Các công ty như thể luôn có nhiều điều để lo lắng. Ngoài các
vấn đề hóc búa trong nỗ lực cố gắng bảo vệ trang web của
công ty khỏi các loại virus lây lan qua internet, rồi các lỗ
hổng của hệ thống, và các hacker chuyên ăn cắp dữ liệu, các
công ty lại có những khó khăn mới xuất hiện trong không
gian ảo này.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bạn đã sẵn sàng đối đầu với nạn tấn công thương hiệu từ thế giới ảo?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạn đã sẵn sàng đối đầu
với nạn tấn công thương
hiệu từ thế giới ảo?
Các công ty như thể luôn có nhiều điều để lo lắng. Ngoài các
vấn đề hóc búa trong nỗ lực cố gắng bảo vệ trang web của
công ty khỏi các loại virus lây lan qua internet, rồi các lỗ
hổng của hệ thống, và các hacker chuyên ăn cắp dữ liệu, các
công ty lại có những khó khăn mới xuất hiện trong không
gian ảo này.
Từ khi ngày càng nhiều ngành kinh doanh hoạt động qua
mạng xuất hiện, thì lại có càng nhiều cơ hội cho những kẻ
trục lợi tinh vi qua không gian ảo dính vào các hoạt động lừa
đảo liên quan đến phí tổn của công ty và khách hàng của họ.
Ngày càng nhiều công ty đang bị đe dọa về các thông tin cá
nhân và bảo mật tài chính bị đánh cắp. Các loại hoạt động
này có thể phá hủy danh tiếng thương hiệu và doanh thu của
tập đoàn, cũng như mối quan hệ với khách hàng và những cổ
đông.
MarkMonitor, công ty được mệnh danh “lãnh đạo toàn cầu
trong công cuộc bảo vệ thương hiệu,” trong một báo cáo đặc
biệt mang tên Bảng danh mục nạn ăn cắp thương hiệu (được
công bố ở Brandchannel vào ngày 14/5) đã phát biểu rằng
“Các tay ăn cắp thương hiệu có khả năng thích ứng, có kiến
thức về an ninh bảo mật, và là những kẻ cơ hội…
Đó chính là mục tiêu để chúng ta tăng nhận thức và trang bị
cho các nhà sở hữu thương hiệu những thông tin chính yếu
cần thiết trong việc bảo vệ thương hiệu và bảo vệ họ khỏi
những mối đe dọa từ Internet.”
Hầu hết các công ty đều nhận thức được nạn ăn cắp thông tin
và bảo mật, nơi những kẻ lừa đảo gởi các email trông có vẻ
như của công ty đến khách hàng để lừa họ cung cấp dữ liệu
tài chính và cá nhân. Những khách hàng có các hoạt động
giao dịch qua ngân hàng hoặc các dịch vụ tài chính từ thực
sang ảo đôi khi lại khá dễ bị lừa để tiết lộ các thông tin đặc
biệt nhạy cảm cho các thư từ có tính xác thực từ các nguồn
có vẻ đáng tin cậy.
Những nỗ lực trong việc áp dụng các kỹ thuật chống lừa đảo
qua mạng internet bắt đầu gặt hái thành công, nhưng ngày
càng có nhiều những mánh lới phức tạp được các tay lừa đảo
sử dụng để qua mặt các kỹ thuật này.
Khi ngày càng nhiều khách hàng sử dụng mạng internet để
thực hiện các hoạt động giao dịch kinh doanh, liên hệ với nhà
cung cấp dịch vụ tài chính, hoặc các ngân hàng của họ, thì
các trụ sở tài chính là mục tiêu hàng đầu của các mưu đồ lừa
đảo trực tuyến. Những lĩnh vực mục tiêu khác như ngành
điện gia dụng, các ngành công nghệ cao, phương tiện truyền
thông và các công ty ô-tô. Lừa đảo qua mạng không phải là
hình thức lạm dụng duy nhất hướng đến trang web của các
công ty.
Đăng ký tên miền trên internet, hoặc sử dụng một tên thương
hiệu được biết đến làm tên miền, cho phép những kẻ lừa đảo
lợi dụng sự tối ưu của công cụ tìm kiếm và những kỹ thuật
tiếp thị trực tuyến khác để kéo khách hàng khỏi những trang
web hợp pháp kinh doanh qua mạng. Hình thức lừa đảo khiến
người sử dụng nghĩ rằng mình được trả tiền mỗi khi click vào
một đường link quảng cáo cũng đang tăng lên.
Dường như các công ty kinh doanh qua mạng Internet không
thể thực thi các tiêu chuẩn về an toàn đủ nhanh để tiến xa hơn
những tay lừa đảo. Những tên tội phạm đơn giản là đang trở
thành những nhà tiếp thị lão luyện qua mạng và đang sử dụng
các hiểu biết đó để hủy hoại các thương hiệu qua tấm bảng
quảng cáo. Theo MarkMonitor trong một thông cáo báo chí,
vào ngày 30/4, 2007: “Trong mỗi khảo sát hàng tuần (công ty
đang thực hiện) hé lộ hơn 300 ngàn trường hợp liên qua đến
sự lạm dụng này.” Một con số gây sửng sốt.
Điểm mấu chốt chính là nhiều khách hàng trực tuyến đã và
đang nhận thức được khả năng bị lừa đảo qua mạng. Các
công ty và khách hàng của họ đang cố gắng thận trọng hơn.
Cho đến nay, có nhiều khách hàng đang cố gắng bảo vệ mình
bằng việc chỉ làm ăn với các công ty tiếng tăm và thương
hiệu đáng tin cậy. Nếu có vấn đề nảy sinh, những khách hàng
này có thể phải tốn nhiều thời gian hàng năm trời chưa kể
đến việc tốn kém về tiền bạc, để đối phó với những ảnh
hưởng xấu từ việc thông tin cá nhân bị đánh cắp. Điều này
thực sự là một ác mộng có thực cho nhiều người.
Các trụ sở tài chính, như những công ty thẻ tín dụng và ngân
hàng, đã giảm thiểu mối nguy hiểm tài chính cho người tiêu
thụ của mình, nhưng các thiệt hại tiếp theo của thương hiệu
vẫn có thể là rất lớn. Niềm tin của công chúng đối với các
thương hiệu đang giảm đi và lâm vào tình trạng nguy hiểm
cùng với sự gia tăng trầm trọng tội phạm Internet.
Và đó là một khó khăn thực sự nan giải cho vấn đề này: tổn
thất về quan hệ giữa khách hàng và công ty có thể để lại một
hậu quả lâu dài đối với thương hiệu. Khi các công ty đầu tư
quá nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc để xây dựng niềm
tin cho thương hiệu thì nạn tấn công thương hiệu có thể chỉ
trong một thời gian ngắn phá hủy các mối quan hệ và niềm
tin tồn tại cả thập kỷ.
Trong lúc khó khăn và tốn kém để vật lộn, các công ty phải
chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của thương hiệu nếu họ có ý
định duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng; nạn
tấn công thương hiệu đe dọa phá hoại các thương hiệu của
tập đoàn ngay từ bên trong. Với ngày càng nhiều các hoạt
động kinh doanh phục vụ qua mạng gia nhập internet mỗi
ngày thì vấn đề này phải được quan tâm đúng mức.
Bằng việc bắt đầu nhận thức được, và sau đó là thực thi đầy
đủ các hệ thống bảo vệ công phu được cập nhật trên nền tảng
chính quy, các công ty có thể bảo vệ chính mình cùng khách
hàng và những cổ đông. Cái giá của việc không thực hiện
điều này lớn hơn nhiều so với tiền bạc đầu tư vào hệ thống an
ninh mạng được cập nhật phù hợp.
Nếu người ta cho rằng tài sản lớn nhất của các công ty là
thương hiệu, thì liệu nó có xứng đáng với cấp độ bảo mật cao
nhất trong thời đại kỹ thuật cao ngày nay không?