Công cuộc cải cách kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với
môi trường kinh doanh mới, do đó doanh nghiệp có quyền chủ động hơn trong các
quyết định kinh doanh của mình. Việc kinh doanh không mang lại hiệu quả đồng nghĩa
với doanh nghiệp bị đào thải khỏi thương trường.
Công ty TNHH NN một thành viên Thực phẩm Hà nội là một trong số ít các
công ty có vốn Nhà nước hoạt động hiệu quả từ thời bao cấp và vẫn đang phát triển
trong cơ chế thị trường. Là người vốn sẵn có lòng đam mê với lĩnh vực thực phẩm, em
đã chọn công ty Thực phẩm Hà nội là nơi thực tập, và cụ thể là phòng Kinh tế đối
ngoại của công ty.
Trong bản báo cáo này, em đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cũng
như hoạt động marketing của công ty và đặc biệt là của phòng kinh tế đối ngoại. Trong
quá trình phân tích, em đã không thể đi sâu phân tích kết quả kinh doanh của phòng
Kinh tế đối ngoại được vì phòng chỉ có số liệu năm 2006, mà số liệu này thì Phòng
phải giữ bí mật.
Nội dung bản báo cáo gồm 04 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp.
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty và của
Phòng kinh tế đối ngoại.
Phần 3: Chính sách marketing mix của Phòng
Phần 4: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
28 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Phân tích hoạt động kinh
doanh của công ty và của
Phòng kinh tế đối ngoại Công
ty TNHH NN một thành viên
Thực phẩm Hà nội
Lời mở đầu
Công cuộc cải cách kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với
môi trường kinh doanh mới, do đó doanh nghiệp có quyền chủ động hơn trong các
quyết định kinh doanh của mình. Việc kinh doanh không mang lại hiệu quả đồng nghĩa
với doanh nghiệp bị đào thải khỏi thương trường.
Công ty TNHH NN một thành viên Thực phẩm Hà nội là một trong số ít các
công ty có vốn Nhà nước hoạt động hiệu quả từ thời bao cấp và vẫn đang phát triển
trong cơ chế thị trường. Là người vốn sẵn có lòng đam mê với lĩnh vực thực phẩm, em
đã chọn công ty Thực phẩm Hà nội là nơi thực tập, và cụ thể là phòng Kinh tế đối
ngoại của công ty.
Trong bản báo cáo này, em đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cũng
như hoạt động marketing của công ty và đặc biệt là của phòng kinh tế đối ngoại. Trong
quá trình phân tích, em đã không thể đi sâu phân tích kết quả kinh doanh của phòng
Kinh tế đối ngoại được vì phòng chỉ có số liệu năm 2006, mà số liệu này thì Phòng
phải giữ bí mật.
Nội dung bản báo cáo gồm 04 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp.
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty và của
Phòng kinh tế đối ngoại.
Phần 3: Chính sách marketing mix của Phòng
Phần 4: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Tổng quan về công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Thực Phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương
mại Hà Nội, là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của ngành thương
nghiệp Thủ đô từ năm 1957. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nghị định của
Chính phủ về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước, Công ty Thực Phẩm Hà
Nội được phân hạng là Doanh nghiệp Nhà Nước hạng II và được thành lập lại theo
quyết định số 490/QĐ-UB ngày 26/01/1993 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Đến ngày 23/8/2004 Công ty Thực phẩm Hà Nội chuyển đổi từ DNNN theo quyết
định số 134/2004/QĐ- UB ngày 23/8/2004 của UBND TP Hà Nội thành Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội.
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng của nhân dân Thủ đô, ngoài
việc kinh doanh những mặt hàng truyền thống của công ty như: thịt lợn, thịt bò, nước
mắm, giò chả... Công ty còn cung cấp các loại thực phẩm công nghệ sữa, dầu ăn, hàng
nguội, chế biến sẵn, đường, sữa, đồ hộp các loại, rượu, bia...Hiện nay Công ty Thực
Phẩm Hà Nội có mạng lưới kinh doanh gồm:
03 Xí nghiệp chế biến, bảo quản thực phẩm
03 Trung tâm Thương Mại
03 Khách sạn
02 Siêu thị
12 cửa hàng tổng hợp và mạng lưới tiêu thụ bán hàng tại trên 40 địa điểm
ở thủ đô Hà Nội.
Ngoài ra Công ty Thực Phẩm Hà Nội có quan hệ hợp tác xuất khẩu với các doanh
nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đan Mạch....
Trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Thực Phẩm Hà Nội đã nhiều
năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm nhận được cờ luân
lưu của thành phố Hà Nội, nhiều bằng khen huân chương do Nhà nước trao tặng:
- 01 Huân chương chiến công.
- 02 Huân chương Lao động Hạng II.
- 05 Huân chương Lao động Hạng III.
- 03 Huy chương Vàng cho sản phẩm mới.
- Năm 2000, sản phẩm của Công ty tự sản xuất được trao Huy chương
vàng Hội chợ ẩm Thực Quốc Tế tổ chức tại Hà Nội.
- Năm 2001, sản phẩm của Công ty được trao tặng Cúp sen Vàng tại Hội
chợ Xuất nhập khẩu.
Năm 2004, công ty chuyển đổi từ DNNN thành công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Thực phẩm Hà Nội.
Công ty mong muốn được thiết lập và phát triển hợp tác kinh doanh lâu dài và thân
thiện với các đối tác theo tinh thần và mục tiêu:
“Thành công của bạn hàng cũng là thành công của chúng tôi”
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH NN một thành viên Thực
phẩm Hà Nội.
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh.
Công ty Thực phẩm Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức lao động theo đúng pháp luật và đúng ngành nghề theo giấy phép
kinh doanh số 105734 ngày 3/3/1993 do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Kinh tế
thừa ủy quyền của HĐND Thành phố cấp.
Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ đạo của ngành trước
hết là những mặt hàng thiết yếu ở những thời điểm và địa bàn trọng điểm.
Đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của nhân dân Thủ đô, đồng
thời đẩy mạnh bán buôn và bán lẻ.
Thực hiện chỉ tiêu nộp ngân sách (nộp thuế doanh thu), thuế vốn, khấu hao
cơ bản, bảo hiểm xã hội... và chịu trách nhiệm về kết quả lao động của mình.
Quản lý và kinh doanh có hiệu quả tài sản, tiền vốn, đội ngũ lao động và bảo
toàn vốn được giao.
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của
các cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học
kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
Từng bước ổn định và mở rộng kinh doanh, sản xuất phục vụ nhân dân và
tham gia xuất nhập khẩu, tạo việc làm, đảm bảo thu nhập, dần dần cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên.
Mở rộng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế góp phần tổ chức
hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố để chứng tỏ công ty
là một doanh nghiệp Nhà nước có tầm cỡ trên địa bàn Thủ đô cả nước.
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh thực phẩm nông sản tươi và chế biến, thực phẩm công nghệ, thủy hải
sản tươi và chế biến, muối các loại và gia vị
Sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa công nghệ phẩm, thực phẩm
Tổ chức sản xuất, gia công chế biến, làm đại lý các sản phẩm hàng hóa của doanh
nghiệp được phép kinh doanh.
Mua bán rượu bia, thuốc lá (không bao gồm kinh doanh quán bar)
Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khách sạn; kinh doanh các dịch vụ văn hóa và
vui chơi giải trí ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường
và các loại hình nhà nước cấm)
Cho các tổ chức trong và ngoài nước và cá nhân thuê nhà
Kinh doanh bất động sản, cho thuê kho bảo quản hàng hóa ( không bao gồm hoạt
động tư vấn về giá đất)
Kinh doanh hóa chất ( trừ hóa chất nhà nước cấm); nguyên liệu phục vụ sản xuất,
chế biến; máy móc, thiết bị dây chuyền phục vụ giết mổ gia súc, gia cầm;
Kinh doanh trang thiết bị nội, ngoại thất công trình, đồ gia dụng;
Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư (không bao gồm thuốc bảo về thực
vật, thuốc thú y), máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và kinh doanh
Xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, nông hải sản và hàng tiêu dùng
mà nhà nước cho phép
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng. Đây là mô hình quản lý phổ biến hiện nay và rất phù hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty.
Các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị kinh doanh thương mại chịu sự quản lý
trực tiếp của Ban giám đốc. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban
chức năng như: phòng hành chính tổ chức, phòng tài chính kế toán, phòng kế
hoạch kinh doanh, phòng kinh tế đối ngoại…
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
TÀI CHÍNH
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
ĐẦU TƯ
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
KĨ THUẬT
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng tổ
chức
hành
chính
P. Kế
hoạch
kinh
doanh
P. Kinh
tế đối
ngoại
Phòng
đầu tư
tổng
hợp
Phòng
thị
trường
P. KCS
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
Tổng giám đốc: là người đứng đầu Công ty, do Nhà nước bổ nhiệm; chịu trách
nhiệm trước cơ quan cấp trên; là người đại diện cho Công ty trước pháp luật về
các hoạt động sản xuất kinh doanh; có quyền điều hành hoạt động sản xuất của
toàn Công ty.
Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt kế toán
tài chính, đầu tư, hợp tác kinh doanh…; quản lý phòng Kế toán tài chính,
phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng Kinh tế đối
ngoại, các đơn vị kinh doanh, các liên doanh và văn phòng đại diện.
Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt đầu tư
tổng hợp.
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật;
quản lý phòng KCS (quản lý chất lượng sản phẩm) và các đơn vị sản xuất.
Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất, kinh
doanh của công ty; đứng đầu là các trưởng phòng và phó phòng chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của ban giám đốc; có vai trò trợ giúp Tổng giám đốc chỉ đạo hoạt
động sản xuất kinh doanh thông suốt.
Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức, quản lý nhân sự; lập kế hoạch tiền lương,
tiền thưởng; giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động; đào tạo,
tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật về công tác.
Phòng Kế toán tài chính: giải quyết toàn bộ các vấn đề hạch toán tài chính, tiền
tệ; lập kế hoạch tài chính và quyết toán hàng năm.
Phòng Kế hoạch kinh doanh: tổng hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh; theo dõi
thực hiện mua bán, tiêu thụ hàng hóa.
Phòng Kinh tế đối ngoại: xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty sản xuất và
kinh doanh.
Phòng Đầu tư tổng hợp: nghiên cứu và đưa ra các dự án khả thi để có kế hoạch
đầu tư về các lĩnh vực: xây dựng, trang thiết bị..
Phòng Thị trường: tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc định hướng thực hiện
các mục tiêu chiến lược ngắn hạn, dài hạn về đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, dịch vụ; nghiên cứu, điều tra, khảo sát nhu cầu thị trường để tham mưu,
đề xuất phương án tiêu thụ hàng hóa công ty sản xuất kinh doanh; xây dựng,
quảng bá thương hiệu công ty; thực hiện hỗ trợ các đơn vị để đưa ra các chính
sách về 4P nhằm đạt được mục tiêu đề ra; xây dựng các chương trình xúc tiến
hỗn hợp cho công ty; kiểm soát ngân sách dành cho khuyến mại, quảng cáo,
đánh giá tổng kết hiệu quả thực hiện ngân sách của các chương trình khuyến
mại, quảng cáo; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ định kì cho nhân viên của phòng.
Phòng KCS: kiểm tra chất lượng hàng hóa, vật tư đầu vào, đầu ra. Thí nghiệm nhanh
để đánh giá chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới phù hợp nhu
cầu sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như thị hiếu người tiêu dùng.
1.4. Năng lực của công ty
Công ty có hệ thống cơ sở vật chất- các cửa hàng có địa điểm đẹp, trải rộng trên địa
bàn Hà nội, tuy nhiên thì các vị trí này hầu hết là cho thuê, chứng tỏ DN đã không tận
dụng hết nguồn lực của mình. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của một số đơn vị còn nghèo
nàn, lạc hậu, chưa có sự đầu tư sửa chữa, trang bị lại một số thiết bị; biển hiệu cửa
hàng của công ty chưa có, còn treo biển của các hãng khác do công ty tài trợ.
Công ty cũng có hệ thống đại lí, bán lẻ rộng, với mối quan hệ lâu dài, bền chặt.
Nguồn vốn, là DNNN, Công ty thực phẩm Hà nội được sự trợ giúp của Nhà nước
và có ưu thế hơn hẳn các công ty tư nhân về việc vay vốn từ ngân hàng.
Về nguồn nhân lực, Công ty đang trẻ hóa nhân viên của mình. Đội ngũ này ngày
càng đông đảo và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động của công ty. Họ chính là những
người tạo ra sức sống mới cho công ty.
Bảng trình độ học vấn của lao động trong công ty:
Người % Người %
Tốt nghiệp PTTH 120 17.02 107 17.83
Trung cấp 387 54.89 254 42.33
Cao đẳng 102 14.47 136 22.67
Đại học và trên ĐH 96 13.62 103 17.17
20052004
Trình độ học vấn
Bảng trên cho biết số lượng lao động có trình độ tăng lên cho thấy công ty đã có sự
chú trọng đến việc tiếp nhận và đào tạo lao động, nâng cao trình độ. Điều này giúp
công ty có được đội ngũ kế thừa đủ năng lực cũng như cho thấy tỷ trọng lao động phổ
thông giảm xuống, từng bước hiện đại hóa công ty.
2. Khái quát về phòng kinh tế đối ngoại
Phòng kinh tế đối ngoại được thành lập từ 7 năm trước, chuyên trách về mảng
xuất nhập khẩu.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kinh tế đối ngoại là xuất nhập khẩu các mặt
hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. Ngoài ra, Phòng còn có một chức
năng khác là hoạt động như một công ty con trực thuộc sự quản lý của công ty Thực
phẩm Hà nội. Với vai trò như vậy thì Phòng hiện sở hữu 4 địa điểm để thực hiện công
việc kinh doanh. Đó là: 46, 52, 61 Lương Ngọc Quyến và 153 Giảng Võ.
Lĩnh vực kinh doanh của Phòng gồm có:
Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm: bánh kẹo, rượu, bia, thực phẩm đóng
hộp, thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, đồ uống, nước hoa quả cô
đặc…
Làm đại lý cho các công ty khác như là làm đại lý cấp một cho Công ty
dầu thực vật Cái Lân, đại lý cho công ty chè Kim Anh.
Làm trung gian thương mại, thực hiện việc xuất nhập khẩu các mặt hàng
tư liệu sản xuất như dây đồng, inox, máy bơm gia dụng, ống nước theo yêu
cầu của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức của Phòng:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng:
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận:
Trưởng phòng: là người đứng đầu Phòng, do công ty bổ nhiệm, chịu trách
nhiệm trước cơ quan cấp trên; là người quản lý, điều hành hoạt động của Phòng.
Trưởng phòng cũng là người thiết lập các mối làm ăn lớn của Phòng, quyết định
phát triển sản phẩm mới, loại bỏ những sản phẩm không mang lại lợi nhuận hay
có mức sinh lời thấp.
TRƯỞNG PHÒNG
BỘ PHẬN KẾ
TOÁN
BỘ PHẬN BÁN
HÀNG
BỘ PHẬN KINH
DOANH
Bộ phận kế toán: giải quyết toàn bộ các vấn đề hạch toán tài chính và thực
hiện quyết toán hàng năm.
Bộ phận bán hàng: phụ trách việc bán hàng ở 2 địa điểm: 61 Lương Ngọc
Quyến và 153 Giảng Võ. Ngoài ra, bộ phận này còn chuyên trách việc vận
chuyển hàng, giao hàng cho khách.
Bộ phận kinh doanh: tìm kiếm, thiết lập kênh phân phối cho sản phẩm của
Phòng; thực hiện các hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu cho Phòng;
thực hiện kí kết các đơn hàng; theo dõi, kiểm soát việc tiêu thụ các sản phẩm
của Phòng, đề ra các phương án, nêu kiến nghị với Trưởng phòng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng: Phòng có 4 địa điểm, trong đó đã cho thuê 2
địa điểm (46 Lương Ngọc Quyến cho khách sạn Á Đông thuê và 52 Lương Ngọc
Quyến cho Sinh café thuê), như vậy là chỉ còn 2 địa điểm kinh doanh là 61 Lương
Ngọc Quyến – vừa kinh doanh hàng tạp hóa, vừa là trụ sở của Phòng - và 153 Giảng
Võ kinh doanh cửa hàng ăn QFoods. Hạ tầng của cửa hàng tạp hóa đã cũ vì nó vốn là
một ngôi nhà có từ thời bao cấp, nhiều chỗ nay bị tróc sơn, nhưng Phòng không quan
tâm lắm tới việc trang trí nơi này vì cho rằng nó không thực sự cần thiết do đóng góp
của cửa hàng tạp phẩm vào doanh thu của Phòng không nhiều. Diện tích của cửa hàng
QFoods sau khi trừ đi diện tích bếp và công trình phụ thì còn khá nhỏ (42 m2), chỉ để
được tối đa 13 bàn đơn, trưng bày chưa có gì đáng kể. Về trang thiết bị: văn phòng
được trang bị 4 máy tính, trong đó 2 cái có màn hình tinh thể lỏng; ở cửa hàng QFoods
có điều hòa, dàn lạnh để bảo quản sữa, nước hoa quả, có tủ đá để trữ thịt đông lạnh.
Phòng cũng trang bị những dụng cụ để tự đóng gói một số sản phẩm như đùi gà Mỹ,
mộc nhĩ không chân…
Do nguồn lực hạn chế, Phòng không lập kho hàng riêng mà đi thuê để có thể tiết kiệm
chi phí.
Về nguồn nhân lực: đội ngũ nhân viên của Phòng khá trẻ (2/3 dưới 30 tuổi) năng
động và tham vọng. Về chế độ lương, thưởng, làm việc thì Phòng tuân theo qui định
của công ty.
Kết quả kinh doanh của Phòng: hàng năm tỉ trọng doanh thu của Phòng chiếm
một phần lớn trong tổng doanh thu của công ty. Số liệu năm 2006 thì tôi không thể xin
được (vì bí mật kinh doanh), còn các năm trước, Phòng hạch toán chung với công ty.
Năm 2006 là năm đầu Phòng thực hiện hạch toán riêng và đã có lãi: 20 triệu. Con số
này tuy nhỏ, nhưng xét trong hoàn cảnh đa số các đơn vị nhà nước sau khi tách rời khỏi
sự trợ giúp của Nhà nước và phải tiến hành hạch toán độc lập đã bị thua lỗ thì đây là
một kết quả khá khả quan.
3. Điều kiện kinh doanh cơ bản
3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
3.1.1. Môi trường kinh tế
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta vào khoảng 8%/năm, thuộc loại cao trong
khu vực và trên thế giới, trong đó thì sự đóng góp của ngành dịch vụ đứng thứ hai, sau
công nghiệp và xây dựng. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao dẫn tới thu nhập của người dân
tăng lên, thị trường của công ty cũng được mở rộng. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao cũng
hứa hẹn tỉ lệ tăng trưởng của Phòng sẽ cao.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh
của Phòng: tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu
vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ
40,97% năm 2005 lên 41,52%; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40% (số liệu 2006).
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 580,7
nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm 2005 và tăng trên 13%, nếu
loại trừ yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so với mức tăng trưởng, chứng tỏ sức
mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên.
Việt nam gia nhập WTO là một thách thức với Phòng. Thị trường tiêu dùng Việt
Nam với hơn 83 triệu dân, dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao được giới đầu tư thế giới nhận
định là “miếng bánh rưới mỡ” cho các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có những tập
đoàn kinh doanh thực phẩm. Trong những năm tới, nếu công ty không có thay đổi gì
lớn về định hướng hoạt động của Phòng, hay Phòng cũng không tự đổi mới bản thân,
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình thì e là khó có thể cạnh tranh được với
những đại gia này.
3.1.2. Môi trường nhân khẩu
Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tốc độ tăng trưởng
trung bình khoảng 1,4%/năm, hứa hẹn thị trường của Phòng sẽ không ngừng tăng.
Thu nhập người dân cũng tăng lên kéo theo mức sống của họ cũng tăng lên đáng
kể và ngân sách dành cho tiêu dùng cũng lớn hơn. Việt Nam được đánh giá là một
trong những nước có tỉ lệ chi tiêu trên GDP lớn nhất trong khu vực, chiếm tới trên 70%
mà trong đó, chi tiêu cho đời sống chiếm tỉ lệ khá cao; ở đồng bằng sông Hồng, trong
đó có Hà nội, người dân chi cho đời sống hơn 80% tổng chi tiêu của họ, trong đó chi
cho ăn uống chiếm hơn 50% tổng chi. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với các đơn
vị kinh doanh trong lĩnh vực này, mà Phòng là một trong số đó.
Thu nhập tăng cũng dẫn tới nhu cầu con người tăng cao, thị trường bị phân khúc,
người tiêu dùng sành điệu hơn. Đây là một thách thức với Phòng vì nếu không làm cho
sản phẩm hấp dẫn hơn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn thì sẽ rất dễ để mất
thị trường vào tay đối thủ cạnh tranh.
Theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen, Việt Nam còn là thị trường sơ khai của
fastfood khi mới có khoảng 8% người tiêu dùng dùng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng.
Con số này quá ít so với các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn
Độ… có hơn 70% người tiêu dùng ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng. Và số lượng
khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh sẽ là cơ hội để
các nhà kinh doanh khai thác. Hiện tại đã có khá nhiều các quán cơm văn phòng, pizza,
mỳ Ý, bánh ngọt nổi lên nhưng không mấy tiếng tăm. Do đó cơ hội cho QFoods phát
triển thành một thương hiệu đồ ăn nhanh của Việt nam sánh ngang với các thương hiệu
nổi tiếng như KFC, Loterria đang mở rộng như chưa từng có.
3.1.3. Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị ổn định. Từ trước đến nay, Việt nam vẫn được thế giới
đánh giá rất cao về khía cạnh này. Đây là một điều đảm bảo cho các doanh nghiệp
trong nước trong đó có công ty Thực phẩm Hà nội, và đặc biệt Phòng kinh tế đối ngoại
an tâm phát triển.
Về hệ thống luật pháp hiện nay thì không có mấy khó khăn từ những qui định,
ràng buộc của các bộ luật hiện hành với hoạt động của Phòng trong lĩnh vực kinh
doanh thực phẩm, mà trái lại, các qui định này còn góp phần đảm bảo cho Phòng làm
ăn thuận lợi hơn. Đồng thời với việc Việt nam chính thức