Bản vẽ xây dựng

Đường nét dùng để thể hiện các vật thể trên bản vẽ. Các loại đường nét có kích thước, hình dạng khác nhau: Nét cơ bản Nét mảnh Nét cắt Nét chấm gạch .

ppt22 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bản vẽ xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN VẼ XÂY DỰNG Huỳnh Hữu Hiệp TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ Khổ giấy (TCVN 2-74) Đường nét (TCVN 0008-1993) Chữ - số (TCVN 6-85) Khung bản vẽ - khung tên (TCVN 3821-83) Tỷ lệ (TCVN 3-74) KHỔ GIẤY Là khích thước tờ giấy vẽ sau khi xén. Ký hiệu khổ giấy A0, A1,…, A4 Khích thước khổ giấy: KHỔ GIẤY Đường nét Đường nét dùng để thể hiện các vật thể trên bản vẽ. Các loại đường nét có kích thước, hình dạng khác nhau: Nét cơ bản Nét mảnh Nét cắt Nét chấm gạch ….. Quy tắc vẽ Khi hai nét vẽ trùng nhau, thứ tự ưu tiên : Nét cơ bản: cạnh thấy, đường bao thấy. Nét đứt: cạnh khuất, đường bao khuất. Nét chấm gạch: đường trục, đường tâm. Nét đứt và nét cơ bản thẳng hàng thì chổ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác nếu các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau. CHỮ - SỐ Chữ và số trên bản vẽ phải rõ ràng, dễ đọc. Các loại chữ và số: Khổ chữ: là chiều cao của chữ hoa, tính bằng (mm). Khổ chữ qui định là : 1.8; 2.5; 3.5; 5; 7; 10… Kiểu chữ (kiểu chữ A và kiểu B): gồm chữ đứng và chữ nghiêng. Kiểu chữ A đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h) Kiểu chữ A nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h) Kiểu chữ B đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/10h) Kiểu chữ B nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h) CHỮ - SỐ Để đơn giản, sử dụng ba khổ chữ sau : Khổ chữ (H7): ghi tên bản vẽ. Khổ trung bình (H5): ghi tên hình biểu diễn, hướng chiếu Khổ chữ (H3.5): ghi số kích thước, nội dung khung tên , yêu cầu kỹ thuật Khung bản vẽ - khung tên Khung bản vẽ và khung tên vẽ bằng nét liền đậm. Khung bản vẽ cách mép ngoài khổ giấy là 5mm. Trường hợp cần đóng thành tập thì phía bên trái kẻ cách mép khổ giấy là 25mm. Khung tên đặt ở phía dưới gốc bên phải của bản vẽ. Giấy vẽ Khung bản vẽ Khung bản vẽ Khung tên Tỷ lệ Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên vật thật. Tỷ lệ có thể tỷ lệ phóng to hay thu nhỏ Ghi khích thước Thể hiện độ lớn của vật thể Số kích thước thật của vật thể không phụ thuộc tỉ lệ hình vẽ, độ chính xác của bản vẽ. Mỗi kích thước được ghi một lần. Đơn vị kích thước nếu không có ghi chú nào khác trên bản vẽ: - Chỉ độ dài là mm. - Chỉ góc là độ, phút, giây. Các thành phần của khích thước Đường dóng: Đường dóng kẻ vuông góc với đoạn cần ghi kích thước và vượt qua đường ghi kích thước một đoạn 2-3mm. Vẽ bằng nét mảnh. Đường kích thước Đường kích thước kẻ song song với đoạn cần ghi kích thước, cách đoạn cần ghi kích thước từ 5-10mm. Vẽ bằng nét mảnh. Các đường dóng không được cắt qua đường kích thước. Các thành phần của khích thước Mũi tên Mũi tên đặt ở hai đầu đường kích thước, chạm vào đường dóng Độ lớn của mũi tên tỷ lệ thuận với bề rộng của nét liền đậm. Nếu đường kích thước quá ngắn thì thay thế mũi tên bằng nét gạch xiên hay dấu chấm Các thành phần của khích thước Con số ghi kích thước Con số kích thước ghi ở phía trên, ở khoảng giữa đường kích thước, chiều cao không nhỏ hơn 3.5mm Đối với kích thước độ dài Chữ số kích thước xếp thành hàng song song với đường ghi kích thước. Hướng của con số kích thước phụ thuộc vào phương của đường ghi kích thước: Đường kích thước nằm ngang: con số kích thước ghi ở phía trên. Đường kích thước thẳng đứng hay nghiêng bên phải: con số kích thước nằm ở bên trái Đường kích thước nghiêng bên trái: con số kích thước nằm ở bên phải Đường kích thước nằm trong vùng gạch: con số kích thước được dóng ra ngoài Các thành phần của khích thước Đối với con số kích thước góc Ghi chú diễn tả các chi tiết cấu tạo +3.600 Ghi cao độ (m) Qui định khi ghi khích thước Kích thước song song Khi có nhiều kích thước song song song nhau thì ghi kích thước nhỏ trước, lớn sau Các con số ghi kích thước ghi so le với nhau và khoảng cách đều nhau Qui định khi ghi khích thước Ghi kích thước tròn Ghi kích thước cung tròn Ghi kích thước hình vuông
Tài liệu liên quan