Báo cáo phân tích đấu giá Vietcombank

Tại bất kỳ thị trường chứng khoán nào, ngân hàng tài chính luôn là ngành nhận được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư. Cổ phiếu ngành ngân hàng chịu tác động nhanh và trực tiếp từ các biến động cả thuận lợi và bất lợi từ nền kinh tế địa phương và toàn cầu. Trong một nền kinh tế đang phát triển và còn nhiều tiềm năng như Việt Nam, ngân hàng chính là lĩnh vực đang được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đây cũng là yêu cầu tất yếu cho một cuộc cạnh tranh với các tập đoàn ngân hàng lớn sẽ “đổ bộ” vào Việt Nam trong tương lai gần.

pdf20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo phân tích đấu giá Vietcombank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bản quyền FPTS. Việc sao chép hoặc tái bản không được sự chấp thuận trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là phạm luật 1/20 BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHO MỤC ĐÍCH BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN LẦN ĐẦU RA BÊN NGOÀI Ngày 14 tháng 12 năm 2007 Tổ chức tư vấn Tổ chức phát hành: NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CREDIT SUISSE (SINGAPORE) Ltd. 1 Raffles Link #03/#04 -01 South Lobby Singapore 039393 ĐT: (65) 6212 2000/ 65 6212 3356 Vai trò nhiệm vụ: Tư vấn tài chính đối với giao dịch cổ phần hoá NHNT Tên Tiếng Việt Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Tổ chức kiểm toán Tên giao dịch quốc tế Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Tên giao dịch Vietcombank Tên viết tắt VCB Địa chỉ Điện thoại Fax Website 198 Trần Quang Khải, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội (84.4) 9 343 137 (84.4) 8.241 395 www.vietcombank.com.vn Ernst & Young Vietnam imited 2A- 4A Tôn Đức Thắng, Quận 1,TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 8.824 5252 Vai trò nhiệm vụ: Tư vấn về kế toán và kiểm toán đối với giao dịch cổ phần hoá NHNT Ngành nghề kinh doanh Thông tin đấu giá ƒ Huy động vốn; ƒ Hoạt động tín dụng; ƒ Dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ; ƒ Các hoạt động khác. Vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng Số cổ phần trong đợt đấu giá ngày 26/12/2007 97,5 triệu cổ phần Mệnh giá 10.000 đ/cổ phần Giá khởi điểm 100.000 đ/cổ phần Cơ cấu vốn điều lệ sau cổ phần hoá Nội dung báo cáo Đối tượng Số cổ phần (‘000) Tỷ lệ (%) Giai đoạn I: IPO trong nước và bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Cổ phần Nhà nước nắm giữ 450.000 1.050.000 ~30 ~70 Cổ phần phát hành trong nước: IPO trong nước; 97.500 6,5 Đối tượng nắm giữ trái phiếu tăng vốn VCB và bán cho cán bộ công nhân viên; 52.500 3,5 Bán cho đối tác/bạn hàng trong nước; 75.000 5 Bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 225.000 15 Giai đoạn II: Phát hành và niêm yết quốc tế ~15 Nguồn: Bản công bố thông tin NHNT Tiềm năng của ngành ngân hàng o Cơ hội bứt phá o Rủi ro và thách thức Giới thiệu về Vietcombank Vị thế của Vietcombank Tình hình hoạt động của Vietcombank o Mục tiêu o Chiến lược o Tình hình hoạt động tài chính Phân tích SWOT o Điểm mạnh o Điểm yếu o Cơ hội o Thách thức Mô hình định giá o Mô hình chiết khấu luồng cổ tức o Mô hình hệ số nhân Thặng dư vốn sau IPO Các yếu tố tác động đến đấu giá thành công Phòng Phân tích – Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Điện thoại: (84.4) 773 7070 Máy lẻ 4301 Võ Quốc Khánh khanhvq@fpts.com.vn Giang Trung Kiên kiengt@fpts.com.vn Trần Hồng Linh linhth@fpts.com.vn Trần Thị Phương Thanh thanhttp@fpts.com.vn Đường Phan Việt vietdq@fpts.com.vn Các thông tin phân tích được tập hợp từ Bản công bô thông tin, các thông tin của công ty, cơ sở dữ liệu EzSearch của FPTS tại địa chỉ HTTPS://WWW.FPTS.COM.VN Các chuyên viên thực hiện báo cáo phân tích này không tham gia đấu giá cổ phiếu của công ty được phân tích hay nắm giữ bất kỳ chứng khoán nào của các công ty cạnh tranh trong ngành. Các công bố quan trọng được trình bày ở cuối bản báo cáo này. CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bản quyền FPTS. Việc sao chép hoặc tái bản không được sự chấp thuận trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là phạm luật 2/20 Cơ hội cho một cuộc tăng tốc và bứt phá: Tại bất kỳ thị trường chứng khoán nào, ngân hàng tài chính luôn là ngành nhận được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư. Cổ phiếu ngành ngân hàng chịu tác động nhanh và trực tiếp từ các biến động cả thuận lợi và bất lợi từ nền kinh tế địa phương và toàn cầu. Trong một nền kinh tế đang phát triển và còn nhiều tiềm năng như Việt Nam, ngân hàng chính là lĩnh vực đang được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đây cũng là yêu cầu tất yếu cho một cuộc cạnh tranh với các tập đoàn ngân hàng lớn sẽ “đổ bộ” vào Việt Nam trong tương lai gần. • Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến lớn và ngày càng hoàn thiện; • Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao đòi hỏi nguồn vốn lớn. Hệ thống ngân hàng sau quá trình cơ cấu và nâng cao năng lực quản trị trong thời gian vừa qua sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong việc đáp ứng yêu cầu này. Tốc độ tăng trưởng tín dụng được dự đoán trung bình hơn 20%/năm trong giai đoạn 2007-2012. • Nền kinh tế vận động đầy đủ theo cơ chế thị trường ngày càng hoàn thiện hơn, các quy chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế ngày càng trở nên minh bạch, góp phần vào việc nâng cao chất lượng danh mục tín dụng của các ngân hàng; • Việt Nam vẫn đang có tỷ lệ sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở mức thấp, với khoảng 8% dân số thường xuyên sử dụng. Với việc hiện đại hóa nền kinh tế, các ngân hàng gia tăng các tiện ích và dịch vụ thì Việt Nam có thể nhanh chóng đạt được mức trung bình của khu vực là 70%-80%. • Mảng dịch vụ hiện tại mới đang trong giai đoạn khai phá, tập trung chủ yếu vào các dịch vụ truyền thống, có giá trị gia tăng thấp. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ được giới thiệu trong tương lai gần, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập, sẽ đem lại lợi nhuận phi tín dụng lớn cho các ngân hàng; • Để nâng cao năng lực tài chính, gia tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng sẽ phải chú trọng hơn đối với hoạt động mua bán sáp nhập. Đây sẽ là xu hướng tất yếu và sẽ diễn ra sôi động trong tương lai gần, số lượng ngân hàng vừa và nhỏ sẽ giảm đáng kể. Sáp nhập giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng cố thị phần, duy trì mức lợi nhuận và giảm được cạnh tranh trong ngành. • Bên cạnh Thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường bất động sản cũng đang trong giai đoạn phát triển cao, đầy tiềm năng sẽ tạo ra những lực liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Các thiết chể quản lý tốt của Nhà nước sẽ góp phần làm cho các thị trường này phát triển đồng bộ và bền vững. Rủi ro và thách thức là rất lớn, cuộc chơi trong ngành ngân hàng có thể chỉ dành cho các tập đoàn lớn: • Số lượng các ngân hàng TMCP đến thời điểm này là 37. Sự ra đời của các NHTMCP mới với quy mô lớn sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành ngân hàng; • Cùng với cam kết gia nhập WTO, từ 1/4/2007, thị trường ngân hàng Việt Nam mở cửa tự do. Do đó khối ngân hàng TMCP trong nước sẽ chịu thêm áp lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Thế mạnh của các ngân hàng ngoại thể hiện rõ trên các mặt: (i) công nghệ (ii) năng lực quản trị (iii) năng lực tài chính (iv) kỹ năng marketing chuyên nghiệp. Họ cũng đã có những hiểu biết nhất định trong quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam, làm đối tác chiến lược của các ngân hàng nội. 1. Tiềm năng của ngành Ngân hàng Việt Nam CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bản quyền FPTS. Việc sao chép hoặc tái bản không được sự chấp thuận trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là phạm luật 3/20 • Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, được thành lập theo Nghị định số 115/CP – ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước; • Mạng lưới hoạt động với 59 chi nhánh, 87 phòng giao dịch và 850 máy ATM trải rộng khắp quốc gia; • Mạng lưới ATM hàng đầu Việt nam với 33% thị phần phát hành thẻ ghi nợ và 40% thị phần phát hành thẻ tín dụng; • Là ngân hàng đầu tư, môi giới chứng khoán, quản lý quỹ và bảo hiểm thông qua việc đầu tư vào các công ty con như VCBS, VCBF, Vietcombank Cardif Life Insurance,… • Tính đến cuối năm 2006, VCB có tổng tài sản (166.952 tỷ VNĐ) và Vốn điều lệ (4.365 tỷ VNĐ) lớn thứ hai trong số các Ngân hàng của Việt Nam. Theo lộ trình Cổ phần hóa, đến cuối năm 2007, Vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 15.000 tỷ VNĐ. VCB chiếm hơn 20% thị phần tiền gửi và 15% thị phần cho vay trong nước; • Bên cạnh hoạt động ngân hàng truyền thống (hoạt động tín dụng), VCB nâng cao tỷ trọng lợi nhuận từ phí và dịch vụ trên cơ sở thế mạnh về hoạt động ngoại hối và hoạt động thanh toán thẻ. • Cho vay doanh nghiệp chiếm trên 90% tổng dư nợ; có các khách hàng là các doanh nghiệp hàng đầu Việt nam trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông, v.v… • Tháng 2/2007, S&P xếp hạng các khoản nợ dài hạn của VCB ở mức “BB” (mức ổn định), bằng với định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, đồng thời là định mức tín dụng cao nhất đạt được bởi một tổ chức tín dụng tại Việt Nam; • VCB được tạp chí “The Banker”, một tạp chí ngân hàng uy tín của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000-2004. 2. Vài nét về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bản quyền FPTS. Việc sao chép hoặc tái bản không được sự chấp thuận trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là phạm luật 4/20 • Ban lãnh đạo: trình độ của đội ngũ quản trị của VCB là một lợi thế cạnh tranh rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp trong ngành ngân hàng Việt Nam như hiện nay; • Hoạt động huy động vốn và tín dụng: với khoảng 20% thị phần tiền gửi Việt Nam cùng với lợi thế huy động vốn trong thị trường liên ngân hàng, VCB có lợi thế cho vay trong các dự án đầu tư lớn. Đồng thời việc là trung tâm thanh toán ngoại tệ chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng mang lại lợi thế cho VCB trong hoạt động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ; • VCB là ngân hàng đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, da dạng hóa: tỷ trọng lợi nhuận từ phí và dịch vụ của VCB tăng dần qua các năm. Đây là những lĩnh vực mà VCB có lợi thế so với các ngân hàng trong nước khác như dịch vụ thanh toán quốc tế và thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ…; • VCB là Ngân hàng có Tổng tài sản và Vốn điều lệ đứng thứ hai sau Agribank (tính đến thời điểm 31/12/2006). 3. Vị thế của Vietcombank so với các ngân hàng cùng ngành CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bản quyền FPTS. Việc sao chép hoặc tái bản không được sự chấp thuận trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là phạm luật 5/20 Một số chỉ tiêu tài chính so sánh với hai Ngân hàng đứng đầu trong khối NHTMCP là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và NHTMCP Thương Tín (STB). Chỉ tiêu (2006) VCB ACB STB Tăng trưởng thu nhập thuần (%) 17,3 59,6 52,6 Tăng trưởng thu nhập HĐKD (%) 23,2 87,4 67,5 Tăng trưởng dư nợ cho vay (%) 11 81,4 70,8 Tăng trưởng huy động vốn (%) 10,6 68,2 75,4 Tăng trưởng lãi sau thuế (%) 122,8 68,9 97,2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1,2 0,2 0,7 Dự phòng RR tín dụng/Tổng dư nợ (%) 2,2 0,4 0,6 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (%) 71,8 28,2 56,6 ROA (%) 1,7 1,1 1,9 ROE (%) 25,8 30,6 16,4 YOEA (%) 5,6 6,2 8 COF (%) 3,2 4,1 4,8 NIM (%) 2,4 2 3,2 Chỉ số hiệu quả hoạt động (bao gồm dự phòng) (%) 26,3 46,5 45,7 Chỉ số hiệu quả hoạt động (không bao gồm dự phòng) (%) 23 44,1 41,4 CAR (%) 12,3 10,9 11,8 Vốn chủ sở hữu/Tổng vốn huy động (%) 9,3 4,9 14,3 Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có (%) 6,7 3,7 11,6 Dự nợ tín dụng/Tổng tài sản có (%) 39,7 38 57,8 Tỷ trọng thu phí dịch vụ thuần trên tổng doanh thu (%) 10,4 11,6 11,3 Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho năm tài chính kết thúc 31/12/2006. 3. Vị thế của Vietcombank so với các ngân hàng cùng ngành (tiếp theo) CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bản quyền FPTS. Việc sao chép hoặc tái bản không được sự chấp thuận trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là phạm luật 6/20 Mục tiêu: - Trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam; - Trở thành một tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả tại các thị trường tài chính thế giới; Chiến lược phát triển đến 2010: - Tiêp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động – bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới; - Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tình hình hoạt động tài chính Chât lượng tài sản Năm 2006 tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương đạt trên 166 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 22,35% so với cùng kỳ năm 2005. Nổi bật nhất là các khoản mục tài sản sinh lời như chứng khoán kinh doanh (tăng hơn 490%), chứng khoán đầu tư (tăng hơn 30%), đầu tư góp vốn (tăng hơn 50%) và các khoản tín dụng (tăng 11%). Mức tăng trưởng này vào loại thấp trong khối các ngân hàng thương mại quốc doanh và thấp hơn nhiều so với trung bình khối các ngân hàng thương mại cổ phần. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2006 Ngân hàng chú trọng vào nâng cao chất lượng tín dụng, do vậy danh mục tín dụng, tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngân hàng song chỉ tăng trưởng ở mức thấp hơn rất nhiều so với các năm trước. Thứ tự trọng yếu trong tổng danh mục tài sản của ngân hàng qua các năm không có nhiều biến chuyển. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần tỷ trọng của các khoản cho vay và tăng dần trong tỷ trọng các khoản đầu tư. 4. Tình hình hoạt động của Vietcombank CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bản quyền FPTS. Việc sao chép hoặc tái bản không được sự chấp thuận trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là phạm luật 7/20 Chiếm khoảng 30% tổng tài sản Ngân hàng là các khoản đầu tư tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác. Các khoản đầu tư này tỏ ra ngày càng có hiệu quả, bằng chứng là tỷ suất sinh lời trung bình của nhóm tài sản này đã tăng từ 4,27% năm 2005 lên 4,94% năm 2006. Thêm vào đó, cứ 1% tăng lên trong giá trị đầu tư tiền gửi tạo ra khoảng 1,5% tăng trưởng trong thu nhập. Đa số các khoản đầu tư này có kỳ hạn dưới 3 tháng và được thực hiện với các tổ chức tín dụng có độ tín nhiệm tài chính cao trên thị trường quốc tế và có quan hệ kinh doanh lâu dài với VCB. Nhìn chung Ngân hàng đã hài hòa được khả năng sinh lời và nhu cầu thanh khoản của mình thông qua các khoản đầu tư tiền gửi này. Hơn 40% tổng tài sản là các khoản cho vay và tạm ứng khách hàng. Đây là nguồn thu nhập lãi chính cho Ngân hàng. Tuy tốc độ tăng trưởng của danh mục tín dụng năm 2006 thấp hơn so với các năm trước xong tỷ lệ sinh lời bình quân của chúng tăng đáng kể từ 7,03% năm 2005 lên 8,14% năm 2006 phù hợp với chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng. Ngân hàng cũng có xu hướng tái cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng chuyển dịch từ cho vay các DNNN sang khu vực kinh tế năng động, hoạt động hiệu quả và ít rủi ro hơn như khối FDI. Thị trường này cũng trở nên vô cùng tiềm năng với việc thực hiện các cam kết hội nhập khi gia nhập WTO của Việt Nam. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng chú trọng khai thác thị trường bán lẻ thông qua việc phát triển các sản phẩm mới như cho vay mua nhà, du học và cho vay tiêu dùng. Các ngành kinh tế chủ đạo mà Ngân hàng có các dự án tài trợ chủ yếu vẫn là sản xuất chế biến và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên trong những năm gần đây Ngân hàng rất tích cực tham gia vào đầu tư vào các dự án nhà máy điện, nước với thời gian hoàn vốn tương đối dài nhưng rủi ro thấp (mới đây nhất là Dự án Công trình Thủy điện Sơn La) khiến tỷ trọng tín dụng cấp cho khu vực này tăng trung bình 70% - 80%. Ngân hàng cũng duy trì cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn khả cân bằng. Cho vay bằng đồng VND tăng mạnh và chiếm ưu thế do lãi suất đồng USD năm 2006 tăng cao và Ngân hàng cũng thực hiện thắt chặt cho vay bằng ngoại tệ nhằm giảm rủi ro tín dụng. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể qua các năm, tỷ lệ NPL trên tổng dư nợ giảm từ 3,44% năm 2005 xuống còn 2,66% năm 2006. Tuy tỷ lệ này cao hơn bình quân của các ngân hàng trong khối NHTMCP (dưới 2%) song đây là tỷ lệ thấp nhất so với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác. Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ cũng giảm từ 3,21% xuống mức 2,27% năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ như vậy vẫn là quá cao so với các ngân hàng thương mại cổ phần như STB và ACB (đều dưới 1%). Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch này là tỷ lệ tín dụng có tài sản đảm bảo của Vietcombank tuy có được cải thiện (hiện đạt khoảng 40%) song vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ của các ngân hàng TMCP (trên 90%). Các khoản đầu tư vào chứng khoán chiếm tỷ trọng khoảng 17% - 18% trong tổng tài sản của Ngân hàng. Danh mục đầu tư chứng khoán của Ngân hàng bao gồm các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn của các tổ chức trong và ngoài nước. Các chứng khoán kinh doanh được quản lý bởi Công ty Chứng khoán Vietcombank là công ty con của Ngân hàng. Tỷ suất sinh lời bình quân của chứng khoán kinh doanh luôn ở mức trên 30% trong những năm gần đây do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Chứng khoán đầu tư bao gồm các chứng khoán sẵn sàng để bán chủ yếu nắm giữ cho mục đích thanh khoản và các chứng khoán giữ đến kỳ đáo hạn nắm giữ với mục đích đầu tư dài hạn. Tỷ suất sinh lời trung bình của các khoản đầu tư chứng khoán giữ đến kỳ đáo hạn vào khoảng 8.6%/năm. Cần phải chú ý rằng Ngân hàng đang ghi nhận các khoản đầu tư chứng khoán tại giá trị đầu tư ban đầu trong khi giá trị thị trường của các khoản chứng khoán này trên thực tế có thể gấp 2-3 lần. Có thể thấy Vietcombank khá lưu ý đến cơ hội đầu tư vào các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác. Lớn nhất là tỷ lệ nắm giữ của Vietcombank vào các tổ chức như ngân hàng Eximbank (14,34%), Công ty CP Bảo hiểm dầu khí (10%) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (9,75%). Việc đầu tư đa dạng vào các NHTMCP như vậy mở ra cơ hội và cũng là chiến lược của Vietcombank trong việc trở thành một định chế tài chính hàng đầu Việt nam có khả năng liên kết khối dịch vụ tài chính ngân hàng. Nhìn chung, ROA của Ngân hàng năm 2006 đạt 1,90%, cao hơn so với mức 1,01% năm 2005. Đây là tỷ lệ ROA khá cao so với trung bình ngành trong giai đoạn 2004 – 2006 (khoảng 1,0%), cao nhất trong khối các ngân hàng quốc doanh và chỉ thấp hơn Sacombank thuộc khối các ngân hàng TMCP. 4. Tình hình hoạt động của Vietcombank (tiếp theo) CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bản quyền FPTS. Việc sao chép hoặc tái bản không được sự chấp thuận trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là phạm luật 8/20 Nguồn vốn huy động VCB là một trong những Ngân hàng có thị phần huy động vốn lớn nhất toàn ngành. Tổng vốn huy động của Ngân hàng tăng 21, 27% năm 2006, khá cao so với mức tăng trưởng 13,66% của năm 2005. 80% nguồn vốn huy động của Ngân hàng là từ tiền gửi khách hàng. Tính đến 31 tháng 12 năm 2006, tổng vốn huy động từ nền dân cư đạt gần 120 nghìn tỷ, song chỉ tăng 10,59% so với tốc độ tăng trưởng 22,38% năm 2005. Khó khăn trong hoạt động huy động vốn từ thị trường I là khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo một lực hút mãnh liệt đối với nguồn vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại cổ phần năng động hiệu quả và các ngân hàng nước ngoài với các sản phẩm hấp dẫn thuận tiện cũng khiến cho thị phần huy động vốn của VCB suy giảm trong năm 2006 (giảm xuống dưới 20%). Tuy nhiên, Ngân hàng luôn huy động rất hiệu quả vốn từ thị trường II (thị trường liên ngân hàng) do lợi thế là một NHTMQD hàng đầu với mạng luới các ngân hàng đại lý rộng rãi, đi đầu ngành trong lĩnh vực thanh toán, có quan hệ giao dịch với hầu hết các ngân hàng trong nước và với hơn 100 ngân hàng lớn trên thế giới tại nhiều quốc gia khác nhau. Thêm vào đó, VCB cũng rất năng động trong kênh huy động vốn trên thị trường mở thông qua các hoạt động repos với Ngân hàng nhà nuớc và các ngân hàng khác. Thành công trong hoạt động huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng sẽ đem lại những nguồn vốn lớn với chi phí thấp và giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động. Tháng 12/2005, VCB cũng phát hành hơn 1.300 tỷ đồng trái phiếu cho mục đích huy động vốn hoạt động ngân hàng. Đây là các trái phiếu chuyển đổi và
Tài liệu liên quan