Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại hiện đại,
đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích thiết thực, làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng, làm tăng vị thế của ngân hàng, mở rộng quan hệ đại lý trên thị
trường quốc tế, thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở
trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong lĩnh vực dự th ầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm
chất lượng sản phẩm… Đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có những thay đổi về cơ cấu và hoạt
động của ngân hàng để phù hợp với những cam kết về dịch vụ ngân hàng của Việt
Nam. Đồng thời, quá trình th ực hiện những cam kết đòi hỏi phải thay đổi những
quy định pháp luật thực định về lĩnh vực ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân
hàng nói riêng phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế. Trên thực tế, hoạt động
ngân hàng có tác động nhanh và mạnh tới n ền kinh tế, b ất kỳ sự điều tiết nào tới
lo ại hình này ngay lập tức nền kinh tế sẽ có những biến động. Trong điều kiện đó,
để tránh những tác động tiêu cực, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, toàn diện
đồng thời vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàng và thực trạng pháp luật về bảo lãnh
ngân hàng để thông qua đó hoàn thiện hệ thống pháp luật này là hết sức cần thiết và
cấp bách. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài : “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân
hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội”
làm chuyên đ ề tốt nghiệp.
Kết cấu của chuy ên đề gồm :
- Lời nói đầu.
- Chương I. Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng.
- Chương II. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại
NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội.
- Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật v ề bảo lãnh ngân
hàng.
- Kết luận
82 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
“ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại
NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG .................... 9
I. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng. ....................................................... 9
1. Khái niện về bảo lãnh ngân hàng, đặc điểm và vai trò của hoạt động bảo
lãnh ngân hàng. ............................................................................................... 9
1.1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng. ....................................................... 9
2. Đặc điểm, chức năng, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến bảo lãnh
ngân hàng. ..................................................................................................... 11
2.1. Đặc điểm, chức năng của bảo lãnh ngân hàng. .................................. 11
2.1.1. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng. ................................................. 11
2.1.2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. ............................................... 13
2.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến bảo lãnh ngân hàng. ............. 14
2.2.1. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng. ..................................................... 14
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo lãnh ngân hàng. ........................... 15
3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng. ................................................................. 16
3.1. Theo phương thức phát hành có 3 loại: .............................................. 16
3.2. Theo mục đích bảo lãnh. ..................................................................... 17
II. Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng....................................................... 18
1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. .. 18
1.1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.
.................................................................................................................... 18
1.2. Các văn bản hiện hành liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
.................................................................................................................... 20
2. Các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng. ... 20
2.1. Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng. ....................................... 20
2.1.1. Bên bảo lãnh. .................................................................................. 20
2.1.2. Bên nhận bảo lãnh. ......................................................................... 21
2.1.3. Bên được bảo lãnh. ............................................................................ 21
2.2. Cam kết bảo lãnh. ................................................................................ 23
2.2.1. Hợp đồng bảo lãnh. ........................................................................ 23
2.2.2. Hợp đồng cấp bảo lãnh. .................................................................. 24
2.3. Phạm vi bảo lãnh. ................................................................................ 24
2.4. Nội dung bảo lãnh ............................................................................... 25
2.5. Thẩm quyền ký bảo lãnh. ..................................................................... 26
2.6. Thực hiện bảo lãnh ngân hàng. .......................................................... 27
2.6.1. Thời hạn bảo lãnh. .......................................................................... 27
2.6.2. Các biệm pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bảo lãnh. ................... 27
2.6.3. Phí bảo lãnh. .................................................................................. 28
2.7. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng bảo lãnh và các thức xử lý. ..... 28
2.7.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. ..................................... 28
2.7.2. Giải quyết tranh chấp bằng hoà giải. .............................................. 29
2.7.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. ............................................. 29
2.7.4. Giải quyết tranh chấp bằng toà án. ................................................. 30
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN
HÀNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI ................................ 31
I. Tổng quan về sự hình thành và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam Chi
Nhánh Tây Hà Nội. .......................................................................................... 31
1. Lịch sử hình thành và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam. ................. 31
2. Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh Tây Hà Nội. .......... 33
2.1. Lịch sử hình thành. ............................................................................. 33
2.2. Cơ cấu tổ chức. .................................................................................... 34
2.2.1 Bộ máy tổ chức. ............................................................................... 34
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi Nhánh Tây Hà Nội và các phòng ban
trực thuộc Chi Nhánh. .............................................................................. 35
II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây Hà Nội trong những năm gần
đây. .................................................................................................................... 38
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh
Tây Hà nội. .................................................................................................... 38
1.1. Công tác huy động vốn. ....................................................................... 38
1.2. Các hoạt động dịch vụ kinh doanh khác. ............................................ 39
1.3. Phương hướng phát triển của Chi nhánh trong năm 2010. ................ 39
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại NHNo & PTNT
Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội. ................................................................ 41
2.1. Các hình thức bảo lãnh tại ngân hàng. ............................................... 41
2.2. Đối tượng áp dụng. .............................................................................. 42
2.3. Điều kiện bảo lãnh. .............................................................................. 42
2.4. Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh. ............................................................ 45
2.5. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng. ...................................... 47
2.6. Nhận xét tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo &PTNT
Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội. .............................................................. 48
2.6.1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. ............. 48
2.6.2. Đánh giá kết quả đạt được trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại
Chi nhánh. ................................................................................................ 51
2.6.2.1. Những thành tựu đạt được. ....................................................... 51
2.6.2.2. Những mặt còn hạn chế trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. .... 51
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG .......................................................................... 53
I.Tình hình áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
và những hạn chế. ............................................................................................ 53
1.Tình hình áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện
nay. ................................................................................................................ 53
2. Những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. ... 54
2.1. Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Việt Nam còn có điểm chưa tương
đồng với pháp luật quốc tế. ......................................................................... 54
2.2. Pháp luật chưa quy định rõ về quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh. .. 54
2.3. Pháp luật về các biệm pháp bảo đảm và xử lý tài sản đảm bảo còn
nhiều bất cập. ............................................................................................. 55
2.4. Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm chưa hợp lý. ............................. 59
2.5. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Toà án chưa thực sự hiệu quả để
ngân hàng bảo vệ quyền lợi của mình. ....................................................... 60
2.6. Một số vấn đề khác. ............................................................................. 62
II. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. ........................... 64
1. Kiến nghị với cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật. .......... 64
1.1. Hoàn thiện quy định về hiệu lực của giao dịch đảm bảo..................... 64
1.2. Hoàn thiện quy định về xử lý tài sản đảm bảo. .................................... 64
1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cam kết mở của thị trường dịch vụ
ngân hàng của Việt Nam. ........................................................................... 65
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ................................. 66
2.1. Hỗ trợ các NHTM trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. .............. 66
2.2. Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng. ............... 68
3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội...................... 71
3.1. Các hình thức bảo lãnh. ...................................................................... 71
3.2. Điều kiện bảo lãnh. .............................................................................. 72
3.3. Năng cao chất lượng thẩm định. ......................................................... 73
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý. ............................ 74
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ........................................................... 78
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
1 ASEAN. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations).
2 GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (
General Agreement on Trade in Services).
3 L/C. Thư tín dụng chứng từ.
4 Luật các TCTD. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 ( sửa đổi
và bổ sung năm 2004).
5 Luật CTCTD
1997.
Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 ( sửa đổi
và bổ sung năm 2004).
6 Nghị định số
163.
Nghị định số 163/2006/NĐ – CP của Chính
phủ ngày 26 tháng 6 năm 2006 về giao dịch
đảm bảo.
7 NHNH. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8 NHNo & PTNT
Chi nhánh Tây
Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội.
9 NHNo & PTNT
Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
10 NHTM. Ngân hàng thương mại.
11 Nước cộng hoà
XHCN Việt
Nam.
Nước cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
12 QĐ. Quyết định.
13 Quy chế bảo
lãnh.
Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN của
Thống đôc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ngày 26 tháng 6 năm 2006 về việc ban hành
Quy chế bảo lãnh.
14 TCTD. Tổ chức tín dụng.
15 Thống đốc
NHNN.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
16 TP. Hồ Chí
Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh.
17 WTO. Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Ogranization).
LỜI NÓI ĐẦU
Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại hiện đại,
đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích thiết thực, làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng, làm tăng vị thế của ngân hàng, mở rộng quan hệ đại lý trên thị
trường quốc tế, thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở
trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong lĩnh vực dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm
chất lượng sản phẩm… Đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có những thay đổi về cơ cấu và hoạt
động của ngân hàng để phù hợp với những cam kết về dịch vụ ngân hàng của Việt
Nam. Đồng thời, quá trình thực hiện những cam kết đòi hỏi phải thay đổi những
quy định pháp luật thực định về lĩnh vực ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân
hàng nói riêng phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế. Trên thực tế, hoạt động
ngân hàng có tác động nhanh và mạnh tới nền kinh tế, bất kỳ sự điều tiết nào tới
loại hình này ngay lập tức nền kinh tế sẽ có những biến động. Trong điều kiện đó,
để tránh những tác động tiêu cực, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, toàn diện
đồng thời vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàng và thực trạng pháp luật về bảo lãnh
ngân hàng để thông qua đó hoàn thiện hệ thống pháp luật này là hết sức cần thiết và
cấp bách. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài : “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân
hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội”
làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề gồm :
- Lời nói đầu.
- Chương I. Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng.
- Chương II. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại
NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội.
- Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân
hàng.
- Kết luận.
CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
I. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng.
1. Khái niện về bảo lãnh ngân hàng, đặc điểm và vai trò của hoạt động bảo
lãnh ngân hàng.
1.1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng.
Bảo lãnh là khái niện có từ rất xa xưa trong xã hội loài người, cho đến nay
bảo lãnh không những tồn tại mà còn phát triển phong phú bao trùm trên mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia. Vậy bảo lãnh là gì?
Trong xã hội phong kiến người ta đã biết đến khái niệm lý tưởng và những
người có thế lực bảo lãnh cho tù nhân trong thời gian thi hành án, cha mẹ bảo lãnh
cho con. Sau đó bảo lãnh được phát triển sang lĩnh vực dân sự và nhiều lĩnh vực
khác của đời sống kinh tế xã hội. Bảo lãnh được phân ra hai hình thức dựa vào tính
chất và đối tượng của bảo lãnh đó là : “ Bảo lãnh đối nhân” [1] và “ Bảo lãnh đối
vật” [2]. Cùng với lịch sử phát triển của đời sống kinh tế xã hội thuật ngữ bảo lãnh
được hiểu nhiều cách khác nhau như trong từ điển pháp luật của Mỹ thì : “ Bảo lãnh
là sự thoả thuận, mà theo đó người bảo lãnh chấp thuận nghĩa vụ nợ của bên nợ chỉ
khi bên nợ không trả nợ; là việc bên bảo lãnh đảm bảo hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ
của bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện” [3]. Theo
pháp luật dân sự Việt Nam thì : “ Bảo lãnh là việc người thứ 3 ( sau đây gọi là bên
bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến
thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình” [4].
[1] Bảo lãnh đối nhân được áp dụng chủ yếu với các quan hệ phi tài sản như trong lĩnh vực hình sự, chế tài
hành chính và các quan hệ phi tài sản trong dân sự.
[2] Bảo lãnh đối vật được áp dụng trong quan hệ hợp đồng kinh tế và dân sự có yếu tố tài sản.
[3 ]Trần Phương Minh, “ Bạn đã quan tâm đến bảo lãnh ngân hàng?”,
[4]Điều 361. Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Từ nhữn quan điểm trên ta có thể rút ra : “bảo lãnh là thoả thuận giữa các
bên trong đó bên bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thoả thuận đối với
bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ theo thoả thuận”.
Với định nghĩa trên thì ta thấy bảo lãnh có hai đặc tính cơ bản :
+ Bảo lãnh là sự thoả thuận của các bên trong đó các bên tham gia có thể là :
bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, và bên được bảo lãnh trong đó bắt buộc phải có
bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
+ Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trước tiên thuộc về bên được bảo lãnh.
Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ của đó khi bên được bảo lãnh thực hiện không
đúng nghĩa vụ hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp bên nhận bảo
lãnh và bên được bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ cho nhau.
Trên thực tế hình thức bảo lãnh rất đa dạng như : bảo lãnh của doanh nghiệp
đối với hộ sản xuất vay vốn ngân hàng, bảo lãnh của Hội phụ nữ đối với hội viên,
bảo lãnh xã hội khác…[5]v.v. Riêng bảo lãnh ngân hàng chỉ xuất hiện khi tiền tệ ra
đời và nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, khái niệm bảo lãnh ngân hàng chịu
tác động bởi những biến đổi về kinh tế xã hội, tập quán và pháp luật của quốc gia
trong từng giai đoạn nhất định. Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì : “ Bảo lãnh
ngân hàng thường được quan niệm như là một nghiệp vụ kinh tế, bởi lẽ thông qua
nghiệp vụ bảo lãnh tổ chức tín dụng có thể giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu về
vốn của mình trong kinh doanh. Ở một số nước nghiệp vụ tín dụng cụ thể này được
biết đến với tên gọi là tín dụng bằng chữ ký, ở Việt Nam LCTCTD 1997 cũng thừa
nhận nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng của các
tổ chức tín dụng”[6]. Theo quan điểm của các nhà làm luật thì : “ Bảo lãnh ngân
hàng là cam kết bằng văn bản của các tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện
đúng nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín
dụng số tiền đã được trả thay” [7]. Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy
chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN ngày 26
tháng 6 năm 2006 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( gọi tắt là Quy
[5 ]Ngô Quốc Kỳ, “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của Ngân hàng”, NXB Chính trị Quốc Gia,
1995, trang 67 – 77.
[6 ]Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2007
[7]Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2007
chế bảo lãnh ) thì bảo lãnh ngân hàng được hiểu là : “ Cam kết bằng văn bản của tổ
chức tín dụng ( bên bảo lãnh) với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh) khi khách hàng khôn thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải
nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức số tiền đã trả thay”.
2. Đặc điểm, chức năng, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến bảo lãnh ngân
hàng.
2.1. Đặc điểm, chức năng của bảo lãnh ngân hàng.
2.1.1. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng.
Xét về bản chất, bảo lãnh ngân hàng là hình thức bảo đảm nghĩa vụ (giao dịch
đảm bảo) mang tính phái sinh, tức khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh thì các quan hệ
sau nảy sinh :
- Thứ nhất, quan hệ giữa ngân hàng với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh).
- Thứ hai, quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng với khách hàng (
bên có nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh) phát sinh do thoả thuận giữa các bên trong
việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay cho khách hàng và nghĩa vụ hoàn trả của
khách hàng với tổ chức tín dụng độc lâp[8].
Với bản chất đó, bảo lãnh ngân hàng có các đặc điểm như : bảo lãnh ngân
hàng là một giao dịch thương mại đặc thù; bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều
bên ,mang tính phụ thuộc; bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập, ngoài ra còn
nhiều đặc điểm khác. Tác giả chỉ nêu lên một số đặc điểm nổi bật sau :
- Bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch thương mại đặc thù : Một mặt, bảo
lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng ( chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện thực hiện
có tính chất chuyên nhiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Mặt khác, khi thực hiện nghiệp
vụ bảo lãnh, ngân hàng phải sử dụng đến chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhằm
đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình bỏ ra khi chấp nhận vai trò người thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hà