Nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã
và đang tiến bước những bước tiến vững chắc hội nhập cùng nền kinh tế thế
giới. Sự mở rộng giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế cũng như sự phát triển
mạnh mẽ nội tại của đất nước đã hình thành nên nhiều mối quan hệ kinh tế
phức tạp hơn. Và để đảm bảo những mối quan hệ này hình thành và phát triển
một cách an toàn và chắc chắn hơn dựa trên sự tin cậy giữa các bên thì cần có
một biện pháp đảm bảo để các bên thực hiện đúng và đầy đủ những nghĩa vụ
của mình, đó chính là điều kiện để bảo lãnh ngân hàng ra đời và phát triển.
Bảo lãnh là một nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, sự ra đời và phát
triển nghiệp vụ bảo lãnh ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếu và theo đúng quy
luật của tiến trình phát triển của nền kinh tế. Bảo lãnh ra đời không những tạo
ra sự phong phú trong hoạt động của NHTM mà còn là phương tiện đảm bảo
có hiệu quả trong các mối quan hệ kinh tế thương mại. Tuy nhiên hoạt đ ộng
bảo lãnh ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng và
số lượng của thị trường. Chất lượng bảo lãnh ngân hàng còn ở mức thấp, điều
đó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chung của các NHTM mà nó còn ảnh
hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động của NHTM
tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam em đã chọn đề tài
“ Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Vịêt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Thông qua chuyên
đề tốt nghiệp này em muốn phân tích tình hình thực trạng chất lượng bảo lãnh
ngân hàng của SGD I cũng như của các NHTM để từ đó tìm ra những biện
pháp để nâng cao chất lượng bảo lãnh tại SGD nói riêng và tại các NHTM nói
chung.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Chuyên đề của em gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo
lãnh của NHTM
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo lãnh tại Sở
giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
79 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
VÀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG.............................. 8
THƯƠNG MẠI ............................................................................................ 8
1.1.Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh trong NHTM ................................. 8
1.1.1.Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: ....................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm nghiệp vụ bảo lãnh trong NHTM ................................. 8
1.1.3. Vai trò và các quan hệ của bảo lãnh ............................................... 9
1.1.3.1. Các mối quan hệ trong hợp đồng bảo lãnh ............................... 9
1.1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng .............................................. 10
1.1.4. Chức năng của bảo lãnh .............................................................. 12
1.1.4.1.Bảo lãnh là công cụ bảo đảm .................................................. 12
1.1.4.2. Bảo lãnh là công cụ tài trợ .................................................... 13
1.1.4.3. Bảo lãnh là công cụ đôn đốc ................................................. 13
1.1.4.4. Bảo lãnh là công cụ đánh giá ................................................. 13
1.1.5. Các loại hình bảo lãnh.................................................................. 14
1.1.5.1. Theo bản chất của hoạt động bảo lãnh ................................... 14
1.1.5.2. Theo mục đích bảo lãnh ......................................................... 15
1.1.5.3. Theo phương thức phát hành bảo lãnh ................................... 17
1.1.5.3. Dựa trên điều kiện thanh toán của bảo lãnh thành các loại: .... 18
1.1.6. Quy trình bảo lãnh ....................................................................... 19
1.1.7. Các rủi ro phát sinh từ hoạt động bảo lãnh và nguyên nhân phát
sinh ........................................................................................................ 20
1.2.Chất lượng hoạt động bảo lãnh của NHTM ...................................... 21
1.2.1. Các quan điểm về chất lượng bảo lãnh ......................................... 21
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh .................................... 22
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính ......................................................... 23
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính ......................................................... 24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của NHTM ....... 27
1.2.3.1. Các nhân tố từ phía NHTM ................................................... 27
1.3.2.2. Nhân tố từ phía khách hàng được bảo lãnh ............................ 30
1.3.2.3. Nhân tố thuộc về bên nhận bảo lãnh ...................................... 31
1.3.2.4. Các nhân tố khác ................................................................... 31
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO
DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........... 33
2.1. Tổng quan về SGD Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ....... 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................... 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý................................................................. 36
2.1.3. Những nét chính trong hoạt động kinh doanh của SGD I ............. 37
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ........................................................ 37
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng ................................. 39
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ ................................................................. 42
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại SGD I ........................................ 42
2.2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................... 42
2.2.2. Quy trình bảo lãnh tại SGD I ....................................................... 43
2.2.2.1. Bảo lãnh theo món ................................................................. 43
2.2.2.2. Bảo lãnh theo hạn mức .......................................................... 46
2.2.2.3. Bảo lãnh đối ứng ................................................................... 48
2.2.3. Chính sách biểu phí bảo lãnh ....................................................... 50
2.3. Chất lượng bảo lãnh tại SGD I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN
.................................................................................................................. 52
2.3.1. Chỉ tiêu định lượng ...................................................................... 52
2.3.2. Chỉ tiêu định tính ......................................................................... 58
2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại SGD I ......................... 60
2.4.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 60
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại SGD I và
nguyên nhân .......................................................................................... 61
2.4.2.1. Hạn chế ................................................................................. 61
2.4.2.2. Nguyên nhân: ........................................................................ 62
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI
SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM ............................................................................................................ 64
3.1. Định hướng phát triển của SGD I .................................................... 64
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại SGD ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam. ............................................................................ 67
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh ở SGD phù hợp
với từng giai đoạn phát triển .................................................................. 67
3.2.2. Xây dựng chính sách phí hợp lý ................................................... 68
3.2.3. Cẩn trọng trong tiếp nhận, xử lý các hợp đồng bảo lãnh, nâng cao
chất lượng thẩm định khách hàng. ......................................................... 68
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát món bảo lãnh ............................... 69
3.2.5. Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện bảo lãnh . 70
3.2.6. Mở rộng thị trường và xây dựng cơ cấu bảo lãnh hợp lý. ............. 71
3.2.7. Ứng dụng những công nghệ hiện đại vào quá trình thực hiện bảo
lãnh ........................................................................................................ 72
3.3. Những kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh
tại SGD Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................ 72
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .............................................................. 72
3.3.2. Kiến nghị với NHNN ................................................................... 73
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............. 74
KẾT LUẬN ................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 77
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
1. BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SGD I qua các năm ......................... 38
Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng của SGD I theo các chỉ tiêu ............................... 41
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động một số chỉ tiêu dịch vụ chính của SGD I......... 53
Bảng 2.4: Dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh ....................................... 56
2. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thu phí bảo lãnh của SGD I trong các năm .............................. 54
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dịch vụ năm 2007 ......................................................... 55
Biểu đồ 2.3: Doanh số bảo lãnh của SGD I trong 3 năm 2005 - 2007 ........... 55
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư bảo lãnh trong năm 2007 ......................................... 57
3. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quan hệ bảo lãnh 3 bên trong hợp đồng bảo lãnh .......................... 9
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SGD Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
..................................................................................................................... 36
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã
và đang tiến bước những bước tiến vững chắc hội nhập cùng nền kinh tế thế
giới. Sự mở rộng giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế cũng như sự phát triển
mạnh mẽ nội tại của đất nước đã hình thành nên nhiều mối quan hệ kinh tế
phức tạp hơn. Và để đảm bảo những mối quan hệ này hình thành và phát triển
một cách an toàn và chắc chắn hơn dựa trên sự tin cậy giữa các bên thì cần có
một biện pháp đảm bảo để các bên thực hiện đúng và đầy đủ những nghĩa vụ
của mình, đó chính là điều kiện để bảo lãnh ngân hàng ra đời và phát triển.
Bảo lãnh là một nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, sự ra đời và phát
triển nghiệp vụ bảo lãnh ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếu và theo đúng quy
luật của tiến trình phát triển của nền kinh tế. Bảo lãnh ra đời không những tạo
ra sự phong phú trong hoạt động của NHTM mà còn là phương tiện đảm bảo
có hiệu quả trong các mối quan hệ kinh tế thương mại. Tuy nhiên hoạt động
bảo lãnh ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng và
số lượng của thị trường. Chất lượng bảo lãnh ngân hàng còn ở mức thấp, điều
đó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chung của các NHTM mà nó còn ảnh
hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động của NHTM
tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam em đã chọn đề tài
“ Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Vịêt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Thông qua chuyên
đề tốt nghiệp này em muốn phân tích tình hình thực trạng chất lượng bảo lãnh
ngân hàng của SGD I cũng như của các NHTM để từ đó tìm ra những biện
pháp để nâng cao chất lượng bảo lãnh tại SGD nói riêng và tại các NHTM nói
chung.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Chuyên đề của em gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo
lãnh của NHTM
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo lãnh tại Sở
giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH VÀ
CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh trong NHTM
1.1.1.Khái niệm bảo lãnh ngân hàng:
“Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (Bên
bảo lãnh) với bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng (Bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền được trả
thay” (Quyết định 26/2006/QĐ – NHNN)
1.1.2. Đặc điểm nghiệp vụ bảo lãnh trong NHTM
- Bảo lãnh là một dạng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện ở thị
trường nội địa nước Mỹ vào những năm 60 và bắt đầu tham gia vào các giao
dịch quốc tế vào những năm 70, sự ra đời của bảo lãnh giúp cho mối quan hệ
quốc tế đựơc an toàn hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên tham gia.
Khi Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển, hội nhập vào những năm 90 tạo
điều kiện thuận lợi và tất yếu của sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo
lãnh và tái bảo lãnh tại Việt Nam.
- Nghiệp vụ bảo lãnh trong các NHTM xét về bản chất vẫn được coi là
một trong những hình thức tín dụng mặc dù ngay thời điểm kí kết hợp đồng
bảo lãnh không có sự chuyển giao vốn giữa TCTD với người được bảo lãnh.
Và nghĩa vụ chi trả hộ của ngân hàng chỉ được thực hiện khi có sự vi phạm
của khách hàng (bên được bảo lãnh). Đây được xem là một hình thức tài trợ
bằng uy tín.
- Nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ ngoại bảng điển hình trong các
NHTM, nền kinh tế càng phát triển thì các mối quan hệ càng trở nên đa dạng
hơn do vậy mà nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng trở nên cần thiết hơn. Trong
trường hợp mà khách hàng phải thực hiện việc trả thay cho khách hàng về
khoản bảo lãnh thì khoản này sẽ đựơc chuyển vào hạch toán trong tài khoản
“nợ xấu” của ngân hàng. Chính vì vậy mà bảo lãnh cũng chứa đựng những rủi
ro và cần được phân tích, đánh giá và quản lý một cách chặt chẽ.
1.1.3. Vai trò và các quan hệ của bảo lãnh
1.1.3.1. Các mối quan hệ trong hợp đồng bảo lãnh
Từ định nghĩa về bảo lãnh ta cũng thấy được rằng trong quan hệ về bảo
lãnh thì có ít nhất ba bên tham gia:
- Bên bảo lãnh: Đó chính là các NHTM, các ngân hàng khác, các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng khác hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Bên được bảo lãnh: Là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam, các tổ chức tín dụng khác, hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều
kiện, các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên
doanh và đầu tư đấu thầu các dự án tài Việt Nam.
- Bên nhận bảo lãnh: Là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được
quyền thụ hưởng bảo lãnh của TCTD.
(2) HĐ mua bán, dự thầu
Đơn xin bảo lãnh (1) (3) Thư Bảo lãnh
Sơ đồ 1.1: Quan hệ bảo lãnh 3 bên trong hợp đồng bảo lãnh
Bên được Bảo lãnh Bên nhận Bảo lãnh
Bên bảo lãnh
( NHTM)
Để thực hiện một hợp đồng bảo lãnh thì ít nhất phải tồn tại 3 mối quan hệ
đi kèm cùng với nó là các văn bản ràng buộc. Thứ nhất là mối quan hệ giữa
khách hàng (người được bảo lãnh) với ngân hàng được hình thành trên cơ sở
đơn xin bảo lãnh của khách hàng hay hợp đồng dịch vụ bảo lãnh của ngân
hàng. Thứ hai là mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh,
đây là mối quan hệ gốc và là sở để phát sinh yêu cầu bảo lãnh. Mối quan hệ
này được xác lập trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa hai bên, đây có thể là hợp
đồng mua bán hoặc hợp đồng đấu đấu thầu… Thứ ba là mối quan hệ giữa
ngân hàng phát hành bảo lãnh với người hưởng bảo lãnh dựa trên sự cam kết
bồi thường đầy đủ số tiền bảo lãnh khi có sự vi phạm của người được bảo
lãnh, cam kết này được thể hiện rõ trong thư bảo lãnh hay là hợp đồng bảo
lãnh của ngân hàng đối với bên hưởng quyền. Có thể nói rằng bảo lãnh ngân
hàng chỉ có thể được thực hiện khi có sự thống nhất giữa các bên và yêu cầu
của các mối quan hệ này được giải quyết một cách thoả đáng.
Trong trường hợp “Bảo lãnh đối ứng” thì có sự tham gia của một ngân
hàng khác gọi là bên đối ứng, bên này sẽ cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính
cho bên bảo lãnh khi phát sinh sự cố.
Như vậy trong đối với bảo lãnh ngân hàng thì mối quan hệ không đơn
thuần chỉ là mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh với ngân hàng mà còn có các
mối quan hệ khác như giữa ngân hàng với người thụ hưởng, giữa người được
bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh hay là quan hệ giữa các bên đối ứng.
1.1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
* Đối với nền kinh tế
- Bản thân bảo lãnh là công cụ trợ giúp cho các giao dịch kinh tế, nó là cơ
sỏ đảm bảo cho sự tin tưởng lẫn nhau giữa người được bảo lãnh và người
nhận bảo lãnh. Sự tin tưởng giữa các bên là một yếu tố quan trọng để hình
thành các mối quan hệ lâu dài, chính nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế.
- Sự xuất hiện của hoạt động bảo lãnh trong nền kinh tế làm giảm bớt tính
rủi ro trong các mối quan hệ kinh tế. Đó là hình thức tín dụng nhằm san sẻ rủi
ro cho các đối tượng tham gia đồng thời đem lại lợi ích cho tất cả các bên
tham gia.
- Hoạt động bảo lãnh là hoạt động tài trợ dựa trên uy tín của ngân hàng
chính vì vậy mà khi được các ngân hàng có uy tín bảo đảm thì các bên được
bảo lãnh có thể thực hiện các hoạt động vay vốn trong nước cũng như ở nước
ngoài một cách thuận lợi hơn. Điều này giúp cho nền kinh tế có thêm một
lượng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ… So với biện
pháp cầm cố, thế chấp tài sản thì nó mang lại nhiều tiện ích hơn và đạt được
hiệu quả cao hơn.
* Đối với ngân hàng
- Bảo lãnh là một dịch vụ của ngân hàng, sự ra đời của nó làm đa dạng
thêm các sản phẩm của ngân hàng từ đó góp phần hoàn thiện sự đồng bộ
trong gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tạo ra tiện ích lớn nhất cho khách
hàng.
- So với hoạt động cho vay, hình thức bảo lãnh có chi phí rẻ hơn nhưng
mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Hơn thế nữa việc ký quỹ của khách
hàng được bảo lãnh tạo thêm nguồn tiền trong thanh toán cho ngân hàng.
- Trên cơ sở các mối quan hệ bảo lãnh, ngân hàng có thể tăng cường thêm
các mối quan hệ khác đối với khách hàng từ đó tìm kiếm những khách hàng
tiềm năng và các khách hàng mới.
* Đối với khách hàng
- Bảo lãnh là một hình thức có thể hạn chế được rủi ro, chống lại những
thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra cho người nhận bảo lãnh.
- Đây cũng là cách tiếp cận nguồn vốn với chi phí rẻ và mang lại nhiều
hiệu quả cho người được bảo lãnh.
- Hoạt động bảo lãnh giúp tăng cường uy tín giữa các bên đối tác với nhau
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.4. Chức năng của bảo lãnh
Trong các mối quan hệ kinh tế chứa đựng những mối rủi ro nhất định mà
người ta khó có thể lường trước được và đôi khi lòng tin giữa các đối tác bị
làm cho méo mó đi, chính vì vậy mà cần có một biện pháp chắc chắn đảm bảo
cho mối quan hệ thương mại được diễn ra thuận lợi hơn và an toàn hơn đó là
nền tảng cho sự ra đời của bảo lãnh. Sự xuất hiện của bảo lãnh đã góp phần
tạo ra sự an toàn trong các mối quan hệ thương mại và nó đem lại lợi ích cho
các bên tham gia. Nếu nhìn từ góc độ ngân hàng thì ta có thể thấy rằng bảo
lãnh là một hoạt động dịch vụ và nó đem lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng
nhờ thu phí bảo lãnh, đây là nghiệp vụ ngoại bảng nên không ảnh hưởng đến
việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Còn nếu đứng trên góc độ
là khách hàng, thì bảo lãnh là một công cụ hỗ trợ cho khách hàng.
1.1.4.1.Bảo lãnh là công cụ bảo đảm
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Bởi vì khi hợp đồng bảo
lãnh được kí kết thì bên bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ chi trả bồi thường nếu như có
sự cố vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, và như vậy thì ngân hàng với
vai trò là người bảo lãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người nhận
bảo lãnh. Với sự đảm bảo chắc chắn này thì các bên sẽ có được sự tin tưởng
nhau hơn và việc kí kết các hợp đồng cũng sẽ dễ dàng thuận tiện hơn, điều
này làm nên sự khác biệt giữa bảo lãnh ngân hàng với tín dụng chứng từ.
Nói tóm lại bảo lãnh như là một chất xúc tác trong việc kí kết các hợp
đồng thương mại, xây dựng, giao dịch hàng hoá trong nước và quốc tế được
diễn ra một cách thuận lợi hơn, đồng thời do chịu trách nhiệm trong việc chi
trả bồi thường nếu sự cố xẩy ra nên ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ tăng
cường giám sát, kiểm tra và đôn đốc khách hàng được bảo lãnh trong việc
thực hiện hợp đồng tạo ra sự lành mạnh hoá trong các mối quan hệ.
1.1.4.2. Bảo lãnh là công cụ tài trợ
Đối với người thụ hưởng thì bảo lãnh là một công cụ bảo đảm nhưng đối
với người được bảo lãnh thì nó lại là một công cụ tài trợ có hiệu quả tốt.
Trong hợp đồng thì phía đối tác sẽ yêu cầu một sự đảm bảo chắc chắn là hợp
đồng sẽ được thực thi một cách chính xác và đầy đủ, khi đó nếu như không
muốn xuất quỹ để đặt cọc cho phia bên kia thì bên này phải nhờ môt ngân
hàng bảo lãnh cho mình. Khi được ngân hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh
sẽ không phải xuất quỹ ra, hơn nữa còn được thu hồi vốn nhanh, được vay nợ
hoặc kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ … và như v