Mua được một cổ phiếu mới chỉ là đi được một nửa quãng
đường. Việc biết khi nào nên bán cũng không kém phần quan
trọng. Bài này sẽ tập trung thảo luận tại sao lại cần thiết khi cắt
giảm thua lỗ của bạn càng sớm càng tốt.
Những bài học này đều dựa trên mấy chục năm nghiên cứu cho
đến tận ngày nay về những nhân tố đầu tiên làm thay đổi cổ
phiếu.
Những nguyên tắc này không phải là dựa trên ý kiến của một
người nào đó hay là những lý thuyết của các trường kinh doanh
mà đều là những gì thực sự tồn tại trên thị trường.
Bán cổ phiếu đi để giảm thua lỗ.
Thành công trên thị trường chứng khoán giống như việc bạn phải
hạn chế càng nhiều càng tốt những thiệt hại, cũng như là điều
khiển thật tốt các cổ phiếu đang tăng giá. Một chiến lược bán ra
dựa trên quy tắc có thể giúp bạn tránh được những tổn thất nặng
nề và bảo vệ danh mục đầu tư của bạn. Bài học này giải thích
cách bán cổ phiếu như thế nào khi sự lựa chọn cổ phiếu của bạn
không đạt kết quả như mong muốn.
Biết khi nào cần phải bán ra
Không một ai là luôn luôn đúng trên thị trường, cho dù đó là
những giáo sư kỳ cựu trên thị trường. Nhưng như nhà đầu tư nổi
tiếng Bernard Baruch đã từng nói: “Thậm chí bạn chỉ đúng ba hay
bốn lần trong số 10 lần cũng có thể mang lại cho bạn cả một gia
tài nếu bạn có linh cảm để có thể cắt giảm những thua lỗ một
cách nhanh chóng.
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bán cổ phiếu như thế nào để tối đa hóa lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bán cổ phiếu như thế nào
để tối đa hóa lợi
Mua được một cổ phiếu mới chỉ là đi được một nửa quãng
đường. Việc biết khi nào nên bán cũng không kém phần quan
trọng. Bài này sẽ tập trung thảo luận tại sao lại cần thiết khi cắt
giảm thua lỗ của bạn càng sớm càng tốt.
Những bài học này đều dựa trên mấy chục năm nghiên cứu cho
đến tận ngày nay về những nhân tố đầu tiên làm thay đổi cổ
phiếu.
Những nguyên tắc này không phải là dựa trên ý kiến của một
người nào đó hay là những lý thuyết của các trường kinh doanh
mà đều là những gì thực sự tồn tại trên thị trường.
Bán cổ phiếu đi để giảm thua lỗ.
Thành công trên thị trường chứng khoán giống như việc bạn phải
hạn chế càng nhiều càng tốt những thiệt hại, cũng như là điều
khiển thật tốt các cổ phiếu đang tăng giá. Một chiến lược bán ra
dựa trên quy tắc có thể giúp bạn tránh được những tổn thất nặng
nề và bảo vệ danh mục đầu tư của bạn. Bài học này giải thích
cách bán cổ phiếu như thế nào khi sự lựa chọn cổ phiếu của bạn
không đạt kết quả như mong muốn.
Biết khi nào cần phải bán ra
Không một ai là luôn luôn đúng trên thị trường, cho dù đó là
những giáo sư kỳ cựu trên thị trường. Nhưng như nhà đầu tư nổi
tiếng Bernard Baruch đã từng nói: “Thậm chí bạn chỉ đúng ba hay
bốn lần trong số 10 lần cũng có thể mang lại cho bạn cả một gia
tài nếu bạn có linh cảm để có thể cắt giảm những thua lỗ một
cách nhanh chóng.”
Một nhà đầu tư thành công cần phải biết giới hạn những thua lỗ
cũng như chèo lái những cổ phiếu đang thắng thế một cách khôn
ngoan. Thất bại là một phần không thể thiếu trên thị trường, và
bạn phải hành động một cách quyết đoán để bảo vệ chính mình
khỏi những thiệt hại to lớn.
Nếu sự lựa chọn cổ phiếu của bạn không thu được kết quả gì tốt
đẹp và bạn đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ thì đừng có
để lòng tự trọng quá cao của bạn ngăn không cho bạn thừa nhận
rằng bạn đã mắc sai lầm và bạn cần phải hành động ngay.
Hãy cắt giảm những thua lỗ đó sớm và tiếp tục bước đi. Bạn cần
phải đưa ra những quyết định dựa trên lý trí thay cho việc cố
gắng hành động theo chủ nghĩa duy lý đã làm cho bạn mắc phải
những sai lầm phải trả giá quá đắt.
Không phải là chỉ có ý kiến của riêng bản thân bạn mới sai. Các
nhà phân tích hay các nhà tư vấn thị trường cũng có thể không
đúng, và việc bạn đưa ra quyết định dựa trên những ý kiến của
họ có thể dẫn đến những thất bại thảm hại.
Các nhà đầu tư thường mua vào những cổ phiếu bị giảm giá và
thanh minh cho quyết định của họ bằng những lý lẽ như: “Tất cả
các nhà phân tích trên phố Wall này thường nói những điều to tát
về công ty của chính họ”, hay là “Đây là công nghệ tiên tiến nhất,
mặc dù thị trường chưa nhận ra giá trị của nó, nhưng chắc chắn
trong tương lai nó sẽ trở thành một vật dụng thiết yếu trong gia
đình.”
Cắt giảm mọi thua lỗ càng sớm càng tốt
Quy tắc đầu tiên là bán bất kì cổ phiếu nào mất 8% so với giá bạn
mua. Tại sao lại phải là 8%? Bởi vì các nghiên cứu cho biết
những cổ phiếu thể hiện chính xác tất cả những yếu tố cơ bản và
kĩ thuật và được mua vào ở mức giá mua chuẩn sẽ hiếm khi mất
giá đến 8%. Nếu điều này thực sự xảy ra thì có lẽ đang có gì bất
ổn xảy ra với những cổ phiếu đó.
Có thể bạn nghĩ rằng một cổ phiếu rồi sẽ có lúc nào đó hồi phục
giá trở lại. Nhưng thị trường có thể còn đẩy cổ phiếu này xuống
mức giá thấp hơn bất chấp những nhận định của bạn hay những
gì các nhà phân tích hay các nhà tư vấn nói trên TV.
Không có lý do nào mà cũng chẳng có cái cớ nào giải thích tại
sao. Có thể bạn còn muốn bán thậm chí trước khi cổ phiếu đó
mất 8% giá trị nếu bạn bắt đầu thấy có những dấu hiệu suy yếu
của cổ phiếu đó.
Quy tắc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mua vào đúng
thời điểm. Nếu bạn không làm như vậy mà lại mua vào những cổ
phiếu đang đi đến hồi kết của chặng đường tăng giá thì nguy cơ
là những cổ phiếu đó sẽ đạt đến mức 8% khi nó trải qua một sự
phục hồi giá bình thường. Đừng đưa ra bất kì một ngoại lệ nào
cho quy tắc này.
Những cổ phiếu tốt nhất sẽ luôn luôn tạo cho bạn nhiều cơ hội để
bạn mua vào. Sau đây là một cách khác để nhìn nhận vấn đề
này: Một khi cổ phiếu đã mất 8% giá trị so với lúc bạn mua vào thì
liệu cổ phiếu đó có còn đủ hấp dẫn nữa không?Cổ phiếu đó có
còn nằm trong nhóm những cổ phiếu tốt nhất nữa không?
Câu trả lời là: Có lẽ là không. Chẳng có sự đảm bảo nào rằng cổ
phiếu đó sẽ tăng giá trở lại, và điều bạn cần làm lúc này là tự bảo
vệ chính mình.
Nếu một cổ phiếu càng giảm giá mạnh thì nó càng khó hồi phục.
Ví dụ bạn mua một loại cổ phiếu với giá 100$/cổ phiếu. Sau đó cổ
phiếu này giảm 20% xuống còn 80$. Để trở về mức giá 100$, cổ
phiếu đó cần phải tăng thêm 25%. Một ví dụ khác, một cổ phiếu
giảm mạnh 50% xuống còn 50$/cổ phiếu, thì nó sẽ phải đạt một
bước nhảy vọt 100% để trở về mức giá 100$ ban đầu.
Và một câu hỏi đặt ra là bạn có thường xuyên mua một cổ phiểu
có giá trị tăng gấp đôi không? Nếu câu trả lời là có thì mất bao
nhiêu tuần, bao nhiêu tháng hay bao nhiêu năm để cổ phiếu đó
tăng gấp đôi giá trị? Như vậy chẳng phải là bạn nên cắt giảm
những thiệt hại và đầu tư tiền vào mà mua những cổ phiếu có cơ
hội tăng giá gấp đôi càng sớm càng tốt hay sao?
Tất nhiên, có một điều có thể xảy ra khi bạn bán một cổ phiếu
nào đó mất 8% giá trị rồi chờ nó đi lên. Nhưng bạn cũng phải
nghĩ đến quy tắc bán 8% như là một chính sách bảo hiểm của
bạn để đề phòng những tổn thất nặng nề. Quy tắc này sẽ có tác
dụng hạn chế bất kì thiệt hại nào trên danh mục đầu tư của bạn
tới mức ít hơn 8%.
Mặc dù vậy, nếu bạn mua một cổ phiếu nghe có vẻ cơ bản ở
mức giá chuẩn thì rất hiếm khi nó bị mất 8% giá trị ngay lập tức.
Mua chính xác là đã giúp giải quyết một nửa phần câu hỏi khi bán
rồi.
Việc cắt giảm thua lỗ giúp bạn như thế nào?
Dưới đây là một loạt các giao dịch giả định để minh họa cho việc
cắt giảm thua lỗ sẽ giúp tăng giá trị danh mục đầu tư của bạn như
thế nào?
Như các bạn thấy, thậm chí bạn đã bảy lần thực hiện những giao
dịch dưới đây trong một thời gian rồi và thất bại năm lần, thì bạn
vẫn thu được lãi tới hơn 3.700$. Đó là bởi vì có hai cổ phiếu đã
đem lại lợi nhuận kết hợp lên tới 5.500$. Còn năm lần thua lỗ kia,
tất cả chỉ bị mất ở mức 8%, trừ một lần lúc đầu mất 7%, như vậy
tổng thiệt hại mới chỉ đến 1.569$.
Từ đây, bạn đã có thể nhìn thấy điểm mấu chốt của vấn đề
chưa? Sẽ mất bao nhiêu lần thua lỗ 8% mới có thể lấy đi tất cả
lợi nhuận của chỉ một hoặc hai cổ phiếu tốt?
Mã CK SLCP Giá/cp Giá bán Lãi/Lỗ %Lãi/Lỗ
A 100 $50 $46 -$400 -8%
B 100 $43 $40 -$300 -7%
C 100 $57 $98 $4,100 +72%
D 50 $24 $22 -$100 -8%
E 30 $110 $101 -$279 -8%
F 70 $85 $78 -$490 -8%
G 100 $65 $79 $1,400 +22%
Tổng $3,731
Quy tắc 8% chỉ áp dụng đối với những thua lỗ từ giá mua
vào
Tuy nhiên, quy tắc bán 8% chỉ áp dụng cho những cổ phiếu giảm
giá so với giá bạn mua vào mà không thể áp dụng cho những tình
huống như khi bạn đã thu được lãi từ một cổ phiếu nào đó. Một
phẩm chất để trở thành một nhà đầu tư là vượt qua những đợt
bán ra ồ ạt sau khi cổ phiếu giảm 8%, hay 10% hay cao hơn.
Cách đối phó với những cổ phiếu quá “hiếu động”
Có khoảng 40% các cổ phiếu trở về gần với mức giá ban đầu
trong vòng một hoặc hai ngày. Đây không phải là lúc để sợ hãi và
bán vội vàng, đặc biệt nếu cổ phiếu đó được mua vào với mức
giá chuẩn. Miễn là giá cổ phiếu đó không giảm xuống 8% so với
mức giá lúc bạn mua thì trong hầu hết các trường hợp bạn nên
chờ cho đến khi qua đợt hồi phục đầu tiên.
Hãy theo dõi xem các cổ phiếu hoạt động như thế nào so với thị
trường chung và so với các cổ phiếu khác cùng nhóm ngành.
Thông thường thì một cổ phiếu sẽ phục hồi gần đến mức giá mua
vào trong vòng một hoặc hai ngày bởi vì thị trường chung cũng
đang tạm thời phục hồi. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Mặt khác, nếu thị trường liên tục đi xuống trong mấy ngày còn cổ
phiếu của bạn vẫn không hồi giá thì đó có thể là dấu hiệu đáng
báo động, thậm chí lúc đó cổ phiếu của bạn chưa giảm tới mức
8% so với giá bạn mua vào.
Một điều nữa mà bạn cần phải quan tâm. Những cổ phiếu có tỉ lệ
giá tương đối là 98 hay 99 thì dễ biến động hơn và làm tăng nguy
cơ bị mất 8% giá trị, đặc biệt là trong trường hợp bạn mua vào
với giá cao hơn so với mức giá chuẩn.
Lệnh “ngừng thua lỗ” và những cân nhắc khác
Một số nhà đầu tư thích sử dụng lệnh “ngừng thua lỗ”, tức là
thông qua các nhà môi giới chứng khoán để bán đi một cổ phiếu
nào đó với giá đã tính toán trước. Điều này có thể có ích đối với
những ai không thể theo dõi sát sao các cổ phiếu của mình hay
đối với những người không được quyết đoán cho lắm.
Tương tự như vậy, bạn cũng không nên để cho những cân nhắc
về thuế và những khoản hoa hồng phải trả cho các nhà môi giới
ảnh hưởng đến quyết định bán ra của bạn. Không nhất thiết là lúc
nào bạn cũng nên giữ lại một cổ phiếu trong vòng hơn một năm
chỉ bởi vì bạn phải trả ít tiền thuế thu nhập chứng khoán hơn.
Cũng không nên xem những chi phí hoa hồng thấp hơn là nhân
tố quan trọng nhất. Mục tiêu chính của bạn là thu được lợi nhuận
và bảo vệ nó.
Có nên giữ lại những cổ phiếu bị mất giá trong danh mục
đầu tư của bạn?
Có thể bạn đang nghiên cứu danh mục đầu tư của bạn và thấy
rằng đã có một số cổ phiếu mất 8% giá trị ban đầu hay thậm chí
cao hơn thế. Vậy thì bạn có nên bán chúng không? Có thể là bạn
cũng nên làm thế, trừ khi cổ phiếu đó đang có dấu hiệu hồi phục
cực nhanh ví dụ như giá một cổ phiếu đang tăng với khối lượng
giao dịch lớn và làm tăng lợi nhuận.
Thậm chí cho dù sau đó không hề có dấu hiệu nào đảm bảo rằng
cổ phiếu đó sẽ tăng giá trở lại, và có nguy cơ là giá của nó còn
giảm xuống nữa. Cổ phiếu càng mất giá nhiều, thì nguy cơ cổ
phiếu đó thực sự rơi vào tình trạng mất giá một cách nghiêm
trọng càng lớn hơn.
Những điều quan trọng cần phải ghi nhớ:
· Quy tắc bán đầu tiên là từ bỏ bất kì cổ phiếu nào bị mất 8% giá
trị so với giá mua vào.
· Nhất thiết phải tuân theo quy tắc “cắt giảm thua lỗ” bất kể bạn
đánh giá cổ phiếu đó cao như thế nào. Nên để cho những quan
điểm cá nhân tham gia vào những quyết định bán khôn ngoan
của bạn.
· Cổ phiếu càng mất giá trị nhiều, thì mức phục hồi càng phải cao
để cổ phiếu đó có thể trở về mức điểm hòa vốn. (Ví dụ: cổ phiếu
có giá 100$ mà mất 50% giá trị thì nó cần phải đạt mức tăng trở
lại 100% mới có thể trở về mức giá 100$ lúc đầu.)
· Những cổ phiếu mạnh đôi khi cũng lui về mức giá mua vào ban
đầu. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn phải bán ra, trừ khi
cổ phiếu đó mất 8% so với giá lúc mua vào.
· Đừng có đưa ra những quyết định bán mà chỉ dựa trên những
sự lo ngại về khỏan thuế thu nhập chứng khoán phải nộp hay lo
ngại về tỷ lệ hoa hồng phải trả cho các nhà môi giới.