Báo cáo Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh Phúc

Tôi xin cam đoan: Báo cáo “Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh phúc” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu được sử dụng trong báo cáo là trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong báo cáo này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Em chân thành cảm ơn các thầy, cô trường Đại Học Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình làm báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Phạm Văn Cương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo này.

doc48 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên : DOÃN QUỐC BÌNH Lớp : K4KTĐT B Địa điểm thực tập : Sở kế hoạch & đầu tư Vĩnh Phúc 1. Tiến độ thực tập của sinh viên: - Mức độ liên hệ với giáo viên: - Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở: - Tiến độ thực hiện: 2. Nội dung báo cáo: - Thực hiện các nội dung thực tập: - Thu thập và sử lý số liệu: - Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết: 3. Hình thức trình bày: 4. Một số ý kiến khác: 5. Đánh giá của giáo viên hướng dẫn: Điểm: Thái nguyên, ngày …. tháng … năm 2011 Giáo viên hướng dẫn UBNN TỈNH VĨNH PHÚC Sở Kế hoạch & Đầu tư ----------------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------o0o-------- GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Kính gửi: – BGH Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên. – Khoa Kinh Tế – Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên. Được sự giới thiệu của Khoa Kinh Tế Trường Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên, trong thời gian thực tập từ ngày 27/12/2010 đến ngày 08/04/2011, Phòng kinh tế đối ngoại - Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận sinh viên Doãn Quốc Bình lớp K4 KTDT - B về thực tập. Trong quá trình thực tập, sinh viên Doãn Quốc Bình đã thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của Phòng và của Sở KH & ĐT. Trong nghiên cứu đã tích cực thu thập số liệu, tài liệu và các báo cáo để phục vụ cho đề tài, đồng thời cũng tích cực học hỏi, tìm hiểu kiến thức thực tế để nâng cao nhận thức, kinh nghiệm của bản thân và phục vụ tốt cho việc hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận sinh viên Doãn Quốc Bình đã thực tập tốt tại cơ quan. Mong nhà trường và các thầy cô giáo tạo mọi điều kiện giúp đỡ em Bình hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp của mình. Xác nhận của phòng KTĐN KT. Trưởng phòng Phó phòng phụ trách Nguyễn Bình Khương Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 04 năm 2011 Xác nhận của cơ quan KT. Giám Đốc Phó giám đốc Nguyễn Đức Tài LỜI CẢM ƠN Báo cáo thực tập tốt nghiệp này là kết quả nỗ lực nghiên cứu không chỉ của riêng cá nhân em. Nó không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Trần Phạm Văn Cương, người trực tiếp quan tâm chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Em xin được gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy. Em chân thành cảm ơn các anh, chị trong phòng Kinh Tế Đối Ngoại cùng tập thể cán bộ công tác tại sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Nhân đây, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế, trường Đại Học Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè là nguồn động viên to lớn về vật chất và tinh thần, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó ! Thái Nguyên, ngày 08 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện Doãn Quốc Bình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Báo cáo “Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh phúc” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu được sử dụng trong báo cáo là trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong báo cáo này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Em chân thành cảm ơn các thầy, cô trường Đại Học Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình làm báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Phạm Văn Cương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo này. Thái nguyên, ngày 08 tháng 04 năm 2011 Người thực hiện báo cáo Doãn Quốc Bình Mục Lục Danh mục từ viết tăt STT Từ viết tắt Đầy đủ 1 XHCN Xã hội chủ nghĩa 2 HTX Hợp tác xã 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 UBKH Ủy ban kế hoạch 6 SKH&ĐT Sở kế hoạch và đầu tư 7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 8 QLCL Quản lý chất lượng 9 XDCB Xây dựng cơ bản 10 TNR Thu nhập ròng 11 CTR Chất thải rắn LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mở rộng, đất nước ta tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng pháp triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong xu hướng đó, Vĩnh Phúc đã nắm bắt thời cơ góp chung với sự phát triển chung của đất nước. Trên địa bàn đã có những khu công nghiệp với cơ sở vật chất hạ tầng ngày một khang trang to đẹp hơn. Nhưng đi cung với những thành tựu to lớn đó là mặt trái không thể tránh khỏi đó là vấn đề rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt đang là vấn đề được quan tâm trong xu hướng phát triển bền vững của đất nước nói chung cũng như tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Nhận thức rõ được vấn đề đó, em đã chọn đề tài “phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên – Vĩnh Phúc” để làm báo cáo tốt nghiệp. Nội dung báo cáo của em gồn 3 chương: Chương I: Khái quát về sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Chương II: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên – Vĩnh Phúc Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên – Vĩnh Phúc Do trình độ bản thân còn hạn chế, nên nội dung báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để sửa chữa và tiếp thu thêm. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Phạm Văn Cương và tập thể cán bộ phòng kinh tế đối ngoại sở kế hoạch đầu tư Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC 1. Quá trình hình thành và phát triển của SKH&ĐT Ngày 32 tháng 12 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 78/SL thành lập Uỷ Ban Nghiên Cứu Kế hoạch Kiến Thiết (tiền thân của Uỷ Ban Kế Hoạch Quốc Gia và hệ thống các cơ quan kế hoạch được thành lập sau đó 10 năm). Ngày 31 tháng 12 năm 1955, Ban Kế Hoạch tỉnh nằm trong Uỷ Ban Hành Chính tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập và từ đó hệ thống bộ máy cơ quan kế hoạch từ tỉnh đến các cấp, các ngành, các đơn vị, cơ sở được hình thành, từng bước xây dựng và phát triển. Quá trình xây dựng và phát triển của ngành gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. 1.1. Thời kỳ từ 1955 – 1959 Thời kỳ 1955 – 1956, Miền Bắc tiến hành cải tạo tư bản tư nhân; 1957 – 1959, ba năm khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng các tổ đội công và từng bước xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình được xây dựng theo kế hoạch cải tạo và khôi phục kinh tế; trong đó khu vực nông nghiệp và nông thôn được đặc biệt chú trọng. Những công trình thuỷ lợi lớn như hồ Đại Lải, kênh tiêu Bến Tre,… được hoàn thành nhờ công sức của hàng vạn người với mức huy động đến hàng triệu ngày dân công nghĩa vụ. Toàn tỉnh như một công trường lớn rộn rã…Bắt đầu từ năm 1958, tỉnh tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ. Tuy nhiên công tác kế hoạch còn đơn giản, thường là kế hoạch hàng năm, chưa có kế hoạch dài hạn, chỉ tiêu kế hoạch còn nặng về chỉ tiêu số lượng; đồng thời cũng chưa có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động tiền lương. Mặc dù vậy, ngành kế hoạch cũng đã đóng góp nhiều công sức tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có những định hướng kế hoạch phát triển lớn, đảm bảo tính cân đối chung trong điều hành, chỉ đạo. 1.2. Thời kỳ 1960 – 1965 Sau gần 9 năm được thành lập, ngành kế hoạch đã có bước trưởng thành mới về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ với 7 phòng chức năng là: phòng Tổng hợp, phòng Xây dựng cơ bản, phòng Nông – Lâm nghiệp, phòng Công nghiệp, phòng Lao động – Văn xã, phòng Tài chính – Ngân hàng, phòng Hành chính - Tổ chức. Phòng Kế hoạch ở các huyện đã được hình thành nhưng chỉ có 1 cán bộ chuyên trách làm kế hoạch. Trình độ đội ngũ cán bộ làm kế hoạch lúc này còn thấp, chưa được đào tạo cơ bản chuyên sâu mà chủ yếu thông qua tập huấn do các đồng chí lãnh đạo đảm nhiệm. Đến cuối năm 1960 trong toàn tỉnh đã căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN với nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ bằng con đường hợp tác hoá. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh đã xây dựng được 1350 hợp tác xã, thu hút trên 10 vạn hộ nông dân (chiếm 92,6% tổng số hộ) vào HTX; ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp, đã đưa gần 1,5 vạn thợ và 5,5 ngàn hộ tiểu thương buôn bán nhỏ vào làm ăn trong các loại hình HTX sản xuất, kinh doanh. Bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) theo tinh thần nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960). Ngành kế hoạch của tỉnh đã góp phần to lớn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xác định các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các ngành, trong đó đi sâu vào kế hoạch củng cố các HTX nông nghiệp; tập trung xây dựng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Trong nông nghiệp đã bước đầu xuất hiện cơ chế khoán từng khâu sản xuất. Trong công nghiệp, ngành kế hoạch đã chú trọng tham mưu phát triển các ngành thủ công truyền thống như mộc, thêu, rèn, tơ tằm. Các xí nghiệp cơ khí được xây dựng chủ yếu sản xuất công cụ cầm tay và công cụ cải tiến phục vụ nông nghiệp. Ngành công nghiệp đã thu hút một lực lượng lao động đáng kể góp phần cân đối kế hoạch phát triển chung của tỉnh. Mạng lưới thương nghiệp cũng đã phối hợp với các ngành thương nghiệp, lương thực tổ chức xây dựng các chỉ tiêu thu mua và phân phối hàng hoá đến các đối tượng xã hội, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong thời kỳ bao cấp, đảm bảo định lượng để dành phần đáng kể chi viện cho cuộc chiến đấu ở miền Nam. Công tác kế hoạch đã dần dần tiếp cận với thực tiễn, việc đề ra các chỉ tiêu kế hoạch đã có tính khoa học, gắn nhiệm vụ hàng năm với nhiệm vụ kế hoạch 5 năm; vừa đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế, xây dựng CNXH vừa đảm bảo kế hoạch huy động nhân-tài-vật lực chi viện cho chiến trường Miền Nam. Thông qua việc tính toán, cân đối lương thực, thực phẩm và lực lượng lao động, công tác kế hoạch đã giúp cho lãnh đạo tỉnh nắm chắc nguồn chi viện cho chiến trường, thực hiện tốt khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nhà nước giao. 1.3. Thời kỳ 1966 – 1975 Đây là thời kỳ ác liệt nhất trong lịch sử xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân trong tỉnh nói riêng. Chiến tranh lan rộng ra Miền Bắc đã làm đảo lộn mọi cơ chế kế hoạch cũ, ngành đã khẩn trương tham mưu cho Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh chuyển sang điều hành các kế hoạch kinh tế- xã hội thích ứng với tình hình chiến tranh, vừa xây dựng vừa chiến đấu (Kế hoạch thời chiến). Để tạo thêm động lực mới với tầm quản lý rộng lớn hơn từ tháng 2 năm 1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú. Những người làm công tác kế hoạch của Vĩnh Phúc đã sát cánh, chung lưng với những đồng nghiệp Phú Thọ tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo tỉnh xây dựng và điều hành kế hoạch nhà nước trên địa bàn tỉnh mới được biên chế của UBKH đã lên tới 51 người, trong đó có một số đồng chí có trình độ đại học, nhiều đồng chí công tác lâu năm trong ngành có nhiều kinh nghiệm. UBKH đã có 8 phòng chức năng gồm: phòng Tổng hợp - lao động – Văn xã; phòng Xây dựng cơ bản; phòng Nông – Lâm nghiệp; phòng Quy hoạch; phòng Công nghiệp; phòng Thương nghiệp - Mậu Tài, phòng Vật tư và phòng Hành chính Tổ chức. Ở cấp huyện, thị đều có phòng kế hoạch với biên chế từ 2-3 người, trực tiếp giúp lãnh đạo huyện cân đối các kế hoạch chung trên địa bàn. Như vậy hệ thống tổ chức của ngành kế hoạch đã khá đồng bộ, đảm bảo công tác kế hoạch thống nhất từ tỉnh đến huyện, một số chỉ tiêu cân đối đến tận xã. Hoạt động của ngành kế hoạch thời kỳ này hướng vào việc tham mưu giúp lãnh đạo các cấp cân đối kế hoạch, đảm bảo huy động mọi nguồn lực để chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng CNXH ở Miền Bắc. Ngành với vai trò và nhiệm vụ được giao đã phối hợp với các ngành quân sự, thương binh và xã hội, thương nghiệp, lương thực, tài chính,…cân đối các nguồn nhân tài, vật lực để đảm bảo vừa thực hiện hoàn thành nghĩa vụ nhà nước giao, vừa xây dựng hậu phương vững mạnh. Khẩu hiệu “5 tấn thóc-một lao động-hai con lợn trên một ha gieo trồng” đã nói lên tính kế hoạch hoá cao trong sản xuất nông nghiệp nông thôn lúc đó. Tuy nhiên do hoàn cảnh của chiến tranh nên lúc đó kế hoạch phát triển kinh tế không được rõ nét. Nội dung quan trọng nhất của công tác kế hoạch lúc đó là xây dựng các HTX, các xí nghiệp công nghiệp và kế hoạch huy động nguồn lực phục vụ chiến đấu đã thể hiện rõ các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. 1.4. Thời kỳ 1976 – 1996 Sau thắng lợi vĩ đại và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Ngành kế hoạch cũng nhanh chóng chuyển đổi nhiệm vụ, tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng các kế hoạch phát triển toàn diện, đồng thời đảm bảo an ninh, quốc phòng. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác tổ chức bộ máy và cán bộ của ngành được tiếp tục kiện toàn; cấp tỉnh đã có từ 51-56 cán bộ, số có bằng trình độ đại học chiếm từ 50-55% và phần lớn đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác. Phòng kế hoạch ở cấp huyện đã có từ 5-6 cán bộ. Những năm 1976-1985 do những khó khăn sau chiến tranh, đất nước lại phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh biên giới và sự phá hoại của các thế lực thù địch nên tình hình kinh tế - xã hội của cả nước hết sức phức tạp. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Mặt khác do duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên công tác kế hoạch cũng hoạt động theo cơ chế “xin-cho”, không tận dụng được tiềm năng thế mạnh của tỉnh là lao động và đất đai. Công tác kế hoạch lúc này chủ yếu là kế hoạch hiện vật, kế hoạch giá trị chưa được coi trọng. Việc tính toán, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch mang tính chủ quan, nóng vội, duy ý chí, không xem xét đến điều kiện lịch sử cụ thể, đến xu thế phát triển chung của đất nước và quốc tế. Các chỉ tiêu, mục tiêu được xây dựng bằng mọi giá, áp đặt từ trên xuống. Đồng thời cùng với cả nước các hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm tranh thủ kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất và tranh thủ các nguồn viện trợ gặp nhiều khó khăn. Các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vẫn luẩn quẩn trong cơ chế điều hành quan liêu, bao cấp; dựa chủ yếu vào nguồn viện trợ để cân đối, không phát huy được nội lực dẫn đến sản xuất đình trệ, kém phát triển. Các kế hoạch về văn hoá, xã hội ít được quan tâm, đặc biệt là kế hoạch về dân số chưa được đề cập. Từ những năm 1981-1985 trước những khó khăn chồng chất, Đảng ta đã bước đầu thực hiện quan điểm đổi mới tư duy kinh tế, từng bước đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Trước tình hình đó, ngành đã vươn lên, đổi mới để tự khẳng định mình. Đội ngũ cán bộ của Ngành đã tìm tòi học hỏi suy nghĩ sâu sắc về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước trên cơ sở hướng dẫn chung cho toàn Ngành, đi đến nhận thức đúng đắn là: Công tác kế hoạch phải tham mưu, đề xuất những cơ chế chính sách thực hiện kế hoạch, xây dựng kế hoạch bằng các chương trình, dự án có tính khả thi cao và có hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt. Hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh được chắt lọc về cơ bản. Công tác kế hoạch thời kỳ đổi mới đất nước đã thực sự gắn kế hoạch với thị trường, với nền sản xuất hàng hoá và kế hoạch thực sự khẳng định là xương sống của sự điều hành chung về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Ngành kế hoạch đã được chọn làm khâu trung tâm, làm đầu mối để chuẩn bị các chính sách lớn, các mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội cho các nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội. Một số kết quả bước đầu trong những năm này đã khẳng định hướng đi đúng đắn của công tác kế hoạch hoá gắn với thị trường theo định hướng XHCN. Đó là công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, công tác xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn đã đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học. Hoạt động kinh tế đối ngoại đã có bước phát triển và phát huy hiệu quả rõ rệt, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển và thay đổi cơ cấu kinh tế tỉnh. 1.5. Thời kỳ từ 1997 đến nay Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập (1/1/1997) Sở Kế hoạch và Đầu Tư Vĩnh Phúc đã khẩn trương khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và con người để vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Biên chế của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc lúc đầu thành lập chỉ có 19 cán bộ, công nhân viên trên cơ sở sáp nhập 2 bộ phận kế hoạch và kinh tế đối ngoại. Hệ thống phòng kế hoạch các sở chuyên ngành và các huyện cũng được tăng cường và củng cố cả về nhiệm vụ, chức năng và biên chế tổ chức. Ngành Kế Hoạch và Đầu Tư đã tham mưu cho Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh xây dựng các mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm và kế hoạch 1997 – 2000, 2001-2005, 2005 – 2010, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 với tinh thần tích cực, sáng tạo, có cơ sở khoa học, thực tiễn và các chỉ tiêu đó đã được đưa vào nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII. Đồng thời ngành còn tham mưu các cơ chế chính sách quản lý, điều hành nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Với cơ chế điều hành linh hoạt, năng động hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong các năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tốc độ phát triển kinh tế trong tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao, nhất là ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng công nghiệp và kinh tế đối ngoại tăng nhanh, từ một tỉnh cơ bản thuần nông đã chuyển sang cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tỉnh đã có những chính sách ưu đãi nên đã phát triển nhanh, nhất là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào địa bàn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư làm ăn tại tỉnh Vĩnh Phúc. Các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO) đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp – nông thôn và xây dựng hạ tầng như điện, nước, giao thông, thuỷ lợi đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh. Ngành Kế Hoạch và Đầu Tư đã thực sự là cơ quan tham mưu cho Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh đề ra những cơ chế chính sách phù hợp thu hút được các nguồn đầu tư phát triển. Đồng thời, Ngành đã tích cực tham mưu đề xuất kế hoạch tổ chức lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của chương trình mục tiêu, các dự án quốc gia nhằm khai thác có hiệu quả, quản lý sử dụng tốt các nguồn vốn. Ngành Kế Hoạch và Đầu Tư đã phối hợp với các ngành tham mưu đề xuất với tỉnh uỷ, UBND tỉnh có kế hoạch sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện cổ phần hoá một cách tích cực. Đến nay tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản hoàn thành mục tiêu sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp theo phương án tổng thể đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Ngành cũng đã phối hợp với các ngành giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao tham mưu giúp UBND tỉnh quy hoạch lại mạng lưới của các ngành trên, tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế có hiệu quả. Trong suốt 50 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự phát triển và đổi mới của tỉnh, ngành kế hoạch và đầu tư ngày càng lớn mạnh và trưởng thành; đội ngũ cán bộ chuyên viên không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo lại, được bổ sung, tăng cường, đáp ứng yêu cầu ngày cao của sự nghiệp phát triển chung của đất nước và của tỉnh. Có thể khẳng định rằng cơ quan Kế Hoạch và Đầu Tư các ngành và các địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm tốt chức năng tham mưu tổng hợp về kinh tế - xã hội cho chính quyền các cấp, xây dựng và phối hợp điều hành kế hoạch, đề xuất và triển khai nhiều biện pháp, chính sách cụ thể đảm bảo thự
Tài liệu liên quan