Vốn là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu của mọi quá trình phát triển. Do vậy,
muốn sản xuất kinh doanh phải có vốn. Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến
hành một cách bình thường thì vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp hiện nay là phải
tổ chức tốt công tác huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, nói một cách
khác là doanh nghiệp phải luôn luôn bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ
vững được sức mua của đồng vốn trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát và nhiều
rủi ro, nâng cao được năng lực hoạt động của đồng vốn đồng thời đánh giá được
chất lượng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày
càng vững mạnh trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp không thể
không bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó là một nguyên tắc bất di bất
dịch trong nền kinh tế thị trường.
79 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty In tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn cố định ở Công ty In tài chính
Mục lục
Lời nói đầu ..................................................................................................................................................3
Chương 1 .....................................................................................................................................................4
1. Vốn cố định trong các doanh nghiệp .........................................................................................................5
a. Hao mòn hữu hình. ................................................................................................................................. 11
b. Hao mòn vô hình. ................................................................................................................................... 12
a. Khấu hao TSCĐ. .................................................................................................................................... 12
b. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ ................................................................................................... 13
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. ....................................................................................................................................................... 15
3. Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. ............................... 24
Chương 2 ........................................................................................................................................... 35
2.1. Sản phẩm và thị trường của công ty : ....................................................................................................... 36
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất: ................................................................................................................ 36
2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: ...................................................................................................... 36
2.4. Tình hình lao động: ............................................................................................................................ 39
2.5. Nguồn vốn hình thành TSCĐ của công ty .......................................................................................... 39
Biểu 1: Nguồn vốn hình thành TSCĐ của Công ty ................................................................................... 39
2.6. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của công ty In tài chính:.............................................................................. 39
2.7. Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở công ty in tài chính năm 2001: ....................................................... 42
4.1.1. Thuận lợi......................................................................................................................................... 49
4.1.2. Khó khăn ........................................................................................................................................ 50
Chương 3 ................................................................................................................................................... 59
1. Những phương hướng chung để nâng hiệu hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty In tài chính. ............................. 60
2. Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty In tài chính ............................. 61
Kết luận .................................................................................................................................................... 72
Phân loại TSCĐ ..................................................................................................................................... 73
III. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý ...................................................................................................... 73
Nguồn: Phòng tài vụ Công ty in tài chính ............................................................................................ 73
Nguồn: Phòng tài vụ Công ty in tài chính ............................................................................................ 76
Lời nói đầu
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Vốn là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu của mọi quá trình phát triển. Do vậy,
muốn sản xuất kinh doanh phải có vốn. Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến
hành một cách bình thường thì vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp hiện nay là phải
tổ chức tốt công tác huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, nói một cách
khác là doanh nghiệp phải luôn luôn bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ
vững được sức mua của đồng vốn trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát và nhiều
rủi ro, nâng cao được năng lực hoạt động của đồng vốn đồng thời đánh giá được
chất lượng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày
càng vững mạnh trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp không thể
không bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó là một nguyên tắc bất di bất
dịch trong nền kinh tế thị trường.
Trong những năm cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp ở nước ta, các
doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước giao chỉ tiêu, doanh nghiệp lấy việc hoàn
thành kế hoạch cấp trên giao làm mục đích sản xuất kinh doanh. Nhà nước bao cấp
về mọi mặt như: vốn, giá, thị trường tiêu thụ, lỗ Nhà nước bù... nên các doanh
nghiệp quốc doanh không coi việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là trách nhiệm
của bản thân mình, mà là của Nhà nước. Doanh nghiệp chỉ chạy đua với thành tích,
với chỉ tiêu.
Từ khi Nhà nước ta chuyển đổi cơ chế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường lấy doanh lợi làm mục đích sản xuất kinh doanh,
nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh với nhau. Những
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì ngày càng đứng vững và phát triển, ngược lại
những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vốn kinh doanh bị mất dần sau mỗi chu kỳ sản
xuất kinh doanh, doanh thu không bù đắp đủ chi phí, không thể lập lại được quá
trình tái sản xuất dẫn đến nguy cơ bên bờ vực phá sản mà nguyên nhân chủ yếu là
do việc tổ chức sử dụng vốn còn nhiều hạn chế. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn được nhiều doanh nghiệp quan tâm chú ý.
Xuất phát từ vai quan trọng của vốn cố định nói riêng và vốn kinh doanh nói
chung, kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty In tài chính mà mục đích nghiên
cứu của đề tài là đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
tại Công ty.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài lấy vốn cố định làm đối tượng nghiên cứu, lấy tình hình hoạt động
thực tế của Công ty In tài chính để làm cơ sở nghiên cứu phân tích. Thời điểm
nghiên cứu số liệu lấy thực tế qua 5 năm 1997 - 1998 - 1999 - 2000 - 2001.
3. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và nhận xét
của cơ sở thực tập, nội dung của chuyên đề được trình bày qua 3 chương:
Chương 1: Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty in tài chính
Chương 3: Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định ở Công ty In tài chính
Chương 1
Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các
doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường
1. Vốn cố định trong các doanh nghiệp
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp
Những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong điều kiện đó, các mối quan hệ hàng hoá, tiền
tệ ngày càng được mở rộng và phát triển, xuất hiện các doanh nghiệp thuộc nhiều
thành phần kinh tế khác nhau cùng song song tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình
đẳng trước pháp luật. Trong nền kinh tế quốc dân thì mỗi doanh nghiệp là một tế
bào kinh tế. Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Để tiến hành sản xuất sản phẩm, mọi doanh nghiệp đều cần phải có hai yếu
tố cơ bản, đó là sức lao động và tư liệu sản xuất. Căn cứ vào tính chất và tác dụng
khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại chia ra làm hai bộ phận là
đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ. Căn cứ vào tính chất
và tác dụng khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại chia ra làm hai
bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu được tham gia
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc... Đặc
điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật
chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi, song giá trị của nó
lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị
chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
Trong thực tế, tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý ở từng
thời kỳ nhất định mà người ta có những quy định thống nhất và tiêu chuẩn giới hạn
của một TSCĐ. Theo chế độ tài chính mới nhất qui định những tư liệu lao động
được coi là TSCĐ phải có đủ hai điều kiện sau:
- Có thời hạn sử dụng trên một năm.
- Có giá trị từ 5 triệu đồng Việt Nam trở lên.
Những tư liệu lao động nào không đủ một trong hai điều kiện trên sẽ được
coi là công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động và do nguồn vốn lưu động tài trợ.
Tuy nhiên do yêu cầu của công tác quản lý, trong một số trường hợp có những tư
liệu lao động dù giá trị và thời hạn sử dụng không đủ tiêu chuẩn quy định nhưng
vấn được coi là TSCĐ của doanh nghiệp như tổ hợp các đồ dùng trong một phòng
làm việc một khách sạn... Mặt khác, trong doanh nghiệp có một số khoản chi đầu tư
cho sản xuất kinh doanh về tính chất luân chuyển cũng tương tự như TSCĐ vì vậy
được coi là các TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình). Ví dụ như các
khoản chi đầu tư mua các bằng phát minh sáng chế, các chi phí cho việc nghiên cứu
phát triển, nghiên cứu ứng dụng, phát hiện, thăm dò...
Từ những nội dung trình bày trên, có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong
doanh nghiệp như sau:
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có
giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, giá trị của tài sản
cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được chuyển
dịch dần dần từng phần vào giá thành sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá, những TSCĐ đó không chỉ được biểu
hiện dưới hình thái vật chất mà còn dưới hình thái giá trị. Để đầu tư mua sắm
TSCĐ, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một số vốn nhất định. Vì vậy, số vốn ứng
trước xây dựng, mua sắm TSCĐ được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại
lại có những đặc điểm về tính chất kỹ thuật công dụng khác nhau, được sử dụng
trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Do
vậy cần phân loại TSCĐ để có những biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn.
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của doanh nghiệp
theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp. Thông thường có những cách phân loại TSCĐ chủ yếu sau:
1.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất
(TSCĐ vô hình)
* TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như nhà
xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các vật kiến trúc... Những TSCĐ này
có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ
phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
* TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện
một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh
của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh
sáng chế hay nhãn hiệu thương mại...
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào
TSCĐ hữu hình và vô hình. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng các quyết định
đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế và
cũng là căn cứ để đưa ra các biện pháp quản lý tài sản, quản lý vốn, tính toán khấu
hao hợp lý.
1.1.2. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng
Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
* TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh
nghiệp.
* TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng: là
những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự
nghiệp (như các công trình phúc lợi), các TSCĐ sử dụng cho hoạt động đảm bảo an
ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.
* Các TSCĐ bảo quản hộ, gửi hộ, cất giữ hộ Nhà nước: là những TSCĐ
doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho Nhà nước theo quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình
theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử
dụng sao cho có hiệu quả nhất.
1.1.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp
có thể chia thành các loại sau:
* Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành
sau quá trình thi công xây dựng như: nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho, cầu
cảng...
* Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp như: máy móc thiết bị động lực, máy móc công
tác, thiết bị chuyên dùng, những máy móc đơn lẻ.
* Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải
như: phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và
các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, hệ thống thông tin, đường ống dẫn nước...
* Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị
điện tử, dụng cụ đo lường, máy hút bụi...
* Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5 loại
trên như tác phẩm nghệ thuật tranh ảnh...
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ, tính toán
khấu hao TSCĐ chính xác.
1.1.4. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ, người ta chia TSCĐ của doanh nghiệp
thành các loại:
* TSCĐ đang sử dụng: là những TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh,
quốc phòng của doanh nghiệp.
* TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp song hiện tại chưa cần dùng,
đang được dự trữ để sử dụng sau này.
* TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: là những TSCĐ không cần thiết hoặc
không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý,
nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả của TSCĐ của doanh
nghiệp như thế nào, đồng thời tạo điều kiện cho việc phân tích, kiểm tra, đánh giá tiềm
lực sản xuất cần được khai thác, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
1.1.5. Phân loại TSCĐ theo quan hệ sở hữu
Theo phương pháp này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
TSCĐ chủ sở hữu (tự có) và TSCĐ thuê ngoài.
* TSCĐ chủ sở hữu (tự có) là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình
thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn
liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được tặng, biếu... Đây là những
tài sản mà doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài và được phản ánh trên bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp.
* TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất
định theo hợp đồng đã ký kết gồm: TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
Trong đó TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh nghiệp được
phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và
trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp. Còn đối với TSCĐ thuê hoạt
động, doanh nghiệp chỉ được quản lý, sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn
trả khi kết thúc hợp đồng.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý biết được nguồn gốc hình thành
các loại TSCĐ để có hướng sử dụng và trích khấu hao đúng, từ đó tổ chức hạch
toán TSCĐ được chặt chẽ, chính xác, thúc đẩy việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao.
Trên đây là những đặc điểm và thuộc tính của TSCĐ. Những đặc điểm này
sẽ chi phối đặc điểm tuần hoàn của vốn cố định. Từ đó có thể thấy được bản chất
vốn cố định và những đặc điểm tuần hoàn của nó.
1.2. Khái niệm, đặc điểm chu chuyển của vốn cố định.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm xây dựng hay lắp đặt
các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư
ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải
thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay
lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.
Số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi
lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình.
Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô
của vốn cố định (VCĐ) nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất
lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử
dụng lại có ảnh hưởng quyết định chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của
VCĐ. Trên ý nghĩa của mối liên hệ đó, có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận
động của VCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm có đặc điểm này là do
TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì thế mà VCĐ - hình thái
biểu hiện bằng tiền của nó cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.
- VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận VCĐ được luân chuyển và
cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng
với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
- VCĐ sau nhiều chu kỳ sản xuất mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm
dần dần tăng lên. Song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ