Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm2006, độ che phủ rừng của Việt Nam là 38% trên diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước.
19 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Giám sát ngành lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006, độ che
phủ rừng của Việt Nam là 38% trên diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc
thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước.
Theo số liệu thống kê hiện nay, ngành lâm nghiệp đóng góp khoảng 1% cho Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị
kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ là
khoảng 3-4%. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm
2006 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 38 %, trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng
27-28 %), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanh đáng kể, đạt khoảng 1,5 tỷ
USD vào năm 2005.
Hiện nay, ước tính có khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang
sống ở vùng rừng núi, vùng sâu và vùng xa. Phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc
sống còn nghèo, khó khăn và phụ thuộc nhiều vào rừng. Cũng vì vậy mà ngành lâm nghiệp
còn có vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng
miền núi và nông thôn.
Rừng Việt Nam còn đóng vai trò bảo đảm sự bền vững môi trường của quốc gia, đặc
biệt là bảo vệ đầu nguồn các con sông lớn, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, hạn chế lũ lụt
và hạn hán, chống cát bay bảo vệ vùng bờ biển. Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc,
Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhất của quá trình
thay đổi khí hậu toàn cầu. Do đặc thù về sinh học, rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng làm
giảm sự nóng lên của trái đất. Vì vậy, quản lý rừng bền vững, đặc biệt là hệ thống rừng ngập
mặn, cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác động tiêu cực của quá trình thay đổi
khí hậu toàn cầu đang xảy ra.
Trong suốt mấy thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý rừng, đất rừng và của ngành lâm nghiệp nói chung. Vào những năm 90,
Chính phủ đã có những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế tỷ lệ mất rừng, tăng độ che phủ rừng
thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án về bảo vệ và phát triển rừng, như: Chương
trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cho giai đoạn
1998-2010. Cùng với mục đích này, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai
đoạn 2006-2020.
Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực quản lý của ngành đó là cải
thiện hệ thống thông tin và số liệu sao cho có hệ thống, cập nhật và có độ chính xác cao. Qua
đó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách lập qui hoạch, kế hoạch khả thi hơn và
xây dựng chính sách tốt hơn. Bộ Nông nghiệp và PTNT hoan nghênh sáng kiến của Đối tác
1Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Lời giới thiệu
2
Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) về xây dựng bộ chỉ số giám sát ngành lâm nghiệp. Bộ chỉ
số và các cơ sở dữ liệu này là các modun quan trọng cho một Hệ thống thông tin giám sát
ngành lâm nghiệp tổng thể (FOMIS) hiện đang được xây dựng.
Báo cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam được phản ảnh thông qua những chỉ số
quan trọng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện, những thành tựu đạt được và tác động của chiến
lược, các chương trình, đề án, dự án quan trọng của ngành. Báo cáo này cung cấp và phân
tích những số liệu sẵn có và được sử dụng làm số liệu cơ sở (năm 2005) để dễ dàng so sánh
các số liệu của ngành trong tương lai.
Những chỉ số này còn phản ảnh một cách tiếp cận mới về đánh giá hiệu quả của ngành
lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá khứ báo cáo thường chỉ dựa vào đầu vào và chỉ tiêu đạt
được, nay chúng ta sẽ chuyển hướng tập trung vào một hệ thống quản lý dựa vào kết quả,
xem xét các tác động, đầu ra và hiệu quả đạt được.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ‘Báo
cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam”. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp
của Tổ công tác Giám sát bao gồm các cán bộ của các Cục, các Vụ trong Bộ và các Bộ ngành
liên quan, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong suốt quá trình thu thập, phân tích, xây
dựng và xuất bản báo cáo này. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của
Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp (FSSP-CO) đặc biệt là Tiến sỹ Paula
Williams đã giúp chúng tôi hiệu đính bản tiếng Anh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính
của Quỹ Ủy thác Ngành Lâm nghiệp (TFF) do Chính phủ các nước Phần Lan, Hà Lan, Thụy
Điển (Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển – Sida) và Thụy Sỹ (Cơ quan Hợp tác và Phát
triển Thụy Sỹ - SDC) tài trợ.
Đây là lần đầu tiên Báo cáo giám sát ngành lâm nghiệp được xây dựng nên không
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân cùng bạn đọc để có thể hoàn thiện trong những lần báo cáo sau.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Hứa Đức Nhị
Thứ trưởng
Bộ NN và PTNT
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
Mục đích của báo cáo
• Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia về nội dung chủ yếu của các
chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp.
• Sử dụng để giám sát các chương trình hành động lớn của ngành như Chiến lược phát
triển lâm nghiệp quốc gia 2006-2020, Kế hoạch 5 năm của ngành và Dự án Trồng mới 5
triệu ha rừng.
• Giám sát và đánh giá các kết quả, các tác động chính của các hoạt động lâm nghiệp nhằm
kịp thời phát hiện, sửa chữa và cải tiến công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và chính sách
của ngành, góp phần giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia và của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
• Cung cấp các số liệu cần thiết cho các báo cáo của Bộ và ngành lâm nghiệp cho các cơ
quan của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các Thoả thuận quốc tế mà Việt nam đã tham
gia.
Bộ chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở cách lập kế hoạch
được định hướng theo mục tiêu và kết quả của Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai
đoạn 2006-2020, sử dụng Khung lô gíc được đơn giản hoá để phục vụ cho xây dựng, thực thi,
giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược PTLNQG cũng như các chương trình, dự án
lâm nghiệp trọng điểm và từ đó có thể xác định các chỉ tiêu cần thiết cho hệ thống chỉ tiêu
thống kê chuyên ngành lâm nghiệp.
Nội dung của mỗi chỉ tiêu bao gồm định nghĩa, số liệu cơ bản năm 2005 dưới dạng
biểu, biểu đồ, bản đồ, một vài bình luận về số liệu (có sử dụng số liệu của các năm trước để
thuyết minh) và kiến nghị về việc thu thập và nâng cao chất lượng của các số liệu. Các số liệu
chi tiết liên quan đến mỗi chỉ tiêu sẽ được cung cấp dưới dạng đĩa CD đính kèm báo cáo này.
Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát chính của ngành lâm nghiệp và hiện trạng năm 2005
(là năm cơ sở) cũng được cung cấp cho người đọc dưới dạng bản in trên giấy và trên trang
web của Chương trình hỗ trợ đối tác ngành lâm nghiệp (FSSP). Báo cáo này sẽ được xuất bản
5 năm một lần, trong khi các chỉ tiêu giám sát ngành sẽ được cập nhật và công bố hàng năm.
Báo cáo này cũng góp phần xây dựng hệ thống chỉ tiêu của Bộ NN&PTNT và các chỉ
tiêu chuyên ngành tại Quyết định số 71/2006/QĐ-BNN về ban hành bộ chỉ tiêu thống kê
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và xây dựng Hệ thống chỉ tiêu quốc gia bao gồm
24 nhóm chỉ tiêu tại Quyết định số 305/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
10Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
11
Tuy nhiên, do số liệu tản mát ở nhiều cơ quan khác nhau, nên nhiều số liệu cần thiết
vẫn chưa thu thập được, chất lượng của số liệu còn hạn chế và vì vậy còn nhiều việc phải làm
để cải thiện việc thu thập và sử lý các số liệu này.
Tổng quan về Lâm nghiệp Việt nam
Chương "Tổng quan về Lâm nghiệp Việt nam" được trình bày thành 5 phần bắt đầu với
mục "Khái quát về đất nước, con người và rừng của Việt nam". Mục thứ hai trình bày "Vai trò
của rừng và ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân", trong đó nêu rõ các đóng góp của
ngành và tình hình quản lý sử dụng rừng. Mục 3 là " Rừng và lâm nghiệp đối với công cuộc xoá
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn miền núi" và mục 4 về " Rừng và Lâm nghiệp đối
với sự bền vững của môi trường". Mục cuối cùng nêu rõ các mục tiêu và nhiệm vụ của ngành lâm
nghiệp đã được xác định tại Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.
Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động
Các chỉ tiêu thuộc chương này cho thấy Việt nam có 12,6 triệu ha đất có rừng (độ che
phủ rừng là 37%) bao gồm 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,3 triệu ha rừng trồng vào năm
2005. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,
trong khi rừng trồng tập trung ở các vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ.
49,8% diện tích rừng tự nhiên do các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước quản lý,
trong khi các hộ gia đình và tập thể chỉ quản lý 23,5% và còn tới 24,6% diện tích rừng tự
nhiên do UBND xã quản lý, mà thực chất là chưa có chủ quản lý. Xu thế này khác hẳn đối
với rừng trồng với 40,2% diện tích rừng trồng do các hộ gia đình quản lý, trong khi trong khi
diện tích do doanh nghiệp nhà nước trồng chiếm 26% và do các ban quản lý rừng phòng hộ
và đặc dụng trồng chiếm 14,5%.
Nhìn chung, độ che phủ rừng tăng đều đặn từ năm 2000 đến năm 2006 từ 33,2% năm
2000 lên 38% năm 2006, trong các vùng có độ che phủ rừng chung cao nhất là Tây Nguyên
(54%), Bắc Trung Bộ (47,1%) và Đông Bắc Bộ(44,2%). Diện tích đất trống đồi trọc "chưa sử
dụng" còn khoảng 6,36 triệu ha tập trung ở vùng Đông Bắc(1,7 triệu ha) và Tây Bắc Bộ (1,3
triệu ha).
Tổng sản phẩm trong nước của ngành lâm nghiệp theo cách tính hiện hành chỉ chiếm
1,2 % GDP quốc gia và 5,7% GDP của khối nông, lâm, thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm của lâm nghiệp trong 2000-2006 là 0,8% / năm là thấp do chu kỳ sản xuất
lâm nghiệp dài, do không khai thác rừng tự nhiên và do cách tính GDP chưa đầy đủ cho
ngành lâm nghiệp.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 ở Việt nam là 6,84% (theo tiêu chí cũ)
Các chỉ tiêu về kinh tế
Theo cách tính của Tổng Cục Thống Kê, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chỉ
bao gồm giá trị sản xuất của các hoạt động trồng rừng, khai thác và một số dịch vụ lâm
nghiệp với giá trị sản xuất toàn ngành là 9.496 tỷ đồng (giá thực tế) và 6.316 tỷ đồng (giá so
sánh), trong đó khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhất (79,5%), trồng rừng (14,8%). Tuy nhiên giá
trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa phản ánh đầy đủ các đóng góp của ngành và cần được
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
12
tính toán lại theo quan niệm trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 đã được Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTG ngày 5/2/2007.
Tổng trữ lượng gỗ toàn quốc là 811.678.000 m3 trong đó gỗ rừng tự nhiên chiếm
93,4% và gỗ từ rừng trồng chiếm 6,6%. Ba vùng có trữ lượng gỗ rừng tự nhiên lớn nhất là
Tây Nguyên (35,2%), Bắc Trung Bộ (22,6%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (16,1%), trong
khi trữ lượng gỗ từ rừng trồng lớn nhất ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ.
Các chỉ tiêu về xã hội
Chỉ tiêu số xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 phản ánh gián tiếp tình hình
kinh tế xã hội tại các vùng lâm nghiệp trọng điểm và cũng là các xã cần quan tâm đối với các
chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo và phát triển lâm nghiệp và nông thôn. Chương trình
135 giai đoạn 2006-2010 tập trung vào 1644 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc 287
huyện, 45 tỉnh trong cả nước, trong đó các xã đặc biệt khó khăn tập trung hầu hết ở các tỉnh
miền núi phía Bắc.
Số liệu giao và cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cuối năm 2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường cho thấy các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước đang quản lý và sử dụng trên
65% diện tích đất lâm nghiệp, trong khi các hộ gia đình chỉ quản lý và sử dụng khoảng 31%.
Cộng đồng dân cư thôn chỉ quản lý bảo vệ 581.000 ha rừng và đất lâm nghiệp là quá ít so với
tổng số trên 10 triệu ha rừng tự nhiên hiện có, trong khi diện tích giao cho UBND xã quản lý
chiếm trên 2,8 triệu ha, mà thực chất là chưa có chủ. Số liệu về tình hình cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp cuối năm 2004 cho thấy cả nước mới cấp gần 1 triệu giấy
CNQSDĐ cho các hộ gia đình và tổ chức với 43,6% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó cho
các hộ gia đình là 2 triệu ha và tổ chức là 3 triệu ha (đến 30/9/2007 được 62%).
Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung, cho khu vực thành thị / nông thôn và
cho mỗi vùng đều liên tục tăng từ năm 1996 đến nay. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình
cho thấy thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2003-2004 đạt 484.000 đồng và thu
nhập của nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ bằng 1/8 thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất.
Thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 1,27% (2002) và gần 1% (2004) của tổng thu nhập bình
quân.
Việc thống kê số việc làm được tạo ra trong ngành lâm nghiệp là tương đối khó và
hiện chỉ có thể thực hiện gián tiếp hoặc thông qua các chương trình, dự án. Số liệu thống kê
của dự án 661 cho biết cả nước có 389.500 hộ tham gia các hoạt động của dự án 661. Số liệu
thống kê của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN & PTNT) cho thấy cả nước
có trên 250.300 người tham gia các hoạt động chế biến gỗ, trong đó số lao động ở các tỉnh,
thành phố ở phía Nam chiếm 229.100 người (91,5%).
Các chỉ tiêu về môi trường
Các chỉ tiêu chủ yếu về đa dạng sinh học là số lượng các hệ sinh thái quan trọng, số
lượng các loài động, thực vật quý hiếm và tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng (Protected Areas) so
với diện tích tự nhiên cả nước. Hiện tại diện tích rừng đặc dụng ở Việt nam chỉ chiếm khoảng
6% diện tích tự nhiên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố Danh mục các
loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
13
tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Tuy nhiên, hiệu quả và hiệu lực của quy định sẽ
rất hạn chế, nếu quy định này không được cấp nhật hàng năm theo vùng hoặc theo tỉnh, thành
phố.
Việc xác định diện tích rừng theo đai cao và độ dốc giúp cho công tác phân cấp rừng
phòng hộ, rừng trồng phòng hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng và đánh giá gián tiếp khả năng
phòng hộ của các khu rừng. Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy
hoạch rừng cho thấy đất trống đồi núi trọc ở cấp độ dốc trên 25° chiếm 15% diện tích
ĐTĐNT và tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Các chỉ tiêu về Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững
Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến 2010 là một chỉ tiêu trung gian nhằm hướng
đến xây dựng chỉ tiêu "Lâm phận quốc gia ổn định" (Permanent forest estate) để tạo hành
lang pháp lý cho quản lý và phát triển rừng bền vững. Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp
2006-2020 và Quy hoạch đất lâm nghiệp đến 2010 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 16,2
triệu ha bao gồm 5,6 triệu ha đất rừng phòng hộ, 2,2 triệu ha đất rừng đặc dụng và 8,4 triệu ha
đất rừng sản xuất.
Để tái tạo rừng tự nhiên từ rừng tự nhiên nghèo kiệt và trên đất trống có cây gỗ mọc
rải rác, kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đã được áp dụng. Tính đến hết 2006 cả
nước đã khoanh nuôi xúc tiến tái sính tự nhiên có và không trồng bổ sung được 818.398 ha
vượt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên diện tích khoanh nuôi tái sinh thành rừng thấp, trung bình chỉ ở mức
150.000 ha / năm (2001-2005).
Diện tích đất trồng rừng mới hiên nay là khoảng 1,37 triệu ha cho rừng sản xuất, 0,6
triệu ha cho rừng phòng hộ và 0,13 triệu ha cho rừng đặc dụng. Các vùng có nhiều diện tích
đất trồng rừng mới là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc.
Trồng cây phân tán đã trở thành một truyền thống tốt đẹp ở nhiều địa phương. Số
lượng trồng cây phân tán hàng năm của cả nước là khoảng 200 triệu cây /năm trong suốt thời
kỳ 2001-2005.
Diện tích rừng sản xuất năm 2005 là quá nhỏ, mới đạt 4,5 triệu trên 8,5 triệu ha diện
tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất đến năm 2010. Rừng tự nhiên là rừng sản xuất chủ yếu
tập trung ở Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Diện tích rừng trồng sản xuất còn
quá nhỏ bé với diện tích gần 1,4 triệu ha trong đó các vùng có diện tích rừng trồng sản xuất
lớn nhất là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long.
Diện tích trồng rừng mới hàng năm trong giai đoạn 2001-2006 là khoảng 170.000 ha
đến 190.000 ha /năm, trong đó tỷ lệ rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ là tương
đương. Tuy nhiên từ năm 2006 tỷ lệ này đã thay đổi nghiêng về trồng rừng sản xuất, do nhu
cầu gỗ rừng trồng cho thị trường trong nước và quốc tế tăng mạnh.
Diện tích trồng rừng lại hàng năm sau khai thác duy trì ở mức trên dưới 20.000 ha /
năm tức là tương đương với diện tích khai thác hàng năm là 20.000 ha và lượng khai thác là 1
triệu m3 / năm từ rừng trồng (ước sản lượng gỗ là 50 m3 gỗ /ha).
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
14
Hiện chưa có số liệu chính xác về giá trị sản xuất của lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, số
liệu xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ của Tổng Cục Hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu LSNG
năm 2004 đạt 200 triệu USD, trong đó hàng mây tre đan chiếm ưu thế với hơn 70% giá trị
xuất khẩu. Giá trị sản xuất hàng LSNG năm 2004 đạt 300 triệu USD.
Chứng chỉ rừng là đặc biệt quan trọng và cần thiết để sản phẩm gỗ và LSNG của Việt
nam có thể thâm nhập vào thị trường lâm sản thế giới. Cho đến tháng 11/2005 chưa có khu
rừng nào của Việt nam được cấp chứng chỉ của FSC và mới có 86 chứng chỉ CoC đã được
cấp cho các doanh nghiệp chế biến của Việt nam. Năm 2006 mới có một đơn vị duy nhất ở
Việt nam được cấp chứng chỉ rừng FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng là Công ty liên
doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định).
Các chỉ tiêu về Chương trình Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các
dịch vụ môi trường
Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên có diện tích 5,3 triệu ha (chiếm 89,1% diện tích có
rừng) cần tiếp tục nâng cao chất lượng để có được 5,68 triệu ha rừng phòng hộ đến 2010 và
các năm sau, như nhiệm vụ đã xác định trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam
2006-2020. Các vùng có diện tích có rừng phòng hộ chung và đồng thời có diện tích rừng tự
nhiên phòng hộ lớn nhất là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
và Tây Nguyên.
Việt nam hiện có 128 khu bảo tồn thiên nhiên với 30 Vườn quốc gia, 47 khu dự trữ
thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài, 38 khu bảo vệ cảnh quan và tổng diện tích trên 2,34 triệu ha,
trong đó 1,93 triệu ha có rừng, khoảng 412.000 ha chưa có rừng. 95,7% diện tích có rừng đặc
dụng là rừng tự nhiên.
Trong nhiều năm qua, dự án 661 và các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế khác
đã hỗ trợ cho các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và các tỉnh tổ chức khoán bảo
vệ rừng cho các cộng đồng, hộ gia đình nhằm tạo thu nhập cho các hộ nông dân sống phụ
thuộc vào rừng. Diện tích khoán bảo vệ trong giai đoạn 2001-2006 trung bình là 2,7 triệu
ha/năm.
Phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã là một chủ trương đúng đắn, tạo ra chuyển
biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của kiểm lâm theo quan
điểm xã hội hóa nghề rừng và bảo vệ rừng. Hiện cả nước có 57/64 tỉnh, thành phố đã phân
công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, với 4.477 kiểm lâm viên được phân công quản lý
5.310/5.985 xã có nhiều rừng.
Trong giai đoạn 1999-2006 bình quân một năm diện tích bị cháy giảm còn 4.631 ha
trong đó nguyên nhân chính là do người dân đốt nương làm rẫy.
Hàng năm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tuy có giảm từ 59.379 vụ
năm 2000 xuống còn 39.592 vụ năm 2005 và 38.708 vụ năm 2006, tuy nhiên tình tr