Y tế là một ngành quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng không thể thiếu đối với một quốc gia. Do vậy mà người ta sớm quan tâm đến việc đầu tư nghiên cứu các trang thiết bị phục vụ cho nghành Y tế . Cùng với việc phát triển của khoa học công nghệ các phát minh về thiết bị Y tế không ngừng được ra đời nên ngày nay nghành y tế đã được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại hơn nhiều so với trước kia. Nhờ vậy mà các thầy thuốc chẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả hơn .
62 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo máy phá rung tim TEC - 7200, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Y tế là một ngành quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng không thể thiếu đối với một quốc gia. Do vậy mà người ta sớm quan tâm đến việc đầu tư nghiên cứu các trang thiết bị phục vụ cho nghành Y tế . Cùng với việc phát triển của khoa học công nghệ các phát minh về thiết bị Y tế không ngừng được ra đời nên ngày nay nghành y tế đã được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại hơn nhiều so với trước kia. Nhờ vậy mà các thầy thuốc chẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả hơn .
Với sự phát triển ngày càng đa dạng về trang thiết bị y tế thì con người đã chứng tỏ được khả năng cải tạo cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn , nhờ đó mà con người có thể kéo dài tuổi thọ của mình.
Bằng chứng là . Đối với một số bệnh như : Ung thư , lao,và một số bệnh nan y khác mà trước đây người ta không tìm ra phương pháp để chữa trị , thì ngày nay với sự trợ giúp của trang thiết bị y tế hiện đại, các thầy thuốc đã rất thành công trong các ca phẩu thuật phức tạp đời hỏi độ chính xác cao . Nhờ vậy mà các bệnh nan y trước đây đã có thể chửa được .
Trang thiết bị y tế ngày càng đa dạng phong phú trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu đối với mỗi thầy thuốc.
Trong giới hạn đề tài này. Em không thể đề cập được hết tất cả các loại máy mà em chỉ xin được trình bày với quý Thầy , Cô, về nhóm máy phá rung tim TEC - 7200 .
Máy phá rung tim TEC - 7200 là một thiết bị y sinh điển hình dùng trong lĩnh vực y học , cấp cứu , điều trị , thiết bị dùng để phóng điện tích với năng lượng lớn trong khoãng thời gian cực ngắn đến tim bệnh nhân với các trường hợp như : Ngừng tim, những loạn nhịp tim đe doạ tính mạng sẽ được phát hiện nhanh chóng , chính xác và các giải pháp hữu hiệu sẽ được khuyến cáo….
Máy phá rung tim được cấu thành từ rất nhiều khối mỗi khối đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ riêng . Nội dung đề tài sẽ lần lượt giới thiệu từng phần trong khối máy,nhưng do thời gian có hạn nên em chỉ đi sâu vào phân tích khối nguồn của máy.
Qua quá trình làm đề tài dưới sự hướng dẫn tận tình của các thâỳ cô giáo trong trường cùng với sự giúp đỡ của KS : Doãn Tiến Dũng em đã thu thập được một số ít kiến thức để hoàn thành đề tài này . Em rất mong được sự góp ý của quý Thầy , Cô để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn .
em xin chân thành cảm ơn .
phần I
CƠ Sở PHáT SINH TíN HIệU ĐIệN Tim.
((
I.Cơ sở phát sinh điện thế sinh vật của tế bào.
Cơ sở phát sinh điện thế sinh vật của tế bào liên quan chặt chẽ đến chức năng dẫn truyền của nó. Bên trong và bên ngoài của tế bào đều có các ion dương và các ion âm. Những chất chủ yếu quyết định điện tích hai bên màng tế bào là Na+,K+,Cl-. Nồng độ ion ở hai bên màng rất khác nhau.
Tất cả các tế bào sống có tính chất của một pin có cực tính dương quay ra ngoài và âm quay vào trong. Người ta coi tính chất phân cực của màng và trạng thái điện bình thường gọi là điện thế nghỉ ( Khoảng 90 mV).
Khi có kích thích, màng tế bào thay đổi tính thấm và vận chuyển ion, ion Na+ vào trong và K+ ra ngoài. Sự vận chuyển tích cực đó dẫn đến trạng thái cân bằng ion rồi sau đó lại đảo ngược cực tính tế bào. Sự biến đổi lượng ion gây biến đổi điện thế gọi là điện thế động.
Như vậy khi tế bào bắt đầu hoạt động (bị kích thích) điện thế mặt ngoài tế bào sẽ trở thành âm, tính tương đối so với so với mặt trong (khử cực dương). Hiện tượng này gọi là khử cực.
Sau đó tế bào dần lập lại thế cân bằng ion lúc nghỉ , điện thế mặt ngoài trở thành dương tính tương đối (tái lặp cực). Hiện tượng này gọi là tái cực.
II. Cơ sở hình thành tín hiệu điện tim:
Một sợi cơ đồng nhất bao gồm nhiều tế bào, khi hoạt động sợi cơ co lại, lúc đó xuất hiện điện thế động, giữa phần đã được và phần đang được khử cực xuất hiện một điện trường lưỡng cực. Điện trường này lan truyền cùng một tốc độ với sóng dọc theo sợi cơ. Sau đó khoảng nửa giây bắt đầu xuất hiện quá trình tái cực, kèm theo điện trường có cực ngược lại với quá trình khử cực và chuyển động chậm hơn.
Hiện tượng khử cực của một sợi cơ xảy ra rất nhanh và hiệu điện thế cao nên sóng khử cực có biên độ lớn và biến thiên nhanh còn quá trình tái cực xảy ra chậm hơn và điện thế cũng thấp hơn, do đó có tốc độ biến thiên chậm và biên độ nhỏ.
* Quá trình hoạt động co bóp của tim:
Tim là một khối cơ rỗng gồm bốn buồng dầy mỏng không đều nhau. Cấu trúc phức tạp làm cho tín hiệu của tim phát ra (Khử cực và tái cực), thực chất là tổng cộng các tín hiệu điện của các sợi cơ tim, cũng phức tạp hơn một tế bào hay của một sợi cơ như đã nói trên.
Hình.2
Tim hoạt động co bóp theo một thứ tự nhất định, hoạt động này lặp đi lặp lại và mỗi vòng được gọi là chu chuyển của tim. Một chu chuyển của tim gồm 3 giai đoạn :
+Tâm nhĩ thu.
+Tâm thất thu.
+Tâm trương.
Tim hoạt động được là nhờ một xung động truyền qua hệ thống thần kinh tự động của tim. Đầu nút xoang của tim phát xung động toả ra cơ nhĩ của tim làm cho cơ nhĩ khử cực trước, nhĩ bóp và đẩy máu xuống thất. Sau đó nút nhĩ thất Tawara tiếp nhận xung động truyền qua bó His xuống thất làm thất khử cực, lúc này thất đã đầy máu sẽ bóp mạnh đẩy máu ra ngoại biên. Hiện tượng nhĩ và thất khử cực lần lượt trước sau như thế chính là duy trì quá trình huyết động bình thường của hệ thống tuần hoàn. Đồng thời điều đó cũng tạo cho điện tâm đồ 2 phần:
+Nhĩ đồ: Ghi lại dòng điện hoạt động của nhĩ, đi trước.
+Thất đồ : Ghi lại dòng hoạt động của thất, đi sau .
* Quy ước về việc đặt dấu của máyghi tin hiệu điện tim như sau:
+Điện cực dương B đặt bên trái của tim , điện cực âm A đặt bên phải của tim
+Khi tim ở trạng thái nghỉ (tâm trường) không có điện thế động, đường ghi chỉ là đường thẳng ngang gọi là đường đồng điện .Khi tim hoạt động ( tâm thu) mà khi điện cực B thu được điện thế dương(+) so với bên A thì ta có sóng dương(+) ở mé trên đường đồng điện.Ngược lại nếu điện thế A dương hơn B thì ta có sóng âm ở dưới đường đồng điện.
III. Đặc điểm của tín hiệu điện tim.
Tín hiệu điện tim là tín hiệu phức tạp với tần số lặp lại khoảng từ 0.05 đến 300 Hz. Hình dạng của sóng P,Q,R,S,T,U được mô tả:
Hình.2
Về mặt lý thuyết thì tín hiệu này có thể coi như là tổ hợp các hài có dải tầntừ(0 đến vô cùng). Quá trình tính toán ,phân tích , kể cả đến các trường hợp bệnh lý, trường hợp méo tín hiệu ,người ta xác định được dải tần tiêu chuẩn , bảo đảm thể hiện trung thực tín hiệu điện tim là từ 0.05 đến 100Hz. ở giới hạn trên để bảo đảm phức bộ QRS không bị méo. Giới hạn dưới để bảo đảm trung thực sóng P và T.
Xét về dải rộng của tín hiệu thì biên độ của sóng P,Q,R,S,T,U rất khác nhau. Biên độ các sóng ghi được trong các chuyển đạo mẫu là nhỏ nhất ( vì điện trường vào các chi là yếu nhất). Biên độ các chuyển đạo ở lồng ngực là lớn nhất.
*Biên độ các sóng P,Q,S nhỏ nhất cỡ 0.2 đến 0.5 mV.
*Biên độ lớn nhất là sóng R cỡ 1.5 đến 2 mV.
*Quãng thời gian tồn tại của sóng là:
P- R : 0.12 đến 0.2 giây.
Q- T : 0.35 đến 0.44 giây.
S -T : 0.05 đến 0.15 giây.
QSR : 0.09 giây.
Phần ii
giới thiệu máy phá rung tim tec - 7200 .
Máy phá rung tim TEC - 7200 do hãng NIHON - KOHDEN của Nhật sản xuất . Đây là máy rất thông dụng trên thế giới và ngày càng phát triển ở Việt Nam. Máy thuộc thế hệ mới với những ưu điểm nổi bật. Kết cấu của máy gọn gàng, chắc chắn, kiểu dáng đẹp. Máy đảm bảo độ chính xác cao, dể sử dụng, kết cấu theo từng phần theo vỉ nên rất dễ dàng trong công việc tháo lắp để bảo dưỡng hay sửa chửa khi gặp sự cố và can thể di chuyển dẽ dàng nhờ máy can kích thước và trọng lượng nhẹ.
I . chức năng và cấu tạo chung của máy
1. chức năng:
Là một thiết bị để dùng trong việc cấp cứu hay điều trị một số bệnh về tim như :
nhịp đập nhanh , rung thất , loạn nhịp ., chứng cuồng động ….
Những chức năng của máy để phục vụ cho việc điều trị hay phá rung như : màn hình theo dõi nhịp tim , dạng sóng của tim , và bộ phận ghi lại dạng sóng của tim tại thời điểm đó , điện cực phá rung …
Mức năng lượng dùng để phá rung trong máy là từ 35 ( 3605. Điều khiển công việc phá rung chủ yếu là nhờ các bộ vi xử lý trong máy như : CPU trung tâm, CPU điện tim, CPU đèn hình .
2.Cấu tạo của máy gồm có 6 phần :
+ Phần ghi
+ Phần điều khiển (phía trước mặt máy)
+ Phần phá rung
+ Phần nguồn
+ Phần hiển thị
+ Phần VXL (phần vi xử lý)
II. Những vấn đề chung
Máy phá rung tim này được điều khiển 3 bộ vi xử lý:
+ CPU trung tâm
+ CPU điện tim
+ CPU đèn hình
CPU trung tâm điều khiển các bộ vi xử lý khác và chuyển đổi các dữ liệu giữa chúng . Tham khảo nhứng sơ đồ khối trong những trang tiếp theo .
Quá trình xử lý tín hiệu điện tim:
Bộ vi xử lý trung tâm gửi những dữ liệu như trạng thái của phím tới bộ nhớ ECG RAM Từ những dữ kiện này , CPU điện tim sẽ điều khiển mạch khuếch đại tín hiệu điện tim và bộ chuyển đổi A/D . Các tín hiệu ngắt quãng được truyền đi từ CPU trung tâm ( CPU tín hiệu điện tim cho phép bộ chuyển đổi A/D bắt đầu được làm việc. Những dữ liệu chuyển đổi được thay đổi cách thức đưa đến CPU chủ thông qua bộ nhớ ECG RAM . Tín hiệu báo điện cực rời và tín hiệu trở kháng đầu phá rung cũng được đưa đến CPU trung tâm.
CPU điện tim phát hiện điểm đồng bộ của tín hiệu QRS và tính toán nhịp tim cho CPU trung tâm. Đối với TEC-7300, CPU điện tim cũng phân tích VPC và tính toán được tỷ lệ VPC.
2. Đèn hình hiển thị :
CPU trung tâm gửi đi những dữ liệu như trạng thái các phím bấm , dạng sóng và các đặc đưa đến CPU đèn hình thông qua bộ nhớ CRT RAM trong một chu trình nhất định . CPU CRT phát đi những tín hiệu điều khiển như tín hiệu đồng bộ và tín hiệu xung xoá để hiển thị thành dạng sóng và đặc tính .
Bộ ghi :
Khi bộ vi xử lý trung tâm nhận rằng phím ghi đã được ấn , CPU trung tâm sẽ gửi đi những tín hiệu điều khiển tới bộ điều khiển motơ và điều khiển sự quay cho mạch motơ kéo giấy với vận tốc không thay đổi . Bộ CPU chủ này cũng gửi một chuỗi thông tin đến đầu in nhiệt để in ra đặc tính và dạng sóng .
Sự nạp năng lượng :
Nặng lượng nạp hay phóng được điều khiển bởi CPU trung tâm tương ứng trạng thái với một phím . CPU chủ gửi đi tín hiệu điều khiển nạp điện thông qua cổng vào ra I/O tới mạch nạp năng lượng để cung cấp điện áp cao cho tụ điện ở khối cao áp . Trong suốt quá trình nạp, năng lượng tích luỹ được kiểm soát bởi CPU chủ thông qua bộ chuyển đổi A/D. Khi phóng năng lượng được xử lý nhờ mạch TTR là bộ chuyển đổi A/D và CPU trung tâm tính toán được năng lượng giải phóng đi (TEC 7200/7300) . Khi quá trình phóng xảy ra đưa đến nguồn tải chuẩn. Bộ vi xử lý chủ công nhận rằng mạch phóng có làm việc bình thường hay không thông qua mạch phân tích chuẩn .
Khoá lối vào và đèn LED hiển thị :
CPU chủ công nhận phím đóng vai trò như công tắc đóng / mở thông qua sự tác động qua lại giữa phím và đèn LED nhờ sự phân tích và cổng vào ra.
Đèn LED hiển thị cũng được điêù khiển dựa trên sự tác động qua lại giữa phím và đèn .
Bộ vi xử lý trung tâm:
Ngoài những chức năng trên, CPU này còn điều khiển nhiều âm thanh khác , thông tin giữa đồng hồ đặt thời gian thực và đọc được chỉ số của công tắc DIP được thiết lập . Khi CPU chủ này chạy bình thường, thì những xung nhất định được phân tích bị mất đi và mọi hoạt động của các CPU khác được thiết lập từ đầu.
7 Phần nguồn
Bộ điều khiển công tắc nguồn : Cung cấp nguồn cho tất cả các khối trong dãy điện áp xoay chiều và ac quy. Điện áp cung cấp của phần nguồn được theo dõi bởi CPU chủ . Nguồn ac quy được nạp theo một chu trình hoăc nạp từ từ.
III . Thông số kỹ thuật của máy
1 . Phần khử rung tim
- Năng lượng ở đầu ra: 3, 5, 10, 20, 30, 50, 70, 100, 150, 200,300J (Với 50 ( cho nguồn tải)
- Giới hạn năng lượng: Lớn nhất khi phá rung bên trong là 50J
- Dạng sóng đầu ra: Edmark
Hình 1.1
- Thời gian nạp: ( 10 msec (đối với nguồn cung cấp AC)
( 12 msec (đối với nguồn cung cấp ắc quy mới nạp đầy)
- Sự đồng bộ hoá đối với các chuỗi chuyển đạo:
(,((,(((,aVR, aVL ,aVF,V mạch chuẩn và tín hiệu điện tim từ bên ngoài.
Sự đồng bộ sẵn có tương ứng với thiết lập chuyển mạch DIP.
- Mạch phóng chuẩn: > được hiển thị trên CRT khi năng lượng phóng bình thường là 50 J phóng qua tải chuẩn. Nếu có một năng lượng nào lớn hơn 50 J phóng tới tải chuẩn thì lúc đó trên màn hình sẽ nhắc test tại 50 J .
- Bộ báo trạng thái nạp:
+ Bộ đèn LED trên bảng mạch chính và ở điện cực
+ Trong quá trình nạp đều sẽ nhấp nháy
+ Sau khi nạp đầy đèn LED sẽ phát sáng
- Thể hiện giá trị hiển thị trên màn hình
+ Trong quá trình nạp: Giá trị năng lượng nhấp nháy
+ Sau khi việc nạp hoàn thành: Giá trị hiển thị được thể hiện trên màn hình. Khi nạp đủ hoàn toàn năng lượng, sẽ có âm thanh liên tục phát ra.
- Thời gian phóng: ( 30 msec sau khi nút phóng được ấn.
30 msec sau khi ở thời điểm được đồng bộ hoá.
- Sự tự động phóng bên trong: Năng lượng dự trữ bên trong tiếp tục được phóng vào những trường hợp sau đây:
* Phóng: + 40 sec (( 5 sec) sau khi bắt đầu nạp
+ Nguồn bị “tự ngắt”
+ Bộ chọn lựa năng lượng được đặt ở ECG/MON
+ 300 msec sau khi được phóng trong lúc nguồn cung cấp được
thay đổi từ AC ( ắc quy trong suốt quá trình nạp năng lượng.
- Xoá bỏ sự đồng bộ hoá tự động: Phần đồng bộ hoá được ngắt tự động trong kiểu không đồng bộ khi năng lượng phóng đã được phóng (trong model TEC 7100/7200/7300)
- Bảng đầu tiếp xúc trở kháng: được chỉ ra bằng 3 mầu của đèn LED (TEC 7200/7300) Mầu xanh: 0 ( 100 (
Mầu vàng:100 ( 200 (
Mầu đỏ: ( 200 (
- Điện trở trên ngực bệnh nhân :Được in ra khi nặng lượng phóng đến cơ thể bệnh nhân
- (TEC 7200/7300) :Được in ra khi năng lượng phóng đến cơ thể bệnh nhân.
2. phần khuếch đại tín hiệu điện tim:
- Đối với đầu vào dùng 5 điện cực gồm:
. Bộ điện cực phá rung
. Bộ truyền tín hiệu từ xa (khi sự ghi được nối lại )
. Các đạo trình : I, II, III, aVr, aVl , aVf , V,
. Đầu vào bên ngoài
. Mạch chuẩn
- Đối với đầu vào dùng 3 điện cực : gồm có
. Điện cực phá rung
. Bộ ghi nhận và truyền tín hiệu (khi máy ghi được nối ở TEC 7300): các đạo trình I, ((, ((( và mạch chuẩn
- Hệ số khuếch đại: (1, x1/2, x 2, x 4 và x AG
- Tần số : 0,5 ( 100 Hz( thông qua các điện cực tim sử dụng MON)
0,05 ( 100 Hz (thông qua các điện cực tim sử dụng ECG)
0,5 ( 30Hz (thông qua các bộ điện cực phá rung )
- Hệ số khử nhiễu đồng pha : (CMRR) ( 95dB
- Trở kháng vào : ( 5M( với f =10Hz ( thông qua các điện cực tim)
( 100K( với f = 10Hz (thông qua các điện cực phá rung)
- Dòng qua bệnh nhân : ( 10 MA
- Dung sai cho phép đối với U da : ( ( 30mV
- Sự báo động bắt đầu khi các điện cực không tiếp xúc .
- Bộ lọc xoay chiều : Đã được cung cấp .
- Đầu vào bên ngoài : 10mmV/V trên CRT ứng với hệ số K(1
- Đầu ra bên ngoài : 1V/ mV
- Tín hiệu QRS đồng bộ hoá âm thanh : Đã được cung cấp với mức một âm thanh điều chỉnh được .
- Dạng sóng chuẩn : Dạng sóng vuông = 1mV ( quy về đầu vào )
- Dạng sóng test: mô phỏng sóng QRS xấp xỉ 1mV, 100 msec và 60 nhịp/phút
- Nhịp độ thay đổi của tim có thể đếm được trong phạm vi 12 (300nhịp/phút
- Sự baó động đối với nhịp thay đổi của tim
+ ở mức cao : 15 ( 300 nhịp / phút . Mỗi bước 5 nhịp và dừng.)
+ ở mức thấp : 15 ( 295 nhịp / phút . Mỗi bước 5 nhịp và dừng.
- Nhịp độ thay đổi của Vpc có thể đếm được : 0 ( 99 nhịp /phút(TE7300)
- Sự báo động đối với nhịp độ thay đổi Vpc : 1 ( 99 nhịp /phút , mỗi bước nhịp cho đến hết.
3 . Phần màn hình
- Đèn hình : không xen kẽ , 5,5 inches, sử dụng quét điện tử.
- Vùng hiển thị có hiệu quả: 100Hz ( 85V(mm)
- Phương pháp hiển thị : không xen kẽ, hiển thị tia X-Y
- Vận tốc quét : 25mm/ sec.
- Quét ngang (theo chiều dài): 100mm
- Tần số đáp ứng DC ( 30Hz (-3dB)
- Dạng sóng làm lệch lớn nhất: 40mm/ vạch.
- Vị trí trạng thái đường nền : cố định
- Đánh dấu vị trí đồng bộ hoá : trong phương thức đòng bộ, điểm được đồng bộ lấy ở dạng sóng QRS.
- Phương thức hiển thị : dùng monitor theo dõi, có hệ thống đặt và sử dụng hệ thống báo động (TEC7300)
- Dùng monitor theo dõi( TEC7100/7200): thể hiện sóng điện tim và sóng điện tim nối liên tục
- Đối với TEC7300) Hiển thị dạng sóng điện tim và sóng điện tim nối tiếp liên tục.
- Cách thức Vpc: hiển thị điện tim và điểm dừng Vpc, phục hồi lại dạng sóng, Vpc được phát hiện theo thời gian , các trạng thái loạn nhịp và đạo trình
- Dung lượng các File : 10 file .
- Các trạng thái loạn nhịp : thời kì tâm trương,rung tâm thất, cơn nhịp nhanh thất, loạt Vpc,nhịp đợi , sớm Vpc.
- Quá trình thay đổi của nhịp tim: hiển thị diện tim và biểu đồ của sự thayđổi nhịp độ của tim
Ghi lại quá trình thay đổi bao gồm : Nhịp cao nhất , nhịp thấp nhất , và nhịp trung bình .
- Quá trình Vpc và biểu đồ của quá trình của Vpc ; bao gồm tỷ lệ Vpc và tỷ lệ ECG trung bình .
Hiển thị điện tim và của huyết áp :thở tâm trương, tâm thu,và huyết áp trung bình .
- Quá trình thời gian: nhỏ nhất 2 , 1 , 2, 4 , 8, và 24 giờ
- Quá trình về dữ liệu : 60 mẫu
- Các thức của hệ thống đặt : (TEC 7300)
Đặt các mục : thời gian , chu kì sự ghi, loại bỏ xung tạo nhịp ở vị trí ON/OFF, sự phóng , tóm tắt về qúa trình in, quá trình biến đổi theo cột ON/OFF , tốc độ kéo giấy , sử dụng bút ghi điện tim( thời gian thực/đặt
và thông tin cùng với thời gian và ngày tháng .
- Sử dụng hệ thống báo động : ( TEC7300)
+ Mức 1: không tâm thu , tâm trương, rung thất , cơn nhịp nhanh thất và loạt Vpc.
+ Mức 2: ngoài những mức1: nhịp đợi , sớm Vpc .(
+ Đặt các mục : Giới hạn mức cao, thấp của nhịp thay đổi tim, giới hạn nhịp thay đổi Vpc, các mức loạn nhịp , báo bút ghi ở vị trí ON/ OFF ,giới hạn áp lực tâm trương.
4. Phần ghi
Quá trình ghi các mục: Thời gian thực của dạng sóng điện tim và điểm dừng của dạng sóng (TEC7100/7200/7300).
- Tốc độ kéo giấy : 25mm/sec .( 10 (đối với TEC7100/7200)
5 mm/sec .( 15 và 5, 25 mm/sec được lựa chọn xen kẽ nhau (TEC7300).
- Độ rộng để sự ghi có hiệu quả : 40mm ( đối với dạng sóng ).
30mm (đối với đặc tính ).
- Tần số đáp ứng : DC( 80Hz (-3dB)
- Ghi tự động :
+ Ghi sự nạp năng lượng : ( 15 sec. Khi nưng lượng bắt đầu nạp .
+ Báo động về sự ghi: cứ ( 15 sec sẽ có một báo động xảy ra .
Chu kỳ- quá trình ghi:
- Chú giải về quá trình in : theo các mục được in trong phần ngoài lề ở phía trên cao hoặc thấp hơn .
Các mục được chú thích tuỳ theo cách thức hiển thị .
- Đánh dấu điểm phóng : lựa chọn năng lượng, đạo trình , độ nhạy, nhịp biến đổi tim , sử dụng MON / ECG., đánh dấu thời điểm đồng bộ , ngày và thời gian (TEC 7100/7200/7300) .
- Giấy ghi : yêu cầu là giấy Z- fold, giấy loại FQS 50-32-100, khổ50mm(30m.
Giấy cuộn : là loại RQS 50-30 , khổ 50mm (30m (tuỳ theo yêu cầu)
- Sensor báo hết giấy:
+ khi giấy hết ( sự ghi dừng lại , một âm thanh gián đoạn được phát ra và “ paper empty” được hiển thị trên màn hình.
5 . Nguồn ac quy.
- Ac quy : yêu cầu LCT-1912NK, loại ac quy axit.
- Thời gian nạp acquy : ( khoảng 2giờ để đạt được 80( và 15 giờ để nạp đầy.
Sự thay đổi tự động từ cách thức nạp nhanh đến cách thức nạp từ từ cho đến khi nạp đầy .