Bàn về ý tưởng sáng tạo trong dịch văn học - nghệ thuật

Tóm t t: Dịch thuật được coi là một ngành khoa học và cũng là một lĩnh vực nghệ thuật. Mỗi văn bản dịch thường hàm chứa những yếu tố sáng tạo nhất định và vì thế dịch văn học-nghệ thuật được xem là một loại hình hoạt động sáng tạo, còn bản thân dịch giả ngoài năng lực sáng tạo phải mang trong mình những phẩm chất của một nhà văn – người sáng tạo nghệ thuật trong một khuôn khổ cho sẵn. Khi bàn về ý tưởng sáng tạo trong dịch văn họcnghệ thuật, chúng ta cần làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề này là: Dịch giả có phải là người đồng sáng tạo trong việc cho ra đời một bản dịch chất lượng? Người dịch có thể sáng tạo gì trong một bản dịch? Sáng tạo như thế nào để bản dịch không phản lại nguyên tác? Chủ đích của sáng tạo trong dịch thuật là gì?. Nói một cách khác là cần phải làm rõ chủ thể sáng tạo, hình thức và nội dung sáng tạo, phạm vi và mức độ sáng tạo, ý tưởng và mục đích sáng tạo khi chuyển dịch một tác phẩm văn học-nghệ thuật từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Bài viết nhằm góp thêm tiếng nói bàn về những ý tưởng sáng tạo trong dịch thuật nói chung và dịch văn học-nghệ thuật nói riêng, nhận diện và đánh giá những ý tưởng sáng tạo trong một bản dịch cũng như phân tích một số thao tác, thủ thuật trong việc dịch để phát huy khả năng sáng tạo của dịch giả mà vẫn bảo đảm sự trung thành với nguyên tác và độ chuẩn xác của bản dịch. Về nội dung, bài viết đề cập đến hai vấn đề chính: a/ Ý tưởng sáng tạo - nhân tố quan trọng trong dịch văn học-nghệ thuật; b/ Nhận diện và đánh giá những ý tưởng sáng tạo trong một bản dịch văn học thông qua đối chiếu ngôn ngữ.

pdf16 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về ý tưởng sáng tạo trong dịch văn học - nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 292 BÀN VỀ Ý TƯỞNG SÁNG TẠO TRONG DỊCH VĂN HỌC-NGHỆ THUẬT Nguyn Danh Vu Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Dịch thuật được coi là một ngành khoa học và cũng là một lĩnh vực nghệ thuật. Mỗi văn bản dịch thường hàm chứa những yếu tố sáng tạo nhất định và vì thế dịch văn học-nghệ thuật được xem là một loại hình hoạt động sáng tạo, còn bản thân dịch giả ngoài năng lực sáng tạo phải mang trong mình những phẩm chất của một nhà văn – người sáng tạo nghệ thuật trong một khuôn khổ cho sẵn. Khi bàn về ý tưởng sáng tạo trong dịch văn học- nghệ thuật, chúng ta cần làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề này là: Dịch giả có phải là người đồng sáng tạo trong việc cho ra đời một bản dịch chất lượng? Người dịch có thể sáng tạo gì trong một bản dịch? Sáng tạo như thế nào để bản dịch không phản lại nguyên tác? Chủ đích của sáng tạo trong dịch thuật là gì?... Nói một cách khác là cần phải làm rõ chủ thể sáng tạo, hình thức và nội dung sáng tạo, phạm vi và mức độ sáng tạo, ý tưởng và mục đích sáng tạo khi chuyển dịch một tác phẩm văn học-nghệ thuật từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Bài viết nhằm góp thêm tiếng nói bàn về những ý tưởng sáng tạo trong dịch thuật nói chung và dịch văn học-nghệ thuật nói riêng, nhận diện và đánh giá những ý tưởng sáng tạo trong một bản dịch cũng như phân tích một số thao tác, thủ thuật trong việc dịch để phát huy khả năng sáng tạo của dịch giả mà vẫn bảo đảm sự trung thành với nguyên tác và độ chuẩn xác của bản dịch. Về nội dung, bài viết đề cập đến hai vấn đề chính: a/ Ý tưởng sáng tạo - nhân tố quan trọng trong dịch văn học-nghệ thuật; b/ Nhận diện và đánh giá những ý tưởng sáng tạo trong một bản dịch văn học thông qua đối chiếu ngôn ngữ. Abstract: Translation may be considered as a science and an art creation sector. Each translation work usually contains certain creativities. Therefore, art-literary translation is also supposed to be a kind of creation activities, meanwhile translators, apart from their creation competence, should own qualities and conduct of a writer - an art creator within available frameworks and scopes. When talking about creative ideas of art-literary translation, we should investigate the following related issues: Whether translators are co-creators of a high quality translation work? What translators could create in their translation products? In what ways translators could develop their creative ideas while trying to be loyal and faithful to the original work? What are the goals of creation?... In other words, we should investigate the subject, the form and content, the rate and scope, the idea and aim of creation activities while transforming a literary work from one language into another? In an attemp to contribute to discussing creative ideas in translation in general and art-literary translation in particular, identifying and evaluating creative ideas in a translation work, as well as, analyzing some translation operations and techniques to mobilize translator creativities and ensure faithfulness and accuracy of a translation product. With reference to the content of the article, we want to mention two issues: 1/ Creative ideas - an important factor of art-literary translation; 2/ Identifying and evaluating creative ideas through language comparison and contrast methods. Phần mở đầu Dịch thuật là một ngành khoa học và cũng là một lĩnh vực nghệ thuật. Thường thì trong mỗi văn bản dịch đều hàm chứa những yếu tố sáng tạo nhất định. Tuy nhiên, các yếu tố này phân bố không đồng đều nên trong những bản dịch khác nhau phạm vi và mức độ và sáng tạo cũng được thể hiện một cách khác nhau. Căn cứ vào loại hình, chúng ta có thể quy các văn bản dịch thành hai loại chủ yếu: Văn bản dịch mang phong cách nghệ thuật (dịch văn học-nghệ thuật) và văn bản dịch không theo phong cách nghệ thuật (dịch chuyên ngành). Ở đây, cái để phân biệt một bản dịch nghệ Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 293 thuật với một bản dịch không nghệ thuật chính là ở yếu tố sáng tạo. Dịch văn học-nghệ thuật là một loại hình hoạt động mang đậm dấu ấn sáng tạo của dịch giả. Vì lẽ đó, ngoài khả năng biết chuyển đổi một cách chính xác và trung thành những thông điệp từ văn bản gốc sang văn bản dịch, dịch giả còn phải là người có khả năng sáng tạo và mang trong mình phẩm chất của một nhà văn - người làm nghệ thuật. Yêu cầu chung đối với các dịch giả văn học là họ phải am hiểu sâu sắc văn hóa, tinh thông ngôn ngữ của nguyên tác và tiếng mẹ đẻ, thấu hiểu và có sự đồng điệu với tác giả về phong cách, tâm hồn, thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá con người và hiện thực, có khả năng chuyển hóa, tái tạo và sáng tạo - sáng tạo trong một chừng mực có thể và theo một khuôn khổ cho sẵn. Bàn về dịch thuật, PGS. TS Nguyễn Văn Dân - Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: “Dịch thuật là một lĩnh vực vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, là một lĩnh vực vô cùng nhọc nhằn nhưng đem lại niềm vui sáng tạo cho người dịch... Giá trị sáng tạo trong dịch thuật chính là cái làm cho nó trở thành một nghề cao quý không thua kém bất cứ một nghề sáng tạo nào. Tuy nhiên, sáng tạo trong dịch thuật không giống với sáng tạo trong sáng tác văn học. Sáng tạo ở đây không có nghĩa là người dịch được quyền tạo ra một văn bản khác hẳn với văn bản gốc. Sáng tạo ở đây là người dịch phải lựa chọn được các từ ngữ và cách diễn đạt tương đương chính xác nhất trong vô số cách diễn đạt để chuyển tải trung thành nội dung và ý đồ nghệ thuật của văn bản gốc. Đó chính là sáng tạo nghệ thuật” (xem Nguyễn Văn Dân, 2012). Dịch giả Thúy Toàn cũng nhấn mạnh: “Dịch tức là làm nghệ thuật. Công việc dịch thuật không phải là một sự chuyển ngữ thông thường, mà người dịch phải như một nhà văn thực thụ, “tái sinh” tác phẩm sao cho phù hợp với tiếng mẹ đẻ nhưng vẫn phải giữ được văn phong gốc của tác giả” (xem “Lao động” số ra ngày 04/12/2010, tr.5). Mục đích của bài viết nhằm góp thêm tiếng nói bàn về những ý tưởng sáng tạo trong dịch thuật nói chung và dịch văn học-nghệ thuật nói riêng, nhận diện và đánh giá những ý tưởng sáng tạo trong một bản dịch, phân tích một số thao tác được sử dụng trong quá trình dịch nhằm phát huy năng lực sáng tạo của dịch giả và cho ra đời một bản dịch có chất lượng. Về nội dung, bài viết đề cập đến hai vấn đề chính: a/ Ý tưởng sáng tạo – nhân tố quan trọng trong dịch văn học-nghệ thuật; b/ Nhận diện và đánh giá những ý tưởng sáng tạo trong dịch văn học-nghệ thuật thông qua đối chiếu ngôn ngữ. Về phạm vi nghiên cứu, do khuôn khổ có hạn của bài viết, chúng tôi chủ yếu chỉ điểm qua (một cách ngẫu nhiên) một số bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và ngược lại thông qua đối chiếu trên một số bình diện và cấp độ ngôn ngữ giữa bản dịch và nguyên tác. Lý tưởng sáng tạo – nhân tố quan trọng trong dịch văn học-nghệ thuật Sáng tạo (trong tiếng Anh là Create, creation, creativity, còn trong tiếng Pháp là Créer, création) là một phần không thể thiếu trong hoạt động nghệ thuật cũng như mọi lĩnh vực đời sống hàng ngày. Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì đó đồng thời có hai thuộc tính: Tính mới và tính ích lợi - nghĩa là tạo tác nên những gì mới hơn (so với những cái cũ) hoặc những gì mới mẻ (mà trước đấy chưa từng có) và có một giá trị nhất định (có ích). Nói cách khác, sáng tạo là tạo ra một cái gì đó mới mẻ, khác biệt, có giá trị... và không theo những cách thức thông thường. Một ý tưởng sáng tạo là một ý tưởng mới, không chấp nhận lối mòn có sẵn, không thuận theo thói thường trong phán đoán, tư duy, cách nhìn nhận..., cố gắng vượt qua những mặt trái, những bất cập... để phát hiện ra những cái mới mẻ, đúng đắn, thực chất và có giá trị. Tuy nhiên, giữa ý tưởng và hiện thực có một khoảng cách lớn: Để một ý tưởng trở thành yếu tố sáng tạo trong hiện thực là điều không đơn giản và dễ dàng. Ý tưởng sáng tạo trong dịch thuật là những ý định, những tìm tòi của dịch giả nhằm tạo ra điều mới mẻ, khác lạ hay độc đáo trong bản dịch, làm Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 294 cho bản dịch hấp dẫn hơn đối với người đọc mà vẫn đảm bảo độ chính xác và sự trung thành với nguyên bản. Nói cách khác, đây là ý đồ nghệ thuật mang dấu ấn sáng tạo của dịch giả. Tuy nhiên, một ý tưởng sáng tạo sẽ vẫn chỉ là ý tưởng, là mong muốn khám phá, là khả năng... chưa thể trở thành hiện thực nếu ý tưởng đó không có giá trị và không được thừa nhận. Khi bàn về những ý tưởng sáng tạo trong dịch thuật nói chung và dịch văn học-nghệ thuật nói riêng, chúng ta cần làm rõ những vấn đề liên quan sau: Dịch giả có phải là người đồng sáng tạo trong việc cho ra đời một bản dịch chất lượng? Người dịch có thể sáng tạo gì trong một bản dịch? Sáng tạo như thế nào để bản dịch không phản lại nguyên tác? Chủ đích của sáng tạo trong dịch văn học-nghệ thuật là gì? Nói một cách khác là cần phải làm rõ chủ thể sáng tạo, hình thức và nội dung sáng tạo, phạm vi và mức độ sáng tạo, ý tưởng và mục đích sáng tạo khi chuyển dịch một tác phẩm nghệ thuật từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. 1.1. Về chủ thể sáng tạo: Có thể coi dịch phẩm văn học-nghệ thuật là một tác phẩm đồng sáng tạo: Trước hết và quan trọng hơn cả là sáng tạo của tác giả để cho ra đời một tác phẩm có chất lượng và sau đó là sáng tạo của dịch giả. Xét về bản chất, dịch nghĩa là viết lại một tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác nên công việc này đòi hỏi người dịch phải có một khả năng xử lý ngôn ngữ và sáng tạo rất cao. Nói cách khác, dịch giả là nhà văn thứ hai được quyền sáng tạo trên nền tảng sáng tác của tác giả - nhà văn thứ nhất, nghĩa là sáng tạo trong khuôn khổ và theo nguyên mẫu cho trước. Chính vì lẽ đó, dịch thuật với tư cách là một ngành khoa học đòi hỏi người dịch phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực mang tính nghề nghiệp nhưng lại phải có sự linh hoạt và khả năng sáng tạo. Khi xem xét, đánh giá một bản dịch chúng ta phải tạo cho mình một tâm thế sẵn sàng tiếp đón và ghi nhận những ý đồ nghệ thuật, những ý tưởng mang tính sáng tạo của người dịch và phải chấp nhận khả năng nguyên tác bị mất mát một phần hương sắc và phẩm chất nguyên thủy của nó, thay vào đó là chút mới lạ, hương vị riêng, bản sắc riêng mà dịch giả mang đến cho tác phẩm thông qua bản dịch của mình. Nhiều dịch giả và nhà nghiên cứu nhất trí rằng, dịch văn học-nghệ thuật là một loại hình hoạt động văn hoá - xã hội đặc biệt: Nếu coi dịch một tác phẩm văn học-nghệ thuật là sự tương tác giữa hai hệ thống ngôn ngữ, hai tinh thần ngôn ngữ, hai nền văn hoá, hai thế giới quan, hai quan niệm sống thì công việc này chắc chắn đòi hỏi ở người dịch phải có khả năng tái tạo văn bản và khả năng sáng tạo lớn. Nét đặc thù của dịch văn học-nghệ thuật là ngôn ngữ ở đây vận hành không chỉ với chức năng giao tiếp mà còn với chức năng thẩm mỹ, chức năng biểu cảm, chức năng định hướng giá trị, chức năng giáo dục... nên rất cần những yếu tố sáng tạo từ phía dịch giả. Xét cho cùng, bản dịch văn học, với tư cách là một công trình sáng tạo nghệ thuật phải được xem như một đứa con lai với vẻ đẹp và những nét quyến rũ riêng – vẻ đẹp của nguyên tác và nét quyến rũ của dịch phẩm. Liên quan đến vai trò sáng tạo của dịch giả, xin dẫn một ví dụ để minh họa: Khi dịch đầu đề tác phẩm “Histoire du Sufficit” của Hăng-gri Pu (Giải Gông-cua văn học Pháp năm 1991), dịch giả Đức Giang chuyển thành “Câu chuyện về cái đuôi lừa”. Theo từ nguyên học, Sufficit trong tiếng Pháp là một từ gốc La-tinh (suypfisi) có nghĩa “Thế là đủ”. Theo nội dung câu chuyện, đây là lời Đức cha nói với người thầy giáo. Nhưng thầy giáo lại không biết tiếng La-tinh nên phải đi nhờ người khác giải nghĩa hộ và ai đó bảo với thầy rằng “sufficit” là “cái đuôi lừa”. Thế là thầy giáo nọ, vì muốn tỏ lòng kính trọng, đã cố đi tìm bằng được món ăn này để dâng lên Đức cha. Và vì thế mà câu chuyện trở nên hài hước. Dịch giả đã chọn phương án dịch tên truyện như trên vừa nhằm bám sát nội dung, nhưng lại khai thác được chất hài hước của câu chuyện và như thế cũng dễ hiểu hơn đối với độc giả. Đây là phương pháp dịch vừa bảm sát nguyên văn nhưng có thêm phần chú giải – một cách làm mang ý tưởng sáng tạo của dịch giả (xem Phạm Hồng Vinh, 2001). Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 295 1.2. Về hình thức và nội dung sáng tạo: Trong dịch văn học-nghệ thuật, ý tưởng sáng tạo được thể hiện trên mọi bình diện, cấp độ ngôn ngữ và xuyên suốt toàn bộ nội dung, hình thức trình bày của bản dịch: Từ cách dịch tên tác phẩm, chuyển dịch tên riêng, cách chọn từ vựng, cách sử dụng cấu trúc câu, cách trình bày văn bản cho đến văn phong, ngữ điệu... Tuy nhiên, yếu tố sáng tạo thường thể hiện rõ nét nhất trong quá trình xử lý và chuyển mã các đặc ngữ - những từ “không có tương đương” hay “không dịch được”, những thực thể (reali) ngôn ngữ đất nước học, thực thể văn hóa, các thuật ngữ và các yếu tố phát ngôn ngoài ngôn ngữ (bởi đây là những yếu tố bổ sung nội dung giao tiếp quan trọng cho các thành tố ngôn ngữ). Để dịch được những đặc ngữ này, người dịch phải có kiến thức văn hóa, kiến thức đất nước học, kiến thức ngôn ngữ sâu rộng, sự nhạy cảm tinh tế và một số kỹ năng cần thiết như biết kết hợp giữa dịch nghĩa, chuyển âm, giải nghĩa, sử dụng phương pháp thay thế tương ứng - một kỹ thuật cải biến trong dịch thuật. Trong lý thuyết dịch có đề xuất hai phương thức dịch cơ bản: Dịch nghĩa (tức là dịch nguyên văn ý nghĩa từ ngữ) thường phù hợp với dịch văn học-nghệ thuật và dịch giao tiếp (tức dịch ý) thường phù hợp với dịch chuyên ngành. Đối với dịch văn học-nghệ thuật, cả hình thức biểu đạt và nội dung của ngôn bản đều có vai trò và ý nghĩa quan trọng như nhau bởi chính hình thức ngôn ngữ tạo ra cái hay, cái độc đáo, cái quyến rũ của văn chương. Còn đối với dịch chuyên ngành, chính ngữ dụng chứ không phải nội dung biểu cảm của ngôn bản là mục đích của loại hình dịch này. Trong dịch giao tiếp, nếu chỉ chú trọng đến chuyển đổi các yếu tố ngôn ngữ thì hiệu quả giao tiếp của văn bản sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, khác với bản dịch theo phong cách nghệ thuật, một văn bản dịch chuyên ngành thường không đòi hỏi nhiều về sự sáng tạo và hình thức thể hiện và vì thế nó giải phóng cho người dịch trách nhiệm phải cố đạt tới sự thống nhất, hài hòa giữa nội dung và hình thức, cũng như sự trung thành với phong cách, tư tưởng, giá trị thẩm mỹ của tác giả và nguyên tác. Như chúng ta đã biết, dịch thuật (đặc biệt là dịch văn học-nghệ thuật) là một công việc hết sức khó khăn. Những khó khăn thường gặp trong dịch thuật là: a/ Khó khăn do sự khác biệt của hai hệ thống ngôn ngữ (nhất là khi dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài các đại từ nhân xưng, từ láy, thành ngữ, tục ngữ, tiếng lóng, lối nói lái, phương ngữ, lối nói dân dã, thơ, ca dao, hò vè); b/ Khó khăn do khác biệt văn hóa gắn với đặc điểm lịch sử, địa lý, đời sống vật chất - tinh thần, truyền thống, phong tục tập quán của hai dân tộc (những khái niệm dân gian trong tiếng Việt như thúng, mủng, nong, nia, rổ, rá, dần, sàng; tên gọi đồ ăn thức uống như bánh chưng, bánh chày, bánh dày, bánh giò, bánh nếp, bánh tẻ, bánh bèo, bánh tro; rượu gạo, rượu nếp, rượu cẩm, rượu sán lùng, rượu quốc lủi, rượu nếp cái hoa vàng; các thủ tục cưới xin truyền thống như nộp cheo, dạm ngõ, thách cưới, ăn hỏi, đưa dâu, đón dâu, lại mặt; các yếu tố liên quan đến đời sống tâm linh như đền, đình, chùa, miếu, am, phủ, điện, bàn thờ, ngai vị, bài vị; c/ Khó khăn do sự khác biệt về phương thức tư duy trong từng cộng đồng ngôn ngữ (chẳng hạn, một kiểu tư duy liên quan đến thuật ngữ chỉ màu trắng trong tiếng Việt như trắng tay, trắng mắt, trắng đêm, trắng án, mất trắng, bỏ trắng và cách tư duy liên quan đến từ “hand” /bàn tay/ trong tiếng Anh như bare hand, at first hand, at second hand, on the first hand, on the second hand). Những khó khăn này có thể dẫn đến những cách hiểu, cách dịch khác nhau và cho ra đời một bản dịch xa rời nguyên tác. Chính những khó khăn kể trên trong dịch thuật đòi hỏi ở dịch giả ngoài trình độ ngôn ngữ và văn hóa, cần có sự linh hoạt và khả năng sáng tạo rất cao khi xử lý văn bản (xem thêm Vũ Ngọc Cân, 1994). Xin dẫn một ví dụ vui để minh họa cho nhận định trên: Một bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Đức do Nhà xuất bản Reitten & Wening Berlin phát hành. Dịch giả người Đức đã dịch vế đầu của câu thơ lục bát “Trải bao thỏ lặn ác là / Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm” (“thỏ lặn” nghĩa là trăng khuyết, còn “ác là” nghĩa là mặt trời lặn – chỉ sự luân hồi của trời đất, sự vận hành của vạn vật, thời gian và không gian) ra tiếng Đức thành “Wie oft ist seit Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 296 dieser Zeit der Hase in des Meer gesturzt der Rabe in ein fernes land geflogen”. Câu trên giải nghĩa ra tiếng Việt là “Từ đó bao lần thỏ ngã xuống biển, quạ bay đến một nước xa”. Và một nhà thơ bút tre nhân đó đã cảm hứng viết lại lời dịch trên thành “Bao lần xuống biển thỏ rơi / Quạ bay đến tận phương trời xa xăm”. Chính những rào cản ngôn ngữ, văn hóa và tư duy khi giải nghĩa cụm từ “thỏ lặn ác là” đã dẫn đến sự lầm lẫn nói trên. Đây rõ ràng là sai sót chứ không phải do “ý tưởng sáng tạo” của dịch giả (xem Đinh Thị Reo, 2001). 1.3. Về phạm vi và mức độ sáng tạo: Như đã nói ở trên, dịch văn học-nghệ thuật đồng nghĩa với hoạt động sáng tạo nghệ thuật nhưng là sáng tạo trong khuôn khổ định sẵn và trên cái nền của tác phẩm gốc. Ở đây, dịch phẩm chính là mảnh đất để dịch giả phô diễn những nét tài hoa trong sáng tạo của mình. Như vậy, dịch văn học-nghệ thuật vừa đòi hỏi sự chính xác và trung thành với nguyên bản, vừa đòi hỏi người dịch phải làm sao giữ được cái hồn cốt, cái thần của nguyên bản. Ở đây sẽ nẩy sinh hai vấn đề: a/ Nếu dịch một cách quá cứng nhắc như “trực dịch” hay dịch “từ đối từ” thì việc làm đó chẳng khác gì dịch tự động bằng máy và đương nhiên khó có thể truyền tải được hết nội dung tư tưởng, cái hồn của nguyên tác; b/ Nếu vì “sáng tạo” mà xa dời hiện thực của nguyên bản, không giữ được nội dung, giá trị nghệ thuật, cốt cách của nguyên tác thì việc làm này chẳng khác gì dịch ý, lược dịch, phỏng dịch, phóng tác, thuật lại, nói cách khác là giết chết nguyên bản và cho ra đời một tác phẩm mới dựa vào cốt truyện cũ của tác giả. Tuy nhiên, phải chấp nhận một thực tế là nội dung tác phẩm dịch có thể bị thêm, bớt, hoặc ít nhiều sai lệch so với nguyên tác bởi dịch văn học-nghệ thuật là sự tái tạo và sáng tác lại một tác phẩm nghệ thuật để mang cho nó một đời sống mới. Cũng cần nhấn mạnh rằng, dịch thuật là nghệ thuật nhưng là một nghệ thuật dựa trên cơ sở khoa học. Nói một cách khác, công việc sáng tạo trong dịch thuật phải dựa trên một nền tảng ngôn ngữ học vững chắc, nhờ đó dịch giả có thể thông qua những cách thức, phương pháp khác nhau thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Nhưng xét cho cùng, dù chúng ta luôn chủ trương khuyến khích khả năng sáng tạo của dịch giả, bản dịch vẫn phải bảo đảm tính chính xác và sự trung thành, phải hay, phải nhã Ở đây, người dịch vừa như một nhà khoa học, vừa như một nghệ sỹ - người có tri thức, tư duy khoa học và khả năng sáng tạo để có thể cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật – một bản dịch đạt chất lượng cao. 1.4. Về ý tưởng và mục đích sáng tạo: Ý tưởng sáng tạo trong dịch thuật thường mang tính chủ quan của dịch giả. Còn mục đích sáng tạo là để cho ra đời một bản dịch đạt chất lượng cao. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu và dịch giả thì một bản dịch tốt phải đạt được ba tiêu chí cơ bản là “tín - đạt - nhã”.