Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu
của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói
riêng.
Trong nhiều năm, các giáo trình triết học Mác -Lênin ở nước ta, về cơ bản, đều khẳng
định: Vấn đề cơ bản của triết học là "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức". Gần đây,
giáo trình về môn học này của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc
gia các bộ môn khoa học Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh viết: "Quan hệ giữa tư
duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn
đề cơ bản của triết học".
Hiện nay, cách giải thích tại sao "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức" hay “quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất" lại là vấn đề cơ bản của
triết học cũng khác nhau. Có giáo trình viết: Trong thế giới cố vô vàn hiện tượng,
nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn
tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học".
Lại có giáo trình cho rằng: Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và
vật chất được gọi là vấn đề cơ bản hay vấn đề tối cao của triết học vì giải quyết vấn đề
này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học"
47 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ldthieu sưu tầm 1
Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học
Vũ Tình
Tạp chí Triết học
Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu
của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói
riêng.
Trong nhiều năm, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta, về cơ bản, đều khẳng
định: Vấn đề cơ bản của triết học là "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức". Gần đây,
giáo trình về môn học này của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc
gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh viết: "Quan hệ giữa tư
duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn
đề cơ bản của triết học".
Hiện nay, cách giải thích tại sao "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức" hay “quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất" lại là vấn đề cơ bản của
triết học cũng khác nhau. Có giáo trình viết: Trong thế giới cố vô vàn hiện tượng,
nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn
tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học".
Lại có giáo trình cho rằng: Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và
vật chất được gọi là vấn đề cơ bản hay vấn đề tối cao của triết học vì giải quyết vấn đề
này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học".
Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi đề cập đến nội dung vấn đề cơ bản của triết
học. Thí dụ: "Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề
giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào...
Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con
người”, "Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho
rằng, vấn đề quan trọng hàng đầu là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh
thần và thế giới tự nhiên, cái nào có trước, cái nào có sau…”
Là những tài liệu để giảng dạy, học tập, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta
hiện nay tuy có sự thống nhất về tư tưởng và đều xuất phát từ các tác phẩm kinh điển,
nhưng trong trường hợp này, lại có sự lý giải ít nhiều khác nhau, đã gây ra những lúng
túng nhất định không chỉ đối với người học (đặc biệt là đối với đối tượng lấy tự học là
chính), mà còn đối với cả người dạy và người tham khảo. Vì vậy, việc trao đổi thêm
những nội dung trên nhằm góp phần tìm cách diễn giải sao cho rõ để không chỉ phản
ánh đúng đắn quan điểm từ kinh điển của triết học Mác - Lênin, mà còn phù hợp với sự
phát triển của dân trí đương thời là điều cần thiết.
Theo chúng tôi, trước khi đi vào nội dung cụ thể vấn đề cơ băn của triết học, phải làm
sáng tỏ vấn đề cơ bản của các khoa học nói chung và của triết học nói riêng là gì?
Ldthieu sưu tầm 2
Ngành khoa học nào cũng phải nghiên cứu hàng loạt vấn đề. Tất cả những vấn đề đó
tạo nên hệ chống các vân đề (hay hệ vấn đề) thuộc đối tượng nghiên cứu của ngành
khoa học đó. Vị trí, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau. Có vấn đề
chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Có vấn đề đóng vai trò quan trọng. Lại có vấn đề đóng vai trò
cực kỳ quan trọng, quan trọng đến mức nó đóng vai trò là nền tảng, định hướng cho
ngành khoa học ấy giải quyết những nội dung còn lại. Đấy chính là vấn đề cơ bản của
một ngành khoa học.
Triết học cũng vậy. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người
về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, triết học có hệ vấn đề của
mình. Trong hệ vấn đề ấy, có vân đề đóng vai trò là nền tảng, định hướng để giải quyết
những vấn đề khác. Theo chúng tôi, đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định vấn đề cơ
bản của triết học.
Về nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,
Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong tác phẩm này và một số tác phẩm
khác, khi nói về vấn đề cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen không định nghĩa tư duy là gì,
tồn lại là gì mà chỉ nêu một số khái niệm khác tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy
dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa "tư duy và tồn tại", "tinh thần và tự nhiên" của
Ph.Ăngghen là quan hệ giữa "ý thức và vật chất" hoặc quan hệ giữa "vật chất và ý
thức".
Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nêu quan điểm "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại", Ph.Ăngghen
viết tiếp:
“Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể
của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm
rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ (TG
nhấn mạnh) mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và
rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa
linh hồn ấy với thế giới bên ngoài"... Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa
tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống
như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của
thời kỳ mông muội... (TG nhấn mạnh ). Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn
đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái
nào có trước, tinh thần hay tự nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình
thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay (TG
nhấn mạnh).
Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả
quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được
sáng tạo ra bằng cách nào đó... những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn
Ldthieu sưu tầm 3
những người cho rằng tự nhiên là cái có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ
nghĩa duy vật.
Như vậy, trong quan hệ "giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên" thì khái
niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng nên giải thích như thế nào cho rõ? Có
nên không khi chúng ta cho rằng: "... một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự
nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy)", hoặc "... mối quan hệ giữa
tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản... của triết học". Mặc
dù phần nói về chủ nghĩa duy tâm khách quan có giải thích về khái niệm tinh chần,
nhưng ngay từ đầu, cách trình bày trên đã làm cho người tìm hiểu vấn đề cơ bản của
triết học và cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm đồng nhất nội
dung khái niệm tư duy, tinh thần với nội dung khái niệm ý thức, tinh thần mà xã hội
đang sử đụng (ý thức, tinh thần là ý thức, tinh thần của con người). Sự đồng nhất này
không đúng, vì khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng ở đây chỉ muốn đề
cập đến cái phi vật chất, cái không phải là vật chất.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất.
Với chủ nghĩa duy vật, đấy là ý thức, tinh thần, sản phẩm của vật chất, cái phản ánh vật
chất, cái bị vật chất quyết định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Với chủ nghĩa
duy tâm, đấy là thực thể siêu tự nhiên (không có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải là
cái phản ánh tự nhiên), thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên
này nên thế giới vật chất không có thực chất của nó.
Theo quan điểm truyền thống, chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái, chủ nghĩa duy
tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, trong đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan
gắn liền với tên tuổi của triết gia - Giáo sĩ người Anh Giogiơ Béccơly (George
Berkeley). Chúng ta biết rằng, vào thế kỷ XVII, Giogiơ Béccơly đã biện minh cho chủ
nghĩa duy tâm dưới hình thức mới bằng cách dựa trên những tiền đề hơi khác so với các
quan điểm của chủ nghĩa duy tâm truyền thống. Đấy là vạn vật quanh ta là các khái
niệm trong ý thức của ta (Béccơly và những người sau ông nói nhiều và nhấn mạnh ý
này) song tất cả (cả ta và ý thức của ta) đều có nguồn gốc từ cái thuần trí của giới siêu
tự nhiên, bị cái thuần trí của giới siêu tự nhiên quyết định. (Cuộc đối thoại thứ nhất và
cuộc đối thoại thứ hai đặc biệt là đoạn kết trong cuộc đối thoại thứ hai giữa Philông (
Philonnus) và Hylaxơ (Hylas) của Béccơly phản ánh rất rõ tư tưởng này).
Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở quan niệm chủ nghĩa duy tâm nhủ quan cho rằng ý thức của
con người của chủ thể là cái tồn cài sẵn trong con người, là cái có trước, còn các sự vật
bên ngoài chỉ là phức hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủ thể thì chưa
đủ. Chúng tôi cho rằng khi tuyệt đối hoá vai trò của ý thức con người (ý thức của chủ
thể), coi sự vật là ,,phức hợp các cảm giũa, thì không có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ
quan phủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc khác, dưới hình thức này hay
hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã tuyệt đối hoá vai
trò của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận. Hơn nữa, sự ra đời của chủ nghĩa
duy tâm chủ quan là một trong những biểu hiện sự bế tắc, sự truy tìm lối thoát về mặt lý
luận của chủ nghĩa duy tâm. Về bản chất, chủ nghĩa duy tâm chủ quan không phủ nhận
sự tồn tại của thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất, vì vậy, có thể được không khi hiểu:
Ldthieu sưu tầm 4
chủ nghĩa duy tâm không chia thành hai phái, mà chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ
nghĩa duy tâm khách quan chỉ là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
Những vấn đề trên không phải được rút ra từ câu chữ, từ lý luận thuần tuý, mà quan
trọng hơn, từ nhu cầu của cuộc sống hiện thực. Cho đến nay, không phải chỉ những
người thuộc chủ nghĩa duy vật hay những người có học vấn cao mới hiểu tinh thần, ý
thức là của con người, mà đấy thuộc loại kiến thức phổ thông, bất cứ ai cũng biết.
Chính vì vậy không ít người, đặc biệt đặc biệt là giáo dân của các tôn giáo hữu thần, tuy
không thừa nhận "tinh thần", "ý thức" kể cả cái gọi là "ý thức khách quan" là cái có
trước, là cái quyết định giới tự nhiên, song họ lại rất tin tưởng ở một thế giới siêu tự
nhiên, phi vật chất tồn tại với tư cách là lực lượng sáng tạo . Ngay cả các nhà duy vật,
thậm chí các nhà khoa học duy vật, cũng có lúc này, lúc khác rơi vào quan điểm của
chủ nghĩa duy tâm (thường là duy tâm chủ quan), thì, kể cả những lúc duy tâm nhất
cũng không ai quan niệm "tinh thần", "ý thức" của con người có trước tự nhiên, không
ai quan niệm sự vật là "phức hợp các cảm giác" xét dưới góc độ bản thể luận.
Về bản chất vấn đề cơ bàn của triết học
Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư
duy và tồn tại, song do "tư duy" được các trường phái triết học quan niệm khác nhau
nên bản chất vấn đề cơ bản của triết học cũng được hiểu khác nhau.
Với chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấy là mối quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật
chất tồn tại dưới những tên gọi khác nhau với giới tự nhiên, con người và xã hội loài
người.
Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đấy là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của
tinh thần, ý thức con người như ý chí, tình cảm, tri thức… với hiện thực.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì:
“ Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại" thường được lý giải trực tiếp là "mối quan hệ giữa
ý thức và vật chất".
Thực ra, khái niệm "tư duy” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm "ý thức” còn khái niệm
"tồn tại" lại có ngoại điên rộng hơn khái niệm “vật chất". Vì vậy, chỉ trong trường hợp
này và chỉ trong những trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất "tư
duy”, với "ý thức", "tồn tại" với "vật chất", còn trong nhưng trường hợp khác thì nội
dung của những khái niệm đó phải được phân biệt rõ ràng, nhất là khi đề cập đến các
vấn đề bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới và lý luận nhận thức.
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với
chủ nghĩa duy tâm. Song, theo Ph.Ăngghen, lúc đầu [và chỉ lúc đầu (TG nhấn mạnh),
cơ sở của sự phân biệt đó chỉ là ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có
trước và do đó, không thửa nhận hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Điều này cho
thấy, quan hệ trước sau không phải là cơ sở quan trọng hàng đầu, cũng không phải là cơ
Ldthieu sưu tầm 5
sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà triết
học đặt ra, mà quan trọng hơn, phải xét xem vai trò quyết định thuộc về nhân tố nào
thuộc về vật chất hay ý thức. Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã
hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đấy là mối quan hệ giữa những
nhân tố vật chất mà những biểu hiện cơ bản của nó là hoàn cảnh địa lý, dân số và
phương thức sản xuất với nhưng nhân tố tinh thần được biểu hiện qua ý thức của những
con người cụ thể, hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai cấp độ ý thức sinh
hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có
trước, ý thức xã hội không thể có sau, mà sự ra đời của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là
đồng thời. Tính chất duy vật ở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái
phản ánh tồn tại xã hội, là cá i bị tồn tại xã hội quyết định.
Tương tự, gọi là duy âm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí
chủ quan duy tình cảm, chủ quan duy tri thức… không có nghĩa là quan niệm những
yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này
(ý chí, tình cảm, tri thức… ) có thể quyết định sự thành công hay thất bại của con người
(xem nhẹ hoàn cảnh khách quan).
Ranh giới giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính
tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản, đó là sự thừa
nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ngoài giới hạn ấy, khi khẳng
định nguồn gốc vật chất của ý thức, khẳng định khả năng ý thức được vật chất hoá
thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa nhận tính
tương đối của ranh giới này.
Mặt khác, nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người, nói đến vật chất là nói đến
giới tự nhiên, thế giới vật chất, nên bản chất mối quan hệ giữa ý chức và vật chất là mối
quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Ở đây, hai
mặt trong vấn đề cơ bản của triết học được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ
ràng, và chủng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:
Mặt thứ nhất: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của
con người đối với giới tự nhiên như thế nào?
Mặt thứ hai: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận
thức của con người về giới tự nhiên ra sao?
Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng - triết học đặt ra và định
hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có
tính toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình,
lương thực, nhà ở… mà còn liên quan đến cả những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp,
cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra.
Vân đề cơ bản của triết học đã, đang và chắc chắn sẽ còn nhiều quan điểm khác nhau.
Một vài ý kiến trên chỉ để các bạn đồng nghiệp tham khảo với mong muốn góp phần
Ldthieu sưu tầm 6
làm cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá triết học nói chung, triết học
Mác - Lênin nói riêng đạt hiệu quả hơn.
Tìm hiểu về tư tưởng cải cách triết học của L.Phoiơbắc
Đinh Ngọc Thạch
Tạp chí Triết học
Phoiơbắc (1804 - 1872) là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem
đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết
học cổ điển Đức nói riêng. Tư tưởng cải cách triết học ở Phoiơbắc được hình thành từ
năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận án Tiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và
siêu hình học tại Erlangen.
Năm 1831, Hêgen mất, tám năm sau, Phoiơbắc công bố tác phẩm Góp phần phê phán
triết học Hêgen, qua đó đoạn tuyệt vời thế giới quan duy tâm, trở thành nhà duy vật.
Vấn đề cải cách triết học được ông bàn đến ở hầu hết các tác phẩm sau đó, nhưng nổi
bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm Bản chất của Cơ đốc giáo (1841), Sơ
thảo luận cương về cải cách triết học (1842), Những nguyên lý cơ bản của triết học về
tương lai (1843). Ba tác phẩm này có sức thu hút lớn đối với Mác thời trẻ bởi tính kiên
định, phân minh về thế giới quan và thiên hướng chính trị dân chủ, nhân văn của chúng.
Cải cách triết học của Phoiơbắc thể hiện trước hết trong việc giải quyết một cách duy
vật vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tư duy và tồn
tại. Trong khi giải quyết vấn đề này, Phoiơbắc đã đưa thuyết nhân bản đến gần chủ
nghĩa duy vật. Luận điểm xuất phát của triết học Phoiơbắc là giới tự nhiên tồn tại không
lệ thuộc vào ý thức, nó là cơ sở của tồn tại người, ngoài tự nhiên và con người, không
có gì cả, bản chất của Thượng đế chẳng qua là sự phản ánh hư ảo bản chất con người.
Nguyên tắc nhân bản nằm ở tính thống nhất của bản chất con người, tinh thần và thể
xác, trong đó thể xác là bộ phận của thế giới khách quan, và ở chừng mực nào đó nó
bao hàm cả tồn tại của thế giới ấy. "Triết học mới Phoiơbắc viết, biến con người, gồm
cả tự nhiên với tư cách cơ sở của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ quát và cao
nhất của triết học và do đó, biến thuyết nhân bản, trong đó có triết học, thành khoa học
phổ quát".
Sự phân tích tiếp theo về phương thức tồn tại của toàn bộ thực tại vật chất gắn liền với
quan niệm của Phoiơbắc về vận động, không gian, thời gian và sự sống. Có thể nhận
thấy một Phoiơbắc hết sức triệt để trong cuộc tranh luận với các bậc tiền bối của triết
học Đức, cũng như triết học thế kỷ XVII - XVIII. Giới tự nhiên, theo Phoiơbắc, có tính
chất vật chất, vật thể, tính cảm giác được. Vật chất không do ai sáng tạo ra, luôn luôn
đã và sẽ tồn tại, nghĩa là vĩnh viễn, nó không có khởi điểm và kết thúc, nghĩa là vô hạn.
Cần tìm hiểu nguyên nhân của tự nhiên từ chính tự nhiên. Nếu Xpinôda tuyên bố thực
thể là causa sui (nguyên nhân tự thân), thì Phoiơbắc, theo cách hiểu đó, cũng khẳng
định "tự nhiên là causa sui". Nếu Hêgen xem tự nhiên là thứ ý niệm đã khách quan hoá
Ldthieu sưu tầm 7
(tha hoá), hay tinh thần hoá đá, chết cứng, thiếu sáng tạo, thì Phoiơbắc lại nhấn mạnh
yếu tố sản sinh và phát triển của nó. Tự nhiên không phải là bản thể được nhào nặn từ
cái tuyệt đối, thượng đế nào đó, mà là bản thể độc lập, không cần đến bất kỳ giá đỡ thần
thánh nào. Sự hình thành thế giới nói chung, Trái đất, Mặt trời là quá trình tự nhiên.
"Cú hích ban đầu của Chúa" mà Galilê và Niutơn hình dung, đối với Phoiơbắc, là sản
phẩm của trí tưởng tượng khôi hài. Nếu Hêgen xác lập ranh giới không thể vượt qua
giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, tự nhiên và tinh thần, thì Phoiơbắc lại từ lập
trường của chủ nghĩa duy vật mà khẳng định rằng, không có cái gì, kể cả sự sống, lại
không hình thành từ vật chất. Bên cạnh đó những dữ liệu do hoá học, sinh vật học và
sinh lý học đem đến đều được Phoiơbắc sử dụng thành công trong việc phê phán cả chủ
nghĩa duy tâm sinh lý học lẫn chủ nghĩa duy vật tầm thường (Môlesốt, Vôgơtơ).
Phoiơbắc xem không gian và thời gian là điều kiện cơ bản, là phương thức của tồn tại
(ngầm hiểu là tồn tại vật chất). Không gian và thời gian cũng đồng thời là phương thức
của tư duy, bởi lẽ tư duy cần phản ánh trung thực tồn tại khách quan. Vật chất vận động
và phát triển trong không, thời gian hiện thực. Tính khách quan của không gian và thời
gian được Phoiơbắc xem như tiêu chuẩn đầu tiên của thực tiễn.
Trong chương trình cải cách triết học của mình, Phoiơbắc còn vạch ra và phê phán
những tư tưởng đã làm cho triết học xa rời nhu cầu thực tiễn của con người. Triết học tư
biện, thần