Kĩ thuật điện là một ngành rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. người ta ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như: biến đổi năng lượng đo lường, điều khiển, và xư lý tín hiệu…Trong đó đặc biệt quan trọng đối với các ngành thiết bi điện nó giúp sản xuất ra các thiết bị để ứng dụng trong sinh hoat của con người.
29 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cơ sơ lý thuyết về máy điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1/ Lời nói đầu
2/Cơ sở lý thuyết máy điện
2.1 Khái niệm chung về máy điện
2.2 Máy biến áp và Máy điện không đồng bộ
2.3 Cơ sở thiết kế bộ dây quấn máy biến áp và động cơ
2.4 Kỹ thuật quấn dây
3/Công nghệ & số liệu kỹ thuật
3.1 Yêu cầu kỹ thuật
3.2 Bài tập về máy biến áp gia dụng
3.3 Bài tập về dây quấn phân tán đồng khuôn một lớp
3.4 Bài tập về dây quấn đồng tâm tập trung một lớp
4/ Lời kết
Phần 1 Lý thuyết và các bài tập
Kĩ thuật điện là một ngành rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. người ta ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như: biến đổi năng lượng đo lường, điều khiển, và xư lý tín hiệu…Trong đó đặc biệt quan trọng đối với các ngành thiết bi điện nó giúp sản xuất ra các thiết bị để ứng dụng trong sinh hoat của con người.
Trong cuôc sống hiên nay máy điện đươc sử dụng hết sức rông rãi đặc biệt đối với Việt Nam khi đang trong thời kì điện khí hoá và tự động hoá thì vai trò của nó càng trở nên quan trọng.
Các phát minh lien tục được ra đời nhiều công nghệ mới đườc sử dụng phục vụ rất đắc lực cho con người.
Đối với ngành hệ thống điện,chuyền tải năng lượng điện là một công việc hết sức quan trọng với sự trợ giúp của các máy điện đặc biệt là các máy biến áp. Chúng ta đã thu được nhiều hiệu quả về mặt kinh tế cũng như bảo vệ mạng lưới điện.
Còn trong lĩnh vực sản xuất với sự ra đời của các động cơ điện đã làm tăng được năng suất lao động.
Chính vì những lý do như vậy nên trong chương trình thực tập của khoa điện của trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã đưa vào những bài tập quấn dây. Nhằm giúp sinh viên nhận thức đươc kĩ thuật cũng như công nghệ trong thực tế
Đồng thời hiểu sâu hơn về lý thuyết đã được học cũng như các nguyên lý hoạt động của các thiết bị.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong ban chu nhiêm khoa cùng các thầy hướng dẫn trong quá trình thực tập.
Phần 2 :Cơ sơ lý thuyết về máy điện
Bài 2.1 :Khái niệm chung về máy điện
1! Sơ lược về máy điện
Máy điện là một sản phẩm của kỹ thuật điện.Nó là một hệ điện từ gồm có mạch từ và mạch điện liên quan với nhau .
Mạch từ gồm các bộ phận dẫn từ và khe hơ không khí .Các mạch điện gồm hai hoặc nhiều dây quấn có thể chuyển động tương đối với nhau cùng với các bộ phận mang chúng.
Nó hoạt động giựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ .Nguyên lý này cũng đặt cơ sở cho sự làm việc của các bộ biến đổi điện năng với những giá trị của th ông s ố n ày ( diện áp , dòng …) thành điện năng với các giá trị thông số khác . Máy biến áp là môt bộ biến đổi cảm ứng đơn giản thuộc loại này ,dùng để biến đổi dong điện xoay chiều từ điện áp này thành điện áp khác.Các dây quấn và mạch từ của nó đừn yên và quá trình biến đổi từ trường để sinh ra sức điện động cảm ứng trong các dây quấn được thực hiện bằng phương pháp điện
Máy điện dùng làm máy biến đổi năng lượng là phần tử quan trọng nhất của bất cứ thiết bị điện năng nào.Nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp , giao thông vận tải , các hệ điều khiển và tự động điều chỉnh ,khống chế
Máy điện có nhiều loại , có thể phân loại như sau:
-Máy đứng yên :máy biến áp.
-Máy điện quay : Tuỳ theo lưới điện co thể chia lam hai loại :máy điện xoay chiều và máy điện một chiều.
Máy điện xoay chiều có thể phân thành máy điện đồng bộ,máy điện không đồng bộ và máy điện xoay chiều có vành góp
2! Sơ lược về vật liệu chế tạo máy điện
Vật liệu chế tạo máy điện được chia làm ba loại là:vật liệu tác dụng ,vật liệu kết cấu và vật liệu cách điện
i\ Vật liệu tác dụng để chế tạo máy điện gồm vật liệu dẫn điện và vật liệu dẫn từ.Các vật liệu này được dùng để tạo điều kiện cần thiết sinh ra các biến đổi điện từ
a)Vật liệu dẫn từ . Để chế tạo mạch từ của máy điện .người ta dùng các loại thép từ tính khác nhau nhưng chủ yếu là thép kĩ thuật điện, có hàm lượng Silic khác nhau nhưng không quá 4,5% .Hàm lượng có thể hạn chế tổn hao do từ trễ và tăng điện trở của thép để giảm tổn hao dòng điện xoáy.
Đối với máy biến áp người ta sử dụng chủ yếu là các lá thép dáy 0,35 hay 0,27 mm ,còn các máy điện quay thì chủ yếu là thép có độ dày 0,5mm chúng được ghép lại để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên.
Ngày nay người ta sản xuất và chia ra làm hai loại thép kĩ thuật điện :cán nóng va cán nguội.Loại cán nguội có những đặc tính từ tốt hơn như độ từ thẩm cao tổn hao thép ít hơn loại cán nóng . Thép cán nguội lại được chia làm hai loại:dị hướng và đẳng hướng
b)Vật liệu dẫn điện
Vật liệu thường dùng là đồng . Đồng dùng làm dây dẫn không được có tạp chất quá 0,1% . Điện trở suất của đồng ở 20độ là ρ = 0,0172 Ω.mm2/m.Nhôm cũng được dùng rộng rãi làm vật liệu dẫn điện . Điện trở suất của nhôm o 20 độ C là ρ=0,0282 Ω.mm2/m, nghĩa là gần gấp hai lần điện trở suất của đồng
ii\ Vật liệu kết cấu
vật liệu kết cấu dùng để chế tạo các bộ phận và chi tiết truyền động hoặc kết cấu của máy thưo các dạng cần thiết , đảm bảo cho máy điện làm việc bình thường .Người ta thường dùng gang , thép , các kim loại màu, hợp kim và các vật liệu bằng chất dẻo
iii\ Vật liệu cách điện
Vật liệu cách điện đòi hỏi phải có độ bền điện cao , dẫn nhiệt tốt . chiu ẩm , chịu đươc hoá chất và độ bền cơ cao
Bảng nhiệt độ cho phép ứng với các cấp cách điện
Cấp cách điện
Y
A
E
B
F
H
C
Nhiệt độ Cho phép
90
105
120
130
155
180
>180
đối với các vật liệu cách điện thì nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đên tuổi thọ của chúng vì thế khi sử dụng cần hết sức chú ý về nhiệt độ nơi làm việc của các thiệt bị
Trên đây là một số cách nhìn sơ lược nhất về máy điện cũng như các nguyên lý chung nhất của máy điện đồng thời cũng xét qua về các vật liệu sử dụng trong kĩ thuật điện sau đây chúng ta sẽ đi chi tiết vào các máy điện cụ thể là máy biến áp và các máy điện xoay chiều
2.2 Máy biến áp và động cơ
§1 Máy biến áp
a) Sơ lược chung về máy biến áp
Đây là thiết bị rất quan trọng trong quá trình truyền tải điện năng cũng như trong sản xuất
Nó ra đời từ nhu cầu kinh tế của việc truyền tải làm sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất
Sơ đồ mạng truyền tải điện đơn giản (hình 2.1)
Máy phát điện đường dây tải Hộ tiêu thụ
MBA tăng áp MBA giảm áp
Như chúng ta đã biết , cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu điện áp được tằng cao thì dòng điện chạy trên đường dây nhỏ đi ,do đó trọng lương và chi phí dây dẫn giảm xuống đồng thời tổn hao năng lượng trên đường dây cũng giảm xuống
Ngày nay có rất nhiều các loại máy biến áp :máy biến áp sử dụng trong đo lường (các loại máy biến áp có công suất nhỏ ) và máy biến áp có công suất lớn sử dụng trong truyền tải (35 ,110,229,500 kV…)
Trong hệ thống điện lực ,muốn truyền tải và phân phối công suất từ các nhà máy điện đến tận các hộ tiêu dùng một các hợp lý ,thường phải qua ba , bốn lần tăng và giảm điện áp
Hiện nay các biến áp được sử dụng chuyên dụng hơn , chúng được dùng trong các nghành chuyên môn: máy biến áp chuyên dụng cho các lò luyện kim ; máy biến áp hàn điện máy bién áp cho các thiết bị chỉnh lưu …Khuynh hướng hiện nay của máy biến áp điện lực là thiết kế nhưng MBA có dung lượng thật lớn, điện áp thật cao, dùng nguyên lieu mới để giảm trọng lượng & kích thích máy biến áp
Ơ nước ta hiên nay nghành chế tạo máy biến áp đã ra đời ngay từ ngày hoà bình lập lại. Đến nay chúng ta đã sản xuất được một khối lượng khá lớn máy biến áp ,với nhiều chủng loại khác nhau phục vụ cho nhiều nghành sản xuất ở trong nước và xuất khẩu.Hiện nay đã sản xuất được những máy biến áp dung lượng 63000 kVA với điện áp110 kV
b)Nguyên lý làm việc của máy biến áp
Ta xét sơ đồ nguyên lý của một máy biến áp như hình vẽ
Đây là máy biến áp một pha hai dây quấn . Dây quấn 1 có W1 vòng dây và dây quấn 2 có W2 vòng dây được quấn trên lõi thép 3. Khi đặt một điện áp xoay chiều u1 vào dây quấn 1 , trong đó sẽ có dòng điện i1 .Trong lõi thép sẽ sinh ra từ thông Φ móc vòng cả hai cuộn dây 1 và 2 ,cảm ứng ra suất điện động e1 và e2 . Dây quấn 2 có s.đ. đ sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp u2 . Như vậy
Nguyên lý làm việc của MBA (hình 2.2)
nằng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ
dây quấn 1 sang dây quấn 2
giả sử điện áp xoay chiều đặt vào là một hàm số sin
thí các thông số mà nó sinh ra cũng là một hàm số sin Φ= Φm.sinωt
Do đó theo đinh luật cảm ứng điện từ s.đ.đ trong các cuộn dây sẽ là:
e1= - W1 .dΦ/dt = - W1 dΦm.sinωt/dt = -W1ω Φm cosωt
=√2E1sin (ωt-∏ /2)
tương tự ta có e2 = √2E2sin (ωt-∏ /2)
với E1 =4,44 f ω1Φm;
E2 = 4,44 f ω2Φm
Là các giá trị hiệu dụng của các s.đ.đ dây quấn 1 và 2
Các biểu thức trên cho thấy là s.đ.đ cảm ứng trong dây quấn ch ậm pha v ới t ừ th ông sinh ra nó một góc ∏ /2
dựa vào các biểu thức của E1 và E2 người ta định nghĩa tỷ số biến đổi của máy biến áp như sau:k = E1/E2 =W1/W2
Nếu không kể điện áp rơi trên các dây quấn thì có thể coi la U1≈E1 và U2≈E2 và do đó k được cem như là tỷ số giữa dây quấn 1 và 2
c) Các loại máy biến áp chính
1.máy biến áp điên lực dùng để truyền tải và phân phối công suất trong hệ thống điện lực
2. máy biến áp chuyên dụng dùng cho các lò luyện kim , cho các thiết bị chỉnh lưu , máy biến áp hàm điện;…
3.máy biến áp tự ngẫu biến đổi điện áp trong khoảng điện áp không lớn, dùng để mơ máy cho các động cơ điện xoay chiều
4. máy biến áp đo lường dùng để giảm điện áp và dòng điện lớn khi đưa vào các đồng hồ đo
5.máy biến áp thí nghiệm dùng để thí nghiệm các điện áp cao
d) Cấu tạo máy biến áp
Máy biến áp có các bộ phận chính sau đây: lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
Máy biến áp kiểu lõi một pha (hình 2.3a) ba pha(hình 2.3b)
+) Lõi thép
Lõi thep dung làm mạch dẫn từ, đồng thời làm khung để quấn dậy quấn. Theo hình dáng lõi thép, người ta chia ra:
Máy biến áp kiểu lõi hay kiểu trụ (hình2-3): Dây quấn bao quanh trụ thép. Loại này hiện nay rất thông dụng cho các máy biến áp một pha và ba pha có dung lượng nhỏ và trung bình.
- Máy biến áp kiểu bọc:Mạch từ được phân nhánh ra hai bên và boc lấy một phần dây quấn. Loại này thường chỉ dùng trong một vài ngành chuyên môn đặc biệt như máy biến áp dùng trong lò điện luyện kim hay máy biến áp dùng trong thuật vô tuyến điện, truyền thanh .v.v.
máy biến ap kiểu trụ bọc (hinh 2.4) Trụ bọc ba pha (hình 2.5b) Trụ bọc một pha (hình 2.5a)
Ở các máy biến áp hiên đại, dung lượng lớn và cức lớn (80 – 100 MVA trên một pha), điện áp thật cao (220 – 4000 KV), để giảm chiều cao cuả trụ thép, tiện lợi cho việc vận chuyển trên đường, mạch từ của máy biến áp kiểu trụ được phân nhánh sang hai bên nên máy biến áp mang hình dáng vừa kiểu trụ, vừa kiểu bọc, gọi là máy biến áp kiểu trụ- bọc. Hình 2.5a trình bày một kiểu máy biến áp trụ - bọc ba pha ( trường hợp này có dây quấn ba pha, nhưng có năm trụ thép nên còn gọi là máy biến áp ba pha năm trụ).
Lõi thép máy biến áp gồm 2 phần: phần trụ - kí hiệu bằng chữ T và phần gong – kí hiệu bằng chữ G ( hình 2-3). Trụ là phần lõi thép có quấn dây quấn; gông là phần lõi thép nối các trụ lại với nhau thành mạch từ kín và không có dây quấn. Đối với máy biến áp kiểu bọc (hình 2- 4) và kiểu trụ bọc (hình 2-5), hai trụ thép phía ngoài cũng đều thuộc về gông. Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên, lõi thép được ghép từ những lá thép kĩ thuật điện dày 0,35 mm có phủ sơn cách điện trên bề mặt. Trụ và gông có thể ghép với nhau bằng phương pháp ghép nối hoặc ghép xen kẽ. Ghép nối thì trụ và gông ghép riêng, sau đó dùng xà ép và bu lông vít chặt lại (hinh2-6). Ghép xen kẽ thì toàn bộ lõi thép phải ghép đồng thời và các lớp lá thép được xếp xen kẽ với nhau lần lượt theo trình tự a, b như hình 2-7. Sau khi ghép, lõi thép cũng được vít chặt bằng xà ép và bulông. Phương pháp sau tuy phức tạp song giảm được tổn hao do long điện gây nên và rất bền về phương diện cơ học, vì thế hầu hết các máy biến áp hiện nay đều dùng kiểu ghép này.
Ghép rời lõi thép máy biến áp (hình 2.6) Ghép xen kẽ lõi thép MBA ba pha (hình 2.7)
Do dây quấn thường quấn thành hình tròn, nên tiết diện ngang cua trụ thép thường làm thành hình bậc thang gần tròn (hình 2-8). Giông từ vì không quấn dây do đó, để thuận tiện cho việc chế tạo, tiết diện ngang của gông có thể làm đơn giản: hình vuông, hình chữ nhật, hình chữ thập hoặc hình chữ T (hình 2-9). Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các máy biến áp điện lực, người ta hay dùng tiết diện gông hình bậc thang có số bậc gần bằng số bậc của tiết diện trụ.
Tiết diện trụ thép(hình 2.8) Các dạng tiết diện của gông từ(hình 2.9)
Vì lý do an toàn, toàn bộ lõi thép được nối đất với vỏ máy và vỏ máy phải đươc nối đất.
Đối với tôn silic cán nguội dị hướng, để từ thông luôn đi theo chiều cán la chiều có từ dẫn lớn, lá thép được ghép từ các lá tôn có cắt chéo một góc nhất định. Cách ghép lõi ghép lõi thép bằng các lá tôn như vậy được sử dụng khi chiều dày lá tôn trong khoảng từ 0,20 đến 0,35 mm. Khi chiều dày lá tôn nho hơn 0,20 mm, người ta dùng công nghệ mạch từ quấn lá tôn vô định hình dày 0,10 mm. Việc quấn các dải tôn có bề rộng khác nhau với nhưng độ dày đích đáng vẫn cho phép thực hiện mạch từ có tiết diện ngang có nhiều bậc nối tiếp trong vòng tròn. Khi công suất nhỏ và trung bình số bậc từ 5 đến 9; còn đối với những công suẩt lớn, số bậc từ 10 đến 13
+) Dây quấn
Dây quấn là bộ phận dẫn điện của máy biến áp, làm nhiệm vụ thu năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Kim loại làm dây quấn thường băng đồng, cũng có thể bằng nhôm nhưng không phổ biến. Theo cách sắp xếp dây quấn CA và HA, người ta chia ra hai loại dây quấn chính: dây quấn đồng tâm và dây quấn xen kẽ.
Dây quấn đồng tâm: ở dây quấn đồng tâm tiết diện ngang là nhưng vòng tròn đồng tâm. Dây quấn HA thương quấn phía trong gần trụ thép, còn dây quấn CA quấn phía ngoài bọc lấy dây quấn HA . Với cách quấn này có thể giảm bớt được điều kiện cách điện của dây quấn CA ( kích thước rãnh dầu cách điện, vật liệu cách điện dây quấn CA), bởi vì giữa dây quấn CA và trụ đã có cách điện bản thân của dây quấn
Những kiểu dây quấn đồng tâm chính bao gồm:
Dây quấn hình trụ: nếu tiết diện dây nhỏ thì dùng dây tròn, quấn thành nhiều lớp ; nếu tiêt diện dây lớn thì dùng dây bẹt và thường quấn thành hai lớp. Dây quấn hình trụ dây tròn thường làm dây quấn CA, điện áp tới 35 kV; dây quấn hình trụ dây bẹt chủ yếu làm dây quấn HA với điện áp từ 6 kV trở xuống. Nói chung dây quấn hình trụ thường dùng cho các máy biến áp dung lượng 630 kVA trở xuống.
Dây quấn hình xoắn: gồm nhiều dây bẹt chập lại quấn theo đường xoắn ốc, giữa các vòng dây có rãnh hở . Kiểu này thường dùng cho dấy quấn HA của máy biến áp dung lượng trung bình và lớn
Dây quấn xoáy ốc liên tục: làm bằng dây bẹt và khác với dây quấn hình xoắn ở chỗ dây quấn này được quấn thành những bánh dây phẳng cách nhau bằng những rãnh hở . Bằng cách hoán vị đăc biệt trong khi quấn, các bánh dây được nối tiếp môt cách liên tục mà không cần mối hàn giữa chúng, cũng vì thế mà được gọi là dây quấn xoáy ốc liên tục. Dây quấn này chủ yếu làm bằng cuộn CA, điên áp 35 kV trở lên và dung lượng lớn.
Dây quấn xen kẽ: các bánh dây CA và HA lần lượt xen kẽ nhau dọc theo trụ thép . Cần chú ý rằng, để thực hiện được dễ dàng, các bánh dây sát gông thường thuộc dây quấn HA. Kiểu dây quấn này hay dùng trong các máy biến áp kiểu bọc. Vì chế tạo và cách điện khó khăn, kém vững chắc về cơ học nên máy biến áp kiểu trụ hầu như không dùng kiểu dây quấn xen kẽ.
§2 Máy điện không đồng bộ
a) Sơ lược chung về máy điện không đồng bộ
máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ có tốc độ quay của rôto n khac với tốc độ quay của từ trương n1
máy điện không đồng bộ có hai dây quấn , dây quấn stato (sơ cấp) nối với lưới điện tần số f1 , dây quấn roto ( thứ cấp ) được nối tẳt lại và khép kín trên điện trở .Dòng điện trong dây quấn roto được sinh ra nhờ sức điện động cảm ứng có tần số f2 phụ thuộc vào roto nghĩa là phụ thuộc vào tải ở trên trục của máy
b) Phân loại và kết cấu
1/ Phân loại
Máy điện không đồng bộ có nhiều loại được phân theo nhiều cách khác nhau: theo kết cấu của vỏ máy, theo roto…
Theo vỏmáy máy điện không đồng bộ chia thành : kiểu hở , kiểu bảo vệ, kiểu kín , kiểu phòng nổ
Theo kết cấu của rôto : loại roto kiểu dây quấn và loại roto kiểu lồng sóc
Theo số pha trên dây quấn có ba loại :1 pha , 2 pha , 3 pha
2/ Kết cấu
Giống như những máy điện quay khác máy điện không đồng bộ gồm có các phần chính sau:
Stato
Là phấn tĩnh gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy
lõi thép được ép trong vỏ máy làm nhiệm vụ dẫn từ . Lõi thép stato hình trụ do các lá thép kĩ thuật điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo hướng trục . vì từ trường đi qua lõi thép là từ trường quay lên để giảm tổn hao lõi thép đ ược làm bằng những lá thép kĩ thuật điẹn day 0,5mm ép lại .Mỗi lá thép kỹ thuật điện đều phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảm tổn hao do dòng xoáy gây lên
Dây quấn
Dây quấn stato làm bằng dây dẫn bọc cách điện (dây điện từ ) và được đặt trong
các rãnh của lõi thép kiểu dây quấn hình dạng và cách bố trí sẽ được trình bày trong phần cơ sở thiết kế dây quấn stato động cơ không đồng bộ
vỏ máy làm bằng nhôm hoặc gang , dùng để cố định lõi thép và dây quấn cũng như cố đinh bệ máy , không dùng để làm mạch dẫn từ . Đối với máy có công suất lớn (1000 kW) thường dùng thép tấm hàn lại thành vỏ .Tuỳ theo cách làm nguội máy mà dạng vỏ cũng khác nhau : kiểu vỏ hở , vỏ bảo vệ , vỏ kín …Hai đầu vỏ có nắp máy và ổ trục .Vỏ máy và nắp máy còn dùng để bảo vệ máy
Rôto
Rôto là phần quay có lõi thép , dây quấn và trục máy
- lõi thép
nói chung lõi thép vẫn làm bằng lá thép kĩ thuật điện như lõi thép của stato .Lõi thép đựơc ép lên một góc của roto của máy hoạc ép trực tiếp lên trục máy
Dây quấn roto
Có hai loại chính : roto lồng sóc và roto dây quấn
loại roto kiểu dây quấn :dây quấn giồng như dây quấn của stato .Trong máy điện cỡ trung bình trở lên thường dùng dây quấn kiểu sóng 2 lớp vì bớt được những đầu nối, kết cấu dây quấn chặt chẽ .Trong máy điện cỡ nhỏ thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp . Dâu quấn 3 pha của roto thường đấu sao còn 3 đầu kia nối vào 3 vành trượt thường làm bằng đồng cố định ở một đầu trục và thông qua chổi than có thể đấu với mạch điện bên ngoài.
Đặc điểm của loại động cơ điện roto kiểu dây quấn là có thể thông qua chổi than đưa điện trở phụ hay suất điện động phụ vào mạch điện roto để cải thiện hệ số công suất mở máy .Khi máy làm việc binh thường dây quấn roto được nối ngắn mạch.
Loại roto kiểu lồng sóc : kết cấu của loại dây quấn này rất khác so với dây quấn stato .Trong mỗi rãnh của lõi thép roto đặt vào thanh dẫn bằng đồng hay nhôm dài ra khỏi lõi thép và được nối tắt lại ở hai đầu bằng 2 vành ngắn mạch bằng đồng hay nhôm làm thành các lồng mà ngưòi ta gọi là lồng sóc
Ở các máy công suất nhỏ , lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rototạo thành thanh nhôm , hai đầu đúc vòng ngắn mạch và cách quạt làm mát .Dây quấn roto lồng sóc không cần cách điện với lõi thép . Để cải thiện tinh năng mở máy trong máy công suất lớn rãnh roto có thể làm thành rãnh sâu hoặc làm thành 2 rãnh (lồng sóc kép).Trong máy điện cỡ nhỏ rãnh roto thường làm chéo đo một góc so với tâm trục
Động cơ roto lồng sóc là loại rất phổ biến do giá thành rẻ và làm việc tin cậy. Động cơ roto dây quấn có ưu điểm về mở máy và điều chỉnh tốc độ của động cơ song gia thành cao và vận hành kém tin cậy hơn
iii)Khe hở
Vì roto là một khối tròn nên khe hở đều , khe hở trong máy điện không đồng bộ rất nhỏ (0,2 →1mm)trong máy điện cỡ nhỏ và vừa) để hạn chế dòng điện từ hoá lấy từ lưới điện và như vậy mới có thể nâng cao hệ số công suất mở máy
3/ Vai trò
Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều chủ yếu làm động cơ điện .Do kết cấu đơn giản làm việc hiệu quả cao , giá thành lại hạ nên động cơ không đồng bộ là loại máy được dùng rộng rãi nhất trong nghành kinh tế quốc dânvới công từ vài trục đến vài nghìn kW .Trong công nghiệp thường dùng máy điện không đồng bộ làm nguồn động lực cho các máy cán thép