Một nửa thế kỷ sau khi ra đời, kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng chỉ những năm gần đây mới thực sự trở thành đối tượng của sự nghiên cứu chuyên sâu, sự trao đổi ý kiến cởi mở, hào hứng, hứa hẹn nhiều nhận chân mới. Trước những năm 1990, hay là trước thời đổi mới, tác phẩm rất hàm súc và phức tạp này tất nhiên đã được nói đến không phải một lần, nhưng chủ yếu trong ngữ cảnh khảo cứu, giới thiệu hoặc sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, hoặc mảng sáng tác về đề tài lịch sử, hoặc sáng tác kịch của ông, với một thái độ dè dặt nhất quán, không làm nổi bật vị trí của nó trong di sản của nhà văn quá cố.
Hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức của công luận về kịch Vũ Như Tô: Hội thảo khoa học về Nguyễn Huy Tưởng tổ chức tại Viện Văn học tháng 5-1992 và vở diễn Vũ Như Tô lần đầu tiên do nhà hát Tuổi trẻ thực hiện trong hội diễn sân khấu toàn quốc 1995. Những tham luận tại hội thảo đề cập trực tiếp đến vở kịch, cũng như những bài viết xung quanh vở diễn (con số chung của chúng giờ đây đã lên đến hàng chục) gây ấn tượng một sự bỗng nhiên phát hiện ra một tác phẩm lớn của văn học nước nhà. Chiều sâu nội dung tầng tầng lớp lớp và sự hoàn chỉnh về hình thức nghệ thuật của tác phẩm đầu tay của một nhà văn chưa đầy 30 tuổi được ý thức với niềm khâm phục chính đáng. Nhiều ý kiến, luận điểm mới mẻ được phát biểu về hai vấn đề mấu chốt của tác phẩm: hình tượng nhân vật chính Vũ Như Tô và tính chất của mâu thuẫn kịch. Chúng ta chứng kiến một hiện tượng thú vị không phải lúc nào cũng thấy trong đời sống phê bình, học thuật: nhiều chủ kiến, quan điểm rất khác nhau về một tác phẩm và một nhân vật văn học, xem ra không loại trừ nhau mà bổ khuyết cho nhau một cách khá phức tạp trong nỗ lực chung tìm ra bí mật của cái tác động mạnh mẽ và sâu sắc, giàu sức gợi cảm, gợi nghĩ mà tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đem đến cho mọi độc giả không có định kiến. Ta thấy hầu như lời phát biểu nào về Vũ Như Tô cũng hình như đụng đến một hay một vài khía cạnh nào đó của chân lý về tác phẩm này, mà không bao quát được toàn bộ chân lý ấy. Gần đây hơn cả, như để tiếp tục cuộc đối thoại có chiều lắng xuống về vở kịch, nhà nghiên cứu Ðỗ Ðức Hiểu cho in một chuyên luận khá dài Bi kịch Vũ Như Tô(1). Ðây rõ ràng là một trong những bài viết có giá trị nhất về trước tác này. Bằng phân tích thẩm mĩ khá tinh vi và tế nhị tác giả dẫn người đọc đến nhận thức về "ý nghĩa vĩnh cửu và toàn nhân loại" của câu chuyện bi thảm mà nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng kể bằng ngôn ngữ kịch bản. Chuyện ấy hay "huyền thoại" ấy theo tác giả, thâu tóm "bi kịch Cái vĩnh cửu/Cái nhất thời, Cái lý tưởng/Cái thực tiễn, Cái trường cửu/Cái lịch sử - hoặc như lời của Ðan Thiềm: Tài, Sắc và Lụy, một vấn đề muôn thuở của loài người". "Bi kịch ngàn đời của nhân loại, cái Ðẹp cao cả và đẫm máu, đó là dư âm của Vũ Như Tô". Về phương diện thể loại, tác giả xác định Vũ Như Tô là một tác phẩm bi kịch. "Với Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng sáng tạo một bi kịch hiện đại ở Việt Nam". Kịch bản này "có cấu trúc lôgic, nghiêm ngặt của kịch cổ điển phương Tây". Bài viết dành nhiều trang phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm kịch, "tháo gỡ những mối quan hệ phức tạp của cấu trúc văn bản", "giải mã các ký hiệu", nhằm "phát hiện, đi sâu vào ý nghĩa chìm ẩn bên dưới kịch bản", hay là "phần ngầm của tảng băng trôi". [.]
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN THÊM VỀ BI KỊCH VŨ NHƯ TÔ
Một nửa thế kỷ sau khi ra đời, kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng chỉ những năm gần đây mới thực sự trở thành đối tượng của sự nghiên cứu chuyên sâu, sự trao đổi ý kiến cởi mở, hào hứng, hứa hẹn nhiều nhận chân mới. Trước những năm 1990, hay là trước thời đổi mới, tác phẩm rất hàm súc và phức tạp này tất nhiên đã được nói đến không phải một lần, nhưng chủ yếu trong ngữ cảnh khảo cứu, giới thiệu hoặc sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, hoặc mảng sáng tác về đề tài lịch sử, hoặc sáng tác kịch của ông, với một thái độ dè dặt nhất quán, không làm nổi bật vị trí của nó trong di sản của nhà văn quá cố.Hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức của công luận về kịch Vũ Như Tô: Hội thảo khoa học về Nguyễn Huy Tưởng tổ chức tại Viện Văn học tháng 5-1992 và vở diễn Vũ Như Tô lần đầu tiên do nhà hát Tuổi trẻ thực hiện trong hội diễn sân khấu toàn quốc 1995. Những tham luận tại hội thảo đề cập trực tiếp đến vở kịch, cũng như những bài viết xung quanh vở diễn (con số chung của chúng giờ đây đã lên đến hàng chục) gây ấn tượng một sự bỗng nhiên phát hiện ra một tác phẩm lớn của văn học nước nhà. Chiều sâu nội dung tầng tầng lớp lớp và sự hoàn chỉnh về hình thức nghệ thuật của tác phẩm đầu tay của một nhà văn chưa đầy 30 tuổi được ý thức với niềm khâm phục chính đáng. Nhiều ý kiến, luận điểm mới mẻ được phát biểu về hai vấn đề mấu chốt của tác phẩm: hình tượng nhân vật chính Vũ Như Tô và tính chất của mâu thuẫn kịch. Chúng ta chứng kiến một hiện tượng thú vị không phải lúc nào cũng thấy trong đời sống phê bình, học thuật: nhiều chủ kiến, quan điểm rất khác nhau về một tác phẩm và một nhân vật văn học, xem ra không loại trừ nhau mà bổ khuyết cho nhau một cách khá phức tạp trong nỗ lực chung tìm ra bí mật của cái tác động mạnh mẽ và sâu sắc, giàu sức gợi cảm, gợi nghĩ mà tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đem đến cho mọi độc giả không có định kiến. Ta thấy hầu như lời phát biểu nào về Vũ Như Tô cũng hình như đụng đến một hay một vài khía cạnh nào đó của chân lý về tác phẩm này, mà không bao quát được toàn bộ chân lý ấy. Gần đây hơn cả, như để tiếp tục cuộc đối thoại có chiều lắng xuống về vở kịch, nhà nghiên cứu Ðỗ Ðức Hiểu cho in một chuyên luận khá dài Bi kịch Vũ Như Tô(1). Ðây rõ ràng là một trong những bài viết có giá trị nhất về trước tác này. Bằng phân tích thẩm mĩ khá tinh vi và tế nhị tác giả dẫn người đọc đến nhận thức về "ý nghĩa vĩnh cửu và toàn nhân loại" của câu chuyện bi thảm mà nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng kể bằng ngôn ngữ kịch bản. Chuyện ấy hay "huyền thoại" ấy theo tác giả, thâu tóm "bi kịch Cái vĩnh cửu/Cái nhất thời, Cái lý tưởng/Cái thực tiễn, Cái trường cửu/Cái lịch sử - hoặc như lời của Ðan Thiềm: Tài, Sắc và Lụy, một vấn đề muôn thuở của loài người". "Bi kịch ngàn đời của nhân loại, cái Ðẹp cao cả và đẫm máu, đó là dư âm của Vũ Như Tô". Về phương diện thể loại, tác giả xác định Vũ Như Tô là một tác phẩm bi kịch. "Với Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng sáng tạo một bi kịch hiện đại ở Việt Nam". Kịch bản này "có cấu trúc lôgic, nghiêm ngặt của kịch cổ điển phương Tây". Bài viết dành nhiều trang phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm kịch, "tháo gỡ những mối quan hệ phức tạp của cấu trúc văn bản", "giải mã các ký hiệu", nhằm "phát hiện, đi sâu vào ý nghĩa chìm ẩn bên dưới kịch bản", hay là "phần ngầm của tảng băng trôi". [...]Trong bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine - mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên thế giới trong ba thế kỷ nay. Ðiều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng. Nhưng điều thiết thực hơn là, theo nhận thức đinh ninh của chúng tôi, nhiều vấn đề cốt yếu còn để ngỏ, nhiều câu hỏi quan trọng về kịch Vũ Như Tô có thể sẽ tìm thấy giải đáp thỏa đáng, nếu ta tiếp cận với nó từ góc độ đặc trưng thể loại. Chúng tôi sẽ lần lượt đề cập đến một số bình diện cơ bản của bi kịch Vũ Như Tô như xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, tội lỗi bi kịch, hiệu ứng bi kịch và cuối cùng xin nói đôi lời về vị trí của tác phẩm này trong văn học thế kỷ XX.I - Xung đột bi kịchKịch bản (có thể nói rộng hơn: văn bản nghệ thuật) trở thành tác phẩm bi kịch không phải mỗi khi nó kết thúc một cách bi thảm, mà khi nó được cấu kết trên cơ sở xung đột hay mâu thuẫn bi kịch. Hơn 24 thế kỷ trước đây, Euripide đã sáng tạo những bi kịch mẫu mực có cái kết hậu (Alceste là một thí dụ điển hình). Trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ta thấy chỉ có Vũ Như Tô chứa đựng mâu thuẫn bi kịch như là một yếu tố nền của tác phẩm, còn những trước tác khác của ông viết trước cũng như sau Cách mạng, cả kịch bản lẫn tiểu thuyết (Bắc Sơn và Những người ở lại, Ðêm hội Long Trì và An Tư), mặc dù chúng có nội dung bi thương hay bi hùng, nhưng không kết cấu và triển khai trên cơ sở xung đột hay mâu thuẫn bi kịch, cho nên không thể gọi là những tác phẩm bi kịch theo nghĩa khoa học chặt chẽ của từ ấy. Mâu thuẫn bi kịch, như chúng ta biết, là mâu thuẫn: a) mang tính nội tại; b) có ý nghĩa xã hội to lớn; c) không thể giải quyết; d) mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong những giá trị quan trọng(2). Bây giờ ta thử xem cái mâu thuẫn phát triển thành xung đột trong kịch Vũ Như Tô ứng hợp như thế nào với yêu cầu vừa được nêu của mĩ học thế giới về mâu thuẫn bi kịch.Trước hết, cần nói đến vai trò quan trọng của sử liệu ("có bột mới gột nên hồ"). Lịch sử Việt Nam đã cung cấp cho một nhà văn có Tây học(3), lại chuyên cần tìm hiểu quá khứ dân tộc, mong tìm ra ở đấy chìa khóa để đoán định tương lai, một sự tích mà bản thân nó tiềm ẩn khả năng trở thành hạt nhân của một bi kịch nhân loại. Câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Ðài cho vua Lê Tương Dực, như nó được kể trong Ðại Việt sử ký và Việt Sử thông giám cương mục, với cái chết oan khốc của người thợ có tài bên cạnh công trình bỏ dở gây cho mọi người đọc có tầm nhìn rộng hơn các sử gia Nho giáo ấn tượng một thảm kịch nhân sinh đau xót và chua chát. Nguyễn Huy Tưởng cấu tạo tình huống bi kịch bằng cách phóng đại đến mức khổng lổ, đến mức huyền thoại tầm cỡ nhân vật chính, song vẫn tái tạo khá trung thành hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà trong đó nó sống và hành động. Người thợ có tài trong lịch sử trong kịch bản trở thành một thiên tài "ngàn năm chưa dễ có một" (lời của quan thượng thư bộ công Lê An có trọng lượng đặc biệt!), một kiến trúc sư "sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ", một họa sĩ "chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công", một nhà điêu khắc "có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục... không kém đường gì". Bằng nhiều phương tiện và thủ pháp, ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng khiến chúng ta tin vào thiên tài của Vũ Như Tô và một khi đã tin thì chia sẻ đến cùng khát vọng sáng tạo của nhân vật này, bởi lẽ đối với thiên tài không sáng tạo đồng nghĩa với chết. Và nguyên nhân sâu xa của bi kịch là ở chỗ người nghệ sĩ tài trời này không có điều kiện lao động sáng tạo, không thể thi thố tài năng. Con người ấp ủ tham vọng thi sức đua tài với Thượng Ðế sáng thế ("tranh tinh xảo với Hóa công", lời của chính Vũ Như Tô!), con người tự tin đủ sức xây cất những công trình còn hoành tráng nguy nga hơn mọi kỳ quan mà chàng đã thấy tận mắt ở Trung Quốc, Chiêm Thành, ấn Ðộ, bị lịch sử dân tộc kết án chung thân làm một thợ thủ công vô danh tiểu tốt. ý "nghệ sĩ sinh bất phùng thời" đã được một hai nhà nghiên cứu đưa ra để cắt nghĩa bi kịch của Vũ Như Tô là hoàn toàn đúng, có điều chữ "thời" ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng, theo nghĩa "thời đại lớn" chứ không phải "thời đại nhỏ", không phải triều đại của một ông vua nào cụ thể, mà là nhiều thế kỷ nối tiếp của lịch sử nước nhà.Trong kịch bản, chính Vũ Như Tô nhắc đến Lê Thánh Tông, ai oán vì sao mình phải xây dựng điện đài cho hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực chứ không phải cho vị hoàng đế hiền minh đã quá cố này. Ai oán thì cứ ai oán, nhưng nhân vật này (và tất nhiên cả tác giả của nó) thừa biết là chỉ Lê Tương Dực, chứ Lê Thánh Tông thì sẽ không bao giờ ra lệnh xây Cửu Trùng Ðài. Là ông vua sùng đạo Nho, tâm niệm lời dạy của thánh hiền, nhớ gương tầy liếp của Kiệt - Trụ (trong kịch bản, Kiệt - Trụ được Trịnh Duy Sản gọi tên, hòng cảnh tỉnh Lê Tương Dực), Hồng Ðức không ăn chơi xa xỉ, không nghĩ đến chuyện xây cung điện nguy nga chín tầng trăm nóc làm hao tổn ngân khố, thiệt hại tài sản và tính mạng của dân, để dân oán giận và có thể nổi dậy lật đổ ông. Ðộc tôn Khổng - Nho và bài Phật, bài Lão, Lê Thánh Tông cũng sẽ không cho xây đền chùa miếu mạo với quy mô to lớn như thời Lý - Trần; thành thử nếu họ Vũ sống dưới triều Lê Thánh Tông thì cũng sẽ không có việc làm. Chính sách trọng sĩ, khuyến nông, khống chế công thương mà Vũ Như Tô tố cáo trong kịch bản, bắt đầu đâu phải từ Lê Tương Dực, mà từ xa xưa hơn nhiều. Không gặp Lê Tương Dực, bi kịch có xảy ra với Vũ Như Tô hay không? Vẫn cứ xảy ra, nhưng một cách lặng lẽ, âm thầm, sử sách không ghi lại. Vũ Như Tô sẽ tất yếu phải chôn vùi tài năng cùng với những cao vọng sáng tạo của mình để hoặc vui vầy với nhà tranh vách đất, với củ khoai củ sắn, như Thị Nhiên, vợ chàng, hoặc nếu không chịu đựng được cuộc sống thực vật ấy thì tìm cách tự kết liễu cuộc đời mình, như bao nhiêu người tài bất đắc chí vẫn làm ở mọi châu lục và mọi thời đại.Ta tiến gần đến cốt lõi của xung đột bi kịch trong vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần (tuổi của nhân vật được nhắc đi nhắc lại trong kịch bản kiệm lời) mà chưa làm nên sự nghiệp gì, đứng trước ngã rẽ của hai con đường, mỗi đường oan nghiệt theo một kiểu: hoặc chối từ thiên chức của mình, tức là tự sát, hoặc tuân lệnh Lê Tương Dực và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn sáng tạo, nhưng như thế là sẽ tất yếu gieo rắc thêm nhiều tai họa cho quần chúng nhân dân không có công trình Cửu Trùng Ðài đã quá khốn khổ vì bị áp bức, bóc lột, ức hiếp trăm đường. Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả kịch bênh vực bằng những phương tiện nghệ thuật đầy thuyết phục, không thể đặt chúng xuống dưới phạm trù "cái nhất thời" mà có thể không day dứt lắm hy sinh cho "cái vĩnh cửu". Và khi họ Vũ chọn con đường xây Cửu Trùng Ðài, y ý thức rất rõ những gì phải làm để đạt đích. Y đòi vua cho y "toàn quyền làm việc, kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu". Công trình với năm vạn thợ bên trong và mười vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh với nước ngoài. Cái quyền sống của nhân dân bị hy sinh không thương tiếc trong cuộc chiến ấy được phát lên thành lời nhiều lần và từ nhiều miệng: từ miệng Trịnh Duy Sản ở hồi 2 (Trịnh Duy Sản trong kịch bản là một quan võ thô bạo và hủ nho, nhưng can đảm, chính trực, lo lắng cho lợi ích của nước, của dân, đối lập với gian thần Nguyễn Vũ), từ miệng người thợ đào ngũ và bị đưa đi hành quyết ở hồi 3, rồi tế nhị từ miệng Thị Nhiên ở hồi 4 và sỗ sàng hể hả từ miệng những người lính nổi loạn ở hồi cuối, trước lúc hạ màn. Ðiệp khúc nguyền rủa Cửu Trùng Ðài vang lên song song với điệp khúc ngưỡng vọng Cửu Trùng Ðài trong tổng phổ phức điệu của kịch Vũ Như Tô. Bản nhạc lạ tai, nhưng đầy hấp dẫn của nó được kết cấu chủ yếu bằng phối hợp đối âm, trong thế cân bằng uyển chuyển và căng thẳng, hai bè hợp xướng thuận nghịch, không để bè nào lấn át bè nào.Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: Nghệ Sĩ và Nhân Dân. Nghệ Sĩ mượn tay vương quyền khẳng định bằng việc làm thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân Dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hy sinh từ phía Nghệ Sĩ, nổi dậy tiêu diệt Nghệ Sĩ và công trình kỳ quan của y. Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Ðẹp và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con người là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện, thì trước chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa cái Ðẹp và cái Thiện, cuộc xung đột có ý nghĩa lịch sử nhân loại ấy nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa, bây giờ đã có thể khẳng định, một cách trường cửu, vào gần giữa thế kỷ XX. Kết cục của vở kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: một nghìn năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra một Vũ Như Tô mới, nhiều công trình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên. Nhưng ta thử giả định một kết cục khác: Cửu Trùng Ðài hoàn thành, nhưng lúc ấy sẽ không còn người nào, trừ Vũ Như Tô và Ðan Thiềm, để thưởng ngoạn nó, bởi lẽ những Lê Tương Dực với lũ cung nữ với những Nguyễn Vũ đâu phải là người...Chúng tôi cố tình cường điệu để bày tỏ sự không tán đồng những ý kiến biểu dương quá mức động cơ phụng sự dân tộc, làm vẻ vang cho đất nước ở nhân vật Vũ Như Tô. Ðộng cơ này có thực, chính Vũ Như Tô nói ra nhiều lần, lại được Ðan Thiềm hết sức cổ vũ, nhưng theo chúng tôi nó là thứ yếu: nó phối sinh từ khát vọng sáng tạo của nhà kiến trúc sư thiên tài này và là một lập luận biện hộ cho những hy sinh vật chất và tính mạng mà công trình Cửu Trùng Ðài đòi hỏi ở quần chúng nhân dân. Trong thâm tâm, Vũ Như Tô biết y xây cung điện chín tầng trăm nóc trước hết cho mình, để thể hiện cái tài của mình. Y nói thẳng với Lê Tương Dực: "Xây Ðài Cửu Trùng, vì hoàng thượng thì ít, mà vì tiện nhân thì nhiều". Họ Vũ muốn thi đua với những người thợ xây của các nước khác, muốn chứng minh thợ Việt tài giỏi không kém và có khi còn hơn họ, điều đó dễ thông cảm và ủng hộ, nhưng thiết nghĩ từ đó không nên ngoại suy rằng việc xây Cửu Trùng Ðài phục vụ "quyền lợi dân tộc", mà quyền lợi dân tộc, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ấy, lại mâu thuẫn với "quyền lợi nhân dân", và đấy là nguồn gốc bi kịch của Vũ Như Tô(4). Sự ngoại suy tư biện như thế, theo chúng tôi, không ăn khớp với hiện thực tác phẩm và làm giảm ý nghĩa nhân loại của nó. Nhân vật được huyền thoại hóa của Nguyễn Huy Tưởng, như đã nói, muốn thi tài ngay cả với Hóa công cơ mà! Trong ý thức của con người dám đọ sức với Trời, dân tộc nhiều nhất chỉ là một thực thể đồng đẳng. Mà trong thực tại, xin nói hơi lạc đề, thiên tài ở cấp cao nhất cũng đồng đẳng với dân tộc và có khi cao hơn: Homère là cha chứ không phải con của văn minh Hy Lạp, Shakespeare và Goethe là hiện thân tinh thần của nước Anh và nước Ðức, không có Tolstoi và Dostoievski thì không có nước Nga, như chính người Nga khẳng định...Cửu Trùng Ðài, mà đồ án Vũ Như Tô áp đặt cho vua Lê Tương Dực, không cho sửa đổi một tí gì, theo ý tưởng của người thiết kế, là tác phẩm của cái Ðẹp thuần túy, cái Ðẹp "vô ích", nó muốn đứng trên mọi lợi ích thiết thực, lợi ích thấy được của cả nhân dân lẫn dân tộc. Chuyện An Dương Vương xây thành ốc được gợi nhớ trong kịch bản để làm cái phông tương phản cho công trình Cửu Trùng Ðài. "Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành cho vua chơi"(5) - những người trợ thủ gần gũi nhất nói thẳng với tổng công trình sư ở điểm cao trào của hành động kịch (hồi 3, lớp 3). Và sau đó thái tử Chiêm Thành - nhân vật không liên quan đến hành động kịch - xuất hiện trên sân khấu để một lần nữa nhấn mạnh về tính quá ư không thiết yếu, tính xa xỉ nguy hại cho quốc gia, dân tộc của những công trình như Cửu Trùng Ðài. Thế nhưng vì sao khi dân chúng và binh sĩ nổi dậy đốt Cửu Trùng Ðài, giết Vũ Như Tô, chúng ta lại đau xót đến thế? Hay là bởi vì không có cái đẹp vô ích, cái đẹp xa xỉ thì quốc gia, dân tộc, nhân dân, con người cũng không sống được?II - Nhân vật bi kịchVũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như những nhân vật chính, còn gọi là nhân vật anh hùng (héros) của bi kịch, là một con người quá khổ, ta muốn nhận biết nó thì phải đo nó bằng cái thước của nó, chứ không phải của ta.Vũ Như Tô, cũng như Hamlet, như Coriolanus, như vua Lia (Lear), không phải là người tốt theo nghĩa thông thường. Con người tốt bụng, con người hiền từ hay mềm yếu, mà sự mềm yếu là "phản chỉ định" đối với nhân vật bi kịch. Con người hiền từ yếu đuối, thụ động hứng chịu, quằn quại rên xiết dưới những đòn đánh không hiểu nổi của số phận là đối tượng của kịch mêlô (mélodrame) ở châu Âu, kịch cải lương ở ta. Vũ Như Tô, nhân vật bi kịch, chủ động vùng dậy chống lại số phận, không đợi nó đánh mình, thách thức số phận xây Cửu Trùng Ðài.Nguyên nhân, lực đẩy của tính chủ động cao độ ấy ở nhân vật bi kịch là niềm say mê (passion), trong trường hợp Vũ Như Tô là say mê sáng tạo. Niềm say mê ấy như là thuốc súng, như là ét-xăng nằm sẵn bên trong nhân vật bi kịch, chỉ chờ được châm để nổ cháy. Trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng, người châm cho say mê nơi Vũ Như Tô bốc lửa là Ðan Thiềm (điểm thắt nút của kịch). Không phải Ðan Thiềm đã thuyết phục hay dụ dỗ họ Vũ xây Cửu Trùng Ðài, khát vọng xây Cửu Trùng Ðài sục sôi sẵn trong Vũ Như Tô, chỉ cần một lời khích lệ từ bên ngoài là nó chuyển hóa thành hành động. Bản đồ Cửu Trùng Ðài đã được vẽ sẵn, mọi tính toán kinh tế - kỹ thuật đã được hoàn tất trước khi nhà kiến trúc sư thiên tài gặp mỹ nữ có tâm hồn. Mối băn khoăn xuất phát từ lương tâm kẻ sĩ (bây giờ ta gọi là lương tâm công dân) về việc phục vụ cho hôn quân bạo chúa, đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân, mà chính họ Vũ với vợ con và bạn bè đồng nghiệp là thành phần, được tháo gỡ rất dễ dàng mà không làm giảm sức thuyết phục nghệ thuật của nhân vật và của cả tác phẩm. Từ giây phút ấy, ngọn lửa đam mê cứ thế mà cháy, càng gặp trở ngại càng cháy cao. Vũ Như Tô, mượn tay Lê Tương Dực cuồng bạo, hành động hối hả và quyết liệt, lo sợ công trình của mình sẽ không hoàn thành. Trong sử liệu, Cửu Trùng Ðài xây từ năm này sang năm khác, thời gian của bi kịch được thu rút lại trong vòng 10 tháng. Người thợ cả đôn hậu trong đời thường không ngần ngại giết hết tất cả những ai chống lại công trình của y. Trong y, không có chỗ cho những băn khoăn trăn trở về cái giá mà nhân dân phải trả cho tác phẩm nghệ thuật tuyệt mĩ của y. Bao nhiêu công của phải đổ vào, bao nhiêu tính mạng phải hy sinh cũng đều là hợp đích trong con mắt người nghệ sĩ bị ám ảnh bởi đồ án lý tưởng của mình. Một trong những lớp kịch hay nhất (hồi 4, lớp 1): Vũ Như Tô gặp vợ lần cuối cùng, Thị Nhiên kể cho chồng về cảnh đói kém, mất mùa, giặc nổi lên như châu chấu ở quê nhà, con cái ốm đau quặt quẹo không được cha chăm nom... Họ Vũ, đã què chân vì ngã từ nóc xuống, nghe mà không nghe thấy, toàn bộ tâm trí bị cuốn hút bởi cảnh quan tráng lệ của Cửu Trùng Ðài. "Khi con người ở trong nghệ thuật, nó vắng mặt ở trong cuộc sống, và ngược lại"(6) - đó là trạng thái bi kịch (theo nghĩa triết học) muôn thuở của nhân sinh, được phản ánh cả ở trong vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Ðối với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Ðài quý hơn tính mạng của chàng, cái đó thật đáng yêu và đáng phục. Nhưng Cửu Trùng Ðài còn quý hơn hạnh phúc và sự sống của hàng trăm, hàng ngàn con người khác, cái đó thì lại đáng sợ rồi. Theo đuổi cái đẹp thuần túy, biến nó không những thành giá trị tự thân, mà còn thành thần tượng độc tôn, người nghệ sĩ thiên tài đã phạm tội trước nhân dân, trước nhân loại, trước sự sống. Cái chết của Vũ Như Tô, xét từ một góc độ xác định, là hợp lý, là xứng đáng. Ðó là cái chết chuộc tội, mặc dù nhân vật kịch không ý thức được điều đó.III - Tội lỗi bi kịchNhư chúng ta biết, tội lỗi bi kịch là một khái niệm mấu chốt trong lý thuyết bi kịch. Không có tội lỗi bi kịch, cũng như không có xung đột bi kịch thì không có tác phẩm bi kịch. Nhưng tội lỗi bi kịch khác những kiểu tội lỗi khác ở chỗ nào? Hơn hai ngàn năm sau Thi pháp học của Aristote, triết gia và nhà văn hiện sinh chủ nghĩa tiền khu Kierkegaard khẳng định: "Nếu con người hoàn toàn vô tội, bi kịch mất hết lý thú, bởi vì sẽ mất đi sức mạnh của xung đột bi kịch; mặt khác, nếu nhân vật tự nó có lỗi hoàn toàn, thì nó sẽ không thể khiến ta quan tâm, xét từ quan điểm bi kịch"(7). C