trả một mức thuế thấp hơn trên
lợi nhuận từ cổ phiếu. Và cũng không nên bán chỉ vì giá hoa hồng
hôm nay thấp hơn, đó không phải là yếu tố quan trọng nhất. Mục
tiêu chính của bạn nên là lợi nhuận từ chính chứng khoán.
Tiếp tục giữ những cổ phiếu giảm giá trong danh mục đầu tư
của bạn?
Bạn có thể nhìn vào danh mục đầu tư và thấy rằng một số cổ
phiếu đã giảm 8% so với giá mua vào - hoặc hơn. Bạn có nên
bán chúng không? Có lẽ nên, trừ phi cổ phiếu đó có dấu hiệu
chắc chắn phục hồi, như giá tăng với khối lượng giao dịch ít biến
động và lợi nhuận tăng. Kể cả lúc đó, cũng không có gì đảm bảo
là nó sẽ hồi phục, và cũng có thể tiếp tục mất giá. Thua lỗ càng
nhiều thì khả năng dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng đối với danh
mục của bạn càng lớn.
Những điểm mấu chốt
* Quy tắc bán đầu tiên là bán những cổ phiếu giảm 8% so với giá
mua vào. Cần tuân thủ chặt chẽ quy tắc này, dù bạn có đánh giá
một cổ phiếu cao đến đâu đi nữa. Ý kiến cá nhân là những
chướng ngại vật để đi tới quyết định bán khôn ngoan.
* Giá giảm càng lớn, thì tỉ lệ tăng trưởng để hồi phục lại giá ban
đầu càng cao.
* Những cổ phiếu tốt đôi khi giảm giá đến gần mức mua vào.
Điều này không có nghĩa là bạn cần phải bán chúng, trừ phi giảm
xuống mức 8%.
* Tránh đưa ra các quyết định bán dựa trên những vấn đề liên
quan đến thuế hoặc tỉ lệ hoa hồng.