Bạn đã biết chìa khóa thành công cho một chiến dịch Viral Content Marketing ?

Cảm xúc của user là chìa khóa thành công cho content marketing (marketing nội dung). Con người khám phá và chia sẻ với nhau thông tin, những bức ảnh hay video, một cách liên tục. Giả định rằng mỗi nội dung đều có khởi điểm như nhau, nhưng dường như chỉ có viral content (nội dung được lan truyền) là có sức sống hơn cả. Chúng nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông theo như cái cách mà virus tấn công con người.

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bạn đã biết chìa khóa thành công cho một chiến dịch Viral Content Marketing ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạn đã biết chìa khóa thành công cho một chiến dịch Viral Content Marketing ? Cảm xúc của user là chìa khóa thành công cho content marketing (marketing nội dung). Con người khám phá và chia sẻ với nhau thông tin, những bức ảnh hay video,… một cách liên tục. Giả định rằng mỗi nội dung đều có khởi điểm như nhau, nhưng dường như chỉ có viral content (nội dung được lan truyền) là có sức sống hơn cả. Chúng nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông theo như cái cách mà virus tấn công con người. Với marketing nội dung, thông điệp được coi như là virus, người lan truyền nó là những khán giả và cảm xúc đối với thông điệp chính là một chất xúc tác mạnh mẽ. Khơi gợi cảm xúc là một nhân tố thiết yếu trong thành công của viral content trong một chiến dịch marketing. Bản chất của con người là muốn chia sẻ những trải nghiệm đã khuấy động cảm xúc của họ với người khác. Khi cảm xúc đã sâu sắc hơn, tức là khi họ: ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm, buồn bã và vui vẻ xung quanh một trải nghiệm hay thông điệp nào đó, họ sẽ ngay lập tức muốn thể hiện điều đó cho cả cộng đồng biết. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Jonah Berger và Katherin L.Milkman của trường kinh doanh Wharton vào 2010, trong báo cáo “Social Transmission, Emotion, and the Virality of Online Content” (Lan truyền xã hội, cảm xúc và tính lan truyền của nội dung số), đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ khá mật thiết giữa cảm xúc và tính lan truyền bất kể thông điệp đó là tích cực hay tiêu cực. Nghiên cứu đã trình bày một số quan điểm chính: - Nội dung tiêu cực có xu hướng ít được lan truyền hơn nội dung tích cực. - Những nội dung truyền cảm hứng, gây ngạc nhiên hay đơn giản là hài hước được chia sẻ nhiều hơn - Nội dung gây cho người đọc cảm giác buồn có thể được lan truyền, nhưng nói chung ít được sử dụng. - Nội dung khơi gợi sự tức giận có xu hướng được chia sẻ nhiều hơn. Trên thực tế, nghiên cứu đã chứng minh rằng khi nội dung càng khơi dậy sự phẫn nộ của người đọc, nó càng được lan truyền. Thú vị nhất là trong khi mọi người lâu nay vẫn mặc định rằng những nội dung tiêu cực được chia sẻ nhiều hơn so với tin tích cực, kết quả của nghiên cứu lại cho thấy rằng về tổng thể, thông tin tích cực mới chính là nhân tố được lan truyền nhiều hơn. Vậy, các marketer nội dung sử dụng các thông tin này như thế nào? Câu trả lời đơn giản là cần tạo những nội dung khơi gợi cảm xúc mãnh liệt bên trong con người. Thông điệp đưa ra phải thật độc đáo và mạnh mẽ khiến người xem muốn chia sẻ nó mà không cần suy nghĩ. Chính cảm xúc với thông điệp sẽ thúc đẩy phản ứng muốn chia sẻ của con người. 6 trạng thái cảm xúc cơ bản: Theo một cuộc điều tra của Đại học Indiana, 6 trạng thái cảm xúc chính là điều kiện tiên quyết quyết định hành vi lan truyền nội dung và phản ứng của con người. Dưới đây là vài gợi ý trong việc tạo content dựa trên 6 trạng thái cảm xúc của con người (ngạc nhiên, sợ hãi, buồn, vui, ghê tởm và giận dữ) Ngạc nhiên: Ngạc nhiên là một nhân tố phổ biến của các nội dung được lan truyền. Tuy nhiên, ngạc nhiên thôi thì chưa đủ, muốn thành công bạn phải kết hợp nó với những trạng thái cảm xúc khác. Cái gì khiến con người ngạc nhiên? Bất cứ điều gì xảy ra một cách bất ngờ đều khiến họ ngạc nhiên. Cụ thể: - Đưa ra những điều được coi là hiển nhiên, chứng minh rằng chúng sai. - Chia sẻ những ý tưởng mới hay một phương thức làm việc mới - Kể một sự thật bất ngờ. - Đặt một câu hỏi mang tính khiêu khích - Đưa ra một khẳng định hoặc phát ngôn táo bạo. Tóm lại, bất cứ điều gì bất ngờ đều khiến mọi người ngạc nhiên. Sợ hãi: Sợ hãi chính là một động cơ tuyệt vời khiến con người phải hành động. Trong quá trình sử dụng yếu tố sợ hãi trong nội dung của bạn, hãy thật thận trọng, bởi bạn sẽ nhận được vô số phản ứng khác nhau. Để gia tăng khả năng thành công của content hãy đưa thêm vào một vài giải pháp khắc phục nỗi sợ hãi đó. Vui vẻ: Một nội dung tích cực, truyền cảm hứng gần như luôn luôn lan truyền nhiều hơn nội dung mang tính tiêu cực. Nếu nội dung của bạn có thể khiến người khác cười, hay chỉ là cười trước chiếc màn hình máy tính, thì chắc chắn họ sẽ chia sẻ cho cộng đồng nội dung ấy. Buồn: Nội dung mang cảm xúc buồn bã thường ít có cơ hội được lan truyền. Tuy nhiên, một số content như: nguyên nhân gây tử vong cao, những tin đồn trong giới showbiz, thảm họa thiên nhiên và một số sự kiện tin tức khác là những ngoại lệ. Tức giận: Khơi gợi sự tức giận của người đọc chính là một vũ khí tuyệt vời trong việc xây dựng viral content. Cảm xúc này xuất hiện khi ai đó hoàn toàn không đồng ý với nhận định hay thông điệp của bạn. Một copywriter chuyên nghiệp biết điều đó và thường sử dụng nó làm tiêu đề nhằm thu hút sự chú ý của người đọc. Đây là một vài tiêu đề khơi gợi cảm xúc tức giận: - Tại sao điểm Klout của bạn lại là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của chiến dịch Marketing? ( Klout là điểm số thể hiện mức độ ảnh hưởng trực tuyến của người dùng với trang mạng xã hội) - Không thích hợp- Lý do website của bạn không tạo ra giá trị trong kỷ nguyên của Social Media? - Nội dung đáng đọc là nội dung đáng trả tiền Những tiêu đề này khơi gợi cảm xúc tức giận của những người không đồng ý với quan điểm này. Khi con người tức giận, họ muốn tiếng nói và ý kiến của mình được lắng nghe. Kết quả ra sao? Nội dung dễ dàng được chia sẻ bởi lượng lớn các comment và ý kiến của độc giả. Làm thế nào để khiến độc giả tức giận? Hãy thách thức những niềm tin đã ăn sâu vào tâm trí người đọc, sự kiêu hãnh hay ý kiến của họ. Hãy ủng hộ quan điểm không phổ biến trong một cuộc tranh luận. Và tất nhiên, đừng quá quan tâm tới mức độ “giận dữ” trong nội dung, nếu không bạn sẽ đối mặt với những phản hồi không mong muốn và sẽ được gọi với cái tên không mấy mỹ miều: “blogger giận dữ”. Hãy luôn luôn cân bằng trong phương pháp tiếp cận các độc giả. Ghê tởm: Nội dung mang lại cảm giác ghê tởm thường dễ lan truyền trong một số nhóm nhỏ, nhưng nói chung, chúng không thu hút công chúng và tốt hơn hết nên tránh sử dụng những nội dung kiểu này. Content khơi gợi 2 hay nhiều loại cảm xúc trong con người dễ dàng làm tăng tính lan truyền. Chẳng hạn, bạn có nhớ câu chuyện của Karen Klein? Cô là một người bị bắt nạt và chế giễu trên một chuyến xe bus, câu chuyện xuất hiện trên Youtube hồi đầu năm nay. Câu chuyện của cô và video trên Youtube đã khơi gợi tất cả 6 trạng thái cảm xúc của người xem. Link. Những người xem sẽ trải nghiệm một trong số, hoặc tất cả những cảm giác dưới đây: - Ngạc nhiên về những điều xảy ra- chúng chỉ mới xuất hiện trên phim và chưa ai dám ngăn chặn - Sợ rằng nó có thể xảy ra với bất cứ ai trong một tình huống tương tự như vậy - Niềm vui khi cộng đồng mạng đoàn kết với nhau và cùng hỗ trợ cô số tiền $700,000 - Buồn với những gì Karen đã trải qua - Tức giận và ghê tởm những gì đã diễn ra Điểm mấu chốt là, con người thường có xu hướng chia sẻ nội dung với người khác khi họ có cùng cảm xúc về nội dung đó. Xác định những vấn đề chính gây hứng thú cho người đọc và tạo dựng loại nội dung khơi gợi trong họ những cảm xúc đặc biệt. Tạo được vỏ bọc như vậy cũng có nghĩa là bạn đã đi đúng hướng. Nội dung được lan truyền không chỉ chấp nhận được về mặt nội dung mà nó còn phải cung cấp một thông điệp độc đáo, mạnh mẽ đáng để người đọc chia sẻ