Báo cáo Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động

Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác, NH chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu chúng. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng với hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn huy động luôn biến động nên NH không được phép sử dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động gồm có : tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. + Tiền gửi không kỳ hạn : Là số tiền trên các tài khoản vãng lai, các tài khoản liên ngân hàng và thành toán; không có kỳ hạn xác định với lãi suất thấp. ở một số nước loại tiền này không được hưởng lãi suất. Các cá nhân hoặc tổ chức khi gửi tiền được mở một tài khoản, có thể gửi tiền vào đó và rút ra bất cứ lúc nào với lãi suất tương tự như loại tiết kiệm không kỳ hạn. + Tiền gửi có kỳ hạn : Phần lớn là nguồn vốn mang tính ổn định, NH có thể sử dụng loại nguồn này một cách chủ động làm vốn kinh doanh. Vì vậy để khuyến khích khách hàng gửi tiền các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng.

pdf39 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3361 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động Mục lục Chương I: Các nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động ................................................................................................................... 4 1.1. Các nguồn vốn của NHTM........................................................................................ 4 1.1.1. Định nghĩa về vốn và nguồn vốn của NHTM. ....................................................... 4 1.1.2. Kết cấu nguồn vốn của NHTM. ............................................................................ 4 1.1.3. Tương quan giữa vốn và nguồn vốn của NHTM. .................................................. 7 1.2. Hiệu quả huy động vốn của NHTM. ......................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn. ................................................................... 8 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn. ....................................................... 8 1.2.2.1. Giá thành của một đơn vị vốn huy động. ........................................................ 8 1.2.2.2. Hệ số vốn được sử dụng. ................................................................................ 8 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn. .............................................. 9 1.2.3.1. Nhân tố khách quan ....................................................................................... 9 1.3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn. ................................................. 12 1.3.1. Giảm khối lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông ................................................... 12 1.3.2. Giảm sức ép lạm phát, tạo cân đối tiền hàng ....................................................... 12 1.3.3. Nâng cao lợi nhuận cho NHTM .......................................................................... 13 Chương 2:Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng long ...................................................................................................... 14 2.1. Tổng quan về Ngân hàng VPBank- Chi nhánh Thăng Long. ................................ 14 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của VPBank-Chi nhánh Thăng Long. ....................... 14 2.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh. ......................................................................................... 17 2.2. Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại NH VPBank Thăng Long. ................... 17 2.2.1. Kết quả huy động vốn ......................................................................................... 17 2.2.2. Chi phí huy động vốn ......................................................................................... 20 2.2.3. Cân đối giữa vốn huy động và sử dụng vốn......................................................... 21 2.3. Kết quả, tồn tại và nguyên nhân ............................................................................. 21 2.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 21 2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân ............................................................................ 22 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng long. .............................................................. 24 3.1. Định hướng công tác huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng Long. ............................................................................................................................... 24 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VPBank- Chi nhánh Thăng Long. ................................................................................................. 25 3.2.1. Giảm thấp chi phí huy động vốn ......................................................................... 25 3.2.2. Thực hiện Marketing hiệu quả ............................................................................ 27 3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. ........................................................... 28 3.2.3. Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong HĐV và cho vay ..................................... 29 3.2.4. Huy động vốn trên cơ sở sử dụng vốn ................................................................. 30 3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm và tạo đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng ........................................................................................................................ 31 3.3. Một số kiến nghị. ..................................................................................................... 32 3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam. .................................................................................. 32 3.3.2. Đối với NHTW. .................................................................................................. 33 3.3.3. Đối với VPBank Hội sở ...................................................................................... 33 Kết Luận ......................................................................................................... 35 Danh mục viết tắt NHTM: Ngân hàng thương mại NH: Ngân hàng KH: Khách hàng NHNN: Ngân hàng Nhà nước HĐV: Huy động vốn NHTW: Ngân hàng Trung ương TCKT: Tổ chức kinh tế TCTD: Tổ chức tín dụng Chương 1 Các nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động 1.1. Các nguồn vốn của NHTM. 1.1.1. Định nghĩa về vốn và nguồn vốn của NHTM. Vốn là khối lượng tiền mà các NHTM đã huy động được có thể sử dụng vào mục đích cho vay, đầu tư và hoạt động dịch vụ khác của NH. Nguồn vốn của NHTM là các luồng tiền ( dòng tiền ) mà các NHTM có thể huy động để hình thành nguồn vốn kinh doanh của mình. Như vậy vốn là khối lượng tiền thực hiện còn nguồn vốn là khả năng mà NHTM có thể huy động. Một NHTM có thể huy động được nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào khả năng của từng NH. 1.1.2. Kết cấu nguồn vốn của NHTM. a. Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn của NH song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một NH. Trong nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của các loại hình NH, vốn điều lệ cũng được hình thành theo nhiều con đường khác nhau tuỳ thuộc vào đặc trưng từng hình thức sở hữu. - Đối với NHTMNN, vốn chủ sở hữu được hình thành từ : + Vốn ngân sách Nhà nước cấp + Vốn tích luỹ ( trích từ lợi nhuận ) - Đối với NHTM cổ phần + Do cổ đông đống góp + Vốn tích luỹ. b. Nguồn vốn huy động : Là những giá trị tiền tệ huy động được từ các tổ chức kinh tế, các cá nhân và trong xã hội thông qua việc thực hiện các dịch vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác, NH chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu chúng. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng với hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn huy động luôn biến động nên NH không được phép sử dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động gồm có : tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. + Tiền gửi không kỳ hạn : Là số tiền trên các tài khoản vãng lai, các tài khoản liên ngân hàng và thành toán; không có kỳ hạn xác định với lãi suất thấp. ở một số nước loại tiền này không được hưởng lãi suất. Các cá nhân hoặc tổ chức khi gửi tiền được mở một tài khoản, có thể gửi tiền vào đó và rút ra bất cứ lúc nào với lãi suất tương tự như loại tiết kiệm không kỳ hạn. + Tiền gửi có kỳ hạn : Phần lớn là nguồn vốn mang tính ổn định, NH có thể sử dụng loại nguồn này một cách chủ động làm vốn kinh doanh. Vì vậy để khuyến khích khách hàng gửi tiền các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng. c. Các nguồn vốn khác : * Phát hành trái phiếu : Trái phiếu ngân hàng thực chất là một giấy nhận nợ của ngân hàng với khách hàng, trong đó cam kết thanh toán một số tiền xác định bằng mệnh giá trái phiếu vào ngày đáo hạn, với mức lãi suất cố định trong thời hạn định trước. Trái phiếu là một công cụ nhằm huy động vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các dự án lớn theo yêu cầu phát triển trên địa bàn hoăcj tập trung vốn tài trợ cho các dự án được Chính phủ chỉ định. Trái phiếu thường được phát hành với quy mô lớn và đồng loạt trong cả hệ thống ngân hàng. Trái phiếu thường gồm các loại : có ghi tên, không ghi tên, trả lãi trước, trả lãi sau, có thể chuyển nhượng, thừa kế, hoặc có thể được ngân hàng mua lại theo hình thức chiết khấu. Có thể mua trái phiếu bằng cách VNC hoặc USD với các mệnh giá và kỳ hạn khác nhau. Hiện nay ở nước ta trái phiếu được phát hành theo kỳ hạn từ 1 đến 5 năm. * Chứng chỉ tiền gửi (CCTG) : Chứng chỉ tiền gửi được phát hành với mục đích huy động vốn trung dài hạn góp phần phục vụ đầu tư phát triển đất nước và thực hiện kế hoạch kinh doanh của NH. CCTG được phát hành với các hình thưcs CCTG vô danh, CCTG ghi danh bằng VND với thời hạn 13, 18, 24 tháng ; bằng USD với thời hạn 24, 36, 60 tháng. Đối với các thời hạn từ 18 tháng trở xuống được trả lãi một lần khi đáo hạn, còn các thời hạn từ 24 tháng trở lên sẽ trả lãi sau hành năm. Mệnh giá CCTG được ghi trên chứng chỉ theo yêu cầu của người mua, tối thiểu là một triệu VND ( hoặc trên 100 USD ) và tối đa là một tỷ VND ( hoặc 100.000 USD). Tiền lãi khách hàng được hưởng bằng mệnh giá nhân (*) lãi suất niêm yết nhân (*) số ngày thực tế của năm và chia cho 360 ngày. Lãi suất được cố định trong suốt thời hạn gửi với các mức khác nhau nhưng cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm * Vay trên thị trường liên ngân hàng : Trong hoạt động kinh doanh của mình, việc thiếu hoặc thừa vốn là tình trạng thường xuyên xảy ra. Để khắc phục hiện tượng này, thông qua NHNN, các NHTM có thể vay vốn của nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc vay vốn hoặc cho vay vốn chỉ thông qua NHNN với chức năng trung gian, tạo thành một thị trường liên ngân hàng, đảm bảo hoạt động đi vay và cho vay của các NHTM luôn đạt hiệu quả cao nhất. * Vay của các NH khác : - vay trực tiếp giữa các NHTM : Ngoài vay vốn của các NHTM khác thông qua NHNN, các NHTM có thể trực tiếp vay vốn của nhau. Do tính chất đặc thù của NH là hạch toán kinh doanh theo toàn ngành vì thế việc vay vốn và cho vay vốn chỉ được thực hiện ở NHTW của từng hệ thống. - Vay của NHNN : NHNN là NH của các NH và là NH cuối cùng cho vay trong nền kinh tế, vì vậy các NHTM có thể được NHNN cho vay vốn khi cần thiết. Nhìn chung vốn vay của các NHTM khác và của NHNN chiếm tỷ trọng không lớn trong nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Cho nên, ngoài tác dụng góp phần gia tăng nguồn vốn và mở rộng kinh doanh của NH nó còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của NHTM. 1.1.3. Tương quan giữa vốn và nguồn vốn của NHTM. Chúng ta quan tâm đến việc đẩy nhanh công tác huy động vốn và sử dụng vốn trong một ngân hàng, do đó vấn đề đặt ra là phải quản lý hữu hiệu cả vốn và nguồn vốn của NHTM. Để thấy được sự tương quan giữa vốn và nguồn vốn huy động chúng ta xem bảng sau so sánh về nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay : Bảng 1.1 : Tương quan giữa nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng Long. Đơn vị : Triệu đồng Thời điểm Nguồn 2005 2006 2007 A.Nguồn vốn huy động. 840.343 1.260.472 2.121.040 B.Tổng dư nợ cho vay. 757.400 1.024.880 2.043.435 % ( B/A ) 90.12 81.30 96.34 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank ) Qua bảng trên ta thầy tổng dư nợ ngày một tăng và hoạt động sử dụng so với nguồn vốn huy động cao và hiệu quả, tổng dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động đến cuối năm 2007 là 96.34% tỷ lệ này la rất cao. Vốn mà ngân hàng huy động không những đáp ứng cho nhu cầu của mình mà còn phục vụ cho nhu cầu các hệ thống, ngoài ra còn phục vụ theo những biện pháp huy động vốn của ngân hàng thành phố như huy động kỳ phiếu có mục đích. Nếu như xét trên một chi nhánh độc lập thì Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng Long thực hiện tốt công tác huy động vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, mở rộng sự phát triển của cả hệ thống và đem lại lợi ích cho toàn ngành. Là một chi nhánh của Ngân hàng VPBank trên thành phố Hà Nội, nên toàn bộ lượng dự trữ thanh toán, dự trữ rủi ro được ngân hàng chuyển vào dự trữ cùng toàn bộ các chi nhánh khác trong ngân hàng thành phố. Ngân hàng VPBank Thăng Long sẽ trực tiếp quản lý lượng dự trữ của các ngân hàng chi nhánh. 1.2. Hiệu quả huy động vốn của NHTM. 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn. Hiệu quả huy động vốn của NHTM là tổng hợp các tiêu chí chỉ rõ sự tương quan giữa khối lượng vốn huy động với chi phí bỏ ra để có được số vốn ấy và tỷ lệ vốn được sử dụng trên tổng vốn huy động trong một thời kỳ nhất định ( thông thường là 12 tháng ). 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn. 1.2.2.1. Giá thành của một đơn vị vốn huy động. Giá thành của một đơn vị vốn huy động cho thấy rõ hiệu quả huy động vốn của một NH là như thế nào. Càng huy động được nhiều nguồn vốn rẻ thì mức chênh lệch giữa đi vay và cho vay càng cao qua đó thu được lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh đó tăng khả năng cạnh tranh của NH. Ta có công thức sau : A = Tổng chi phí x 100 Tổng số vốn huy động được Trong đó : A- Chi phí hay giá thành của một đơn vị vốn huy động Tổng chi phí bao gồm : lãi suất tiền gửi, chi phí Marketing, chi phí quản lý, quảng cáo…là tất cả các khoản chi phí mà NH bỏ ra để có được một đơn vị vốn huy động. Như vậy :  Nếu A càng nhỏ ( chi phí huy động vốn càng nhỏ ) thì NH càng kinh doanh có lãi  Nếu A càng lớn thì NH có thể bị lỗ. 1.2.2.2. Hệ số vốn được sử dụng. Hệ số vốn được sử dụng là số vốn được đưa vào đầu tư, cho vay. Ta có công thức sau : B = Số vốn được sử dụng x 100 Tổng số vốn huy động được Trong đó : B – hệ số vốn được sử dụng Số vốn được sử dụng bao gồm vốn cho vay, đầu tư, kinh doanh dịch vụ NH.. Như vậy, nếu B càng lớn chứng tỏ vốn được sử dụng càng nhiều, nếu ít rủi ro thì NH càng thu được nhiều lãi và ngược lại nếu B càng nhỏ có nghĩa là NH không sử dụng được tối đa số vốn đã huy động được. Nguy cơ bị lỗ vốn là hoàn toàn có thể. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn. 1.2.3.1. Nhân tố khách quan a. Nhân tố pháp lý : Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Với hoạt động ngân hàng, trong sự ràng buộc về luật pháp, sự thay đổi của hành lang pháp lý sẽ làm các yếu tố của nghiệp vụ ngân hàng thay đổi, ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy động. Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại. Những thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất rõ ràng ảnh hưởng khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Các chính sách tỷ giá, chính sách về xuất-nhập khẩu…Những chính sách này tỏ ra thuận lợi, khuyến khích sẽ thu hút vốn của Nhà nước nói chung và của Ngân hàng nói riêng. b. Tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước : Hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động nghiệp vụ nói riêng không thể thoát ly môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh tế-chính trị-xã hội. Hệ thống ngân hàng được xem là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát…tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp, làm cho quá trình tạo vốn của ngân hàng gặp khó khăn. Sự ổn định về chính trị hoặc chính sách ngoại giao tác động đến quan hệ nguồn vốn của ngân hàng với quốc gia khác trên thế giới. Nhân khẩu học cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn thông qua việc phân bổ dân cư, trình độ, lứa tuổi. 1.2.3.2. Nhân tố chủ quan a. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay Doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là thanh toán, họ không bận tâm đến lãi suất mà họ quan tâm đến các dịch vụ từ ngân hàng và loại tiền gửi này gọi là tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, vốn huy động của ngân hàng còn bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư với mục đích hưởng lãi, họ quan tâm đến lãi suất và nhạy cảm với lãi suất. Để tạo được nhiều vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình, các ngân hàng phải có lãi suất hợp lý sao cho lãi suất huy động vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền, vừa phù hợp với lãi suất cho vay để tránh tình trạng vốn huy động quá cao. b. Hình thức huy động vốn, cho vay Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hoá hình thức huy động. Hình thức huy động càng phong phú, ngân hàng càng dễ huy động hơn. Ngân hàng có thể huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn khác nhau.Bên cạnh đó, nếu hình thức cho vay của ngân hàng càng mở rộng sẽ buộc các ngân hàng phải lo lắng tìm kiếm nguồn vốn cho chính mình, huy động thế nào cho phù hợp, đáp ứng các nhu cầu vốn của xã hội. Mặt khác, quá trình sử dụng vốn của ngân hàng tốt sẽ giúp ngân hàng cải thiện được thu nhập, làm khả năng tạo dựng vốn từ chính hoạt động kinh doanh của mình cũng được cải thiện. c. Chất lượng nhân sự Chất lượng nhân sự chính là trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, marketing của người cán bộ ngân hàng. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng càng cao, mọi thao tác nghiệp vụ thực hiện nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả; Thái độ phục vụ, tác phong làm việc của cán bộ ngân hàng tốt, nhiệt tình, cởi mở, tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng. Cách thức phục vụ của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến huy động vốn cho ngân hàng. Vì vậy, để thu hút khách hàng gửi tiền, đi đôi với việc trau dồi kiến thức nghiệp vụ, cán bộ ngân hàng phải thường xuyên chú ý đến thái độ phục vụ của mình sao cho vừa lòng khách hàng. 1.3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các Ngân hàng Thương mại là huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, để tiến hành cho vay nhằm thu được lợi nhuận. 1.3.1. Giảm khối lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông Huy động vốn tạo điều kiện đưa tiền nhàn rỗi vào lưu thông, làm cho chúng sinh lời. Thực tế mà ai cũng biết là khi huy động vốn thì chắc chắn NHTM sẽ phải trả một khoản lãi suất thep quy định tương ứng với số vốn huy động cho người sở hữu số vốn đó. Như vậy, nghiệp vụ huy động vốn của NHTM không những có thể đưa tiền nhàn rỗi trong xã hội vào lưu thông và trong việc phục vụ sản xuất-kinh doanh mà còn góp phần làm cho đồng tiền có khả năng sinh lời và làm tăng thu nhập cho người sử hữu vốn. 1.3.2. Giảm sức ép lạm phát, tạo cân đối tiền hàng Với phương châm “ đi vay để cho vay” huy động vốn không chỉ có nhiệm vụ giúp NHTM hoạt động kinh doanh mà công tác huy động vốn còn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định phát triển nền kinh tế-xã hội của đất nước như : - Huy động vốn tạo điều kiện cân bằng cung cầu tiền tệ, giảm sức ép lạm phát, nâng cao sức mua của tiền. Lạm phát là khi mà lượng tiền lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, làm cho giá cả các loại hàng hoá không ngừng tăng lên. Trong khi đó nếu nghiệp vụ huy động vốn của NHTM hoạt động không hiệu
Tài liệu liên quan