Bàn về các biện pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên

1. Mở đầu Kĩ năng mềm là một thành phần quan trọng của nhân cách con người trong xã hội phát triển. Những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về kĩ năng sống, kĩ năng mềm và việc giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh, sinh viên đã diễn ra tại nhiều trường, nhiều trung tâm giáo dục. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thu được vẫn còn khiêm tốn, chưa có nghiên cứu nào khẳng định được phương thức hiệu quả để thực hiện việc giáo dục kĩ năng mềm. Do đó, tìm ra các biện pháp phát triển kĩ năng mềm là việc rất cần thiết để lựa chọn được biện pháp phát triển kĩ năng mềm phù hợp nhất cho mỗi đối tượng, mỗi cơ sở đào tạo.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về các biện pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 163-167 This paper is available online at BÀN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Nhữ Thị Việt Hoa Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt.Kĩ năng mềm có vai trò quan trọng đối với sinh viên lúc còn đang học và sau khi tốt nghiệp. Hình thành kĩ năng mềm cho sinh viên là việc làm cần thiết đối với mỗi cơ sở đào tạo. Bài viết này sẽ đề cập đến các biện pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên. Từ khóa: Kĩ năng mềm, biện pháp phát triển kĩ năng mềm. 1. Mở đầu Kĩ năng mềm là một thành phần quan trọng của nhân cách con người trong xã hội phát triển. Những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về kĩ năng sống, kĩ năng mềm và việc giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh, sinh viên đã diễn ra tại nhiều trường, nhiều trung tâm giáo dục. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thu được vẫn còn khiêm tốn, chưa có nghiên cứu nào khẳng định được phương thức hiệu quả để thực hiện việc giáo dục kĩ năng mềm. Do đó, tìm ra các biện pháp phát triển kĩ năng mềm là việc rất cần thiết để lựa chọn được biện pháp phát triển kĩ năng mềm phù hợp nhất cho mỗi đối tượng, mỗi cơ sở đào tạo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về kĩ năng mềm 2.1.1. Khái niệm Kĩ năng mềm thuộc về kĩ năng chung, khái niệm kĩ năng mềm khá rộng và có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau đây là một cách hiểu: Kĩ năng mềm với nghĩa là thuộc tính cá nhân thể hiện sự tương tác giữa các cá nhân với nhau, cách đối mặt, cách ứng xử của cá nhân trước một tình huống xảy ra nhằm tăng hiệu suất công việc và triển vọng nghề nghiệp. Kĩ năng mềm bổ trợ rất nhiều cho kĩ năng cứng để dẫn tới sự thành công trong công việc. Bên cạnh khái niệm kĩ năng mềm thì khái niệm kĩ năng sống được sử dụng rất phổ biến trong thực tế, kĩ năng sống cũng thuộc về phạm trù năng lực (hiểu kĩ năng theo nghĩa rộng). Kĩ năng sống đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động học tập, liên quan nhiều đến cuộc Ngày nhận bài: 25-11-2012, Ngày chấp nhận đăng: 9-4-2013 Liên hệ: Nhữ Thị Việt Hoa, e-mail: hoasp1@yahoo.com 163 Nhữ Thị Việt Hoa sống hàng ngày nên nó rộng hơn kĩ năng mềm, đó là những kĩ năng bổ trợ cho kĩ năng cứng góp phần thành công trong công việc. Do cùng có những kĩ năng chung cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và công việc nên khi nghiên cứu đến kĩ năng sống hay kĩ năng mềm đều đề cập đến nó như: kĩ năng giải quyết khủng hoảng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập kế hoạch... chính vì vậy mà ranh giới của kĩ năng sống hay kĩ năng mềm vẫn còn chưa rõ ràng trong nhiều tài liệu nghiên cứu. Việc xem xét một kĩ năng là kĩ năng cứng hay kĩ năng mềm còn tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể khác nhau. Một kĩ năng có thể là kĩ năng mềm đối với sinh viên học ngành này nhưng lại có thể là kĩ năng cứng đối với sinh viên học ngành khác (do đặc thù công việc). 2.1.2. Các loại kĩ năng mềm Hiện nay, chưa có được cách tiếp cận đầy đủ để phân chia các loại kĩ năng mềm nhưng nhìn một cách tổng quát kĩ năng mềm sẽ có những nhóm kĩ năng sau: * Nhóm kĩ năng cơ bản (Basic skills): kĩ năng đọc (Reading skills), kĩ năng viết (Writing skills), kĩ năng lắng nghe (listening skills)... * Nhóm kĩ năng tư duy (Thinking skills): kĩ năng tư duy sáng tạo (Creative think- ing), kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving), kĩ năng ra quyết định (Decision mak- ing)... * Nhóm kĩ năng phẩm chất cá nhân (personal qualities): trách nhiệm (Responsibil- ity), lòng tự trọng (Self esteem), xã giao (Sociability)... * Nhóm kĩ năng liên quan đến bản thân: kĩ năng quản lí bản thân (Self manage- ment), kĩ năng học tập (learning skills), kĩ năng thích ứng (Adaptability)... * Nhóm kĩ năng liên quan đến công việc: kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills), kĩ năng làm việc đồng đội (teamwork), kĩ năng quản lí thời gian (time management)... * Nhóm kĩ năng xã hội: khả năng kết nối (Interpersonal skills), kĩ năng giao tiếp (communication skills), kĩ năng làm việc với con người (working with others)... Dù phân loại theo hình thức nào thì một số kĩ năng mềm vẫn được coi là kĩ năng cốt lõi như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng thích ứng. 2.1.3. Vai trò của kĩ năng mềm đối với sinh viên Như chúng ta đã biết, kĩ năng mềm nhân thể hiện sự tương tác giữa các cá nhân với nhau, cách đối mặt, cách ứng xử của cá nhân trước một tình huống xảy ra nhằm tăng hiệu suất công việc và triển vọng nghề nghiệp. Chính vì vậy mà kĩ năng mềm có vai trò quan trọng đối với sinh viên bởi vì: Thứ nhất, kĩ năng mềm hình thành nhân cách thích ứng với xã hội mới của sinh viên. Thực tế cho thấy, ở sinh viên có những nhân cách cần khuyến khích và có những nhân cách cần hạn chế. Điều này đòi hỏi các nhà giáo dục cần chú ý không nên để cho nhân cách của sinh viên hình thành bột phát và theo kiểu mò mẫm. Thông qua các hoạt động phát triển kĩ năng mềm, sinh viên sẽ được rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho công việc cuộc sống như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch học tập, kế hoạch cá nhân phù hợp, kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc với số đông,... từ đó sinh viên có được tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên cường, tính dũng cảm, biết tự kiềm chế, tự chủ sống có mục đích và tình cảm của sinh viên được định hướng 164 Bàn về các biện pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên rõ ràng là tình cảm cấp cao (tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm mang tính chất thể giới quan). Khi mỗi sinh viên khẳng định được nhân cách của mình tức là họ đã khẳng định được giá trị của mình và hiểu được trách nhiệm, mục tiêu cần đạt được là gì? Cần trở thành một con người như thế nào? Thứ hai, kĩ năng mềm giúp nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng và giáo dục kĩ năng mềm cho sinh viên sẽ giúp sinh viên cảm thấy được trải nghiệm vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, đem đến bầu không khí năng động hơn trong lớp học, cũng như đem đến những hứng thú học tập. Khi sinh viên có được những kĩ năng mềm cần thiết đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ lắng nghe tốt hơn, trình bày tốt hơn, quản lí bản thân tốt hơn, hợp tác tốt hơn...những kĩ năng đó sẽ giúp sinh viên có động cơ học tập đúng đắn thúc đẩy quá trình hoạt động của sinh viên, giúp sinh viên đạt kết quả tốt hơn trong học tập. Thứ ba, kĩ năng mềm giúp sinh viên tạo được tâm thế hội nhập tốt và đáp ứng tốt công việc khi ra trường. Sinh viên khi ra trường phải đối mặt với hai vấn đề lớn đó là: sự thay đổi trong chế độ tuyển dụng và sự thay đổi của môi trường làm việc. Khi đối mặt với những thay đổi đó sinh viên có thể “bao che” cho các kĩ năng cứng còn yếu đồng thời thúc đẩy phát triển kĩ năng cứng tốt hơn; giúp sinh viên điều chỉnh các mối quan hệ trong môi trường làm việc mới dễ dàng hơn và khẳng định được giá trị bản thân. 2.2. Biện pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Hình thành kĩ năng mềm không thể diễn ra trong một thời gian ngắn, đó là cả một quá trình tự rèn luyện và tự trải nghiệm của mỗi cá nhân. Mỗi biện pháp hình thành kĩ năng mềm phù hợp, sẽ giúp mỗi cá nhân nhanh chóng khẳng định giá trị của bản thân. Hiện nay, có một số biện pháp hình thành kĩ năng mềm sau: 2.2.1. Hình thành kĩ năng mềm thông qua các lớp tập huấn: Hình thức:Mở các lớp tập huấn cho một nhóm sinh viên về kĩ năng mềm. Từ nhóm nhỏ sinh viên được đào tạo thông qua các lớp tập huấn sẽ là hạt nhân cho những lớp tập huấn sau và là đối tượng tích cực tuyên truyền đào tạo kĩ năng mềm cho khối lượng lớn sinh viên sau này Ưu điểm: - Mỗi cá nhân không chỉ có được kĩ năng mềm cho mình mà còn có được biện pháp hình thành kĩ năng mềm cho người khác (dạy lại cho người khác) - Mỗi thành viên đã qua tập huấn sẽ là những thành viên tích cực trong việc mở rộng đào tạo kĩ năng mềm. Nhược điểm: - Lớp tập huấn chỉ có thể đáp ứng được một số lượng nhỏ sinh viên. 2.2.2. Hình thành kĩ năng mềm thông qua các kênh truyền thông Hình thức: Thông qua các kênh truyền thông như truyền hình, truyền thanh, phát thanh tại nhà trường, băng zôn khẩu hiệu, tranh ảnh tuyên truyền... để phổ biến kiến thức về kĩ năng mềm. Ưu điểm: 165 Nhữ Thị Việt Hoa - Phổ biến kĩ năng mềm được mở rộng về cả số lượng và đối tượng. - Kích thích hứng thú tìm hiểu về kĩ năng mềm. Nhược điểm: - Cung cấp kiến thức là chủ yếu, không hình thành kĩ năng. - Cần rất nhiều kinh phí và mất nhiều thời gian để mọi người hiểu sâu và vận dụng được kĩ năng mềm trong công việc cũng như trong cuộc sống. 2.2.3. Hình thành kĩ năng mềm thông qua hình thức tham vấn Hình thức: Tham vấn là một quá trình trợ giúp trong đó người cán bộ được đào tạo về chuyên môn sử dụng các kĩ năng để làm cho người cần được giúp đỡ thay đổi hành vi theo hướng tích cực (thay đổi hành vi sai lệch dẫn đến hành vi tích cực). Ưu điểm: Khi hình thành kĩ năng mềm thông qua tham vấn sẽ trực tiếp tác động đến đối tượng, đối tượng được trải nghiệm thông qua chính tình huống mà bản thân đang gặp phải nên hiệu quả của hình thức này rất cao đối với các nhân mỗi sinh viên. Nhược điểm: Số lượng người có khả năng tham vấn đạt hiệu quả là không nhiều; Mỗi chuyên gia không thể tham vấn được cho quá nhiều sinh viên vì vậy hình thức tham vấn khó có thể giúp hình thành kĩ năng mềm cho khối lượng lớn sinh viên. Hiện nay, có rất nhiều văn phòng hay trung tâm tham vấn. Trong nhà trường tham vấn thông qua phòng “tham vấn học đường”. 2.2.4. Hình thành kĩ năng mềm thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học Hình thức: Song song với truyền đạt kiến thức chuyên môn giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động có sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học. Thông qua các hoạt động đó sinh viên có thể lĩnh hội kiến thức chuyên môn và phát triển kĩ năng mềm. Ưu điểm: - Tăng tính tự lực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên thông qua các hoạt động. - Thời gian học không đổi nhưng học sinh vừa thu được các kiến thức chuyên môn, vừa được hình thành kĩ năng mềm. Nhược điểm: - Giáo viên mất rất nhiều thời gian, công sức để thiết kế hoạt động dạy học. - Nhóm kĩ năng mềm mà sinh viên thu được bị hạn chế bởi nội dung và hình thức tổ chức dạy học. 2.2.5. Hình thành kĩ năng mềm thông qua tích hợp nội dung kĩ năng mềm vào trong nội dung môn học Hình thức: Với những môn học có nội dung rèn luyện kĩ năng hoặc nội dung học tập liên quan đến nội dung kĩ năng mềm, giáo viên có thể mở rộng nội dung học tập bằng việc tích hợp thêm nội dung về kĩ năng mềm để dạy. Ưu điểm: Nội dung kiến thức học tập phong phú; tăng hứng thú học tập cho sinh viên; sinh 166 Bàn về các biện pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên viên vừa được rèn luyện, vừa được cung cấp cơ sở lí luận về kĩ năng mềm. Nhược điểm: Không phải môn học nào cũng có thể mở rộng thêm nội dung kĩ năng mềm. 2.2.6. Biện pháp 6: Hình thành kĩ năng mềm thông qua các hoạt động ngoại khóa Hình thức: Bên cạnh các giờ học chính khóa việc tổ chức cho sinh viên các hoạt động như tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ trao đổi và rèn luyện về kĩ năng mềm, thi kĩ năng sự phạp - kĩ năng mềm... Ưu điểm: Hoạt động ngoại khóa cho phép lượng thời gian thoải mái, ngoại khóa tập hợp được những người cùng niềm đam mê để sinh hoạt những chủ đề mà các thành viên cảm thấy cần thiết. Trong hoạt động ngoại khóa, mỗi thành viên tham gia đều được tự khám phá, trải nghiệm nhiều hơn do vậy mà việc hình thành kĩ năng nhanh chóng hơn. Nhược điểm: Khó khăn trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút sinh viên tham gia. 3. Kết luận Hình thành kĩ năng mềm là việc cần thiết cho sinh viên nhất là trong giai đoạn hiện nay, bởi kĩ năng mềm rất quan trọng trong công việc của sinh viên trong tương lai, giúp sinh viên khẳng định được giá trị của bản thân. Mỗi biện pháp hình thành kĩ năng mềm đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và được áp dụng cho từng đối tượng, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Do vậy, việc lựa chọn và phối kết hợp các biện pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên ở từng trường, từng cơ sở đào tạo là vấn đề cấp thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình, 2010.Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Phan Thanh Vân, 2010. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Thái Nguyên. [3] Nguyễn Huy Cẩn, 2001. Một số hướng nghiên cứu mới của Việt Ngữ học ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 7. [4] 3. work requires school a scans report for Amer- ica 2000. ABSTRACT Talk about methods to develop soft skills for students Soft skills have an important role for students at school and after graduation. Devel- oping soft skills for students is required for each training establishments. This paper will mention methods to develop soft skills for students. 167
Tài liệu liên quan