Các hộ chăn nuôi nhỏ ở miền Trung Việt nam chủ yếu nuôi các giống lợn như lợn Móng Cái, lợn Mini, lợn Soc cao nguyên - những giống lợn đã có khả năng thích nghi rất tốt với các điều kiện tại miền Trung, nhưng có năng suất và hiệu quả kinh tế kém. Việc nâng cao chất lượng của các giống lợn địa phương bằng cách đưa các dòng Móng Cái có năng suất cao cho các chương trình giống thuần và giống lai sẽ dẫn đến kết quả là mang lại lợi nhuận đáng kể cho các hộchăn nuôi nhỏ nếu được tiến hành đồng thời với chương trình chăn nuôi khép kín từ khi đẻ đến khi vỗ béo (tập trung chủ yếu vào các chương trình thú y, chăn nuôi, chuồng trại và dinh dưỡng) để nâng cao năng suất chăn nuôi và giảm bớt các rủi ro về bệnh tật.
19 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development
Báo cáo tiến độ của dự án CARD
004/05VIE
Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông
hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam
MS13: Báo cáo tổng kết
Tháng tư năm 2010
Mục lục
1. THÔNG TIN VỀ CÁC ĐỐI TÁC:........................................................................................... 3
2. TÓM TẮT DỰ ÁN :................................................................................................................... 4
3. TÓM TẮT KẾ HOẠCH: .......................................................................................................... 4
4. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN: ..................................................................... 5
5. TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN TÍNH ĐẾN NGÀY BÁO CÁO :..................................................... 6
6. VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN.............................................................................17
7. MỘT SỐ VÁN ĐỀ VỀ TÍNH THỰC THI VÀ BỀN VỮNG ..............................................17
1. Thông tin về các đối tác:
Tên dự án Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nong hộ
tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam
Các đối tác tham gia phía Việt Nam Viện chăn nuôi Quốc gia (NIAH); Trường Đại học Nông
Lâm Huế (HUAF); Viện Thú Y Quốc Gia (NIVR)
Trưởng đại diện dự án phía VN TS. Nguyễn Quế Côi
Các đối tác tham gia phía Australia The University of Queensland/Victorian Department of
Primary Industry/South Australian Research and
Development Institute/University of Sydney
Tên các cán bộ tham gia dự án phía
Australia
Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr Colin Cargill, Dr Tony
Fahy, Dr Trish Holyoake
Ngày bắt đầu 1 tháng 4 năm 2006
Ngày kết thúc (theo dự định ban
đầu)
tháng 4 năm 2009
Ngày kết thúc (sau khi đã sửa đổi) tháng 4 năm 2009
Giai đoạn báo cáo tháng 04 năm 2006 – tháng 04 năm 2010
Các địa chỉ liên lạc:
Phía Australia: Trưởng dự án
Tên Dr Darren Trott Telephone:
Chức vụ Associate Professor
Veterinary Microbiology
Fax:
Cơ quan School of Veterinary Science The University of Qld
*Now at the School of Animal and Veterinary
Sciences
The University of Adelaide
Email:
darren.trott@adelaide
.edu.au
Phía Australia: Quản lý hành chính
Tên Melissa Anderson Telephone: 61 7 33652651
Chức vụ Trưởng văn phòng các dự án
nghiên cứu
Fax: 61 7 33651188
Cơ quan Trường Tài nguyên đất và thức
ăn, Đại học Tổng hợp Queensland
Email: m.anderson@uq.edu.au
Phía Việt Nam
Tên TS. Đỗ Ngọc Thuý Telephone: 84 4 8693923
Chức vụ Nghiên cứu viên Fax: 84 4 8694082
Cơ quan NIVR Email: dongocthuy73@yahoo.com
2. Tóm tắt dự án:
Các hộ chăn nuôi nhỏ ở miền Trung Việt nam chủ yếu nuôi các giống lợn như lợn Móng
Cái, lợn Mini, lợn Soc cao nguyên - những giống lợn đã có khả năng thích nghi rất tốt với các
điều kiện tại miền Trung, nhưng có năng suất và hiệu quả kinh tế kém. Việc nâng cao chất
lượng của các giống lợn địa phương bằng cách đưa cac dòng Móng Cái có năng suất cao cho
các chương trình giống thuần và giống lai sẽ dẫn đến kết quả là mang lại lợi nhuận đáng kể
cho các hộ chăn nuôi nhỏ nếu được tiến hành đồng thời với chương trình chăn nuôi khép kín
từ khi đẻ đến khi vỗ béo (tập trung chủ yếu vào các chương trình thú y, chăn nuôi, chuồng trại
và dinh dưỡng) để nâng cao năng suất chăn nuôi và giảm bớt các rủi ro về bệnh tật. Chương
trình cải tiến liên tục này (CIP) sẽ được bắt đầu bằng việc trang bị các kiến thức cần thiết cho
các nhà thú y và chăn nuôi, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Australia. Thông qua
phương thức “Tập huấn cho các giáo viên”, chương trình CIP sẽ được mở rộng đến những
người làm thú y cơ sở, những người quản lý trại và một số nông dân được chọn lựa để có thể
thu nhận được các kiến thức và các kỹ năng có thể áp dụng được thành công trong thực tế.
3. Tóm tắt kế hoạch:
Dự án được thực hiện với 6 mục tiêu chính: 1. Tập huấn cho các giáo viên; 2. Lựa chọn các
trại; 3. Làm quen với các phương pháp chăn nuôi tốt nhất; 4. Đưa lợn giống xuống các nông
hộ; 5. Theo dõi các lợi nhuận; và 6. Củng cố lợi nhuận.
Dự án đã bắt đầu với việc 6 cán bộ phía Việt nam được lựa chọn tham gia tập huấn với trình
độ cao ở Australia – những người sau đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện
dự án, dưới sự hướn dẫn của các chuyên gia Australia và Việt nam. Sau quá trình điều tra 200
trại kết thúc ở 4 tỉnh và 1 cuộc hội thảo để đưa ra các phương thức hoạt động chính cho dự án,
một quyết định đã được đưa ra là tập trung vào chăn nuôi lợn Móng cái (hơn là nái ngoại hay
lai) và đưa các lợn hậu bị cao sản vào nuôi, cùng với thời gian về kế hoạch thực hiện các tiến
bộ kỹ thuật thiết thực, tập huấn cho nông dân.
Các sáng kiến của dự án đã dẫn tới những hiệu quả hữu hình về cách thu nhận kiến thức và kỹ
năng của nông dân, và ở một mức độ nhất định nào đó, đã tăng năng suất chăn nuôi và các lợi
ích tổng hợp, bao gồm:
- Các thay đổi chính về chuồng trại, thông thoáng gió, khống chế nhiệt độ và ẩm độ
- Đưa vacxin E. coli do NIVR sản xất vào sử dụng, cũng như là các hộp ủ ấm nhằm
nâng cao sức khỏe và phát triển của đàn lợn trong giai đoạn theo mẹ, giảm tỷ lệ tiêu
chảy
- Ghi chép các theo dõi một cách chính xác, tăng nhận thức về vấn đề bệnh tật, chiến
lược sử dụng thuốc khống chế tiêu chảy và bệnh ghẻ
- Thành lập các câu lạc bộ nông dân, ngay sau khi có quyết định về việc tập trung tập
huấn cho các nông hộ mô hình, hơn là tập huấn cho các thú y viên.
Dự án đã lên đến cao trào với việc xây dựng bộ đĩa tập huấn DVD, trong đó các nông dân từ
mỗi câu lạc bộ đượcsắp xếp và thực hiện các cảnh quay trong 9 chương bao gồm các nội dung
chính trong các phương pháp thực hiện của dự án. Các nông dân thành công đã thực hành các
hướng dẫn từ dự án để đạt được sức chăn nuôi là 16-22 lợn bán ra/nái/năm và thu lợi: tỷ suất
giá là 2.2-2.5 so với 1.1 ở các trại đối chứng. Sau khi dự án hoàn thành, một số tiền tài trợ tiếp
tục sẽ được phân bổ để mở rộng mô hình này sang các tỉnh lân cận, cũng như sang cả các
nước Lào và Cambodia.
4. Đặt vấn đề và tổng quan về dự án:
Để thoả mãn nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng, một số nông hộ ở miền Trung Việt
Nam đã không ngừng mở rộng chăn nuôi, tăng năng suất, trong khi đó, vấn có một số hộ vẫn
giữ chăn nuôi theo phương thức cũ với các điều kiện chuồng nuôi nghèo nàn. Cùng với việc
chăn nuôi được mở rộng thì cũng kéo theo nhiều bệnh tật xảy ra, đặc biệt là ở giai đoạn lợn
con còn đang bú mẹ, do vậy, không có gì là ngạc nhiên khi các bệnh tiêu chảy gây ra các thiệt
hại đáng kể cho lợn ở giai đoạn này. Bệnh thường được giải quyết và và kiểm soát bởi sự kết
hợp giữa quản lý tốt, tiêm phòng đầy đủ, tuy nhiên các điều kiện môi trường không đảm bảo
tại rất nhiều trại chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh, đặc biệt là ở các khu vực chuồng lợn
đẻ và cai sữa. Kháng sinh – nguyên nhân chính làm tăng các chi phí của sản xuất – cũng được
sử dụng quá nhiều và việc sử dụng tùy tiện này cũng đã gây ra mức độ kháng thuốc cao với
rất nhiều chủng vi khuẩn phân lập được từ các lợn nuôi tại Việt Nam. Việc mở rộng chăn nuôi
lợn quy mô hộ gia đình ở các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng là nguồn cải thiện thu nhập
đáng kể đối với các gia đình nghèo, nhưng hiện tại cũng bị cản trở do lợi nhuận thu được là
rất thấp do năng suất sinh sản tốc độ tăng trọng kém, thiếu các kỹ năng trong chăn nuôi và
quản lý, thức ăn nghèo nàn và các vấn đề về bệnh tật. Dựa trên các kinh nghiệm thu được từ
dự án CARD hiện tại (001/04VIE), các vấn đề mà người chăn nuôi quy mô nhỏ ở Việt Nam
hiện đang phải đối mặt là:
• Thiếu các theo dõi ngay tại trại về hiệu quả chăn nuôi hàng ngày
• Thiếu các theo dõi về tăng trọng bình quân ngày, tiêu tốn thức ăn và số lợn bán
ra/nái/năm để đánh giá năng suất chăn nuôi toàn đàn và lợi nhuận thu được
• Chưa đề ra và đạt được các mục tiêu về sinh sản
• Hệ thống thông thoáng gió và làm mát kém, làm hạn chế khả năng tiêu thụ thức ăn của
lợn
• Thiếu thức ăn cho các loại lợn, từ sơ sinh đến khi xuất chuồng
• Thiếu các theo dõi về tình hình bệnh tật của đàn lợn, đặc biệt là về tỷ lệ chết, tuổi và
nguyên nhân gây chết
• Chiến lược tiêm phòng vacxin cho các bệnh chưa đứng, do vậy đã làm hạn chế tác
dụng phòng bệnh của vacxin
• Thiếu chuyên gia thú y và các cán bộ khuyến nông để đào tạo và chỉ dẫn cho nông dân
• Thiếu các mô hình trình diễn tại các tỉnh để tập huấn cho những người cần học
Để có các hiểu biết rõ ràng hơn về các rủi ro làm hạn chế và giảm hiệu quả chăn nuôi
lợn, cần phải có 1 cuộc điều tra trên số lượng nông hộ tương đối lớn tại các tỉnh Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định. Các số liệu theo dõi trước đó về vấn đề chăn
nuôi, thú y, chuồng trại, môi trường và thu nhập sẽ được thu thập và đánh giá để xác định các
ưu tiên nghiên cứu. Một ví dụ đại diện của các trại chăn nuôi quy mô nhỏ (được giới hạn là
nuôi <10-15 lợn nái) và các trại thương phẩm nhỏ (30-100 nái) ở từng tỉnh sẽ được lựa chọn
để tham gia vào quá trình điều tra và đánh giá – các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chăn nuôi,
trình độ của người chăn nuôi và các điều kiện chăn nuôi tại các trại. Trước khi triển khai điều
tra, các nhà khoa học phía Việt Nam sẽ được tập huấn để tổ chức các chuyến kiểm tra thực địa
và phòng vấn nông hộ, thu thập số liệu về sức sản xuất và các điều kiện về trang thiết bị khác.
Tiếp theo các cuộc điều tra ở các trại đã được chọn lựa tại 3 tỉnh, 1 cuộc hội thảo sẽ
đựoc tổ chức tại Trường Đại học Nông lâm Huế để xác định các yếu tố rủi ro chính có ảnh
hưởng đến năng suát chăn nuôi lợn. Những ưu tiên nghiên cứu sẽ được xác lập cho việc cải
tiến quản lý, các kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại tại các nông hộ. Điều này sẽ có dẫn đến kết
quả là việc phát triển các mô hình chuồng nuôi thích hợp cho chăn nuôi lợn (với những cải
tiến phù hợp), cũng như là các kỹ thuật chăn nuôi và quản lý. Một khi mà các mô hình này
được đánh giá thông qua, hàng loạt các chuyến đi thực địa sẽ được triển khai ở các huyện mà
các cán bộ khuyến nông và thú y địa phương là những người đã được đào tạo sẽ tham gia tích
cực. Các nông dân dã được lựa chọn sẽ được mời tham dự các lớp tập huấn “Tập huấn cho
giáo viên” ở mỗi vùng. Các buổi hội thảo về chăn nuôi lợn từ sinh sản đến khi bán ra thị
trường cũng sẽ được tiến hành để đáp ứng được các yêu cầu và các hệ thống chăn nuôi theo
đó.
Rất nhiều nông hộ nghèo hiện nay vẫn nuôi các giống lợn nội với ý định lai chúng với
các giống lợn ngoại để tăng khá năng phát triển và năng suất ở đàn con F1. Tuy nhiên, các
giống lợn nội nuôi tại các nông hộ hiện tại có năng suất rất kém. Trong số 3 dòng lợn thuần
chủng chính, giống lợn Móng Cái có năng suất cao hơn cả. Giống lợn Móng Cái có năng suất
cao đã được tiến hành lai với lợn Bắc Giang cho đàn con trung bình là 13-14 con/lứa đẻ (so
với các giống lợn nội khác chỉ đạt 8-9 con) và tốc độ tăng trọng bình quân đạt 350-400 g/ngày
(các giống khác 200-250 g/ngày). Kết quả này đã bộc lộ rõ các ưu việt của giống lợn Móng
Cái. Nếu thay thế được đàn lợn nội bằng lợn Móng Cái thuần chủng có năng suất và chất
lượng cao sẽ tạo thành các vùng hạt nhân về lợn Móng Cái thuần chủng cho vùng Duyên hải
miền Trung. Các con nái hậu bị thuần chủng sẽ được tăng lên về số lượng và sẽ được bán cho
các hộ chăn nuôi nhỏ khác trong chương trình lai với lợn đực ngoại. Các công thức lai trong
đàn F1 sẽ cho tốc độ phát triển tốt hơn các giống nội hiện đang nuôi, nhưng lại thích nghi hơn
với các điều kiện môi trường của địa phương so với các giống lợn ngoại. Ngoài ra, chương
trình này còn góp phần bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái thuần chủng tại khu vực Duyên hải
Miền Trung.
5. Tiến độ của dự án tính đến ngày báo cáo:
5.1. Tóm tắt các công việc đã được thực hiện:
Mục tiêu 1: Tập huấn cho các cán bộ chủ chốt
Kết quả 1.1: Chương trình tập huấn cho các cán bộ phía Việt nam.
Theo sau chuyến công tác tới Australia của đoàn các cán bộ đại diện phía Việt Nam vào đầu
năm 2006 (để khảo sát các thực trạng chăn nuôi lợn tại Australia và lập kế hoạch cho chương
trình tập huấn chi tiết), 6 cán bộ nghiên cứu Việt Nam có năng lực đã được chọn lựa sang học
tập tại Australia trong 1 chương trình tập huấn tập trung trong 2 tháng vào tháng 6 và tháng 7
năm 2006, về các khía cạnh của thú y, chăn nuôi và dịch tễ (chi tiết trong các báo cáo MS2 và
MS3). Mục tiêu chung của chương trình tập huấn này là nhằm tạo điều kiện cho mỗi thành
viên tham gia tập huấn phát triển khả năng để có thể tiến hành 1 cách độc lập các nhận xét,
đánh giá về trại lợn (tập trung chủ yếu vào dinh dưỡng, chăn nuôi, chuồng trại, thú y và quản
lý) để nhận ra các điểm chưa hợp lý, nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Những người này
đã vượt qua được bài đánh giá kiểm tra cuối cùng của khóa học và đều đã được nhận chứng
chỉ tập huấn từ trường UQ.
Kết quả chính của sáng kiến tập huấn ở mức độ cao này là việc xây dựng một bộ câu hỏi chi
tiết (được thiết kế và xây dựng bởi chính các nhà khoa học phía Việt nam trong quá trình tham
gia học môn dịch tễ), để được sử dụng tại Việt Nam cho các khảo sát thực địa về các nông hộ
chăn nuôi nhỏ. Các nhà khoa học phía Việt Nam, sau đó sẽ phát triển các kỹ năng và các hiểu
biết về kỹ thuật của mình để tiến hành các kiểm tra, đánh giá tại các trại sẽ tham gia vào toàn
bộ dự án sau này và tạo thành hạt nhân của vùng giống ven biển miền Trung. Chính chương
trình tập huấn đã tạo ra mối quan hệ sâu săc giữa 3 cơ quan tham gia dự án phía Việt Nam
(hợp tác giữa 2 cơ quan nhà nước và 1 trường Đại học) và các đối tác phía Australia – sau đó
đã hình thành nền tảng cho các hợp tác nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Những người được tập huấn đã có những đóng góp đáng kể cho các sáng kiến của dự án và
các tiến độ thưc hiện, trên cả 2 lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao. Các kết quả chi tiết trình
bày trong MS3 và MS12 là ý tưởng thiết kế chuồng nuôi phù hợp cho lợn Móng Cái được tạo
nên bởi Mr. Bien (NIAH), quy trình mổ khám để xác định nguyên nhân gây bệnh của Mr.
Tuan (NIVR), xây dựng và dịch các hướng dẫn cho việc sử dụng các loại thuốc của Ms. Cam
(NIAH), và đề cương nghiên cứu chi tiết nhằm khống chế các điều kiện môi trường tại các trại
đối chứng và mô hình của Dr. Duyet (HUAF).
Có thêm hai nhà khoa học trẻ phía Việt Nam – những người được nhận tập huấn ngay trong
nước trong quá trình thực hiện dự án và 1 trong số này (Mr. Ho Ngoc Phuong), sau đó đã
được chọn đi đào tạo Thạc sĩ tại ĐH Utrecht.
Kết quả 1.2: Bộ câu hỏi điều tra và đánh giá tại trại
Một bộ câu hỏi điều tra đã được chính những cán bộ phía Việt Nam tham gia tập huấn tại
Australia và đã được các nhà khoa học Australia chỉnh sửa (tháng 7-9 năm 2006), và đã được
chuyển sang dạng trực tuyến có khả năng cập nhật thêm các hình ảnh, đã được 1 chuyên gia
về công nghệ thông tin tại trường UQ giúp đỡ xây dựng và hoàn thành (2006-2007). Một
mạng dữ liệu hoàn chỉnh có thể được truy cập tại địa chỉ URL:
. Tên truy cập (AUSAIDCARD) và mật khẩu (pigproject) đã
được kiến tạo cho các thành viên của ban quản lý dự án CARD có thể tiếp cận và xem xét các
dữ liệu, nhưng không thể làm thay đổi các báo cáo theo dõi. Hệ thống dữ liệu và câu hỏi điều
tra này, sau đó đã được cải tiến rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện dự án, bao gồm như:
dạng ngắn gọn hơn (hàng tháng) so với dạng đầy đủ và dài hơn (hàng năm), dạng tiếng Việt
và tiếng Anh, bao gồm cả các mã hóa ID đối với các trại dựa trên các dữ liệu về tỉnh để có thể
dễ dàng mở rộng tới các tỉnh khác, cách nhập các thông tin về vị trí địa lý (kinh, vĩ độ) cho
các đánh giá, phân tích về dịch tễ sau này. Website có cả chức năng hướng dẫn cho việc dạy
và đánh giá các trại trên cơ sở khả năng của họ để có thẻ đánh giá chính xác các hạn chế đối
với lợi ích chăn nuôi, cũng như tiềm năng thông tin của mỗi trại, kể cả các trại được chọn làm
mô hình cho các sáng kiến tập huấn trong tương lai. Do một số yếu tố như khó khăn trong
việc cập nhập hoặc do tốc độ truy cập chậm từ phía Việt nam, một số lỗi mã hóa trong quá
trình xây dựng, nên website này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hết công suất từ các cán
bộ phía Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án. Thay vì đó, các số liệu được nhập vào các
chương trình như Excel, Access hoặc SPSS đã chưa được phân tích trong dự án này, nhưng
rất có khả năng sẽ được sử dụng trong thời gian tới với các sáng kiến và tư vấn đúng mức của
1 người có chuyên môn về dịch tễ học. Các số liệu điều tra thu được tại thời điểm bắt đầu và
kết thúc dự án, cùng với các đánh giá kiểm tra trong vài năm đã được nhập vào hệ thống, cùng
với các ảnh chụp của các trại mô hình và danh mục các kiểm tra đánh giá.
Bất chấp những khó khăn này, SPSS đã được sử dụng để phân tích các số liệu thu thập được
theo sau cuộc khảo sát cơ bản (các báo cáo MS4 và MS5). Số lượng các lợn nái dao động từ
khoảng 1 đến 20 con, với số trung bình là 3.5 và 84% số hộ chăn nuôi lợn Móng Cái. Có 93%
số hộ nuôi ít hơn 11 nái (dao động từ 1-10) và 89% nuôi ít hơn 6 nái (dao động từ 1-5). Các số
liệu chính về nhân khẩu là 98.4%, 80%, 35% và 7% số nông dân có trình độ tương ứng về tiểu
học, trên tiểu học, trung học cơ sở và trên trung học cơ sở, nhưng trình độ văn hóa không có
liên quan tới số lợn nái được nuôi. Điều thú vị là tất cả các họ đều có trên 5 năm kinh nghiệm
chăn nuôi lợn và 89% có trên 10 năm kinh nghiệm. Số lợn con trung bình sinh ra và sống sót
là 12.04 + 1.63, với lợn Móng Cái trung bình là 12.61 và lợn nhập ngoại là 9.95. Số con chết
khi sinh (bao gồm cả số chết ngay khi mới sinh ra do lợn mẹ đè bẹp) trung bình là 15.9%
(13.7% đối với lợn Móng Cái và 32.8% đối với lợn ngoại). Lợn Móng Cái được đánh giá là
các con nái mẹ tốt và ít khi cần phải đòi hỏi cần phải có chuồng đẻ riêng. Hơn 80% số đàn đã
được báo cáo là có mắc tiêu chảy với 12.2% số đàn có >55% số lợn con trong đàn bị tiêu
chảy. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiêu chảy bao gồm chuồng trại nghèo nàn, không có
khả năng khống chế về nhiệt độ, không tiêm vacxin phòng E. coli, hệ thống quản lý kém, vân
đề vệ sinh, bao gồm cả việc rửa ráy khu làm ấm cho lợn con hang ngày. Các hạn chế chính
đối với chăn nuôi bao gồm: dinh dưỡng và mức độ cho ăn thức ăn nói chung (hạn chế việc
cho ăn bổ xung lib cho lợn nái), chuồng trại và mức độ thông thoáng gió, thiếu nơi có thể tạo
cho các con lợn đực tăng mức độ kích thích, thiếu các hệ thống ghi chép số liệu tại trại nên
không thể xác định được 1 cách chính xác số lợn con sinh ra trung bình/nái/năm.
Theo sau cuộc hội thảo diễn ra tại Huế vào tháng 9/2006 và việc hoàn thành các điều tra và
phân tích về các trại vào 9/2006-1/2007 tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế
và Bình Định, một quyết định lớn đã được đưa ra, đó là việc tập trung vào nuôi lợn Móng Cái,
hơn là lợn ngoại hay lợn lai do điều kiện chăn nuôi lợn Móng cái không đòi hỏi phải đầu tư
chuồng nuôi đắt tiền. Nông dân cũng có thể tiến hành cho lợn thụ tinh nhân tạo với tinh của
lợn đực ngoại để tạo thành các đàn lai F1 với tốc độ phát triển nhanh để cho thịt, hoặc phối
với tinh của lợn Móng Cái thuần chủng trong các chương trình giống tại địa phương.
Một quyết định thứ hai đã được đưa ra, dó là việc tập trung vào xây dựng các trại mô hình, chỉ
ở hai tỉnh là Thừa Thiên Huế và Quảng trị do có vị trí địa lý gần nhau, và vì vậy cũng se giảm
được chi phí đi lại. Một danh sách các việc ưu tiên cần làm đã được đưa ra để bắt đầu cho
toàn bộ quy trình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các trại đã được lựa chọn để nâng cấp lên
thành các trại mô hình. Các việc này bao gồm: 1) Thay đổi và giới thiệu tới các nông hộ cách
thức cải tiến chuồng nuôi để tăng độ thông thoáng gió, khống chế nhiệt độ và vệ sinh chuồng
nuôi; 2) thay đổi và chấp nhận kiểu thiết kế chuồng nuôi lợn đẻ mới (Lợn Móng Cái không
cần chuồng đẻ cho dù rằng cũng cần tạo cho chúng các nguyên liệu lót ổ đẻ