Ngày nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ của điện tử và công nghệ thông tin, hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao đã ra đời. Những thiết bị này đã góp phần nâng cao đời sống cho con người và chúng có một ý nghĩa lớn trong cuộc cánh mạng công nghệ. Các thiết bị đó chính là các bộ Chip và công nghệ chế tạo ra chúng, chúng là thành quả của công nghệ bán dẫn tích hợp, mặc dù với vẻ bề ngoài nhỏ bé nhưng những con Chip, những bộvi xử lý lại có một sức mạnh không hề “nhỏ” chút nào.
27 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công nghệ chip tích hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
2
3
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ của điện tử và công nghệ thông tin,
hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao đã ra đời. Những thiết bị này đã góp phần nâng
cao đời sống cho con người và chúng có một ý nghĩa lớn trong cuộc cánh mạng công
nghệ. Các thiết bị đó chính là các bộ Chip và công nghệ chế tạo ra chúng, chúng là
thành quả của công nghệ bán dẫn tích hợp, mặc dù với vẻ bề ngoài nhỏ bé nhưng
những con Chip, những bộ vi xử lý lại có một sức mạnh không hề “nhỏ” chút nào.
Chúng có thể làm những việc mà con người ngần như khó có thể làm làm được. Chip
và bộ vi xử lý chúng chính là trái tim và bộ óc của chiếc máy tính cũng như trái tim và
bộ óc của con nguời vậy điều khiển mọi hoạt động, tiếp nhận mọi thông tin…để xử lý
rồi đưa ra cho chúng ta kết quả như mong đợi.
Trong bài báo cáo này em tập trung tìm hiểu về lịch sử, công nghệ NetBurst,
công nghệ Intel Core và ứng dụng của chúng trong các dòng Chip của Intel cũng như
các công nghệ mới nhất sử tích hợp trong Chip.
Nội dung báo cáo chia 2 phần:
Phần I CÔNG NGHỆ CHIP TÍCH HỢP
Chia làm 2 chương:
Chương 1 Khái niệm và lịch sử của chip-vi mạch tích hợp
Trình bày khái niệm về chip và lịch sử phát triển của chip-vi mạch tích hợp
Chương 2 Mô hình phát triển cho các hệ thống tích hợp trên vi mạch
Trình bày khái niệm SoC, NoC và mô hình phát triển chip hệ thống tích hợp hiện
nay
Phần II TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ CHIP CỦA INTEL
Chia làm 2 chương
Chương 3 Khái quát các dòng Chip và công nghệ tích hợp trong Chip của
Intel
Trình bày sơ lược lịch sử các dòng Chip và công nghệ chế tạo Chip của Intel
Chương 4 Nền tảng Chip sử dụng công nghệ mới của Intel
Trình bày một số nền tảng chip tích hợp sử dụng công nghệ mới của Intel
4
PHẦN I CÔNG NGHỆ CHIP TÍCH HỢP
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ CỦA CHIP-VI MẠCH TÍCH HỢP
1.1. Khái niệm Chip-vi mạch tích hợp
1.1.1. Khái niệm về Chip
Chip là một vi mạch điện tử tích hợp được cấu tạo để thực hiện một chức năng
cụ thể nào đó hoặc được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
1.1.2. Khái niệm Chipset
Chipset là một nhóm các Chip làm việc như một đơn vị độc lập để thực hiện một
hay nhiều chức năng có liên quan đến nhau nào đó
Ví dụ:
- Modem chipset bao gồm tất cả các mạch tích hợp đảm nhận việc truyền và nhận
thông tin.
- Chipset Intel 850 dùng để điều khiển bo mạch hệ thống dùng cho CPU Pentium4
(Pemtium 4 motherboard). Nó bao gồm :
+ Chip điều khiển nhập xuất thế hệ thứ 2 (ICH2 - I/O Controller Hub) hỗ trợ: 4
cổng USB + 6 Kênh âm thanh AC'97 + Giao tiếp mạng tích hợp 10/100 Mbps + 2 kênh
ATA-100 + Kênh giao tiếp CNR + Các cổng giao tiếp chuẩn 64-bit PCI.
+ Chip điều khiển truy cập bộ nhớ (MCH - Memory Controller Hub) hỗ trợ : 2
khe cắm RDRAM cho phép tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ đạt tới 3.2
Gigabytes/s. Kênh truyền AGP 4X cũng được điều khiển bởi MCH cho phép chuyển
giao dữ liệu trực tiếp giữa card màn hình và bộ nhớ với tốc độ lên tới 1 Gigabytes/s.
5
Hình 1.1: Chipset Intel 850
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chip-vi mạch tích hợp
Sự hình thành và phát triển của chíp gắn liền với sự hình thành, phát triển
của công nghệ bán dẫn, sự phát hiện ra transistor và tính năng của nó, nên khi tìm
hiểu về vấn đề này ta sẽ tìm hiểu sự ra đời và phát triển của công nghệ bán dẫn:
- Năm 1947, J.Bardeen & W.Brattain (AT&T Bell., USA ) phát minh ra
“Point Contact Transistor” đây là một đột phá trong nỗ lực tìm ra thiết bị mới thay
thế cho ống chân không. Dòng điện vào ( Bên trái hình tam giác ) được truyền qua
lớp dẫn điện bề mặt bản Germanium và được khuếch đại thành dòng ra ( bên phải
hình tam giác ). Sở dĩ thiết bị khuếch đại dòng điện này có tên là TRANSISTOR vì
nó là một loại điện trở ( Resistor) hay bán dẫn có khả năng truyền điện ( TRANfer)
6
Hình 1.2: thí nghiệm phát minh Transistor đầu tiên
- Năm 1950, W.Shockley ( AT&T Bell Lab, USA) phát minh ra transistor kiểu
tiếp hợp. Đây là mô hình đầu tiên của loại Bipolar transistor sau này.
Hình 1.3: Transistor kiểu tiếp hợp
7
- Năm 1958, J.Kilby ( Texas Instruments, Mỹ) phát minh ra mạch IC (Integrated
circuit ) đầu tiên, mở đầu cho thời kỳ hoàng kim của vi điện tử. Điểm quan trọng trong
phát minh của Kilby là ở ý tưởng về việc tích hợp các thiết bị điện tử (điện trở,
transistor, condenser) lên trên bề mặt tấm silicon.
- Năm 1959, J. Hoerni và R Noyce ( Fairchild, Mỹ) thành công trong việc tạo ra
transistor trên một mặt phẳng silicon. Hình dưới là transistor với cả 3 cực ( base,
emitter, colector) cùng nằm trên một mặt phẳng.
Hình 1.4: Transistor với cả 3 cực ( base, emitter, colector)
- Năm 1961, cũng chính J. Hoerni và R. Noyce đã tạo ra mạch flip-flop ( với 4
transistor và 5 điện trở) trên mặt silicon.
- Năm 1970, G.-E. Smith và W.-S. Boyle ( AT&T Bell Lab., USA) tạo ra mạch
CCD 8-bit.
Hình 1.5: CCD 8-bit
8
- Năm 2004, công ty Intel của Mỹ chế tạo chip Pentium 4 với trên 42 triệu con
trasistor.
Hình 1.6: Chip Pentium 4 của Intel
- Năm 2005, ê kíp liên kết giữa IBM, Sony, Sony Computer Entertainment, và
Toshiba giới thiệu Chip CELL đa lõi ( multi-core), hoạt đọng với tốc độ 4
GHz, đạt tốc độ xử lý lên tới 256 Gflop.
- Năm 2008 Intel trình làng Chip chứa 2 tỷ transistor đầu tiên
Vậy với khoảng nửa thế kỷ kể từ ngày Kilby đề xuất ra ý tưởng về IC, Ngành
công nghệ vi mạch đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Sự tăng trưởng ở tốc độ chóng
mặt của ngành công nghệ vi mạch là chìa khoá quan trọng bậc nhất trong cuộc cách
mạng công nghệ thông tin ngày nay.
9
CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHO CÁC HỆ THỐNG TÍCH HỢP
TRÊN VI MẠCH
2.1. KHÁI NIỆM SYSTEM-ON-A-CHIP VÀ NETWORK-ON-CHIP
2.1.1. Khái niệm System-on-a-Chip
System-on-a-Chip ( SoC ) là hệ thống trên một vi mạch được xây dựng trên ý
tưởng tích hợp tất cả các thành phần của một hệ thống máy tính lên trên một vi mạch
đơn ( hay còn gọi là một chip đơn ). Hệ thống SoC này có thể bao gồm các khối chức
năng số, tương tự, tín hiệu kết hợp ( mixed-signal ) và các khối tần số ra radio ( RF ).
Hệ thống trên một vi mạch đôi khi còn được gọi là hệ thống đơn chip hay hệ thống
“sốc” (SoC).
2.1.2. Khái niệm Network-on-Chip
Network-on-Chip ( NoC ) tạm dịch nghĩa là “Mạng trên vi mạch”, là một khái
niệm dùng để chỉ một loại kiến trúc truyền thông trên vi mạch dựa trên ý tưởng tích
hợp kiến trúc mạng máy tính lên trên một vi mạch đơn.
2.2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHO CÁC HỆ THỐNG TÍCH HỢP TRÊN VI
MẠCH
Công nghệ tích hợp vật liệu bán dẫn không ngừng được cải tiến nhờ Định luật
Moore (số lượng transistors trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi hai
năm). Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ tích hợp bán dẫn cho phép các nhà thiết
kế xây dựng các hệ thống hoàn chỉnh chỉ trên một vi mạch và do đó hình thành thuật
ngữ "hệ thống trên một vi mạch" (SoC: System-on-Chip). Hệ thống SoC được biết đến
như là một phương pháp thiết kế cho phép tích hợp khoảng vài chục IPs trên một vi
mạch với khoảng vài chục triệu transistors. Hiện nay khả năng tích hợp lớn nhất cho
phép trên một vi mạch vào khoảng 2 tỷ transistors (theo Intel). Với số lượng lớn
transistor trên một vi mạch cho phép các nhà thiết kế tích hợp nhiều hơn nữa các đơn vị
tính toán, còn gọi là IP (Intellectual Property), vào cùng một hệ thống SoC. Các khối
tính toán này có thể là các bộ xử lý (processors), các bộ xử lý tín hiệu số (DSP), các bộ
mã hoá và giải mã, các bộ nhớ RAM/ROM, hay các đơn vị xử lý vào/ra (Ethernet,
Bluetooth),…
10
Với một số lượng lớn các IP được tích hợp lên cùng một hệ thống SoC, các
phương thức truyền thông truyền thống như kết nối điểm–điểm, kết nối một bus chung
không còn đáp ứng được nhu cầu truyền thông trên các vi mạch lớn. Nhằm đáp ứng
nhu cầu truyền thông ngày càng cao giữa các khối tính toán trên chip, kiến trúc truyền
thông bus phân tầng (hierarchical bus) được đề xuất và nhanh chóng được đưa vào ứng
dụng cho các hệ thống SoC phức tạp. Kiến trúc bus phân tầng này sử dụng các bus cục
bộ để thực hiện truyền thông giữa các IP gần nhau và có lưu lượng truyền thông qua lại
cao. Việc truyền thông giữa các IP trên các bus khác nhau được thực hiện thông qua
các cầu nối bus (bus bridge). Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời vì kiến trúc
truyền thông này chỉ giải quyết được một phần nào nhu cầu truyền thông trên vi mạch
chứ không thể giải quyết triệt để bài toán truyền thông trên các hệ thống SoC phức tạp.
Hình dưới đây mô tả một hệ thống SoC hiện tại với một kiến trúc truyền thông tích hợp
bao gồm bus, bus phân tầng và kết nối điểm–điểm.
Hình 2.1: Kiến trúc một hệ thống SoC điển hình
Để giải quyết vấn đề truyền thông trên các vi mạch lớn, một phương thức truyền
thông mới dựa trên ý tưởng mạng internet được đề xuất vào khoảng năm 2000, gọi là
mô hình mạng trên vi mạch (NoC: Network-on-Chip),
11
Hình 2.2: Mô hình mạng trên vi mạch
Cho đến hiện nay, có nhiều trung tâm nghiên cứu hàng đầu (thuộc trường đại
học, viện nghiên cứu, tập đoàn sản xuất vi mạch ứng dụng) trên thế giới nghiên cứu và
phát triển mô hình NoC. Mô hình NoC được xem như là một giải pháp truyền thông
trên chip thay thế các mô hình truyền thông cổ điển trước đây với nhiều ưu điểm vượt
trội: tính linh hoạt trong thiết kế, khả năng mở rộng thiết kế, lưu lượng truyền thông
cho phép cao, tối ưu năng lượng tiêu thụ, tính mô đun hóa. Tính mềm dẻo của mô hình
NoC thể hiện ở khả năng truyền thông động nhờ kỹ thuật chuyển mạch gói. Với các hệ
thống có độ tích hợp cao, mô hình NoC cho phép mở rộng kiến trúc mạng truyền thông
bằng cách thêm các nút mạng mà không làm giảm hiệu suất truyền thông của các kênh
truyền thông khác trong mạng. Kết nối giữa các đơn vị truyền thông ngắn (tối đa bằng
khoảng cách giữa các nút mạng với nhau) giúp cho truyền thông có thể đạt được lưu
lượng tối đa trên từng kênh cục bộ. Lưu lượng truyền thông cả mạng được tính bằng
tổng lưu lượng truyền thông của các kênh được thiết lập. Ngoài ra, năng lượng tiêu thụ
có thể giảm khi kênh truyền thông không được kích hoạt. Với nhiều ưu điểm, mô hình
NoC được xem như là một sự lựa chọn hứa hẹn cho các hệ thống SoC phức tạp trong
tương lai, khi các thiết kế có thể lên tới hàng tỷ transistors.
Theo ITRS (International Technology Roadmap for Semiconductors) 2005 dự
đoán, các nghiên cứu cơ bản về NoC sẽ hoàn tất vào khoảng cuối năm 2008 và đến
năm 2010 sẽ cho ra những sản phẩm ứng dụng thực tế được gắn các vi mạch dựa trên
mô hình NoC.
12
PHẦN II TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ CHIP CỦA INTEL
CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT CÁC DÒNG CHIP VÀ CÔNG NGHỆ TÍCH
HỢP TRONG CHIP CỦA INTEL
3.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CÁC DÒNG CHIP CỦA INTEL
Các thế hệ chip ngày nay của Intel đã khác biệt khá nhiều so với những dòng
chip đầu tiên do hãng chế tạo - chẳng hạn như Intel 4004, hoặc Intel 4040 (năm 1971).
Khác biệt đó không chỉ ở tốc độ (xung nhịp đồng hồ) mà còn ở nền tảng và công nghệ
chế tạo CPU. Công nghệ vi xử lý 180nm hoặc cũ hơn đang dần lui vào dĩ vãng để
nhường bước cho các công nghệ mới hơn như 130nm, 90nm, 65nm, 45nm, 32nm… Về
cơ bản, khả năng xử lý của chip Intel tính cho tới thời điểm hiện nay vẫn tuân thủ theo
quy luật Moore – có nghĩa cứ mối gần 2 năm, tốc độ tính toán của loại chip mới sẽ tăng
lên gấp đôi.
Mặc dù loại chip đầu tiên của Intel xuất hiện từ năm 1971, nhưng phải mất
nhiều năm sau (đến 1978), bộ vi xử lý này mới được ứng dụng rộng rãi và được nhiều
người biết tới. Có một số mốc quan trọng trong lịch sử phát triển chip Intel, đó là: 8086
(1978), i486 (1989), Pentium (1983), Celeron (1998), Pentium IV (2000), và gấn đây
nhất là dòng chip “lõi kép” và “lõi tứ”. Tất cả các loại chip của Intel đều là bộ xử lý
x86, ngoại trừ một số model như: iAPX 432; i960; Itanium1 và Itanium2.
- Intel 8088 -- 1979 (4MHz)
Intel 8088, chủng loại chip được sử dụng cho những chiếc PC đầu tiên trên thế
giới. Intel 8088 là loại chi 16-bit, chạy ở tốc độ 4MHz và chỉ có thể hỗ trợ tối đa tới
1MB RAM.
- Intel 80286 -- 1982 (6MHz-20MHz)
Là loại chip 16-bit có khả năng hỗ trợ tới 16 MB RAM. Intel 80286 có thể tương
tác với bộ nhớ ảo và là loại chip “thực” đầu tiên do có khả năng xử lý đồng thời nhiều
tác vụ cùng lúc. Tính năng này được ứng dụng cho các hệ điều hành Windows trong
tương lai và vẫn mãi là đặc điểm trụ cột của dòng chip Intel. Tốc độ tối đa của Intel
80286 là 6MHz, nhưng một số phiên bản sau này có thể chạy ở tốc độ 20MHz.
- Intel 386 -- 1988 (12,5MHz - 33MHz)
13
Với Intel 386, lần đầu tiên một chiếc PC mới tỏ ra hữu ích thực sự. Intel 386 là
bộ xử lý 32-bit đầu tiên dành cho máy tính cá nhân. Nó có thể tương thích với các loại
card 32-bit, và hỗ trợ tối đa tới 4GB bộ nhớ thực và 64TB (terabyte) bộ nhớ ảo. Intel
386 có nhiều phiên bản, với tốc độ dao động trong khoảng từ 12,5MHz tới 33MHz.
- Intel 486 – 1991 (120MHz)
Là thế hệ kế tiếp của dòng chip Intel, 486 mang đến khả năng xử lý cao hơn hẳn
so với các loại chip trước đây. Tốc độ của Intel 486 là 120MHz, và hiện nay vẫn được
dùng cho một số hệ thống.
- Pentium
Pentium có thể nói là dòng chip đa dạng nhất hiện nay, bởi nó có rất nhiều phiên
bản với tốc độ cũng rất khác nhau. Pentium có nhiều đột phá mang tính “cách mạng”,
và luôn đi kèm với sự lớn mạnh của Intel trong nhiều năm qua.
+ Pentium Pro -- 1995-1997 (150MHz-200MHz)
Được sử dụng cho dòng máy tính để bàn và máy chủ cao cấp, Pentium Pro tăng
khả năng hỗ trợ tối đa bộ nhớ từ 4GB lên 64GB. Pentium Pro có cache L2 từ 512KB -
1MB; sử dụng bus hệ thống 60MHz hoặc 66MHz; chứa 5,5 tới 62 triệu transitor.
Pentium Pro được chế tạo trên công nghệ vi xử lý 350nm.
+ Pentium MMX -- 1997-1999 (233MHz-300MHz)
Số lượng transitor của Pentium MMX là 4,5 triệu; được chế tạo trên công nghệ
vi xử lý 350nm (đối với phiên bản dành cho máy tính đề bản), và 250nm (đối với phiên
bản dành cho thiết bị di động).
+ Pentium II -- 1997-1999 (233MHz-450MHz)
Pentium II có bus hệ thống 66MHz hoặc 100MHz. Các model Pentium II dành
cho máy tính để bàn có 7,5 triệu transistor với 512KB cache L2 ; trong khi phiên bản
dành cho thiết bị di động có 27,4 triệu transistor với 256KB cache L2.
+ Pentium II Xeon -- 1998-1999 (400MHz-450MHz)
Chủ yếu sử dụng cho dòng máy chủ cao cấp “2-way” và “4-way”, Pentium II
Xeon có 100MHz bus hệ thống và cache L2 từ 512KB - 2MB.
+ Pentium III -- 1999-2001 (500MHz-1,13GHz)
14
Pentium III được công bố trong giai đoạn 1999-2001. Bộ vi xử lý này có bus hệ
thống 100MHz hoặc 133MHz; 512KB hoặc 256KB cache L2. Phụ thuộc vào từng
model mà Pentium III có từ 9,5 – 28 triệu transitor. Pentium III được sản xuất trên
công nghệ vi xử lý 250nm và 180nm.
+ Pentium III Xeon -- 1999-2001 (500MHz-933MHz)
Cũng được công bố trong thời kỳ 1999-2001, Pentium III Xeon chủ yếu được
dành cho loại máy chủ từ “2-way” tới “8-way”. Xeon thường có cache tối đa lên tới
2MB.
+ Pentium 4 -- 2000 (1,4-3,4GHz)
Là kiến trúc Pentium mới nhất được giới thiệu từ năm 2000, Pentium IV bắt đầu
với 400MHz bus hệ thống và 256KB cache L2 (sau này tăng lên 800MHz và 2MB).
Những phiên bản đầu tiên của Pentium IV có 42 triệu transitor, được chế tạo trên công
nghệ vi xử lý 180nm.
- Pentium M
Là một phần của nhãn hiệu Centrino dành cho các chủng loại máy tính xách tay,
Pentium M hiện đang có 2 phiên bản: “Banias” và “Dothan”. Banias là tên mã của
Pentium M được giới thiệu năm 2003 với tốc độ 1,6MHz - tương đương với hiệu suất
của Pentium IV “Northwood” 2,4MHz. Trong khi đó, “Dothan” là thế hệ thứ hai của
Pentium M, được giới thiệu năm 2004 với nhiều phiên bản: Pentium M 715 (1,5 GHz),
725 (1,6 GHz), 735 (1,7 GHz), 745 (1,8 GHz), 755 (2 GHz), and 765 (2,1 GHz).
“Dothan” được chế tạo trên công nghệ vi xử lý 90nm, hỗ trợ chuẩn PCI Express, Serial
ATA và Gigabit Ethernet.
- Pentium D
Pentium D là một series gồm nhiều bộ xử lý với phiên bản đầu tiên (tên mã
“Smithfield”) được Intel giới thiệu hồi cuối tháng 5/2005 vừa qua. Pentium D sẽ tích
hợp 2 chip Pentium IV Prescott trên một tấm silicon đơn (hay còn được gọi với cái tên
là “chip lõi kép”). Pentium D là dòng chip “lõi kép” dành cho máy tính để bàn có các
tốc độ: 2,8GHz, 3GHz, hoặc 3,2GHz. Dòng chip này không hỗ trợ công nghệ siêu phân
luồng (HT), hay ít ra là cũng trong giai đoạn hiện nay.
15
- Pentium Extreme Edition
Pentium Extreme Edition (EE)cũng là chip lõi kép nhưng lại được xây dựng trên
lõi của “Smithfield” (phiên bản đầu của Pentium D). Pentium EE hỗ trợ công nghệ HT,
do vậy sẽ có 4 bộ xử lý logic. Tốc độ của Pentium EE là 3,8GHz,
3.2. CÔNG NGHỆ VI KIẾN TRÚC NETBURST VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC
DÒNG CHIP CỦA INTEL
3.2.1. Giới thiệu công nghệ vi kiến trúc NetBurst của Intel
Công nghệ vi kiến trúc NetBurst của Intel được ứng dụng rộng rãi trong các
dòng Chip của Intel, xuất hiện lần đầu tiên 11 năm 2000 trong bộ xử lý Pentium IV.
Và nó là công nghệ hoàn toàn mới so với các bộ Chip xử lý cũ (Pentium II, Pentium
III và Celeron sử dụng vi kiến trúc P6). Đặc điểm đáng kể nhất của vi kiến trúc
NetBurst là được áp dụng một số công nghệ nổi bật như:
- Hyper Pipelined Technology (HPT): mở rộng số hàng lệnh xử lý
- Execution Trace Cache (ETC): tránh tình trạng lệnh bị chậm trễ khi chuyển từ bộ
nhớ đến CPU,
- Rapid Execution Engine tăng tốc bộ đồng xử lý toán học, bus hệ thống (system
bus) 400 MHz và 533 MHz
Các công nghệ Advanced Transfer Cache, Advanced Dynamic Execution,
Enhanced Floating point và Multimedia Unit, Streaming SIMD Extensions 2 (SSE2),
cũng được cải tiến nhằm tạo ra những bộ xử lý tốc độ cao hơn, khả năng tính toán
mạnh hơn, xử lý đa phương tiện tốt hơn.
3.2.2. Ứng dụng công nghệ vi kiến trúc NetBurst vào các dòng Chip của Intel
3.2.2.1. Pentium IV
Pentium IV đầu tiên (tên mã Willamette) xuất hiện cuối năm 2000 đặt dấu chấm
hết cho "triều đại" Pentium III. Willamette sản xuất trên công nghệ 180 nm, có 42 triệu
transistor (gấp đôi so với Pentium III), bus hệ thống (system bus) 400 MHz, bộ nhớ
đệm tích hợp L2 256 KB, socket 423 và 478. Pentium IV Willamette có một số tốc độ
như 1,3GHz;1,4GHz;1,5GHz;1,6GHz;1,7GHz; 1,8GHz; 1,9GHz; 2,0 GHz.
16
Ghi chú:
- Socket 423 chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, từ tháng 11 năm 2000
đến tháng 8 năm 2001 và bị thay thế bởi socket 478.
- Xung thực (FSB) của Pentium IV là 100 MHz nhưng với công nghệ Quad Data
Rate cho phép bộ xử lý truyền 4 bit dữ liệu trong 1 chu kỳ, nên bus hệ thống
của bộ xử lý là 400 MHz.
3.2.2.2. Pentium Northwood
Xuất hiện vào tháng 1 năm 2002, được sản xuất trên công nghệ 0,13 µm, có
khoảng 55 triệu transistor, bộ nhớ đệm tích hợp L2 512 KB, socket 478. Northwood có
3 dòng gồm Northwood A (system bus 400 MHz), tốc độ 1,6GHz, 1,8GHz, 2,0GHz,
2,2GHz, 2,4GHz, 2,5GHz, 2,6GHz và 2,8 GHz. Northwood B (system bus 533 MHz),
tốc độ 2,26 GHz, 2,4 GHz, 2,53 GHz, 2,66 GHz, 2,8 GHz và 3,06 GHz (riêng 3,06
GHz có hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading - HT). Northwood C
(system bus 800 MHz, tất cả hỗ trợ HT), gồm 2,4 GHz, 2,6 GHz, 2,8 GHz, 3,0 GHz,
3,2 GHz, 3,4 GHz.
3.2.2.3. Bộ xử lý Celeron
Bộ xử lý Celeron được thiết kế với mục tiêu dung hòa giữa công nghệ và giá cả,
đáp ứng các yêu cầu phổ thông như truy cập Internet, Email, chat, xử lý các ứng dụng
văn phòng.
- Celeron Willamette 128: sản xuất 2002, bản "rút gọn" từ Pentium IV
Willamette, sản xuất trên công nghệ 180 nm, bộ nhớ đệm L2 128 KB, bus hệ
thống 400 MHz, socket 478. Celeron Willamette 128 hỗ trợ tập lệnh MMX,
SSE, SSE2. Một số bộ xử lý thuộc dòng này như Celeron 1.7 (1,7 GHz) và
Celeron 1.8 (1,8 GHz).
- Celeron NorthWood 128: "rút gọn" từ Pentium IV Northwood, công nghệ 130
nm, bộ nhớ đệm tích hợp L2 128 KB, bus hệ thống 400 MHz, socket 478.
Celeron NorthWood 128 cũng hỗ trợ các tập lệnh MMX, SSE, SSE2, gồm
Celeron 1.8A, 2.0, 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2