Báo cáo Môn học Thực tập Kĩ thuật truyền số liệu và mạng

Như chúng ta biết hiện nay công việc của ngành Điiện tử - Viễn thong nói riêng và của các ngành lien quan đến công nghệ nói chung đều phải tiếp xúc rất nhiều với các thiết bị máy tính và mạng.Vì thời gian làm việc trên máy tính chiếm đa số nên vấn đề tìm hiều về các thiết bị cũng như làm thế nào để vận hành một mạng máy tính được tốt nhất luôn được quan tâm hang đầu.Trong khóa thực tập Kĩ thuật truyền số liệu và mạng này chúng ta sẽ được nghiên cứu và tìm hiểu về tổng quan một mạng máy tính, cũng như tiến hành cài đặt, tối ưu hóa hệ thống và các biện pháp bảo mật.Nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo.

doc32 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Môn học Thực tập Kĩ thuật truyền số liệu và mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU Nhu cầu cần thiết phải học môn Thực tập Kĩ thuật truyền số liệu và Mạng: Như chúng ta biết hiện nay công việc của ngành Điiện tử - Viễn thong nói riêng và của các ngành lien quan đến công nghệ nói chung đều phải tiếp xúc rất nhiều với các thiết bị máy tính và mạng.Vì thời gian làm việc trên máy tính chiếm đa số nên vấn đề tìm hiều về các thiết bị cũng như làm thế nào để vận hành một mạng máy tính được tốt nhất luôn được quan tâm hang đầu.Trong khóa thực tập Kĩ thuật truyền số liệu và mạng này chúng ta sẽ được nghiên cứu và tìm hiểu về tổng quan một mạng máy tính, cũng như tiến hành cài đặt, tối ưu hóa hệ thống và các biện pháp bảo mật.Nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo. Kiến thức Sing viên nắm bắt được sau khi kết thúc khóa thực tập: Kết thúc khóa học những nội dung mà chúng ta nắm bắt được như sau. Hiểu thế nào là một mạng máy tính. Thiết lập được một mạng LAN đơn giản. Tìm hiểu CARD mạng. Tại sao phải cấu hình TCP/IP cho Card mạng. Nguyên lý hoạt động của ADSL. Hiểu thế nào là FIREWARE trên máy tính. Ect… Để khóa thực tập được thành công có sự giúp đỡ rất lớn của GVHD Ths. Nguyễn Năng Hải.Em xin cảm ơn. MỤC LỤC Lời giới thiệu……………………………………………………………….. Buổi 1: -Thế nào là một mạng máy tính………………………………………. -Thiết lập một mạng LAN……………………………………………. -Những lỗi trong quá trình cài đặt……………………………………. -Nhận xét, kết luận…………………………………………………… Buổi 2: -Vai trò của CARD mạng máy tính…………………………………... -Có những loại Card nào? Chức năng từng loại……………………… -Tại sao phải cấu hình TCP/IP cho Card mạng?................................... -Phải làm gì để share file?..................................................................... -Những lỗi trong quá trình cài đặt……………………………………. -Nhận xét, kết luận…………………………………………………… Buổi 3: -Các thiết bị để cài đặt mạng không dây……………………………... -Chức năng của Access Point………………………………………... -Các chuẩn giao tiếp trong mạng không dây………………………… -Những ưu, nhược điểm khi sử dụng mạng không dây……………… -Ưu và nhược điểm của Print Server………………………………… -Những lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt..................................... -Nhận xét, kết luận................................................................................ Buổi 4: -Các dịch vụ DHCP, WINS, DNS là gì ? Vai trò trong mạng máy tính ? -Nếu không sử dụng DHCP , ta có thể sử dụng biện pháp nào để đặt IP cho máy tính ? Nêu biện pháp đó ? -Những lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt ?................................... -Chức năng của phần mềm Server2001 là gì?....................................... -Thế nào là một Firewall trên máy tính?............................................... -Có bao nhiêu giao thức chạy trên mạng ? Là gì?................................ -Để cấm YahooMessenger ta cần cấm giao thức nào?......................... -Nhận xet, kết luận…………………………………………………… Nhận xét và tổng kết………………………………………………………. Nhận xét của GVHD………………………………………………………. NỘI DUNG CHI TIẾT THỰC HÀNH BUỔI 1 Thế nào là một mạng máy tính: Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh :computer network hay network system), Được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu.... Một máy tính được gọi là tự hoạt (autonomous) nếu nó có thể khởi động, vận hành các phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà không cần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi một máy tính khác. Các thành phần của mạng có thể bao gồm: Các hệ thống đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính nhưđiện thoại di động, PDA, tivi,... Môi trường truyền (media) mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn (dây cáp), sóng điện từ (đối với các mạng không dây). Giao thức truyền thông (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thực thể. Lịch sử: Máy tính của thập niên 90 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra transistor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn. Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này. Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch. Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là minicomputer bắt đầu xuất hiện. Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng được gọi là máy tính cá nhân (personal computer - PC). Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh doanh. Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu. Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet. MẠNG LAN Để thiết lập một mạng LAN đơn giản, cần các thiết bị gì, chức năng? Thế nào là một mạng LAN: LAN (: local area network), hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân trong một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km. Chúng nối các máy chủ và các máy con trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin. LAN có 3 đặc điểm: Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km. Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10MBbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây là 10 Gbps. Hai kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm: Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3). Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM (IBM token ring). Mạng sao. Các thiết bị cần để lập một mạng LAN: Để nối mạng LAN, bạn cần:  1. Switch, hub.. dùng để nối các máy tính với nhau.  2. Card mạng để gắn vào máy tính.  3. Dây mạng.  4. Modem Dial-up hoặc ADSL dùng để kết nối Internet.  Mô hình dưới đây cho ta hiểu chi tiết về các thành phần cấu hình nên mạng LAN. Một hệ thống LAN có các thành phần cơ bản là: Router, Switch Hub, Wireless Accesspoint, PC, Print, Cable (Strength, Twisted)… Nối qua ADSL thì:  Tất cả các máy con đều có default Getway là IP của ADSL.  Cách để máy tính có thể thông nhau, bạn cần phải cấu hình cùng dãy IP, cùng Submask Net, cấu hình tĩnh hoặc động...  Nếu dùng Modem ADSL bạn có thể cấu hình DHCP trên ADSL và việc cấp phát bạn giao quyền cho ADSL thực hiện cấp phát IP này.  Cách bấm dây mạng: Chuẩn 1: A: Trắng Xanh Lá Cây, Xanh Lá Cây, Trắng Cam, Xanh Dương, Trắng Xanh Dương, Cam, Trắng Nâu, Nâu  Chuẩn 2: B: Trắng Cam, Cam, Trắng Xanh Lá Cây, Xanh Dương, Trắng Xanh Dương, Xanh Lá Cây, Trắng Nâu, Nâu  Đây là chuẩn tối ưu về tốc độ khi bấm dây mạng.  - Nếu nối giữa Switch-Switch bạn 1 đầu bấm A, 1 đầu bấm B (bấm chéo)  - Nếu nối giữa Switch và Hub bạn 1 đầu bấm A, 1 đầu bấm B (bấm chéo)  - Nếu nối giữa Switch(Hub) - Computer bạn 1 đầu bấm A, 1 đầu bấm A (Bấm thẳng) hoặc (1 đầu bấm B 1 đầu bấm B (Bấm thẳng))  - Nếu nối giữa 2 PC với nhau thì bấm chéo ( 1 bấm A, 1 bấm B)  ROUTER: Router là một thiết bị cho phép gửi các gói dữ liệu dọc theo mạng. Một Router được kết nối tới ít nhất là hai mạng, thông thường hai mạng đó là LAN, WAN hoặc là một LAN và mạng ISP của nó. Router được định vị ở cổng vào, nơi mà có hai hoặc nhiều hơn các mạng kết nối và là thiết bị quyết định duy trì các luồng thông tin giữa các mạng và duy trì kết nối mạng trên internet. Khi dữ liệu được gửi đi giữa các điểm trên một mạng hoặc từ một mạng tới mạng thứ hai thì dữ liệu đó luôn luôn được thấy và gửi trực tiếp tới điểm đích bởi Router. Chúng hoàn thành nó bằng cách sử dụng các trường mào đầu (header) và các bảng định tuyến để chi ra đường tốt nhất cho việc gửi các gói dữ liệu, và chúng sử dụng các giao thức như là ICMP dể liên lạc với nhau và cấu hình định tuyến tốt nhất giữa bất kỳ hai máy trạm. Bản thân mạng internet là một mạng toàn cầu kết nối hàng  tỉ máy tính và các mạng nhỏ hơn – vì thế bạn có thể thấy vai trò chủ yếu của một Router là cách mà chúng ta liên lạc và sử dụng máy tính. 2.Card mạng: Cạc mạng (network card), hay cạc giao tiếp mạng (Network Interface Card), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính. Nó còn được gọi là bộ thích nghi LAN (LAN adapter), được cắm trong một khe (slot) của bản mạch chính và cung cấp một giao tiếp kết nối đến môi trường mạng. Chủng loại cạc mạng phải phù hợp với môi trường truyền và giao thức được sử dụng trên mạng cục bộ. Cạc mạng là thiết bị chịu trách nhiệm: Chuyển đổi các tín hiệu máy tính ra các tín hiệu trên phương tiện truyền dẫn và ngược lại. Gửi/nhận và kiểm soát luồng dữ liệu được truyền. 3.PC. Là các máy tính có trong mạng LAN để tiến hành thiết lập mạng. 4.Cable. Sử dụng 2 loại cable là cáp thẳng và cáp chéo.Cáp thẳng sử dụng khi nối 2 thiết bị cùng tầng mạng( vd : PC- - Switch, Switch—Router), cáp chéo để nối 2 thiết bị khác tầng mạng( Vd : PC—Router) hoặc để kết nối giữ 2PC với nhau. III.Những lỗi trong quá trình cài đặt. Khi tiến hành quá trình thiết lập mạng LAN có các lỗi cơ bản như sau : -Bấm cable bị sai, làm cho không thể kết nối với các thiết bị với nhau -Lỗi Card mạng từ một thiết bị nào đó trong mạng. -Lỗi hư hỏng phần cứng. -Thiết lập cấu hình bị sai... IV. NHẬN XÉT – KẾT LUẬN : Sau buổi học đầu tiên về Kĩ thuật truyền số liệu và mạng chúng ta đã biết được thế nào là một mạng máy tính .Làm thế nào để thiết lập được một mạng LAN đơn giản và chúng ta hiểu rõ các thành phần cũng như chức năng của các thiết bị giúp chúng ta thiết lập mạng LAN và những lỗi hay mắc phải khi kết nối LAN từ đó có hướng khắc phục một cách nhanh và hiệu quả nhất. BUỔI 2 I.Vai trò của Card mạng trong máy tính. ? Card mạng (network card), hay cạc giao tiếp mạng (Network Interface Card), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính. Nó còn được gọi là bộ thích nghi LAN (LAN adapter), được cắm trong một khe (slot) của bản mạch chính và cung cấp một giao tiếp kết nối đến môi trường mạng. Chủng loại cạc mạng phải phù hợp với môi trường truyền và giao thức được sử dụng trên mạng cục bộ. Cạc mạng là thiết bị chịu trách nhiệm: -Chuyển đổi các tín hiệu máy tính ra các tín hiệu trên phương tiện truyền dẫn và ngược lại. -Gửi/nhận và kiểm soát luồng dữ liệu được truyền. II.Các loại Card mạng: Ngoài những card mạng đã được tích hợp sẵn trong PC hay laptop, thì còn những card mạng dưới dây: Card mạng giao tiếp Pci Loại card mạng này đã được sử dụng khá lâu và sẽ tiếp tục được dùng trong thời gian tới. Một khi mainboard máy tính còn khe cắm PCI. Hiện nay, loại tốc độ 100 Mb/s , loại 1 Gb/s . Phần lớn các mạng LAN hay kết nối ADSL hiện tại chỉ có tốc độ tối đa là 100 Mb/s Card mạng giao tiếp Pci Express x1 Loại card này mới xuất hiện trên thị trường khoảng 2 năm nay, tuy nhiên chúng vẫn chưa được phổ biến và giá còn khá cao. Ở thị trường Việt Nam, chưa thấy có nơi nào bán loại card này. Các loại mainboard đời mới mới có khe cắm PCI Express x1 (nằm cạnh khe cắm PCI Express x16 cắm card màn hình rời). Card mạng không dây Pci Hình dạng và kiểu giao tiếp của loại card mạng này giống như card mạng PCI có dây. Nó không có cổng RJ-45, thay vào đó là anten ngắn thu và phát tín hiệu. Đầu chuyển USB to RJ-45 Thiết bị này có kích thước như đĩa flash USB nhỏ, một đầu là ngõ cắm USB “đực” để cắm vào máy tính, đầu còn lại là ngõ cắm RJ-45 để cắm cáp mạng. Loại này thường dùng trong một số trường hợp bất đắc dĩ, hoặc không cần tốc độ truyền dữ liệu cao, bởi tốc độ truyền dữ liệu tối đa qua thiết bị này chỉ đạt 12 Mb/s. Card mạng PcMcia Loại card này chỉ dùng ở laptop, giá khoảng chừng 250.000 đồng. Phần lớn các laptop Core2 Duo trở về trước đều có khe cắm PCMCIA. Trước đây, khi các thiết bị mạng không dây giao tiếp qua cổng USB chưa phổ biến, loại card mạng không dây PCMCIA cắm vào khe PCMCIA được một số người chọn dùng. Tuy nhiên, nó có kích thước khá lớn và ngõ cắm dùng nhiều điểm tiếp xúc nên tính ổn định không cao, khó tháo lắp, đôi khi làm treo máy tính khi lắp vào. Card mạng Express Loại card này được các hãng sản xuất thay thế cho loại card PCMCIA. Kích thước của nó chỉ khoảng bằng 2 ngón tay, khoảng 1/4 so với loại card PCMCIA. Các dòng laptop mới sản xuất có tích hợp khe cắm Express card và bỏ khe cắm PCMCIA. Card mạng Express chưa thật phổ biến vì không tiện so với các thiết bị bắt sóng không dây giao tiếp USB. Card mạng USB Đây là cách gọi ngắn gọn. Tên gọi chính xác của nó là thiết bị bắt sóng không dây giao tiếp cổng USB. Thay vì dùng cổng giao tiếp PCI, PCI Express x1, PCMCIA hay Express..., loại card mạng USB này cắm vào cổng USB của máy tính để bàn hay laptop và có đầy đủ tính năng của một card mạng không dây. Modem USB 3G Những thiết bị kết nối mạng vừa đề cập chỉ kết nối mạng nội bộ LAN và dùng nguồn Internet chia sẻ trong mạng, hoặc kết nối với thiết bị phát sóng không dây biến đổi từ tín hiệu Internet có dây. Trong trường hợp cần kết nối mạng Internet cho máy tính để bàn hoặc laptop nhưng chưa có sẵn mạng Internet, bạn có thể mua modem USB 3G, cộng với SIM điện thoại di động đã kích hoạt dịch vụ Internet 3G rồi cắm vào cổng USB của máy tính. Với thiết bị này, bạn sẽ kết nối Internet cho máy tính qua sóng mạng 3G của nhà mạng di động. II.Tại sao phải cấu hình giao thức TCP/IP cho Card mạng của máy tính. Như chúng ta đã biết, hiện nay giao thức chúng ta sử dụng để kết nối Internet chính là giao thức TCP/IP .Giao thức này hiện nay là tối ưu nhất để thực hiện khả năng kết nối Internet .Chính vì vậy để máy tính được kết nối tới Internet và làm việc một cách hiệu quả nhât( thực ra hiện nay chỉ có duy nhất giao thức này được sử dụng trên toàn thế giới) thì chúng ta phải tiến hành cấu hinhg giao thức TCP/IP cho Card mạng máy tính. III.Phải làm gì để có thể chia sẻ file? Trong phần này chúng ta tìm hiểu về các cách chia sẻ File: PC—PC sử dụng WinXP Để tiến hành chia sẻ được File giữa 2 PC thì cần những yêu cầu sau: Muốn nối hai máy computer với nhau để share files một cách đơn giản nhất gọi là peer-to-peer network. Những gì bạn cần có là: - Hai Ethenet Network Cards (Card mạng), mỗi cái gắn vào một computer. - Một sợi dây network cable RJ-58 (giống như TV cable) độ dài tùy theo xa gần của 2 máy mà bạn thích. Tiến hành lắp cable cho 2 PC chúng ta bắt đầu cài đặt kết nối : Settingsà NetworkconnectionsàSetup ahome or small oficce network àNextà(Choose 1st ) NextàOrther àNextà(Mô tả máy tính) Nextà(Đặt tên nhóm) Nextà Turn on file and print sharing NextàYesàNextà Just Finish Wizard…NextàFinishàYes. Sau đó Click vào file muốn chia sẻ và bật chia sẻ là chúng ta có thể sử dụng dữ liệu từ cả 2 máy tính. IV.Những lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt. 1.Trong quá trình cài đặt có những lỗi thường gặp sau . -Bấm cable sai làm cấu hình được mà không thể sharing.(Thường gặp) -Làm sai bước trong quá trình cài đặt. -Lỗi Window hoặc Virus làm không thể Sharing(ít gặp) -..ect.. V.Nhận xét – Kết luận. Sau buổi thực tập tìm hiểu về Card mạng cà cách chia sẻ File chúng ta đã có một cái nhìn chi tiết hơn về các loại Card mạng cũng như cách thức sử dụng chúng.Với Lab Sharing file sau khi thực tập xong chúng ta đã biết cách chia sẽ dữ liệu giữa 2 PC với nhau.Trong quá trinh tiến hành làm không khỏi mắc phải các sai sót nhưng nhờ Thầy Hải nhiệt tình hướng dẫn đã hoàn thành tốt bài Lab. BUỔI 3 Các thiết bị cần thiết để cài đặt mạng không dây. -Wireless Lan Access Point. -Switch Hub. -PC. -Card Mạng Wifi PC . II.Chức năng của Access Point. Access Point (điểm truy cập) cung cấp 1 ngõ truy cập cho client khi muốn kết nối vào WLAN. Đây là 1 thiết bị thuộc dạng bán song công (Half-duplex), hoạt động tương đương như một Switch Ethernet thông minh. Chúng ta sử dụng Access Point trong phạm vi bài lab này để phát sóng Wireless từ một điểm kết nối tới Internet của Access Point và phát đi cho các máy tính và các thiết bị có Card Wireless có thế kết nối Internet. III.Các chuẩn giao tiếp trong mạng không dây. Không dây chuẩn-B (802.11b) - Hoạt động ở dải tần số 2.4GHz và có thể truyền dữ liệu với tốc độ 11Mbps trong một phạm vi lên tới 100-150feet (khoảng 30-45m). Phạm vi phát sóng không dây có thể bị ảnh hưởng bởi các vật phản xạ hay các tín hiệu phát sóng khác như gương, bức tường, các thiếtbị, vị trí, hoặc trong nhà hay ngoài trời. Không dây chuẩn-A (802.11a) - Hoạt động ở dải tần số 5GHz, ở dải tần này có nhiều sóng điện thoại và vi sóng hoạt động, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giao thoa. Mặc dù tốc độ đạt tới 54Mbs nhưng phạm vi phủ sóng chỉ đạt 75feet (khoảng 20m). Chuẩn A không dây không tương thích với cả chuẩn B và chuẩn G không dây vì nó hoạt động ở dải tần số khác. Không dây chuẩn-A+G (802.11a + g) – Linksys cũng sản xuất các thiết bị có thể hoạt động trên cả hai dải tần số, trong đó các thiết bị định tuyến và các thiết bị tiếp hợp (Adapter) tương thích với cả hai dải tần 2,4GHz và 5GHz. Hai dải sóng vô tuyến này làm việc đồng thời và chúng là toàn bộ độ rộng của dải tần. Không dây chuẩn-G (802.11g) – Các đặc tính của không dây chuẩn-G tương tự với không dây chuẩn-B, nhưng tốc độ tăng gấp 5 lần, đạt 54Mbps. Hiện tại không dây chuẩn-G có giá trị và hiệu suất tốt nhất. Có thể cho các thiết bị không dây chuẩn-B hoạt động cùng với thiết bị không dây chuẩn-G nhưng không đạt được hiệu suất cao nhất của chuẩn-G về tốc độ. Không dây chuẩn-N (802.11n) – Là thế hệ tiếp theo của công nghệ mạng không dây tốc độ cao, có khả năng hỗ trợ các ứng dụng băng rộng tốt nhất hiện nay như nghe nhạc, xem video, thoại. Không dây chuẩn-N dựa trên công nghệ MIMO (Multiple Input, Multiple Output), sử dụng nhiều sóng vô tuyến để truyền và nhận dữ liệu trên nhiều kênh. Bộ tăng tốc và công nghệ SRX: Với các sản phẩm chuẩn chuẩn-G không dây (802.11g), Linksys đã phát triển một số dòng sản phẩm khác nhau nhằm làm tăng hiệu suất và/hoặc mở rộng phạm vi mạng không dây. Cả hai hướng phát triển này đều tương thích với các chuẩn không dây B và G hiện tại.  Bộ tăng tốc độ: Khi sử dụng các sản phẩm được tích hợp bộ tăng tốc thì tốc độ có thể tăng lên 35%. Chúng ta có thể nhận thấy một sự cải thiện toàn diện của công nghệ thậm chí nó còn hoạt động rất ổn định với mộ
Tài liệu liên quan