SHTT có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tếtri thức mà Việt Nam đang hướng tới. Đây là một trong những điều kiện quan trọng giúp tạo ra, bảo vệvà phát triển tài sản trí tuệ- một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế hiện đại. Nhận thức về vấn đề này, các nước phát triển đã và đang tạo mọi điều kiện, thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết cho hoạt động đào tạo, phổ biến,
272 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Hà Nội – 01/2008
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU CẤP BỘ
“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ
ĐƯA SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO
TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC”
Chủ nhiệm Đề án:
TS Trần Lê Hồng
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 1
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của phải thực hiện Đề án 5
2. Mục tiêu của Đề án 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Nội dung nghiên cứu 8
PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 9
- Giới thiệu tổng quan .......................................................
- Chương 1. Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ
trong các trường đại học
1.1 Nhận thức chung đối với giảng dạy và đào tạo về sở hữu
trí tuệ
1.2 Nhận định chung về thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở
hữu trí tuệ trong các trường đại học của Việt Nam
1.3 Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ trong
các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật
1.4 Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ trong
các trường đại học đào tạo chuyên ngành Kinh tế - Tài
chính
1.5 Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ trong
các trường đại học đào tạo chuyên ngành Xã hội – Nhân
văn
1.6 Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ trong
các trường đại học đào tạo chuyên ngành Tự nhiên – Kỹ
thuật
1.7 Kết luận Chương 1
- Chương 2. Kinh nghiệm của thế giới trong giảng dạy và đào
tạo về sở hữu trí tuệ
2.1. Kinh nghiệm của thế giới trong giảng dạy sở hữu trí tuệ
10
13
13
15
29
45
53
61
74
76
76
dưới góc độ môn học trong các trường đại học
2.2. Kinh nghiệm của thế giới trong giảng dạy sở hữu trí tuệ
dưới góc độ chuyên ngành
2.3. Kết luận Chương 2
- Chương 3. Giảng dạy về sở hữu trí tuệ trong các trường đại
học dưới góc độ môn học
3.1. Tiếp cận chung đối với việc đưa sở hữu trí tuệ vào
Chương trình đào tạo cử nhân của các trường đại học
dưới góc độ môn học
3.2. Xây dựng Chương trình các môn học về sở hữu trí tuệ cho
các trường đại học đào tạo chuyên ngành về luật
3.3. Xây dựng Chương trình các môn học về sở hữu trí tuệ cho
các trường đại học đào tạo chuyên ngành về kinh tế - tài
chính
3.4. Xây dựng Chương trình các môn học về sở hữu trí tuệ cho
các trường đại học đào tạo chuyên ngành về xã hội và
nhân văn
3.5. Xây dựng Chương trình các môn học về sở hữu trí tuệ cho
các trường đại học đào tạo chuyên ngành về khoa học tự
nhiên và kỹ thuật
3.6. Kết luận Chương 3
- Chương 4. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ dưới góc
độ chuyên ngành
4.1. Tiếp cận chung đối với việc đưa sở hữu trí tuệ vào
Chương trình đào tạo cử nhân của các trường đại học
dưới góc độ chuyên ngành
4.2. Định hướng đào tạo chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trong
các trường đại học thời gian tới
4.3. Kết luận Chương 4
- Chương 5. Các điều kiện cần thiết cho hoạt động giảng dạy
và đào tạo về sở hữu trí tuệ
5.1. Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy về sở hữu trí tuệ
trong các trường đại học
5.2. Phát triển hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy và đào tạo
về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học
5.3. Kết luận Chương 5
- Chương 6. Định hướng đề xuất với các cơ quan chức năng
nhằm phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí
103
119
122
122
134
142
152
161
168
169
169
182
228
229
229
233
246
248
tuệ trong thời gian tới
6.1. Đặt vấn đề đối với việc đề xuất với các cơ quan chức năng
nhằm phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về sở
hữu trí tuệ trong các trường đại học
6.2. Đề xuất với các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc
quyết định đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo
trong các trường đại học
6.3. Kết luận Chương 6
- Kết luận
248
251
258
260
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 262
PHẦN IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 265
CÁC THAM LUẬN TỪ CÁC HỘI THẢO TRONG KHUÔN KHỔ
ĐỀ ÁN được tuyển chọn và tập hợp trong 2 tập riêng1
CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
được tập hợp trong 2 tập riêng2
1 Các tài liệu này có thể tham khảo tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và
Công nghệ, 386 Đường Nguyễn Trãi, Q. Thanh xuân, Hà Nội.
2 Các tài liệu này có thể tham khảo tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và
Công nghệ, 386 Đường Nguyễn Trãi, Q. Thanh xuân, Hà Nội.
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO
¾ SHTT – Sở hữu trí tuệ
¾ SHCN – Sở hữu công nghiệp
¾ ĐH – Đại học
¾ CĐ – Cao đẳng
¾ BLDS – Bộ luật Dân sự
¾ WTO – Tổ chức Thương mại thế giới
¾ TRIPs – Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ
1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
STT Họ và Tên Chức danh Thông tin liên hệ
1 TS Trần Lê Hồng Chủ nhiệm Đề án, Cục Sở
hữu trí tuệ, Bộ Khoa học
và Công nghệ
ĐTCQ: 04.858 30 69/
205
ĐTDĐ: 095 331 2005
tranlehong2005@yahoo.
com
2 TS Đinh Trung Tụng
Thứ trưởng, Bộ Tư pháp ĐTCQ: 04.843 88 37
ĐTDĐ: 091 466 1429
3 TS Nguyễn Tất Viễn, Vụ trưởng, Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật
ĐTDĐ: 091 265 9226
4 TS Lê Viết Khuyến
Phó Vụ trưởng Vụ Đại
học và Sau đại học, Bộ
GD&ĐT
ĐTCQ: 04.869 48 84
ĐTDĐ: 091 301 6368
lvkhuyen@moet.gov.vn
5 Lương Thị Tố Như
CVC, Vụ Đại học và Sau
đại học, Bộ GD&ĐT
ĐTCQ: 04.868 14 74
ĐTDĐ: 091 233 9854
nhultt@yahoo.com,
lttnhu@moet.gov.vn
6 PGS TS Nguyễn Đức
Thuận
Trưởng Phòng Quản lý
khoa học, Trường ĐH
Bách khoa Hà Nội
ĐTCQ: 04.869 21 36
ndthuan-
qlkh@mail.hut.edu.vn
qlkh@mail.hut.edu.vn
7 PGS TS Văn Đình Đệ
Trường ĐH Bách khoa
Hà Nội
ĐTCQ: 04.869 21 36
8 TS Nguyễn Trọng
Đức
Trường ĐH Bách khoa
Hà Nội
ĐTCQ: 04.869 21 36
9 TS Tăng Văn Nghĩa
Trưởng Khoa Quản trị
kinh doanh, Trường ĐH
Ngoại thương
ĐTCQ: 04.835 68 05
ĐTDĐ: 090 423 0929
ntangvan@yahoo.de
2
10 TS Nguyễn Thị Quế
Anh
Phó Chủ nhiệm Khoa
Luật trực thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội
ĐTCQ: 04. 754 70 49
ĐTDĐ: 098 388 8628
queanhthu@yahoo.com
11 TS Nguyễn Minh
Tuấn
Phó chủ nhiệm Khoa
Luật Dân sự, Trường ĐH
Luật Hà Nội
ĐTCQ: 04.773 14 68
ĐTDĐ: 091 355 4631
tuanhanh93@yahoo.com
12 TS Bùi Đăng Hiếu
Phụ trách Trung tâm Đảm
bảo chất lượng đào tạo,
Trường ĐH Luật Hà Nội
ĐTCQ: 04.773 65 38
ĐTDĐ: 091 354 0934
buidanghieu2005@yaho
o.com
13 TS Trần Văn Hải
Phó Chủ nhiệm Bộ môn
Luật Sở hữu trí tuệ,
Trường ĐH KHXH&NV,
ĐH Quốc gia Hà Nội
ĐTCQ: 04.640 80 73
ĐTDĐ: 090 321 1972
tranhailinhvn@yahoo.co
m
14 TS Phạm Trí Hùng
Giảng viên Luật Thương
mại, Trường ĐH Luật
Thành phố Hồ Chí Minh
ĐTDĐ: 090 454 8642
phamtrihung2005@yaho
o.com.vn
15 TS Ngô Hoàng Oanh
Giảng viên, Khoa Đào tạo
luật sư, Học viện Tư pháp
ĐTCQ: 04.756 61 29/
129
ĐTDĐ: 098 311 0069
ngooanh2000@yahoo.co
m
16 Ths Lê Thị Nam
Giang
Chủ nhiệm Bộ môn Luật
Tư pháp quốc tế và Luật
So sánh, Trường ĐH Luật
Thành phố Hồ Chí Minh
ĐTCQ: 08.726 93 21
ĐTDĐ: 098 387 7897
lenamgiang@gmail.com
17 ThS Lê Thị Thu Hà
GV, Trường ĐH Ngoại
Thương
ĐTDĐ: 091 221 1178
thuhaftu2005@yahoo.co
m
18 ThS Hồ Thúy Ngọc
GV, Trường ĐH Ngoại
thương
ĐTDĐ: 090 416 4363
ngochq@yahoo.com
3
19 Ths Nguyễn Văn
Nam
Giảng viên, Học viện An
ninh Nhân dân
ĐTCQ: 069 455 48
ĐTDĐ: 091 336 6757
quocnamnga@yahoo.co
m
20 KS Hồ Thành Nam Phòng Quản lý khoa học,
Trường ĐH Bách khoa
Hà Nội
ĐTCQ: 04. 2152950;
8692136
namkhbk@yahoo.com
4
PHẦN MỞ ĐẦU
5
1. Tính cấp thiết của phải thực hiện Đề án
SHTT có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế tri
thức mà Việt Nam đang hướng tới. Đây là một trong những điều kiện quan trọng
giúp tạo ra, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ - một trong những yếu tố quyết định
khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế hiện đại. Nhận thức về vấn đề này, các
nước phát triển đã và đang tạo mọi điều kiện, thực hiện tất cả các biện pháp cần
thiết cho hoạt động đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức và nhận thức của cá nhân
và tổ chức trong xã hội về SHTT. Thực tiễn giảng dạy và đào tạo về SHTT tại các
nước phát triển đã khẳng định điều này.
Giảng dạy và đào tạo về SHTT ở các nước phát triển có truyền thống lâu đời
với hệ thống đồng bộ, nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác nhau. Phụ thuộc vào
từng cơ sở đào tạo, giảng dạy và đào tạo về SHTT có thể chỉ dừng ở mức độ là một
môn học, hoặc có thể các mức độ cao hơn như đào tạo chuyên ngành tiến sỹ và sau
tiến sỹ. Số lượng các cơ sở đào tạo và số học viên cũng rất khác nhau ở từng nước.
Hầu hết các trường đại học của các nước phát triển có môn học “SHTT” trong
chương trình một cách độc lập hoặc lồng ghép với các môn học chuyên ngành liên
quan như “Chính sách đổi mới trong doanh nghiệp”, “Sáng tạo với sự phát triển
của xã hội”, “Hoạt động nghiên cứu và triển khai”, “chuyển giao công nghệ”...
Những cơ sở đào tạo về SHTT có uy tín và được biết đến rộng rãi như Viện
Max Planck với Trung tâm đào tạo Luật SHTT (CHLB Đức), ĐH Tổng hợp
George Washington với Trường Luật trực thuộc (Mỹ), ĐH Tổng hợp Zurich với
Khoa Luật, ĐH Tổng hợp Queen Mary London với Viện nghiên cứu SHTT (Anh)...
Số lượng học viên và nghiên cứu viên chuyên về SHTT của các cơ sở này có thể
lên đến vài trăm người.
Qua nghiên cứu chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo của các nước
phát triển có thể thấy những nội dung giảng dạy và đào tạo không chỉ dừng ở
những kiến thức cơ bản và thực tiễn bảo hộ quyền SHTT của quốc gia mà đó mở
rộng sang các vấn đề bảo hộ quốc tế, thực tiễn bảo hộ ở nước ngoài, bảo hộ các
quyền SHTT của quốc gia ở nước ngoài và những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
có liên quan như bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài đảm bảo lợi ích kinh tế của
quốc gia, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ...
Việc giảng dạy và đào tạo SHTT của các nước trong khối ASEAN đã được
triển khai tương đối rộng và bắt đầu đi vào chiều sâu ở những nước phát triển hơn
như Singapore, Malaixia, Thái Lan. Điển hình là Singapore, các trường ĐH lớn
như ĐH Công nghệ Nanyang, ĐH Tổng hợp Quốc gia Singapore... đều có các khóa
đào tạo về SHTT: các khóa đào tạo dành cho cử nhân; các khóa đào tạo sau đại học
và các khóa đào tạo chuyên ngành.
Tóm lại, giảng dạy và đào tạo SHTT trên thế giới trở thành một hướng đào tạo
quan trọng trong các trường đại học. Việc đào tạo tuy dưới nhiều hình thức, cấp độ
khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng nước nhưng đều có điểm
chung là có định hướng và dựa trên sự nhận thức khá đầy đủ, kể cả nhận thức của
6
xã hội. Các trường ĐH tùy theo việc đánh giá nhu cầu có thể thực hiện đào tạo về
SHTT theo các cấp học khác nhau, từ thấp nhất là các khóa đào tạo tổng quát đến
đào tạo chuyên ngành hẹp bậc tiến sỹ.
Quay về thực trạng giảng dạy và đào tạo về SHTT của Việt Nam khiến
chúng ta lo ngại. Tình hình giảng dạy và đào tạo về SHTT hiện nay có thể khái
quát qua những điểm sau:
- Hiện nay chưa có Trường ĐH, Viện nghiên cứu nào có chuyên ngành đào
tạo về SHTT. Bắt đầu từ khóa học 2005-2006, Khoa Khoa học quản lý, trường ĐH
Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã mở chuyên ngành đào tạo
“Quản lý nhà nước về SHTT” với 11 sinh viên, tuy nhiên, việc đào tạo này chỉ
mang tính chất “định hướng” do các kiến thức chuyên môn về SHTT chỉ được giới
thiệu một cách hạn chế và đội ngũ cán bộ giảng dạy chưa đầy đủ.
Thêm vào đó, chưa có trường ĐH kỹ thuật nào có nội dung về SHTT trong
chương trình đào tạo của mình. Một số nội dung cơ bản tối thiểu về SHTT chỉ
được giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật và cũng trong khuôn khổ của môn học
khác như Luật Dân sự hoặc Tư pháp quốc tế. Trong số các cơ sở đào tạo này, bắt
đầu có một số cơ sở tổ chức môn học về SHTT nhưng với thời lượng và nội dung
rất khác nhau, phần lớn chỉ dừng lại ở 15 đến 30 tiết học. Việc dạy và học này chủ
yếu dựa vào sự chuẩn bị và nhận thức của giáo viên dạy mà phải kiêm nhiệm các
môn học khác.
- Các giảng viên có giảng dạy về SHTT hầu hết chưa được đào tạo chuyên
ngành về SHTT. Họ chỉ được đào tạo về SHTT một cách hạn chế trong chương
trình đào tạo cử nhân luật tại các trường ĐH, do đó, cũng không dễ dàng để tự
mình xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo cho một môn học phức tạp và
liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế và luật, như SHTT. Chương trình học
có các nội dung SHTT được giới thiệu ở một số trường đại học có đào tạo cử nhân
Luật hiện nay khác nhau khá lớn về nội dung, thời lượng. Sở dĩ có sự khác biệt lớn
như vậy là do có sự khác nhau về nhận thức đối với chính môn học: ý nghĩa, nội
dung, cũng như các khía cạnh liên quan.
- Phương pháp dạy và học SHTT ở Việt Nam chưa đem lại hiệu quả mong
muốn do chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt, chưa có sự chuẩn bị đầy đủ và cần thiết
về tài liệu, thực tiễn cho việc giảng dạy và học tập. Kết quả tất yếu là sinh viên
chưa chủ động trong học tập, chưa có động lực và quyết tâm nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến SHTT. Các cơ sở đào tạo có nội dung đào tạo về SHTT đang tìm
cách đổi mới và phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT như: trường
ĐH Luật Hà Nội, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội),
trường ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật (trường ĐH Cần Thơ)...
Với thực trạng giảng dạy và đào tạo về SHTT như vậy, cũng dễ hiểu việc ở
Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào về việc giảng dạy và đào tạo
SHTT ở trường ĐH trừ một nghiên cứu cấp cơ sở của Cục Sở hữu công nghiệp
(nay là Cục SHTT) về “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động đào tạo sở
7
hữu công nghiệp” năm 2000. Tuy nhiên, Báo cáo chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm
của một số nước và cũng chỉ đối với vấn đề hạn chế là đào tạo về sở hữu công
nghiệp, còn các khía cạnh khác của quyền SHTT và nhất là vấn đề đưa vào giảng
dạy và đào tạo chính thức bậc cử nhân tại các trường đại học của Việt Nam thì Đề
án này hoàn toàn chưa nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu cụ thể của Việt Nam:
1. Đề tài cơ sở của Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục SHTT) về
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động đào tạo sở hữu công
nghiệp” năm 2000.
2. Báo cáo về thực trạng giảng dạy và đào tạo SHTT của Việt Nam trong
khuôn khổ Chương trình hợp tác ECAP II (TS Trần Lê Hồng,
project.org/fileadmin/ecapII/pdf/en/activities/regional/20050817_18/tr
an_le_hong_vietnam_report_on_the_current_teaching_and_learning.p
df);
Như vậy, hoạt động giảng dạy và đào tạo ở Việt Nam thời gian qua mang
tính tự phát, manh mún và nội dung còn nhiều bất cập, chính vì vậy, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đề tài
nghiên cứu sẽ giúp đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng giảng dạy
và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH của Việt Nam, cũng như nhu cầu đối với
đào tạo SHTT, qua đó, đề xuất chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân, chương trình,
và thời lượng giảng dạy về SHTT tương ứng. Việc giảng dạy và đào tạo về SHTT
sẽ mang tính hệ thống và chuyên nghiệp, phù hợp với điều kiện của các trường ĐH
của Việt Nam, cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Viêt Nam
Tóm lại, thực tế hiện nay khẳng định tính cấp bách của việc đào tạo chuyên
ngành bậc cử nhân về SHTT trong trường ĐH của Việt Nam, vấn đề chuẩn hóa nội
dung, kiến thức giảng dạy phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế và xã
hội, hỗ trợ có hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Cho đến
nay, chưa có một nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nào về giảng dạy và đào tạo
SHTT trong các trường ĐH của Việt Nam, đồng thời cũng chưa xây dựng được
những chuẩn mực về chương trình đào tạo, khung chương trình và những nội dung
đào tạo cụ thể. Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu này do đó có tính cấp thiết
cao.
2. Mục tiêu của Đề án
Xây dựng đề xuất khoa học đối với việc đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo
tại các trường đại học phù hợp với điều kiện của Việt Nam, trên cơ sở đó các cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam và các trường Đại học có thể tham khảo để phát
triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT trong thời gian tới trong các trường
đại học.
8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT của Việt
Nam và trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến giảng dạy và đào tạo về
SHTT trong các trường đại học, tập trung chủ yếu vào các trường đại học của Việt
Nam trên phạm vi cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích, so sánh, tổng hợp,
khảo sát thực tế, sử dụng ý kiến chuyên gia... dựa trên nền tảng của phương pháp
luận duy vật biện chứng. Để tạo nên kết quả tốt nhất, các phương pháp khảo sát
thực tế được sử dụng nhiều như điều tra xã hội học, lấy ý kiến chuyên gia... Bên
cạnh đó, cũng nhờ những ý kiến chuyên gia mà các kết quả nghiên cứu được sâu
sắc, có cơ sở, có tính tin cậy cao.
5. Nội dung nghiên cứu
5.1. Thực trạng giảng dạy, đào tạo, học tập và nghiên cứu SHTT trong các trường
ĐH của Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá về nhu cầu và khả năng đáp ứng
nhu cầu đối với giảng dạy và đào tạo về SHTT.
5.2. Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài đối với giảng dạy và đào tạo về
SHTT. Đề tài đã tập trung làm rõ hệ thống giảng dạy và đào tạo về SHTT của
các nước điển hình, đặc biệt là những nội dung chương trình, thời lượng,
phương pháp giảng dạy...
5.3. Xây dựng những đề xuất cụ thể cho việc đưa các nội dung về SHTT vào
Chương trình đào tạo cử nhân các ngành và chuyên ngành của các trường đại
học của Việt Nam dưới góc độ các kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành,
kiến thức ngành và kiến thức chuyên ngành.
5.4. Xây dựng cơ sở cho định hướng phát triển chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân
về SHTT để đề xuất cho việc triển khai tại Việt Nam. Đề tài đã làm rõ những
yêu cầu đối với việc đào tạo về SHTT bậc cử nhân. Trên cơ sở này, xây dựng
hệ thống khung kiến thức cho việc đào tạo SHTT ở cấp cử nhân.
5.5. Xây dựng kế hoạch thực hiện việc đưa SHTT vào đào tạo cử nhân tại các
trường ĐH để đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, đặc
biệt quan tâm đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực (chuyên gia)
chất lượng cao về SHTT, nhất là đủ khả năng triển khai việc giảng dạy và đào
tạo trong các trường ĐH, cũng như kế hoạch phổ cập kiến thức SHTT trong
các trường đại học.
9
PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
10
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
SHTT có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế tri
thức mà Việt Nam đang hướng tới. Đây là một trong những điều kiện quan trọng
giúp tạo ra, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ - một trong những yếu tố
quyết định khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế hiện đại. Ngay Trung Quốc –
một nước không có truyền thống trong lĩnh vực SHTT - cũng đang thay đổi cách
tiếp cận vấn đề này. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi thăm tỉnh Sơn Đông
từ ngày 20 đến 22 tháng 6 năm 2004 đã phân tích cụ thể, cạnh tranh quốc tế của
thế giới tương lai là cuộc cạnh tranh của quyền SHTT, và sẽ đặc biệt tập trung vào
cạnh tranh của các công nghệ và sản phẩm hàng đầu. Với nhận thức như vậy, các
nước, đặc biệt là các nước phát triển đã và đang tạo mọi điều kiện, thực hiện tất cả
các biện pháp cần thiết cho hoạt động đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức và
nhận thức của cá nhân và tổ chức trong xã hội về SHTT, đặc biệt là trong các
trường ĐH. Thực tiễn giảng dạy và đào tạo về SHTT tại các nước phát triển đã
khẳng định điều này.
Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới ngày 7
tháng 11 năm 2006 như một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ việc chúng ta cần có
một chiến lược trong đào tạo để tận dụng những lợi thế và giảm thiểu những tác
động tiêu cực của hoạt động bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu và ở Việt
Nam. Với vai trò là một trong ba trụ cột của thương mại quốc tế hiện đại1, SHTT
đ