Báo cáo Quản lý chất lượng nước trong nuôi cá chẽm

I. GIỚI THIỆU CHUNG. -Cá chẽm còn gọi là cá vược. -Tên tiếng Anh : Barramundi, Giant seaperch. -Tên khoa học : Lates calcarifer (Bloch, 1790). Đặc điểm hình thái: - Thân hình thoi, dẹt bên. Chiều dài thân bằng 2,7 -3,6 lần chiều cao. Loài cá này hao hao giống cá chép, vẩy màu bạc lấp lánh. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt. Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm. Vây đuôi tròn lồi. Thân màu xám, bụng trắng bạc. Chiều dài lớn nhất 47 cm, thông thường 19-25 cm -Cá chẽm là loài cá có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng , cá chẽm rất chắc thịt, ít chất béo, giàu omega 3 và protein, nên được các nhà hàng chế biến thành nhiều món ngon để phục vụ thực khách như: nấu lẩu, chiên, chưng tương, kho lạt, hấp. -Cá chẽm có thể nuôi ở cả môi trường nước mặn và nước lợ, nhiều nhất là nơi các cửa sông đổ ra biển.

docx6 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Quản lý chất lượng nước trong nuôi cá chẽm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG NUÔI CÁ CHẼM NHÓM THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Hồng Nhung 11336034 Nguyễn Thị Kim Yến 11336058 Lê Thị Ngọc Bích 11336072 Lê thị Thu Thảo 11336063 Huỳnh Phương Duy 11336086 Trương Thị Kiều Phương 11336160 Trương Văn Dũng 11336090 Trần Minh Vương 11336218 Vũ Thị Kim Diễm 11336082 I. GIỚI THIỆU CHUNG. -Cá chẽm còn gọi là cá vược. -Tên tiếng Anh : Barramundi, Giant seaperch. -Tên khoa học : Lates calcarifer (Bloch, 1790). Đặc điểm hình thái: - Thân hình thoi, dẹt bên. Chiều dài thân bằng 2,7 -3,6 lần chiều cao. Loài cá này hao hao giống cá chép, vẩy màu bạc lấp lánh. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt. Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm. Vây đuôi tròn lồi. Thân màu xám, bụng trắng bạc. Chiều dài lớn nhất 47 cm, thông thường 19-25 cm -Cá chẽm là loài cá có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng , cá chẽm rất chắc thịt, ít chất béo, giàu omega 3 và protein, nên được các nhà hàng chế biến thành nhiều món ngon để phục vụ thực khách như: nấu lẩu, chiên, chưng tương, kho lạt, hấp... -Cá chẽm có thể nuôi ở cả môi trường nước mặn và nước lợ, nhiều nhất là nơi các cửa sông đổ ra biển. II.QUẢN LÝ NƯỚC. 1. Tiêu chuẩn chọn lựa địa điểm nuôi cá Chẽm. Nguồn nước cung cấp: Địa điểm cần có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm. Chất lượng nước nuôi cá chẽm bao gồm tất cả các đặc tính thủy lý hóa, vi sinh. Các thông số cho phép như sau: Thông số Phạm vi cho phép pH Oxy hòa tan Nồng độ muối Nhiệt độ NH3 H2S Độ đục 7.5-8.5 4-9mg/l 10-30%o 26-32oC Nhỏ hơn 1mg/l 0.3 mg/l Nhỏ hơn 10 mg/l Biên độ triều: vùng tốt nhất cho nuôi cá chẽm nên có biên độ triều vừa phải từ 2-3m. Với biên độ triều này ngay cả ao sâu 1,5m cũng có thể tháo cạn nước khi triều xuống hay cấp nước dễ dàng khi triều lên. Địa hình: Vị trí nuôi sẽ có nhiều thuận lợi nếu như lập được bản đồ địa hình, điều đó sẽ giúp giảm chi phí trong điều hành và phát triển sản xuất như bơm nước. Đất: địa điểm lý tưởng cho ao nuôi là nơi đất có thành phần sét đầy đủ để đảm bảo giữ được nước cho ao. Cần tránh những vùng bị nhiễm phèn. Chuẩn bị ao tốt trước khi thả cá có thể ngăn ngừa hầu hết các trở ngại về môi trường nước. 2. Chuẩn bị ao. Nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không có nhiều bùn hay màu nâu đen. Nước đục có bùn do có nhiều hạt phù sa, sẽ hạn chế ánh sáng vào ao làm cho tảo không phát triển. Hơn nữa, các hạt phù sa bám vào mang cá làm cá khó thở. Nước có màu nâu đen có nghĩa là trong nước có nhiều xác động, thực vật thối rữa chúng sinh ra nhiều khí độc cho ao. Tùy vào điều kiện thời tiết nước được lấy vào ao qua lưới lọc để ngăn chặn rác và cá tạp. 2.1. Nguồn nước. ® Khi lấy nước phải đảm bảo nguồn nước có chất lượng tốt. 2.2. Độ trong của nguồn nước. Nguồn nước phải ít đục hay độ trong cao. Cách đo độ trong đơn giản nhất là đưa bàn tay trong nước đến khuỷu tay và nhìn theo bàn tay, nếu còn nhìn thấy bàn tay là  nguồn nước có độ trong thích hợp. Nếu muốn đo độ trong chính xác, có thể dùng đĩa hai màu (Secchi). Đĩa có dạng hình tròn, đường kính 20 phân (cm), được chia làm 4 ô trong đó 2 ô sơn trắng và hai ô sơn đen. Gắn đĩa vuông góc với một thanh gỗ tại tâm điểm của đĩa hoặc dùng dây treo để thao tác dễ dàng. Khi đó, thả đĩa chìm vào nước chầm chậm đến khi mắt thường không còn phân biệt giữa hai màu đen trắng trên mặt đĩa, sau đó hơi kéo nhẹ đĩa lên đến khi có thể phân biệt giữa hai màu đen trắng trên mặt đĩa thì dừng lại. Đo khoảng cách từ mặt nước đến mặt đĩa chính là độ trong của nước. Nếu nguồn nước có độ trong lớn hơn 30 là nguồn nước tốt. ®Tránh lấy nước đục vào ao. 3. Độ kiềm của nguồn nước. Độ kiềm của nước cho biết khả năng trung hòa phèn (hạ phèn) Khi độ kiềm của nước thấp hơn 25 mg CaCO3/lít cần phải bón vôi. Đá vôi là nguồn cung cấp CaCO3 tốt nhất. Vôi sống (vôi nung) chỉ được dùng ban đầu khi cải tạo ao, không nên dùng sau khi đã thả cá Bón vôi sống làm tăng pH nước đến mức nguy hiểm, gây tổn thương mang cá và gây chết cá. Tỉ lệ sử dụng vôi tùy thuộc vào tính chất đất và pH của nước. -Cá là loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng, cá bị sốc, ít ăn và chậm lớn. -Có thể đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân (màu ánh bạc) hoặc nhiệt kế rượu (màu đỏ). Nhúng bầu rượu hay thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước, cột màu bên trong nhiệt kế sẽ dâng lên nếu nhiệt độ cao và hạ xuống nếu nhiệt độ thấp. So cột màu với mức chia số trên thân nhiệt kế để xác định trị số nhiệt độ của nước (không lấy nhiệt kế ra khỏi nước khi đo nhiệt độ). Khi đo nhiệt độ, cần chú ý thường nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy chênh lệnh nhau khoảng 5oC, nếu chỉ đo nhiệt độ tầng mặt sẽ không thể hiện đúng nhiệt độ của nước. -Nhiệt độ của nước ao có thể duy trì trong khoảng thích hợp bằng cách giữ mức nước trong ao từ 1-1,5m (không quá nóng hoặc quá lạnh). Nếu vùng có nhiệt độ quá thấp vào mùa đông và quá cao vào mùa hè, nên giữ mức nước ao sâu hơn 2m. 4. Nhiệt độ. Đáy ao bằng phẳng và dốc về phía cống thoát nước. Ao được xây dựng gần bờ biển, phù hợp nhất là trên vùng trung và cao triều, thuận lợi cho việc cấp thoát nước. 5. Tạo phiêu sinh vật Các bước như: Tháo cạn nước, sau đó thêm đầy trong vòng 24 giờ; Thêm nước đến độ sâu 60cm; Bón phân vô cơ với lượng 22kg(18-46-0) /ha; 50kg (16-20-0)/ha; hay 25kg (16-20-0) cùng với 25kg (0-20-0)/ha; Sau khi bón phân 1 tuần thì tha giống; và Mỗi tuần bón với liều lượng trên để duy trì độ trong 20-30cm. Ngừng bón phân 2 tuần trước khi thu hoạch 6. Oxy ( dưỡng khí ) Trừ các loài cá đồng thở khí trời như cá Lóc, cá Rô... tất cả các loài cá khác đều thở khí oxy hòa tan trong nước qua mang. Ngoài thức ăn, oxy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Thiếu oxy cá sẽ bỏ ăn và vì vậy mà chúng chậm lớn. Lượng oxy trong nước thay đổi liên tục. Vào ban ngày, lượng oxy trong nước cao do có ánh sáng giúp tảo quang hợp và tạo ra nhiều oxy trong nước. Ban đêm không có ánh sáng tảo không quang hợp được nên không tạo ra oxy. Hơn nữa, ban đêm tảo phải thở nhiều nên lượng oxy giảm thấp nhất là sáng sớm (5-6 giờ sáng). Có thể đo hàm lượng oxy trong nước bằng hộp dung dịch (bộ test kit Oxygen) hoặc máy đo. Cần đọc kỹ hướng dẫn kèm theo để biết cách sử dụng. Nên đo lượng oxy trong nước trước khi mặt trời mọc. Hàm lượng oxy  tốt nhất cho ao nuôi tôm cá khoảng 3-4 mg/lít vào sáng sớm. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến lượng oxy trong nước gồm: Mật độ tảo  Phân bón hóa học và hữu cơ Ánh sáng 7. Màu nước. Màu của nước là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Màu nước tốt nhất là xanh nhạt, trong đó có chứa nhiều thức ăn tự nhiên và sinh ra nhiều oxy. Sử dụng bảng so màu nước sau đây để duy trì chất lượng nước ao nuôi. Bảng : Bảng màu nước dùng cho quản lý ao Chỉ thị màu Chất lượng nước Giải pháp xử lý Màu xanh sáng hay xanh nhạt cho biết nước ao có mật độ tảo thích hợp. Có đầy đủ oxy, ít khí độc và nhiều thức ăn tự nhiên giúp cho cá lớn nhanh. Duy trì màu nước này. Đo mật độ tảo bằng cách đưa tay vào trong nước đến khuỷu  tay (khoảng 25cm), nếu nhìn thấy bàn tay mờ mờ là nước ao có mật độ tảo thích hợp.  Màu xanh đậm cho biết tảo phát triển quá mức, thiếu oxy vào sáng sớm. Không nhìn thấy bàn tay khi đưa tay vào trong nước 15cm. Cá nổi đầu vào sáng sớm. Thay 10-20% lượng nước trong ao, ngừng bón phân, giảm lượng thức ăn có thể khắc phục tình trạng này. Nước màu vàng cam có chứa nhiều chất sắt, độc cho tôm cá Bón phân và bón vôi cho ao. Nếu tình trạng này vẫn xảy ra phải cải tạo lại ao nuôi. Màu nâu đen là có nhiều chất hữu cơ bị phân hủy sinh ra nhiều khí độc  và thiếu oxy. Thay nước, giảm lượng thức ăn, ngừng bón phân có thể cải thiện chất lượng nước. Nếu tình trạng vẫn xảy ra nên thu hoạch và cải tạo lại ao nuôi. Màu nâu đỏ do phiêu sinh vật phát triển trên bề mặt ao. Trường hợp này không có hại nhưng ao nuôi bị thiếu thức ăn tự nhiên. Bổ sung thêm phân bón để kích thích nhóm tảo Lục phát triển. Màu bùn phù sa có nhiều hạt phù sa. Trong nước có ít thức ăn tự nhiên. Bùn phù sa cũng đóng vào mang cá làm cá khó thở. Do nguồn nước và tính chất đất gây nên. Bổ sung thêm phân chuồng và vôi để làm giảm lượng phù sa trong nước. Nếu sau đó nước trong thì bổ sung thêm phân bón đến khi nước có màu thích hợp Nước trong, nước bị nhiễm phèn hoặc tảo kém phát triển. Thiếu thức ăn tự nhiên. Bón vôi hoặc bón phân có thể cải thiện chất lượng nước ao. Bón phân gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên, đồng thời giữ cho môi trường nước luôn ổn định. Loại phân thường được sử dụng để gây màu: N.P.K + Ure theo tỉ lệ 3:1 liều lượng N.P.K 20kg/ha và 7 kg ure/ha. Khi nước có màu xanh nhạt sinh vật phù du phát triển mạnh thì tiến hành thả cá Duy trì chất lượng nước tốt là rất cần thiết để nuôi cá thành công Giống như con người cần không khí trong lành để được sống lâu, cá cần nước có chất lượng tốt để sống khỏe mạnh. Không khí chúng ta thở cung cấp oxy (dưỡng khí) cho chúng ta, nước cung cấp oxy cho cá. Con người sẽ bị bệnh khi sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, nước dơ sẽ làm cá  bị sốc  và dễ bị mắc bệnh. Hơn nữa, cá không thể lớn nhanh trong môi trường có nhiều chất độc, thiếu oxy và nhiệt độ biến động. Vì vậy, duy trì chất lượng nước ao là cần thiết để nuôi cá thành công.Việc thay nước cho ao nuôi cá chẽm không theo định kì nhất định mà căn cứ theo thời tiết màu sắc của nước và tình trạng sức khỏe của cá để thay nước. Mỗi lần thay khoảng 10% lượng nước trong ao. Phòng bệnh tốt hơn là trị bệnh Một vài nhân tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng ao nuôi cá như sử dụng nguồn nước chất lượng kém để cấp cho ao cá, bón phân quá liều, cho ăn quá dư thừa và thả cá với mật độ cao. Phải quan sát nhật kí hàng ngày các yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, oxi hòa tan, độ mặn, pH. Nếu kiểm soát được các yếu tố trên, thì có thể tránh khỏi hầu hết các trở ngại về môi trường nước. Nước tốt giúp cá  khỏe mạnh và lớn nhanh Chất lượng nước tốt có những lợi ích gì? Chất lượng nước tốt cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn tự nhiên để lớn và cung cấp đủ oxy cho cá thở. Nước tốt làm cho cá ăn nhiều, khỏe mạnh và lớn nhanh. Ngoài ra ao nuôi tốt phải có thiết bị cung cấp khí: máy quạt nước, máy sục khíđể kịp thời cung cấp khí cho ao nuôi đặc biệt khi có sự cố xảy ra, bên cạnh đó nó còn có tác dụng thu gom chất thải ao nuôi thuận lợi cho việc vệ sinh đáy.
Tài liệu liên quan